Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 04 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch năm 2021,

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Trong thời gian qua, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Trung ương, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh, cụ thể như:

- Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định về trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc Quản lý, vận hành và khai thác hệ thống Một cửa điện tử, Một cửa điện tử liên thông trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 3379/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng, phiên bản 1.0;

- Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 04/01/2018 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành mã định danh phục vụ kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 3420/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định 139/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc Quyết định ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về ban hành Quy chế tổ chức, quản lý, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước (CQNN) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (thay cho Quyết định số 31/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh);

- Quyết định số 3601/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin;

- Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND tỉnh Sóc Trăng về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020;

- Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 16/10/2017 của UBND tỉnh Sóc Trăng về thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 03/01/2017 của Tỉnh ủy Sóc Trăng thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh Sóc Trăng về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN tỉnh Sóc Trăng năm 2017;

- Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh Sóc Trăng về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN tỉnh Sóc Trăng năm 2018;

- Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 20/5/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN tỉnh Sóc Trăng năm 2019;

- Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

- Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp;

- Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 23/7/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về triển khai thực hiện Kế hoạch số 87-KH/TU ngày 16/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế;

- Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 06/8/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin năm 2020;

- Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 01/9/2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN tỉnh Sóc Trăng năm 2020;

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã tập trung nguồn lực xây dựng các cơ chế chính sách, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về CNTT nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong triển khai ứng dụng CNTT và thực hiện theo định hướng đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền số. Công tác xây dựng và hướng dẫn cơ chế chính sách luôn luôn được quan tâm và chủ động triển khai, bám sát các quy định hiện hành về triển khai ứng dụng CNTT và thực tế triển khai CNTT của tỉnh để hướng dẫn kịp thời cho các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động triển khai ứng dụng CNTT từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CQNN, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Các cấp, các ngành luôn quan tâm, chủ động đầu tư hạ tầng phục vụ cho ứng dụng CNTT. Đến nay, có 100% công chức, viên chức của tỉnh được trang bị máy tính, 100% các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện), UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) có mạng nội bộ và kết nối Internet (giai đoạn 2011 - 2015 có 80/109 xã, phường, thị trấn có mạng nội bộ và kết nối Internet với tỷ lệ 73,39%). Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối cho 100% các Sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện. Trong năm 2020, đã trang bị thiết bị tường lửa cho 20 Sở, ban ngành; 11 UBND cấp huyện nhằm nâng cao năng lực, chất lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ bình quân máy tính/cán bộ công chức của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%.

- Đã triển khai xây dựng hoàn thành các mô đun cơ bản của nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) thuộc Dự án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2019 - 2020.

- Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Tích hợp dữ liệu (THDL) với 31 máy chủ; Hệ thống bảo mật, an ninh bao gồm các thiết bị firewall (07 thiết bị, trong đó có 01 web filter, 01 spam mail, 01 thiết bị tường lửa Layer 7 Center), 01 thiết bị phòng chống tấn công DDoS, 02 hệ thống lưu trữ tập trung SAN (dung lượng 24 TB và 64TB), hệ thống lưu trữ dự phòng NAS có dung lượng 128 TB, hệ thống cân bằng tải đường truyền (link balancer), hệ thống giám sát an ninh phòng máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hệ thống chống sét, hệ thống lưu điện 20 KVA và một số thiết bị khác; Tổng dung lượng kết nối Internet tại Trung tâm THDL là 532 Mbps (1 leased line 32 Mbps, 1 line FTTH 100 Mbps và 2 line FTTH 200 Mbps); Cung cấp dịch vụ ảo hóa máy chủ trên nền Điện toán đám mây (Cloud Computing).

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

Tỉnh đã triển khai xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh để phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử với những chức năng cụ thể như sau:

+ Nền tảng xác thực và quản lý định danh tập trung: Cơ chế đăng nhập một lần (Single Sign-On) đảm bảo cho người dùng hợp pháp có thể truy nhập vào những dịch vụ khác nhau trên hệ thống mà chỉ phải sử dụng một khóa duy nhất. Hiện tại tỉnh Sóc Trăng đang sử dụng tài khoản thư điện tử công vụ để làm tài khoản duy nhất đăng nhập 01 lần sử dụng cho các dịch vụ: Mail; Cổng/Trang Thông tin điện tử; Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành; Hệ thống Một cửa điện tử; Cổng dịch vụ công của tỉnh; Hệ thống Báo cáo cấp tỉnh...

+ Xây dựng trục liên thông dịch vụ (bao gồm: hệ thống trục kết nối, hệ thống xác thực và phân quyền, hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý giao diện lập trình ứng dụng, hệ thống giám sát quy trình xử lý nghiệp vụ, hệ thống dịch vụ dữ liệu). Tính đến thời điểm xây dựng Kế hoạch thì Trục LGSP của tỉnh đã kết nối với tất cả các hệ thống dùng chung nêu trên. Ngoài ra, Trục LGSP của tỉnh đã sẵn sàng cung cấp các API để kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin của tỉnh với Trục liên thông quốc gia NGSP (Hộ tịch tư pháp; Lý lịch tư pháp; Văn bản quy phạm pháp luật; CSDL đăng ký doanh nghiệp; CSDL hệ thống thông tin đầu tư nước ngoài; Hệ thống VNPost; Danh mục dùng chung; Tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội; Hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến Paygov;... Trong đó, đã kết nối liên thông Lý lịch tư pháp).

+ Xây dựng kênh thông báo: Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của các hệ thống thông tin kết nối vào Trục LGSP; phân tích, tổng hợp tình trạng hoạt động của các hệ thống này và gửi thông báo đến các tài khoản quản trị.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

- Các Sở, ngành trên địa bàn cũng đã tăng cường việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý chuyên ngành được tỉnh quan tâm đầu tư, sử dụng hiệu quả, phục vụ tốt công tác quản lý chuyên ngành, cải cách hành chính góp phần nâng cao hiệu quả trong thực thi công vụ, điển hình như:

+ Triển khai thử nghiệm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tại huyện Châu Thành đảm bảo kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên nền tảng LGSP của Chính quyền điện tử tỉnh.

+ Văn phòng UBND tỉnh triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phục vụ tốt công tác giao thực hiện nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận và vận hành các hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua hệ thống mạng chuyên dùng của Chính phủ (CPNET).

+ Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh, triển khai sử dụng thống nhất, đồng bộ các phần mềm ứng dụng trong toàn ngành như: CSDL ngành giáo dục, sổ liên lạc điện tử, trang bị các phần mềm hỗ trợ dạy và học cho toàn bộ giáo viên, học sinh của ngành.

+ Ngành Y tế đã ứng dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các Trung tâm y tế, Trạm y tế. Qua đó đã giúp ngành thực hiện tốt công tác quản lý bệnh nhân, quản lý thuốc, khám chữa bệnh... trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Ngành Tài chính đã triển khai hệ thống TABMIS phục vụ quản lý công tác tài chính kế toán đến cấp xã; phần mềm quản lý ngân sách các cấp; cấp mã số đối tượng sử dụng ngân sách Nhà nước, Quản lý ngân sách dự án đầu tư (PMIS)...

+ Ngành Giao thông vận tải đã triển khai đồng bộ việc cấp đổi giấy phép lái xe bằng vật liệu PET; ứng dụng dịch vụ công mức độ 3 về cấp đối giấy phép lái xe, giảm thiểu thời gian đi lại và giảm chi phí cho người dân.

+ Ngành Tài nguyên - Môi trường đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong xây dựng và triển khai hệ thống Công khai thông tin về tài nguyên và môi trường, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (ứng dụng phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai ViLIS), luân chuyển hồ sơ số về đăng ký đất đai trong giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng và triển khai Phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường với các mô đun về môi trường, tài nguyên nước, Quản lý cơ sở dữ liệu cam kết bảo vệ môi trường, số liệu quan trắc tài nguyên và môi trường (định kỳ, tự động liên tục), hồ sơ thanh tra tài nguyên và môi trường, quản lý đất công... Ngoài ra đang triển khai hệ thống liên thông với ngành Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính trong thủ tục đăng ký đất đai khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký đất đai.

+ Ngành Tư pháp đã ứng dụng CNTT trong xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và chương trình quản lý hộ tịch, Quản lý ngăn chặn và hợp đồng giao dịch đã công chứng.

+ Ngành Nội vụ đã triển khai Phần mềm tự đánh giá Chỉ số CCHC - Parlndex; Thống kê điều tra xã hội học - SIPAS; Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh.

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

- Hệ thống Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh gồm 01 Cổng chính và 31 Cổng thành phần (trong đó có 20 Cổng TTĐT của các Sở, ban ngành tỉnh; 11 Cổng TTĐT các huyện, thị xã, thành phố) vẫn duy trì, hoạt động ổn định trên hạ tầng Trung tâm dữ liệu tỉnh, đáp ứng đầy đủ về danh mục và tin tức theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên Cổng/Trang TTĐT của các cơ quan nhà nước (CQNN).

- Cổng TTĐT được liên thông với Cổng Dịch vụ công (Cổng DVC), đảm bảo cho việc công khai thông tin về thủ tục hành chính (TTHC), quá trình xử lý và kết quả giải quyết hồ sơ TTHC các CQNN trên toàn tỉnh. Đồng thời, hệ thống Cổng TTĐT của tỉnh phát huy tốt hiệu quả, cung cấp đầy đủ các thông tin chỉ đạo, điều hành, hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, cung cấp nhiều chuyên mục thông tin trên tất cả các lĩnh vực vừa phục vụ nhu cầu khai thác thông tin, vừa phục vụ công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương, thu hút đầu tư, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người tỉnh Sóc Trăng.

- Triển khai hoàn tất hệ thống Một cửa điện tử (MCĐT) cho 100% các Sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã (giai đoạn 2011 - 2015 hệ thống triển khai cho 16/18 Sở, ban ngành tỉnh (88%); 11/11 UBND các huyện, thị xã, thành phố (100%) và 60/109 UBND các xã, phường, thị trấn (55%)). Tất cả các hệ thống này được đồng bộ, liên thông lên Cổng DVC của tỉnh (địa chỉ truy cập: dichvucong.soctrang.gov.vn) kết nối liên thông với Cổng DVC Quốc gia. Hiện tại 100% TTHC (1.830 thủ tục) của tỉnh đã được cung cấp lên Cổng DVC tối thiểu ở mức độ 2, trong đó có 536 TTHC được cung cấp ở mức độ 3 đạt tỷ lệ 29% và 684 TTHC được cung cấp ở mức độ 4 đạt tỷ lệ 37% so với tổng số TTHC được cung cấp lên Cổng DVC của tỉnh. Đã thực hiện liên thông đầy đủ với Cổng dịch vụ công quốc gia các dịch vụ công mức độ 3 và 4, gồm: Lý lịch tư pháp, Hộ tịch, Thông báo hoạt động khuyến mãi, Đổi giấy phép lái xe, Cấp phiếu lý lịch tư pháp, Đăng ký khai sinh,... và đang thực hiện tích hợp tiếp tục các dịch vụ công mức 3, 4 theo tiến độ của Văn phòng Chính phủ. Hiện tại, Cổng dịch vụ công của tỉnh đã thực hiện tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công Quốc gia, đã đồng bộ trạng thái xử lý của 108.828 hồ sơ TTHC với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Triển khai, ứng dụng Zalo để thực hiện tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ TTHC (tra cứu mã hồ sơ, quét mã QR code qua Zalo...), cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành, các thông tin về kinh tế - xã hội nhanh chóng, hiệu quả.

- Toàn tỉnh đã cấp 2.552 chứng thư số cho các cá nhân, tổ chức thuộc các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh (Trong đó, 2.034 chứng thư số cá nhân; 518 chứng thư số của tổ chức và 143 chứng thư số là sim ký số trên thiết bị di động PKI) cho lãnh đạo các Sở, ban ngành tỉnh và UBND cấp huyện phục vụ trao đổi liên thông văn bản giữa các cơ quan, đơn vị trên môi trường mạng.

- Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đã triển khai đồng bộ trong các CQNN trên địa bàn tỉnh đã giúp nâng cao hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hiện nay, đã thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tất cả các Sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đã kết nối liên thông theo mô hình 4 cấp (từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đến Trung ương) và kết nối vào trục liên thông văn bản Quốc gia, gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp (từ Trung ương đến cấp xã). Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đảm bảo việc tích hợp chữ ký số để triển khai thực hiện gửi, nhận trên môi trường mạng.

- Hệ thống thư điện tử của tỉnh đã được nâng cấp và đưa vào vận hành, sử dụng với hơn 7.000 hộp thư của cán bộ, công chức, viên chức trong các CQNN (giai đoạn 2011 - 2015 là 3.445 hộp thư), thúc đẩy việc sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc theo quy định tại Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã triển khai tại 129 điểm trong đó 04 điểm cầu chính cấp tỉnh (Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và Hội trường các Ban đảng Tỉnh ủy), 2 điểm cầu mở rộng cấp tỉnh (Hội trường lớn và Hội trường số 9 Trung tâm Văn hóa hội nghị tỉnh), 11 điểm cầu cấp huyện, 109 điểm cầu cấp xã và 03 điểm cầu Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh (giai đoạn 2011 - 2015 chỉ triển khai 03 điểm cầu chính cấp tỉnh và 11 điểm cầu cấp huyện).

- Đã hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo cấp tỉnh đảm bảo kết nối vào nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp quốc gia (NGSP) để liên thông với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

Tất cả các hệ thống thông tin trên đều đã được tích hợp, liên thông vào trục liên thông LGSP của tỉnh và đã tích hợp, liên thông với Trục liên thông NGSP của Quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

Đến nay 100% CQNN từ cấp tỉnh đến huyện đều có cán bộ chuyên trách, phụ trách hoặc kiêm nhiệm CNTT. Trong đó số cán bộ chuyên trách/phụ trách, kiêm nhiệm tại cơ quan cấp tỉnh là 43 người, tại UBND cấp huyện là 15 người. Số cán bộ chuyên trách CNTT tại cơ quan chuyên trách về CNTT của tỉnh có 25 người được đào tạo về CNTT, trong đó có 3 Thạc sĩ, 20 Đại học, 01 Cao đẳng và 01 trình độ khác.

- Hàng năm tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin, cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT tại các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và cử cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo theo Đề án 99 của Chính phủ nhằm nâng cao kiến thức về công tác đảm bảo an toàn thông tin.

- Tất cả cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước đều có trình độ tối thiểu cơ bản về ứng dụng CNTT theo quy định.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

- Tỉnh đã phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Sóc Trăng tại Quyết định số 3601/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, với các hệ thống thông tin thành phần:

+ Cổng thông tin điện tử, các Cổng thông tin điện tử thành phần;

+ Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành;

+ Hệ thống thư điện tử công vụ;

+ Hệ thống Một cửa điện tử;

+ Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến;

+ Hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh.

- Đã triển khai hoàn thành các lớp bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp theo các yêu cầu tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, cụ thể như sau:

+ Lớp 1: Lực lượng tại chỗ

Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh tại Quyết định số 3420/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Trong đó, Ban Chỉ đạo thực hiện đảm nhận chức năng Ban chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố An toàn thông tin mạng của tỉnh.

Trên cơ sở đó tỉnh cũng đã thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng và phân công đồng chí Phó Giám đốc Sở là Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố tại Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện đăng ký tham gia thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia và được công nhận tại Quyết định số 22/QĐ-VNCERT ngày 21/02/2019 và tham gia các đợt tập huấn, diễn tập về an toàn an ninh thông tin, như: Diễn tập ứng phó sự cố khu vực phía Nam; Diễn tập nâng cao năng lực về an toàn thông tin 2019; Diễn tập ứng cứu sự cố ASEAN - JAPAN 2020; Diễn tập An ninh mạng chủ đề “Giám sát và ứng phó sự cố an ninh mạng sử dụng Trung tâm điều hành SOC”; Hội thảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Hội thảo chuyên đề “An toàn thông tin cho Chính quyền điện tử trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”,...

+ Lớp 2: Tự thực hiện/lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp

Tỉnh đã phối hợp với Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT và Cục An Toàn Thông Tin xây dựng hệ thống SOC, giám sát an toàn, an ninh mạng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và đã hoàn thành kết nối, chia sẻ thành công với SOC Quốc gia vào ngày 03/09/2020.

Đồng thời, tỉnh cũng tự triển khai 02 Hệ thống giám sát phục vụ công tác trực vận hành, theo dõi tình hình an toàn thông tin của các hệ thống thông tin của TT THDL tỉnh, cụ thể như sau:

Cacti: là công cụ trên nền web, sử dụng công nghệ nguồn mở cho phép giám sát hệ thống máy chủ vật lý, thiết bị mạng với các thông số cụ thể như CPU, các tiến trình đang chạy, trạng thái máy chủ, lưu lượng truyền tải trong hệ thống, thông tin về ổ đĩa, bộ nhớ, tải của các máy chủ và thiết bị,...

ELK Stack: là giải pháp giám sát log tập trung, kết hợp của 03 thành phần công nghệ nguồn mở Elasticsearch, Logtash và Kibana. Hệ thống này thu thập log truy cập vào các website, ứng dụng từ người dùng, lưu trữ và thực hiện phân tích, xử lý, sau đó cung cấp những template trực quan để theo dõi trên giao diện web.

+ Lớp 3: Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá ATANM

Hiện tại tỉnh đã triển khai, trang bị phần mềm kiểm tra, đánh giá an toàn, bảo mật thông tin cho các hệ thống thông tin (Rapid7) tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh và tiến hành rà quét, kiểm tra, đánh giá an toàn, bảo mật định kỳ. Đồng thời, phối hợp với Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin đang được vận hành tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh, đến nay chưa phát hiện sự cố bảo mật nào của các hệ thống thông tin được đặt tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.

+ Lớp 4: Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia

Đã triển khai giải pháp phòng, chống mã độc quản trị tập trung Viettel EDR cho 24 máy chủ vận hành các hệ thống thông tin tại TTTHDL tỉnh; 3.504 máy trạm của các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đã thực hiện cung cấp dải địa chỉ IP Public của các hệ thống thông tin và kết nối, chia sẻ thông tin phòng, chống mã độc quản trị tập trung với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm hỗ trợ phát hiện các nguy cơ, rủi ro, điểm yếu của các hệ thống thông tin của tỉnh đáp ứng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh thường xuyên được kiểm tra, khắc phục các lỗ hổng bảo mật theo hướng dẫn, cảnh báo của VNCert và Cục an toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông; 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan (core switch, firewall, anti spammail, thiết bị IDS/IPS, Hệ thống lưu trữ - SAN...) tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh và các hệ thống thông tin dùng chung của các cơ quan nhà nước đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn; chủ động ngăn ngừa các cuộc tấn công từ bên ngoài, đến nay chưa xảy ra sự cố nào về an toàn an ninh thông tin.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã triển khai 95 lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho hơn 1.971 lượt cán bộ chuyên trách/phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao ý thức, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức ứng dụng CNTT vào xử lý công việc trên môi trường mạng.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tình hình kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 (Chi tiết theo Phụ lục 01 đính kèm).

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về công tác văn thư.

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025”;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”;

- Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0.

- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 23/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;

- Quyết định số 4379/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng, phiên bản 2.0;

- Quyết định số 3601/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin;

- Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

- Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp;

- Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 23/7/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về triển khai thực hiện Kế hoạch số 87-KH/TU ngày 16/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế;

- Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 17/6/2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng về thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 03/7/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về nhất thể hóa thông tin doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng;

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CQNN. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ, TTHC đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp; công khai, minh bạch hoạt động của các CQNN trên môi trường mạng.

- Duy trì hoạt động và đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực CNTT,... Xây dựng, phát triển hoàn thiện Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, xã hội số. Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng.

- Nâng cao vị trí xếp hạng ICT Index của tỉnh Sóc Trăng theo xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - truyền thông; đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hướng đến nền kinh tế số và xã hội số.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt, cập nhật lên các phiên bản Kiến trúc Chính phủ điện tử mới do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

- Cổng Dịch vụ công tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử liên thông với các hệ thống của Trung ương.

- Phấn đấu đưa 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đủ điều kiện thực hiện lên mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

- 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã thông qua việc xác thực liên thông với các hệ thống của Trung ương và địa phương.

- Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% số với tổng số hồ sơ tiếp nhận; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 80% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công của tỉnh.

- 60% các hệ thống thông tin cấp tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu LGSP; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các CSDL quốc gia không phải cung cấp lại.

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet) đến HĐND, UBND tỉnh và cấp huyện. Đến cuối năm 2025 phấn đấu 100% cuộc họp của HĐND, UBND tỉnh và 80% UBND cấp huyện thực hiện họp qua hệ thống thông tin.

- 100% cán bộ cấp xã biết sử dụng máy tính mức độ cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.

- 100% máy chủ, thiết bị hạ tầng Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

- 90% trở lên máy tính của công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc trên địa bàn tỉnh.

- 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin theo quy định.

- Triển khai các nền tảng cung cấp dịch vụ Đô thị thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ, tương tác, đáp ứng với yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Thường xuyên cập nhật Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng để phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền điện tử và chuyển đổi số của quốc gia, tỉnh Sóc Trăng.

- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách về biên chế, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ CNTT, đội ngũ giám sát, ứng cứu sự cố, phòng chống tấn công, đảm bảo an toàn mạng của CQNN.

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành quy định về các CSDL dùng chung cấp tỉnh và các quy chế khai thác, vận hành, chia sẻ dữ liệu trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy chế, quy định trong quản lý, vận hành và khai thác các nền tảng dịch vụ Đô thị thông minh tỉnh Sóc Trăng.

- Ban hành quy định đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước; đưa nội dung đảm bảo an toàn thông tin vào quy chế, quy định quản lý vận hành và sử dụng các hệ thống thông tin.

- Ban hành quy định việc ứng dụng chữ ký số, văn bản điện tử gắn với hoạt động cải cách hành chính trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy chế, quy định về kết quả ứng dụng, khai thác các dịch vụ Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

2.1. Mua sắm bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và Đô thị thông minh

- Nội dung thực hiện:

+ Thực hiện nâng cấp, tái cấu trúc mô hình hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh theo công nghệ điện toán đám mây phục vụ lưu trữ, vận hành hệ thống các ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh. Đảm bảo Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh được ứng dụng các công nghệ mới nhất.

+ Đảm bảo việc vận hành, sao lưu các ứng dụng dùng chung được đặt tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.

+ Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin, ứng dụng và CSDL phục vụ hoạt động quản lý của các CQNN trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, lỗ hổng bảo mật, ngăn chặn các hành vi tấn công, truy cập trái phép vào hệ thống mạng và CSDL của CQNN tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng được vận hành ổn định, có độ tin cậy, tốc độ cao, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

+ Có khả năng phục hồi nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.

+ Đáp ứng nhu cầu triển khai các ứng dụng cần triển khai.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan mua sắm, đầu tư trang thiết bị bổ sung đúng quy định; mở rộng cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo đủ năng lực triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2021-2025.

- Kinh phí dự kiến thực hiện: 9.559 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

2.2. Nâng cấp các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

- Nội dung thực hiện: Đầu tư bổ sung hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng phần mềm và thuê đường truyền số liệu chuyên dùng, mạng đường truyền cho các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Phát triển, bổ sung ngày càng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng phần mềm tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT

+ Phục vụ việc truyền tải thông tin thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, từ cấp huyện đến cấp xã một cách nhanh chóng với độ an toàn và bảo mật cao.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến thực hiện: 12.789 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

2.3. Thuê hệ thống thiết bị hội nghị Truyền hình trực tuyến cho 109 xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc Trăng

- Nội dung thực hiện: Thuê hệ thống thiết bị hội nghị Truyền hình trực tuyến cho 109 xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc Trăng.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Hạn chế tối đa các hội nghị tập trung nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí; giúp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đến các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, Quốc phòng - An ninh được duy trì, giữ vững.

+ Các cuộc họp, hội nghị của giữa các Bộ, ngành Trung ương với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đều có thể triển khai bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Hội nghị truyền hình từ tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 17.095 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

3. Xây dựng các hệ thống nền tảng

3.1. Nâng cấp bổ sung nền tảng Chính phủ điện tử theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0; Nâng cấp, tích hợp, xây dựng, kết nối cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ CQĐT và Đô thị thông minh

- Nội dung thực hiện: Nâng cấp, bổ sung các hệ thống Nền tảng Chính quyền điện tử theo kiến trúc Chính quyền điện tử được ban hành và cập nhật theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0; Xây dựng, cung cấp các dịch vụ nền tảng, các dịch vụ dùng chung và trục tích hợp liên thông ứng dụng LGSP; Xây dựng, nâng cấp các phần mềm tích hợp với LGSP tỉnh Sóc Trăng theo Kiến trúc Chính phủ điện tử mới nhất phục vụ giao dịch điện tử, cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành; Xây dựng, nâng cấp, chuẩn hóa các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành, CSDL mở (open data), liên kết đồng bộ với các CSDL quốc gia phục vụ CQĐT và Đô thị thông minh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: các hệ thống Nền tảng chính quyền điện tử được xây dựng và cập nhật theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản mới nhất; các CSDL dùng chung, chuyên ngành được nâng cấp, chuẩn hóa và được liên thông, trao đổi dữ liệu đáp ứng các yêu cầu về giao dịch điện tử, cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành phục vụ CQĐT và Đô thị thông minh.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 55.000 triệu đồng (Vốn Đầu tư công trung hạn).

3.2. Xây dựng nền tảng Đô thị thông minh tỉnh Sóc Trăng

- Nội dung thực hiện: Xây dựng nền tảng Đô thị thông minh SCSP (Smart City Service Platform); Xây dựng dịch vụ phần mềm quản lý, giám sát phục vụ trung tâm điều hành xử lý đa nhiệm theo các lĩnh vực chuyên ngành; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) xử lý, phân tích xử lý dữ liệu nền, dữ liệu IoT và các nguồn dữ liệu khác phục vụ các cơ quan nhà nước xây dựng đô thị thông minh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Hình thành nền tảng Đô thị thông minh tỉnh Sóc Trăng, là nơi hiển thị tích hợp, phân tích toàn bộ các thông tin được trích xuất trực tuyến từ dữ liệu theo thời gian thực của các hệ thống thông tin, chương trình, ứng dụng, dịch vụ CNTT tỉnh đã và sẽ triển khai, cũng như các thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân, giúp cán bộ trực, vận hành Trung tâm có thể nhìn nhận cụ thể đối với từng kết quả chỉ đạo, điều hành thực tế của từng ngành, từng lĩnh vực của địa bàn ở thời điểm hiện tại. Kịp thời tham mưu cho lãnh đạo có thẩm quyền xử lý, tháo gỡ các khó khăn, khơi thông các điểm tắc nghẽn, giúp kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển năng động.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 65.000 triệu đồng (Vốn Ngân sách Trung ương).

3.3. Xây dựng trung tâm xử lý, điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm phục vụ Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Sóc Trăng

- Nội dung thực hiện: Xây dựng Trung tâm điều hành hiển thị tích hợp, phân tích các thông tin theo thời gian thực của tất cả các hệ thống thông tin đã và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh; Đầu tư hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh nhằm mở rộng khả năng kết nối, xử lý, lưu trữ của Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh; Xây dựng, nâng cấp, tích hợp phần mềm để kết nối đến các hệ thống thông tin, giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác với chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Hiển thị tích hợp, phân tích các thông tin theo thời gian thực của các hệ thống thông tin đã và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh. Thể hiện trực tuyến kết quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền điện tử ở các ngành, các cấp. Tiếp nhận và tương tác trực tuyến với người dân, doanh nghiệp để giúp các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong đời sống xã hội; Xây dựng một số phần mềm và các ứng dụng trên di động để kết nối đến các hệ thống thông tin, giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác với chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 21.260 triệu đồng (Vốn Đầu tư công trung hạn).

3.4. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin và hoàn thiện hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP)

- Nội dung thực hiện: Bổ sung các thành phần Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ trong tỉnh Sóc Trăng và kết nối các hệ thống thông tin trong tỉnh với các hệ thống thông tin từ các Bộ ngành, địa phương khác; Bổ sung hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, giải pháp an toàn thông tin bảo đảm khả năng vận hành của Nền tảng; Triển khai, tích hợp các dịch vụ dùng chung với các hệ thống thông tin trong nội bộ tỉnh Sóc Trăng; Triển khai, tích hợp các dịch vụ khai thác thông tin từ các Bộ ngành, địa phương liên quan.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: bổ sung các thành phần Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh đảm bảo yêu cầu kết nối các hệ thống thông tin trong tỉnh với các hệ thống thông tin từ các Bộ ngành, địa phương khác và bảo đảm an toàn thông tin cũng như khả năng vận hành của Nền tảng.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 20.000 triệu đồng (Vốn Ngân sách Trung ương).

4. Phát triển dữ liệu

4.1. Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Sóc Trăng; Cổng dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh; Số hóa dữ liệu Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng

- Nội dung thực hiện:

+ Xây dựng các Hệ thống lưu trữ, xử lý, quản trị dữ liệu dùng chung trên toàn Tỉnh (Data warehouses, Datalake...);

+ Xây dựng công cụ để chuẩn hóa, cung cấp dữ liệu mở của Tỉnh. Cổng dữ liệu mở là đầu mối cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan thuộc Chính quyền tỉnh Sóc Trăng trên môi trường mạng nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và thúc đẩy sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội số;

+ Đầu tư hệ thống máy chủ cài đặt phần mềm nền tảng phục vụ xây dựng kho lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh, Mua sắm thiết bị phục vụ cho số hóa dữ liệu, nhận dạng, bóc tách tự động.

+ Đầu tư phần mềm lưu trữ điện tử tập trung toàn tỉnh.

+ Hình thành kho dữ liệu lớn (BigData).

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Tạo lập nguồn tài nguyên số tổng hợp tất cả các ngành, các lĩnh vực trong hoạt động quản lý Nhà nước để tạo lập cơ sở dữ liệu lớn cấp tỉnh (BigData) thực hiện chuyển đổi số cho Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng. Là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các phần mềm nền tảng khai khoáng dữ liệu, ứng dụng máy học (Machine Learning - ML) và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) trong quản trị hành chính công của tỉnh; Công khai, minh bạch các thông tin quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Xây dựng môi trường đầu tư, phát triển minh bạch, công bằng, bền vững, tạo động lực mạnh mẽ trong thu hút, kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 65.000 triệu đồng (Vốn đầu tư công trung hạn)

4.2. Xây dựng phần mềm nền tảng, CSDL chuyên ngành của tỉnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với trục liên thông tích hợp LGSP của tỉnh

- Nội dung thực hiện: Xây dựng nền tảng bản đồ số tỉnh Sóc Trăng, các phần mềm, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, tích hợp, liên thông với trục LGSP phục vụ công tác quản lý nhà nước và đô thị thông minh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh phù hợp theo Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành của từng ngành, địa phương và đáp ứng yêu cầu tích hợp, chia sẻ, khai thác dữ liệu giữa các CSDL với nhau nhằm hình thành kho dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ chính quyền số, đô thị thông minh.

- Phân công thực hiện: Các Sở, ban ngành và địa phương chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 39.500 triệu đồng (Vốn đầu tư công trung hạn)

4.3. Nâng cấp, chuẩn hóa các hệ thống thông tin và CSDL dùng chung cấp tỉnh

- Nội dung thực hiện: Nâng cấp chuẩn hóa các hệ thống thông tin, CSDL cấp tỉnh đã triển khai phù hợp theo Khung kiến trúc Chính quyền điện tử mới nhất của tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Các hệ thống thông tin và CSDL sau khi nâng cấp, chuẩn hóa dữ liệu đảm bảo các yêu cầu tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin trên nền tảng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng. Nâng cao hiệu quả, giá trị dữ liệu đã có.

- Phân công thực hiện: Các Sở, ban ngành và địa phương chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 1.167 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương)

4.4. Dự án Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

- Nội dung thực hiện: Mua sắm bổ sung trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh; Bổ sung, nâng cấp, chuẩn hóa hệ thống Cổng dịch vụ công, Một cửa điện tử phục vụ đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, cung cấp dịch vụ công, thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử của tỉnh phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp.

- Kinh phí dự kiến: 30.000 triệu đồng (Vốn đầu tư công trung hạn).

5. Đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của các cơ quan nhà nước

5.1. Ứng dụng chứng thư số, chữ ký số trong giao dịch của các cơ quan nhà nước

- Nội dung thực hiện:

+ Trang bị đầy đủ chữ ký số USB, sim ký số PKI cho các cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh (từ cấp tỉnh đến cấp xã).

+ Tập huấn, hướng dẫn sử dụng.

+ Tích hợp các Chứng thư số, chữ ký số và các dịch vụ, ứng dụng đã triển khai.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Đảm bảo tính định danh, pháp lý của tất cả các thông tin được trao đổi qua môi trường mạng giữa cán bộ, công chức, viên chức giữa các cơ quan, giữa cơ quan với người dân và doanh nghiệp.

+ Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các ứng dụng, dịch vụ được triển khai cho Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ triển khai cung cấp các dịch vụ chứng thư số, chữ ký số cho tất cả các tổ chức, cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.

- Kinh phí dự kiến: 112 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

5.2. Duy trì hoạt động, vận hành Trung tâm Tích hợp dữ liệu, Trung tâm điều hành Đô thị thông minh và cập nhật, bảo trì, các hệ thống thông tin

- Nội dung thực hiện: Thuê dịch vụ bảo trì, vận hành các hệ thống thông tin cấp tỉnh đã triển khai cho các CQNN trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn an ninh và khắc phục sự cố tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu (THDL), chi phí trực vận hành, duy trì, mua sắm sửa chữa tài sản cho Trung tâm THDL và Trung tâm điều hành Đô thị thông minh, chi phí chi trả nhuận bút tin bài, thù lao sưu tầm, hoạt động Ban biên tập.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Đảm bảo quá trình vận hành của Trung tâm THDL, Trung tâm điều hành Đô thị thông minh và các hệ thống thông tin luôn được liên tục 24/24 giờ và 07 ngày trong tuần;

+ Kịp thời khắc phục, chỉnh sửa những lỗi phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu hoặc hoạt động của các hệ thống thông tin;

+ Kiểm tra, cải thiện hiệu năng của các hệ thống qua một thời gian sử dụng,...

- Phân Công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 12.020 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

5.3. Kiểm tra, đánh giá an toàn, bảo mật thông tin định kỳ cho các hệ thống thông tin

- Nội dung thực hiện: Thực hiện rà quét, đánh giá an toàn, bảo mật thông tin cho các hệ thống thông tin cấp độ 3 tại Trung tâm THDL tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Các hệ thống thông tin thường xuyên được kiểm tra, đánh giá các điểm yếu nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sự cố an toàn thông tin mạng gây gián đoạn hoạt động chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 2.400 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

5.4. Xây dựng và duy trì hoạt động Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh Sóc Trăng (SOC)

- Nội dung thực hiện: Đầu tư thiết bị bảo mật, ứng dụng giám sát an toàn thông tin nhằm hoàn thiện Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng của tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Thiết lập một trung tâm giám sát an ninh mạng hiện đại nhằm nâng cao khả năng phát hiện sự cố bảo mật thông qua giám sát và phân tích liên tục hoạt động dữ liệu. Hệ thống sẽ tự động phân tích các hành vi, hoạt động và cảnh báo trên toàn bộ các tổ chức, các mạng, điểm đầu cuối, máy chủ và cơ sở dữ liệu để đảm bảo phát hiện và ứng phó kịp thời các sự cố bảo mật. Đồng thời, rà soát và phản ứng với các mối nguy hại tiềm ẩn trong thời gian 24/7, giúp thu hẹp khoảng cách giữa thời gian xâm nhập và thời gian phát hiện, giúp Trung tâm THDL chủ động hơn trong việc ngăn chặn, đối phó với các mối đe dọa.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 25.000 triệu đồng (Vốn Đầu tư công trung hạn).

5.5. Nâng cấp, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống Chính quyền điện tử theo khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0

- Nội dung thực hiện: Xây dựng đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng; Nâng cấp các hệ thống thông tin dùng chung đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin theo khung kiến trúc mới, đảm bảo liên thông tích hợp theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0; Nâng cấp, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, đường truyền đảm bảo năng lực phục vụ hệ thống Chính quyền điện tử toàn tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Các hệ thống thông tin dùng chung, hạ tầng kỹ thuật, đường truyền đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực phục vụ hệ thống chính quyền điện tử toàn tỉnh.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 60.000 triệu đồng (Ngân sách Trung ương).

6. Phát triển nguồn nhân lực

6.1. Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các dịch vụ công, Chính quyền số và Đô thị thông minh

- Nội dung thực hiện: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các dịch vụ công, ứng dụng Chính quyền số và các dịch vụ Đô thị thông minh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được:

+ Nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về Chính quyền số, Đô thị thông minh từng bước hình thành công dân điện tử hỗ trợ quá trình xây dựng Chính quyền số của tỉnh.

+ Người dân làm quen các giao dịch với cơ quan Nhà nước qua môi trường mạng nhằm nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lượng dịch vụ công và giảm các chi phí thực hiện các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 497 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

6.2. Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng CNTT, an toàn thông tin, Chính quyền điện tử và Chuyển đổi số.

- Nội dung thực hiện: Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực CNTT về ứng dụng CNTT, an toàn thông tin, Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử cho lực lượng cán bộ CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Các nội dung về ứng dụng CNTT, an toàn thông tin, Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử nhằm đào tạo, xây dựng được nguồn nhân lực CNTT có đủ trình độ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông giúp cho việc tham mưu, vận hành, khai thác, phát triển các hệ thống thông tin các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 996 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

6.3. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ các Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh

- Nội dung thực hiện: Tập huấn nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cho cán bộ Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Tập huấn nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ thông tin giúp cho cán bộ, hội viên, đoàn viên thuộc các Hội, đoàn thể hiểu rõ về vị trí, vai trò của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương và hỗ trợ khai thác thông tin khoa học kỹ thuật trên môi trường mạng nhằm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc và sản xuất.

- Phân công thực hiện: các Hội, đoàn thể tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 77 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

7. Các nhiệm vụ thường xuyên

7.1. Kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh

- Nội dung thực hiện: Chi phí thực hiện các hoạt động chỉ đạo thực hiện hiệu quả của Chính quyền điện tử tỉnh, hoạt động ứng cứu, xử lý sự cố, công tác, tập huấn, dự Hội nghị, Hội thảo về CNTT, an toàn thông tin mạng cho thành viên Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Phục vụ các hoạt động trong trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo, tập huấn, Hội nghị, Hội thảo để thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các CQNN trên địa bàn tỉnh.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh.

- Kinh phí dự kiến: 1.800 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

7.2. Kinh phí hoạt động cho Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng

- Nội dung thực hiện: Chi phí tham gia các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, diễn tập và ứng cứu, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng cho Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của các thành viên trong Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các CQNN trên địa bàn tỉnh.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 943 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

7.3. Hỗ trợ tổ chức hội thi tin học cho Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

- Nội dung thực hiện: Tổ chức cuộc thi tin học ứng dụng cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ, hội viên của các Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.

- Dự kiến hiệu quả đạt được: Khuyến khích các đối tượng yêu thích, đam mê tin học được trao dồi và phát triển, tạo nên phong trào học tập, sáng tạo, tiếp cận và ứng dụng CNTT trong các Hội, đoàn thể. Tạo hạt nhân lan tỏa nhận thức đầy đủ về hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Phân công thực hiện: Tỉnh đoàn, Hội người mù tỉnh Sóc Trăng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội thi theo đối tượng mình quản lý. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí triển khai thực hiện.

- Kinh phí dự kiến: 900 triệu đồng (Vốn sự nghiệp địa phương).

V. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp môi trường chính sách

- Duy trì, cập nhật và triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam mới nhất.

- Xây dựng, Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy định về an toàn thông tin, ứng dụng chữ ký số, ứng dụng các CSDL, hệ thống thông tin, các nền tảng dịch vụ Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công do CQNN cung cấp qua môi trường mạng; quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

2. Giải pháp thu hút nguồn lực CNTT

- Cân đối bố trí ngân sách của tỉnh cho các Chương trình, Kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trọng tâm, trọng điểm để đầu tư trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành tại các cơ quan nhà nước.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của các cơ quan đơn vị để đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ, triển khai ứng dụng nội bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Ban hành các quy định về chế độ, chính sách ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách về CNTT trong cơ quan nhà nước nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc trong các cơ quan nhà nước

- Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, Tập đoàn viễn thông CNTT đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhất là hệ thống thông tin tập trung nhằm đảm bảo phát huy tính đồng bộ, hiệu quả của các hoạt động ứng dụng CNTT.

- Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố với các chức năng, nhiệm vụ được phân công, tranh thủ tối đa các nguồn lực trong phạm vi quản lý của mình, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan để tạo thêm nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính

- Rà soát, bổ sung thêm nhiều nội dung ứng dụng CNTT vào tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính của tỉnh đảm bảo phù hợp theo lộ trình và định hướng của Chính phủ.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về việc ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính thông qua các chương trình đối thoại trực tiếp về cải cách hành chính, tổ chức hội thi, phát hành trên báo giấy, phát tờ rơi. Mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức là một tuyên truyền viên tích cực cho các ứng dụng, dịch vụ thuộc địa phương, đơn vị mình phụ trách.

- Quá trình đầu tư triển khai chú trọng đến công tác cải cách TTHC, đơn giản hóa những thủ tục không cần thiết; rút ngắn dần khoảng cách của người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. Chú trọng công tác cải cách TTHC theo hướng dễ sử dụng cho người dân, doanh nghiệp thông qua môi trường mạng.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tích hợp, liên thông các CSDL chuyên ngành, CSDL dùng chung cấp tỉnh, cấp Quốc gia để hạn chế tối đa việc cung cấp lại thông tin của người dân, doanh nghiệp.

4. Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin

- Xác định đảm bảo an toàn thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính sống còn của quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động các CQNN. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT để đảm bảo Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh của tỉnh hoạt động hiệu quả, tin cậy.

- Quán triệt thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thông tin; nâng cao nhận thức về trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin của từng cá nhân trong cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT nhằm nâng cao năng lực, khả năng xử lý khi có sự cố xảy ra.

- Hàng năm, tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính nhà nước. Qua kiểm tra kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin.

- Rà soát, đánh giá kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp đối với các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh theo cấp độ.

5. Giải pháp tổ chức

- Tiếp tục kiện toàn, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tham mưu thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu tỉnh đề ra.

- Phát huy vai trò của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị mình; kết hợp chặt chẽ việc triển khai thực hiện Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính của tỉnh.

- Tăng cường năng lực cho cơ quan chuyên trách về CNTT, nâng cao năng lực cán bộ phụ trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Người đứng đầu các CQNN chịu trách nhiệm trực tiếp về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chính quyền điện tử, chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

- Xây dựng các kênh tương tác trực tuyến với người dân, doanh nghiệp thông qua các nền tảng dịch vụ Đô thị thông minh, chuyên mục lấy ý kiến người dân trên hệ thống cổng thông tin điện tử và các mạng xã hội phổ biến.

7. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, xác định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, để khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

- Phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

8. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Nghiên cứu, hợp tác đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào triển khai Chính quyền điện tử/Chính quyền số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, Internet vạn vật,... nhằm làm chủ được công nghệ, nâng cao năng lực, chủ động phát triển chính quyền điện tử từng bước hình thành chính quyền số.

Áp dụng công nghệ mới về truyền thông, truyền thông số; cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên các thiết bị điện tử, hướng đến hoàn thiện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dùng.

9. Tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ

- Đẩy mạnh thu hút hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các Cục, vụ, học viện, các trường đại học, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh/thành phố về cơ chế, chính sách phát triển mô hình chính quyền điện tử. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.

VI. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện: 441.115.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi mốt tỷ, một trăm mười lăm triệu đồng), trong đó:

- Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương: 145.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn sự nghiệp địa phương: 60.355 triệu đồng.

- Nguồn vốn trung hạn: 235.760 triệu đồng.

(Chi tiết theo Phụ lục 02: Danh mục các dự án dự kiến triển khai giai đoạn 2021-2025 đính kèm).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh

Phát huy hiệu quả vai trò của Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch ứng dụng CNTT từng năm; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về CNTT và Truyền thông, thực hiện tốt vai trò cơ quan chuyên trách CNTT của tỉnh. Chịu trách nhiệm cập nhật và đề xuất điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ; nghiên cứu, đề xuất thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động ứng dụng CNTT đảm bảo đúng tiến độ thực hiện, tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước.

- Triển khai cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tham mưu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thông suốt, kịp thời của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

- Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và vốn sự nghiệp chi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục CNTT trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, bên cạnh đó, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về CNTT và ATTT cho công chức, viên chức.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hàng năm phù hợp với Kế hoạch này.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu đề xuất giải pháp sắp xếp, bố trí vị trí chuyên trách CNTT trong cơ quan Nhà nước theo quy định; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp CNTT theo hướng tập trung nguồn lực, hoạt động hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Hướng dẫn, thẩm định, giám sát và hỗ trợ các đơn vị triển khai đầu tư ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.

- Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nội vụ

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện thúc đẩy ứng dụng CNTT gắn kết với cải cách hành chính tỉnh Sóc Trăng, cũng như việc đề xuất giải pháp sắp xếp, bố trí vị trí chuyên trách CNTT trong cơ quan Nhà nước theo quy định; tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện công tác cải cách hành chính, triển khai nhiệm vụ lồng ghép tiêu chí đánh giá về ứng dụng CNTT vào bộ chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí các đề án, dự án thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tiến hành triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (ISO điện tử) tại các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh Sóc Trăng.

- Phối hợp với các địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số.

7. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia thị trường và phát triển thương hiệu.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo, tạo ra sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế số. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEM), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.

- Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách và tăng cường tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc dạy và học tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các cán bộ, giáo viên ứng dụng CNTT để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tăng cường thiết kế bài giảng điện tử, bài tập điện tử để học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá, tự học tại nhà.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phòng máy tính kết nối internet phục vụ việc học và nhu cầu thực hành, tra cứu thông tin của giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên ở hầu hết các cấp học.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Báo Sóc Trăng, Cổng thông tin điện tử tỉnh

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT trong xã hội; tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến các hoạt động ứng dụng CNTT và truyền thông tại địa phương.

10. Các Sở, ban ngành tỉnh và UBND cấp huyện

- Người đứng đầu cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan, đơn vị, thường xuyên theo dõi, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức duy trì và phát triển các ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT đảm bảo đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả.

- Căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch đầu tư và triển khai thực hiện hàng năm về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, bảo đảm đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tiếp tục rà soát cải tiến quy trình công việc, thủ tục và chuẩn hoá nghiệp vụ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả.

- Tăng cường sử dụng các hệ thống CNTT đã đầu tư như: hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, hệ thống Thư điện tử, hệ thống một cửa điện tử (MCĐT),... chỉ đạo thực hiện áp dụng quy trình MCĐT tại cơ quan, địa phương đối với các TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, địa phương mình đảm bảo công tác tiếp nhận, hoàn trả kết quả hồ sơ của các TTHC được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Chủ động triển khai các biện pháp tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp về các dịch vụ công được cung cấp bằng hình thức trực tuyến thuộc trách nhiệm của cơ quan, địa phương; phổ biến chính sách đến các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi giao dịch trực tuyến với cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Nghiên cứu áp dụng và triển khai các phần mềm, ứng dụng chuyên ngành, hệ thống CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác đặc thù tại mỗi cơ quan, đơn vị. Cân đối kinh phí tại cơ quan, đơn vị để thực hiện duy trì, nâng cấp các ứng dụng CNTT đã được đầu tư.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện Kế hoạch theo yêu cầu, hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan cấp trên.

Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TTTT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành tỉnh
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Lâu

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

TT

Tên dự án

Mục tiêu

Tổng kinh phí thực hiện
(triệu đồng)

Nguồn vốn

I

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

 

38.624

 

1

Mua sắm bổ sung thiết bị cho Trung tâm dữ liệu của tỉnh

- Đầu tư bổ sung hệ thống máy chủ để ảo hóa.

- Đầu tư bổ sung hệ thống lưu trữ để đảm bảo năng lực lưu trữ và dự phòng cho hệ thống.

- Đầu tư bổ sung các trang thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Đầu tư thiết bị chuyển mạch (Switch) tốc độ cao để đảm bảo năng lực chuyển mạch cho Trung tâm dữ liệu của tỉnh.

4.210

+ Vốn ĐTPT (Trung hạn)

+ Vốn sự nghiệp địa phương

2

Bổ sung, nâng cấp thiết bị và đường truyền, hoạt động cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh

- Phát triển ngày càng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phục vụ việc truyền tải thông tin thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, từ cấp huyện đến cấp xã trên phạm vi toàn tỉnh một cách nhanh chóng với độ an toàn và bảo mật cao.

10.716

Vốn sự nghiệp địa phương

3

Xây dựng khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng

- Xác định bức tranh ứng dụng CNTT tổng thể của tỉnh. Trong đó có các thành phần và mối quan hệ giữa chúng, gắn liền ứng dụng CNTT với các hoạt động nghiệp vụ;

- Nâng cao khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin;

- Hạn chế đầu tư trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai;

- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế;

- Tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai.

965

Vốn sự nghiệp địa phương

4

Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng

Cụ thể hóa Khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng bằng hệ thống các phần mềm, tạo nên hệ thống phần mềm lõi trong ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động của các cơ quan Quản lý Nhà nước. Kết nối liên thông thông tin giữa các cơ quan trong tỉnh. Sẵn sàng kết nối liên thông đến các tỉnh khác và các cơ quan Trung ương.

12.476

Vốn ĐTPT
(Trung hạn)

5

Triển khai hệ thống Hội nghị truyền hình đến cấp xã

Các cuộc họp của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có thể triển khai trên hệ thống Hội nghị truyền hình đến cấp xã

10.257

Vốn sự nghiệp địa phương

II

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

 

19.283

 

1

Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành

- Nâng cao năng lực trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Giảm văn bản giấy tờ trong chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp.

- Tiết kiệm chi phí trong hoạt động của các cơ quan.

- Liên thông với Văn phòng Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử.

2.720

Vốn sự nghiệp địa phương

2

Chuẩn hóa hệ thống một cửa điện tử

Chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh

1.452

Vốn sự nghiệp TW

3

Chuẩn hóa hệ thống quản lý văn bản và điều hành

Nhằm đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và các quy định hiện hành về triển khai hệ thống QLVB và ĐH. Bên cạnh đó để đáp ứng các yêu cầu của người dùng phần mềm cũng như hoàn thiện các chức năng, việc kết nối vào trục liên thông cấp tỉnh LGSP, triển khai tốt chữ ký số trên phần mềm và xây dựng hệ thống ứng dụng di động (app mobile) phục vụ khai thác phần mềm trên thiết bị di động

498

Vốn sự nghiệp TW

4

Xây dựng Hệ thống CSDL báo cáo cấp tỉnh

Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Sóc Trăng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp. Thống nhất công tác quản lý thông tin KTXH từ UBND tỉnh đến các đơn vị trực thuộc

1.000

Vốn sự nghiệp TW

5

Xây dựng hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh. Thuận tiện trong việc kiểm tra, thống kê, tìm kiếm

1.500

Vốn ĐTPT
(Trung hạn)

6

Chuẩn hóa Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP, đặc biệt là nội dung cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thông tư 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

2.782

Vốn sự nghiệp địa phương

7

Duy trì và vận hành hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh

Đảm bảo quá trình vận hành của Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đây là kênh truy cập thuận tiện cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước cũng như về truy cập thông tin kinh tế về kêu gọi hợp tác đầu tư trên địa bàn tỉnh.

3.305

Vốn sự nghiệp địa phương

8

Bảo trì, vận hành các hệ thống thông tin cấp tỉnh cho các cơ quan nhà nước

- Kịp thời khắc phục, chỉnh sửa những lỗi phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu hoặc hoạt động của các hệ thống thông tin.

- Kiểm tra, cải thiện hiệu năng của các hệ thống qua một thời gian sử dụng.

1.604

Vốn sự nghiệp địa phương

9

Triển khai Hệ thống một cửa điện tử cho 49 xã, phường, thị trấn

Hoàn tất triển khai hệ thống một cửa điện tử cho tất cả cơ quan quản lý nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh.

- Thực hiện cải cách hành chính nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính công với người dân và doanh nghiệp

1.880

Vốn sự nghiệp địa phương

10

Xây dựng cổng dịch vụ công của tỉnh và triển khai một số dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, 4

- Nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch các hồ sơ, thủ tục với CQNN tại một địa chỉ duy nhất.

- Công khai minh bạch thông tin về tiếp nhận, xử lý dịch vụ công của CQNN cho người dân và doanh nghiệp

912

Vốn sự nghiệp địa phương

11

Ứng dụng chứng thư số, chữ ký số trong giao dịch của các cơ quan nhà nước

Đảm bảo tính pháp lý của các thông tin được trao đổi qua môi trường mạng giữa các cơ quan, đơn vị. Đảm bảo an toàn thông tin.

1.630

Vốn sự nghiệp địa phương

III

Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin

 

885

 

1

Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các dịch vụ công

- Hỗ trợ người dân làm quen các giao dịch với cơ quan Nhà nước qua môi trường mạng. Từng bước hình thành công dân điện tử.

- Nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lượng dịch vụ công.

- Giảm các chi phí thực hiện các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

400

Vốn sự nghiệp địa phương

2

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin

Xây dựng được nguồn nhân lực CNTT có đủ trình độ tham mưu, vận hành, khai thác và phát triển các hệ thống thông tin các cơ quan, đơn vị đảm bảo đáp ứng các mục tiêu đề ra của Kế hoạch

800

Vốn sự nghiệp địa phương

IV

Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin khác

 

1.862

 

1

Kinh phí phục vụ hoạt động của Ban chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Sóc Trăng

Phục vụ các hoạt động quản lý, để thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh

1.112

Vốn sự nghiệp địa phương

2

Hỗ trợ tổ chức hội thi tin học trẻ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

- Hỗ trợ cho Tỉnh đoàn tổ chức hội thi tin học trẻ cho các đối tượng là đoàn thanh niên.

- Hỗ trợ cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thi tin học cho đối tượng là học sinh các cấp và tham dự hội thi tin học toàn quốc

750

Vốn sự nghiệp địa phương

 

Tổng cộng

 

60.654

 

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Dự án mới/ chuyển tiếp

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu

Dự kiến phân kỳ đầu tư thực hiện

Tổng kinh phí dự kiến

Nguồn vốn đầu tư

2021

2022

2023

2024

2025

NSĐP

NSTW

ĐTPT

 

I

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

7.199

8.061

8.061

8.061

8.061

39.443

0

0

 

1

Mua sắm bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị thông minh.

Dự án mới

Sở TT&TT

- Thực hiện nâng cấp, tái cấu trúc mô hình hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm dữ liệu tỉnh theo công nghệ điện toán đám mây phục vụ lưu trữ, vận hành hệ thống các ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh.

- Đảm bảo việc vận hành, sao lưu các ứng dụng dùng chung được đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin, ứng dụng và CSDL phục vụ hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, lỗ hổng bảo mật, ngăn chặn các hành vi tấn công, truy cập trái phép vào hệ thống mạng và CSDL của cơ quan nhà nước tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

1.559

2.000

2.000

2.000

2.000

9.559

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

2

Nâng cấp các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

Dự án mới

Sở TT&TT

- Phát triển, bổ sung ngày càng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng phần mềm tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT.

- Phục vụ việc truyền tải thông tin thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, từ cấp huyện đến cấp xã một cách nhanh chóng với độ an toàn và bảo mật cao.

2.221

2.642

2.642

2.642

2.642

12.789

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

3

Thuê hệ thống thiết bị hội nghị Truyền hình trực tuyến cho 109 xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc Trăng

Dự án mới

Sở TT&TT

- Hạn chế tối đa các hội nghị tập trung nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí; giúp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đến các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, Quốc phòng - An ninh được duy trì, giữ vững.

- Các cuộc họp, hội nghị của giữa các Bộ, ngành trung ương với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đều có thể triển khai bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Hội nghị truyền hình từ tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh.

3.419

3.419

3.419

3.419

3.419

17.095

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

II

Xây dựng các hệ thống nền tảng

 

 

 

43.260

50.000

38.000

20.000

10.000

0

85.000

76.260

 

1

Nâng cấp bổ sung nền tảng Chính phủ điện tử theo khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0; Nâng cấp, tích hợp, xây dựng, kết nối cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh

Dự án mới

Sở TT&TT

- Nâng cấp, bổ sung các hệ thống Nền tảng chính quyền điện tử theo kiến trúc Chính quyền điện tử được ban hành và cập nhật theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0.

- Xây dựng, cung cấp các dịch vụ nền tảng, các dịch vụ dùng chung và trục tích hợp liên thông ứng dụng LGSP

- Xây dựng, nâng cấp các phần mềm tích hợp với LGSP tỉnh Sóc Trăng phục vụ giao dịch điện tử, cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành.

- Xây dựng, nâng cấp, chuẩn hóa các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành, CSDL mở (open data), liên kết đồng bộ với các CSDL quốc gia phục vụ CQĐT và Đô thị thông minh

12.000

25.000

18.000

 

 

 

 

55.000

Đầu tư công Trung hạn

2

Xây dựng nền tảng đô thị thông minh tỉnh Sóc Trăng

Dự án mới

Sở TT&TT

- Xây dựng nền tảng Đô thị thông minh SCSP (Smart City Service Platform)

- Xây dựng dịch vụ phần mềm quản lý, giám sát phục vụ trung tâm điều hành xử lý đa nhiệm theo các lĩnh vực chuyên ngành

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) xử lý, phân tích xử lý dữ liệu nền, dữ liệu IoT và các nguồn dữ liệu khác phục vụ các cơ quan nhà nước xây dựng đô thị thông minh

 

15.000

20.000

20.000

10.000

 

65.000

 

Ngân sách Trung ương

3

Xây dựng trung tâm xử lý, điều hành thông tin tập trung, đa nhiệm phục vụ Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Sóc Trăng

Dự án mới

Sở TT&TT

- Hiển thị tích hợp, phân tích các thông tin theo thời gian thực của tất cả các hệ thống thông tin đã và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh. Thể hiện trực tuyến kết quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền điện tử ở các ngành, các cấp. Tiếp nhận và tương tác trực tuyến với người dân, doanh nghiệp để giúp các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh và trong đời sống, xã hội;

- Xây dựng một số phần mềm và các ứng dụng trên di động để kết nối đến các hệ thống thông tin, giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác với chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

21.260

 

 

 

 

 

 

21.260

Đầu tư công Trung hạn

4

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin và hoàn thiện hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP)

Dự án mới

Sở TT&TT

- Bổ sung các thành phần Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ tỉnh Sóc Trăng và kết nối các hệ thống thông tin trong tỉnh với các hệ thống thông tin từ các Bộ, Ngành, Địa phương khác.

- Bổ sung hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, giải pháp an toàn thông tin bảo đảm khả năng vận hành của Nền tảng.

- Triển khai, tích hợp các dịch vụ dùng chung với các hệ thống thông tin trong nội bộ tỉnh Sóc Trăng.

- Triển khai, tích hợp các dịch vụ khai thác thông tin từ các Bộ, Ngành, Địa phương.

10.000

10.000

 

 

 

 

20.000

 

Ngân sách Trung ương

III

Phát triển dữ liệu

 

 

 

1.167

44.500

50.000

40.000

0

1.167

0

134.500

 

1

Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Sóc Trăng; Cổng dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh; Số hóa dữ liệu Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng

Dự án mới

Sở TT&TT

- Xây dựng các hệ thống lưu trữ, xử lý, quản trị dữ liệu dùng chung trên toàn Tỉnh (Data warehouses, Datalake...);

- Xây dựng công cụ để chuẩn hóa, cung cấp dữ liệu mở của Tỉnh. Cổng dữ liệu mở là đầu mối cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan thuộc Chính quyền tỉnh Sóc Trăng trên môi trường mạng nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và thúc đẩy sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội số;

- Đầu tư hệ thống máy chủ cài đặt phần mềm nền tảng phục vụ xây dựng kho lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh, Mua sắm thiết bị phục vụ cho số hóa dữ liệu, nhận dạng, bóc tách tự động.

- Đầu tư phần mềm lưu trữ điện tử tập trung toàn tỉnh.

- Hình thành kho dữ liệu lớn (BigData).

 

20.000

25.000

20.000

 

 

 

65.000

Đầu tư công trung hạn

2

Xây dựng phần mềm, CSDL chuyên ngành của tỉnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với trục liên thông tích hợp LGSP của tỉnh

Dự án mới

Các Sở, ban ngành và địa phương

Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh phù hợp theo Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành của từng ngành, địa phương và đáp ứng yêu cầu tích hợp, chia sẻ, khai thác dữ liệu giữa các CSDL với nhau nhằm hình thành kho dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ chính quyền số, đô thị thông minh.

 

14.500

15.000

10.000

 

 

 

39.500

Đầu tư công Trung hạn

3

Nâng cấp, chuẩn hóa các hệ thống thông tin và CSDL cấp tỉnh

Dự án mới

Sở TT&TT

Thực hiện nâng cấp, chuẩn hóa dữ liệu của các hệ thống thông tin và CSDL đảm bảo các yêu cầu tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin trên nền tảng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng. Nâng cao hiệu quả, giá trị dữ liệu đã có

1.167

 

 

 

 

1.167

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

4

Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

Dự án mới

Sở TT&TT

- Mua sắm bổ sung trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh; Bổ sung, nâng cấp, chuẩn hóa hệ thống Cổng dịch vụ công, Một cửa điện tử phục vụ đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

- Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử của tỉnh phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp

 

10.000

10.000

10.000

 

 

 

30.000

Đầu tư công Trung hạn

IV

Đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của các cơ quan nhà nước

 

 

 

2.612

27.980

29.480

29.480

9.980

14.532

60.000

25.000

 

1

Ứng dụng chứng thư số, chữ ký số trong giao dịch của các cơ quan nhà nước

 

Sở TT&TT

Đảm bảo tính định danh, pháp lý của tất cả các thông tin được trao đổi qua môi trường mạng giữa cán bộ, công chức, viên chức giữa các cơ quan, giữa cơ quan với người dân và doanh nghiệp; Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các ứng dụng, dịch vụ được triển khai cho Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh.

112

 

 

 

 

112

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

2

Duy trì hoạt động, vận hành Trung tâm Tích hợp dữ liệu, Trung tâm điều hành Đô thị thông minh và cập nhật, bảo trì, các hệ thống thông tin

Dự án mới

Sở TT&TT

- Đảm bảo quá trình vận hành của Trung tâm Tích hợp dữ liệu, Trung tâm điều hành Đô thị thông minh và các hệ thống thông tin luôn được liên tục 24/24 giờ và 07 ngày trong tuần;

- Kịp thời khắc phục, chỉnh sửa những lỗi phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu hoặc hoạt động của các hệ thống thông tin.

- Kiểm tra, cải thiện hiệu năng của các hệ thống qua một thời gian sử dụng.

2.020

2.500

2.500

2.500

2.500

12.020

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

3

Kiểm tra, đánh giá an toàn, bảo mật thông tin định kỳ cho các hệ thống thông tin

Dự án mới

Sở TT&TT

Thực hiện rà quét, đánh giá an toàn, bảo mật thông tin cho các hệ thống thông tin tại Trung tâm THDL tỉnh

480

480

480

480

480

2.400

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

4

Xây dựng và duy trì hoạt động Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh Sóc Trăng (SOC)

Dự án mới

Sở TT&TT

Thiết lập một trung tâm giám sát an ninh mạng hiện đại nhằm nâng cao khả năng phát hiện sự cố bảo mật thông qua giám sát và phân tích liên tục hoạt động dữ liệu. Hệ thống sẽ tự động phân tích các hành vi, hoạt động và cảnh báo trên toàn bộ các tổ chức, các mạng, điểm cuối, máy chủ và cơ sở dữ liệu để đảm bảo phát hiện và ứng phó kịp thời các sự cố bảo mật. Đồng thời, rà soát và phản ứng với các mối nguy hại tiềm ẩn 27/4, giúp thu hẹp khoảng cách giữa thời gian xâm nhập và thời gian phát hiện, giúp Trung tâm THDL chủ động hơn trong việc ngăn chặn, đối phó với các mối đe dọa

 

5.000

6.500

6.500

7.000

 

 

25.000

Đầu tư công Trung hạn

5

Nâng cấp, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống Chính quyền điện tử theo khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0

Dự án mới

Sở TT&TT

- Xây dựng đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng.

- Nâng cấp các hệ thống thông tin dùng chung đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin theo khung kiến trúc mới, đảm bảo liên thông tích hợp theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0.

- Nâng cấp, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, đường truyền đảm bảo năng lực phục vụ hệ thống Chính quyền điện tử toàn Tỉnh.

 

20.000

20.000

20.000

 

 

60.000

 

Ngân sách Trung ương

V

Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

 

370

300

300

300

300

1.570

0

0

 

1

Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các dịch vụ công, Chính quyền số và Đô thị thông minh

 

Sở TT&TT

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về Chính quyền số, Đô thị thông minh từng bước hình thành công dân điện tử hỗ trợ quá trình xây dựng Chính quyền số của tỉnh.

- Hỗ trợ người dân làm quen các giao dịch với cơ quan Nhà nước qua môi trường mạng nhằm nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lượng dịch vụ công và giảm các chi phí thực hiện các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

97

100

100

100

100

497

-

-

Vốn sự nghiệp địa phương

2

Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng CNTT, an toàn thông tin, Chính quyền điện tử và Chuyển đổi số

 

Sở TT&TT

- Đào tạo, tập huấn các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin nhằm xây dựng được nguồn nhân lực CNTT có đủ trình độ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu, vận hành, khai thác và phát triển các hệ thống thông tin các cơ quan, đơn vị đảm bảo an toàn thông tin phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

196

200

200

200

200

996

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

3

Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ các Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh

 

Các Hội, đoàn thể

Tập huấn nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ thông tin giúp cho cán bộ, hội viên, đoàn viên thuộc các Hội, đoàn thể hiểu rõ về vị trí, vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương và hỗ trợ khai thác thông tin khoa học kỹ thuật trên môi trường mạng nhằm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc và sản xuất.

77

 

 

 

 

77

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

VI

Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin khác

 

 

 

723

730

730

730

730

3.643

0

0

 

1

Kinh phí hoạt động cho BCĐ Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng

 

Sở TT&TT

Phục vụ các hoạt động quản lý, tập huấn, Hội nghị, Hội thảo để thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các CQNN trên địa bàn tỉnh

360

360

360

360

360

1.800

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

2

Kinh phí hoạt động cho đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng

 

Sở TT&TT

Chi phí tham gia các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, diễn tập và ứng cứu, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng cho Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng.

183

190

190

190

190

943

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

3

Hỗ trợ tổ chức hội thi tin học cho Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

 

Tỉnh đoàn; Hội người mù tỉnh

Tổ chức cuộc thi tin học ứng dụng cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ, hội viên của các Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.

180

180

180

180

180

900

 

 

Vốn sự nghiệp địa phương

 

Tổng cộng

 

 

441.115

55.331

131.571

126.571

98.571

29.071

60.355

145.000

235.760

 

Trong đó:

 

Tổng nguồn sự nghiệp địa phương

60.355

12.071

12.071

12.071

12.071

12.071

 

 

 

 

 

Tổng nguồn sự nghiệp Trung ương

145.000

10.000

45.000

40.000

40.000

10.000

 

 

 

 

 

Tổng vốn Trung hạn

235.760

33.260

74.500

74.500

46.500

7.000