- 1Quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 2Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật đa dạng sinh học 2008
- 5Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 26 tháng 7 năm 2016 |
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2017
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện Công văn số 1257/BTNMT-KH ngày 08/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2017, UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo như sau:
1.1. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện
Năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với việc bảo vệ môi trường, lập dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường theo quy định; triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong từng năm; chú trọng lĩnh vực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của tỉnh. Rà soát, nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Công tác bảo vệ môi trường đã được lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành trong tỉnh. Nội dung bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, xem xét đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình phát triển của tỉnh đảm bảo tính ổn định và bền vững.
Chỉ đạo các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc, đoàn thể nhân dân các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các xã, các cơ quan, đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện các tiêu chí về môi trường. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường như Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày quốc tế đa dạng sinh học, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn... công tác tuyên truyền, triển khai các kế hoạch về bảo vệ môi trường được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Công tác kiểm tra, rà soát tình hình bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh và môi trường cộng đồng trong đầu tư phát triển được tăng cường; công tác xử xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường từng bước có hiệu quả và tuân thủ pháp luật; xử lý những sự cố về môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm thông qua các dự án đầu tư cho môi trường được đẩy nhanh, đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái trong đầu tư phát triển.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được các cơ quan truyền thông đại chúng như Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện thông qua các chuyên mục, phóng sự, bài viết phản ánh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị và luôn kịp thời, góp phần giữ vững ổn định về môi trường trên địa bàn tỉnh.
1.2. Tình hình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của tỉnh
Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đã được cơ quan chuyên môn của tỉnh chủ trì thực hiện, được các cấp, các ngành và các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nghiêm túc chấp hành. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 đã tiến hành trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của 30 dự án; thẩm định và trình cấp 10 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; tiến hành kiểm tra, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của 60 đơn vị.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tập trung thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với các Kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh và Mỏ than Na Dương. Đến hết 6 tháng đầu năm 2016 đã thực hiện xong việc chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để của 09/09 đơn vị nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tập trung triển khai thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm nền kho thuốc bảo vệ thực vật đã được phê duyệt đầu tư trong năm 2014 gồm:
- Dự án Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn.
- Dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Đồi Chè, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn.
- Dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Dốc Mới 1, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng.
Giải quyết việc xử lý chất thải y tế các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và triển khai Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại Trung tâm chữa bệnh -Giáo dục - Lao động và Xã hội tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện Luật đa dạng sinh học và Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ''Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thực hiện công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học'', UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch và quyết định thực hiện gồm:
- Kế hoạch hành động số 88/KH-UBND ngày 29/12/2009 về đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020;
- Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng đặc dụng Hữu Liên đến năm 2020.
- Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện Đề án: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trên cơ sở sở đó UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các đề án, nhiệm vụ để khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp với nuôi nhốt, phát triển các loài động vật quý hiếm để trả lại rừng; Tuy nhiên, đến nay do còn nhiều khó khăn nên chưa bố trí được kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung theo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 đảm bảo đầy đủ, đồng bộ.
2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường tỉnh Lạng Sơn
Việc thực hiện các chỉ tiêu môi trường tại địa phương được cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, kết quả như sau:
a) Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường năm 2015
- Tỷ lệ che phủ rừng: 54,5 %.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn: 85 %.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị: 97 %.
- Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý: 100 %.
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 90%.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý: 95%.
- Kinh phí chi sự nghiệp môi trường năm 2015: 72.221 triệu đồng.
b) Ước thực hiện các chỉ tiêu môi trường năm 2016
- Tỷ lệ che phủ rừng: 55,2 %.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn: 87 %.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị: 97,6 %.
- Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý: 100%.
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 91%
- Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý: 95,6%
- Dự toán kinh phí chi sự nghiệp môi trường: 65.835 triệu đồng.
(Kết quả chi tiết được tổng hợp tại Phụ lục 01)
2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2015 và năm 2016
Kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2015 và năm 2016 được thực hiện bảo đảm kế hoạch đề ra; ngân sách sự nghiệp môi trường được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Nội dung chi thực hiện các nhiệm vụ và dự án cụ thể như:
- Chi cho công tác tuyên tuyền, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn…
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể trên địa bàn tỉnh phối hợp tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình điểm, tổ chức các hội thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường…
- Chi cho hoạt động quan trắc, giám sát môi trường hàng năm; chi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm; chi cho hoạt động hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường; mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư phục vụ công tác bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường khác.
Tổng kinh phí chi sự nghiệp môi trường năm 2015: 72.221 triệu đồng, trong đó:
+ Chi nhiệm vụ chuyên môn: 1.012 triệu đồng (Chi nhiệm vụ chuyển tiếp 495 triệu đồng; chi nhiệm vụ mở mới 517 triệu đồng);
+ Chi nhiệm vụ thường xuyên: 67.641 triệu đồng;
+ Chi xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: 3.568 triệu đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục 02)
2.3. Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2016
Căn cứ kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường sáu tháng đầu năm 2016, UBND tỉnh dự kiến mức độ hoàn thành các chỉ tiêu môi trường năm 2016 như sau:
- Hoàn thành 100% các chỉ tiêu đối với công tác quản lý nhà nước về môi trường.
- Hoàn thành và nghiệm thu, quyết toán các dự án bảo vệ môi trường đã triển khai.
2.4. Đề xuất và kiến nghị
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, trong khi đó tình trạng ô nhiễm môi trường có nguy cơ gia tăng, cần phải có nguồn kinh phí để xử lý. Hiện tại trên địa bàn tỉnh còn có 02 cơ sở tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật cần được xử lý loại bỏ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy trình và một cơ sở chữa bệnh xã hội có nguy cơ gây ô nhiễm cần xử lý. Để triển khai kịp thời, đáp ứng được mục tiêu bảo vệ môi trường, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để triển khai các dự án sau:
- Dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Đồi Chè, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật tại Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 21/7/2014 với tổng mức đầu tư là 8.385 triệu đồng; năm 2016 dự án được kinh phí Trung ương đã cấp 2.192 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường đợt 3 của năm 2015; hiện dự án đang triển khai thực hiện, đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ phần kinh phí là 1.998 triệu đồng trong năm 2016 đảm bảo mức hỗ trợ là 50% theo cơ chế.
- Dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Dốc Mới 1, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật tại Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 21/7/2014 với tổng mức đầu tư là 6.895 triệu đồng, năm 2016 kinh phí Trung ương đã cấp 2.467 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường đợt 3 của năm 2015, hiện dự án đang triển khai thực hiện, đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ phần kinh phí là 983 triệu đồng trong năm 2016 đảm bảo mức hỗ trợ là 50% theo cơ chế.
- Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại Trung tâm chữa bệnh -Giáo dục - Lao động và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, được phê duyệt tại Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 24/7/2014 của UBND tỉnh, tổng mức đầu tư của dự án là 24.775 triệu đồng, đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% kinh phí là 12.380 triệu đồng theo cơ chế, để triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm
KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2017 TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ môi trường. UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch và dự toán sự nghiệp môi trường năm 2017 như sau:
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017
1.1. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương
Trong năm 2017, tập trung xử lý các khu vực gây ô nhiễm cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm các nền kho thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
- Xử lý ô nhiễm môi trường suối Ngọc Tuyền khu du lịch Nhất - Nhị - Tam Thanh.
- Xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác Đèo Quao, huyện Chi Lăng.
- Xử lý triệt để các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh.
1.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt tại những khu dân cư tập trung, khu du lịch, danh thắng, khu vực cửa khẩu và khu bảo tồn đa dạng sinh học. Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thực hiện các chương trình quan trắc môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định;
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
- Thực hiện tốt công tác tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các cở sở sản xuất kinh doanh và đề án cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản.
1.3. Quản lý chất thải
- Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đăng ký chủ nguồn thải, cấp giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
- Hỗ trợ vận hành các lò đốt chất thải, hệ thống xử lý nước thải y tế; các mô hình thí điểm xử lý chất thải của địa phương; vận hành bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh; hỗ trợ các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
1.4. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Tăng cường công tác truyền thông về đa dạng sinh học. Nâng cao năng lực quản lý và thực thi Luật Đa dạng sinh học năm 2008 trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.
1.5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường.
- Đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn của Chi cục Bảo vệ môi trường và Trung tâm Quan trắc môi trường. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cán bộ về bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường, về đa dạng sinh học; hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích việc xây dựng và phát triển mô hình tự quản trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thống kê các chỉ tiêu kế hoạch tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
1.6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu môi trường năm 2017
- Tỷ lệ che phủ rừng: 56,5 %.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn: 89%.
- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị: 98,2 %.
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 92%
- Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý: 96,2%
3. Dự toán kinh phí và cơ sở lập dự toán kinh phí bảo vệ môi trường năm 2017 của tỉnh Lạng Sơn
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; Thông tư Liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường. UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2017 của tỉnh như sau:
- Tổng kinh phí chi sự nghiệp môi trường năm 2017 là 152.185 triệu đồng, trong đó:
+ Chi nhiệm vụ chuyên môn: 16.800 triệu đồng (Chi nhiệm vụ chuyển tiếp 3.300 triệu đồng; chi nhiệm vụ mở mới 13.500 triệu đồng);
+ Chi nhiệm vụ thường xuyên: 58.074 triệu đồng;
+ Hỗ trợ xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: 77.311 triệu đồng (Chi nhiệm vụ chuyển tiếp 44.711 triệu đồng; chi nhiệm vụ mở mới 32.600 triệu đồng).
(Trong đó chi cho sự nghiệp môi trường từ ngân sách tỉnh là 113.585 triệu đồng; đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ về công nghệ, trang thiết bị phân tích môi trường và thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là 38.600 triệu đồng).
(Chi tiết được tổng hợp tại Phụ lục 03)
UBND tỉnh Lạng Sơn kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Nghị quyết 130/2013/NQ-HĐND về mức thu, tỷ lệ phần trăm (%) được trích để lại cho đơn vị tổ chức thu Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 02-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Quyết định 3778/QĐ-UBND phê duyệt phân bổ vốn sự nghiệp môi trường năm 2016 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Kế hoạch 2058/KH-UBND năm 2016 bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2017 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 về ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 7Kế hoạch 2213/KH-UBND năm 2017 về bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 1Quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 2Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật đa dạng sinh học 2008
- 5Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Nghị quyết 130/2013/NQ-HĐND về mức thu, tỷ lệ phần trăm (%) được trích để lại cho đơn vị tổ chức thu Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 02-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 9Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
- 10Quyết định 3778/QĐ-UBND phê duyệt phân bổ vốn sự nghiệp môi trường năm 2016 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 11Kế hoạch 2058/KH-UBND năm 2016 bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2017 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 về ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 13Kế hoạch 2213/KH-UBND năm 2017 về bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 về bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh Lạng Sơn năm 2017
- Số hiệu: 85/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định