Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 847/KH-UBND | Bến Tre, ngày 18 tháng 02 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC SỐ 105 CỦA ILO VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
Căn cứ Quyết định số 2234/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về xóa bỏ lao động cưỡng bức, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng kế hoạch thực hiện Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của Công ước số 105 phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn; hoàn thiện và tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi, cơ chế phối hợp; cơ chế giám sát và xác định rõ trách nhiệm các Sở, ngành địa phương.
2. Yêu cầu
a) Phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo các yêu cầu về chính trị, kinh tế và an ninh; giữ vững nguyên tắc độc lập và chủ quyền quốc gia.
b) Kế hoạch tổ chức triển khai Công ước phải có nội dung công việc, lộ trình thực hiện cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ngành, địa phương.
c) Các sở, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải xây dựng Chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả.
d) Đảm bảo quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
đ) Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước số 105 và pháp luật có liên quan phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời.
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC SỐ 105
1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước số 105 và các quy định có liên quan pháp luật Việt Nam tới người lao động, người sử dụng lao động, người dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
a) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên Minh hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện.
2. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan để phòng, chống và xóa bỏ lao động cưỡng bức.
a) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện.
3. Xây dựng tài liệu hướng dẫn cụ thể các nội dung cần thực hiện của Công ước 105 phù hợp với điều kiện của tỉnh cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện.
a) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2023.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan.
4. Cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin hỗ trợ công tác phòng, chống, xóa bỏ lao động cưỡng bức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng.
a) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2023.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Cục Thống kê, Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
5. Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm triển khai trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan theo đúng quy định của Công ước 105.
a) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
6. Định kỳ hoặc theo yêu cầu báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Công ước số 105.
a) Thời gian thực hiện: định kỳ 03 năm 01 lần hoặc theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các Sở, ngành tỉnh có liên quan.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trong phạm vi quản lý của các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 105 vào chương trình, kế hoạch của đơn vị để triển khai thực hiện.
2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã xem xét, chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 105 vào chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị theo định kỳ hoặc hàng năm.
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước đảm bảo theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và đã được phân cấp cho các cơ quan, đơn vị trên nguyên tắc bố trí kinh phí phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này lập và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Công ước số 105, có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- 3Kế hoạch 81/KH-UBND về thu thập, lưu trữ, tổng hợp và công bố thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2022
- 1Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức
- 2Hiến pháp 2013
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Quyết định 2234/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- 7Kế hoạch 81/KH-UBND về thu thập, lưu trữ, tổng hợp và công bố thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2022
Kế hoạch 847/KH-UBND năm 2022 thực hiện Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức do tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 847/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/02/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Thị Bé Mười
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra