Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND | Lào Cai, ngày 17 tháng 02 năm 2021 |
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc ban hành 18 đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Đề án số 09-ĐA/TU ngày 11/12/2010 của Tỉnh ủy về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 75/TTr-STNMT ngày 29/01/2021;
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, với nội dung như sau:
1. Mục đích
- Nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường.
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về quản lý và khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường. Khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm tài nguyên, đa dạng sinh học.
- Chủ động ứng phó hiệu quả với BĐKH trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
Việc triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo đúng với quan điểm, mục tiêu, định hướng, đề án được Tỉnh ủy ban hành.
Các Sở, ngành, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện các chương trình, các dự án hợp phần của Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bám sát mục tiêu của Đề án để xây dựng kế hoạch thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Đề án đã đặt ra.
- Các Sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phân bổ, tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, nội dung của đề án, cụ thể:
- 100% các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Đất đai được quy hoạch, quản lý và sử dụng có hiệu quả.
- Hết năm 2021 các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất ở và đất phi nông nghiệp khác được đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 95% diện tích cần đo vẽ; các loại đất cần được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đạt 90% diện tích; hết quý 3 năm 2022 toàn bộ hồ sơ đất đai, giá đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các huyện, thị xã, thành phố trên trên địa bàn tỉnh được quản lý và xây dựng xong cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh.
- 100% diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, khai thác có hiệu quả gắn với giao rừng.
- 100% các Ban quản lý rừng phòng hộ, vườn Quốc gia Hoàng Liên, các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoàn thành việc giao đất, giao rừng để quản lý.
- 100% các dự án có liên quan đến khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp...được giao đất đảm bảo đúng quy định.
- Đến hết năm 2022 tổ chức thực hiện và quản lý 100% các quỹ đất công trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Đến năm 2025 tổng thu từ đất cho ngân sách nhà nước đạt trên 8.000 tỷ đồng.
1.2. Về tài nguyên khoáng sản.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch ngành của Trung ương.
- Tiếp tục ưu tiên thực hiện việc cấp quyền khai thác khoáng sản chế biến và chế biến sâu thông qua hình thức đấu giá khoáng sản; thu ngân sách từ khai thác, chế biến, chế biến sâu sử dụng nguyên liệu là khoáng sản, bình quân khoảng 2.300 tỷ đồng/năm, trong đó:
Đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh và cung cấp bán, tiêu thụ cho thị trường các tỉnh trong khu vực, dự kiến thu ngân sách khoáng 50 đến 100 tỷ đồng/năm.
Đối với khoáng sản như: Quặng sắt, đồng, apatit, caolanh,...dự kiến thu ngân sách khoảng 2.200 tỷ/năm, đến năm 2025 tổng thu từ khoáng sản cho ngân sách nhà nước đạt trên 11.500 tỷ đồng.
- Tạo việc làm cho ít nhất 15.000 người lao động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; đảm bảo nguyên liệu quặng apatit, quặng sắt và quặng đồng để cung cấp cho các nhà máy trong tỉnh, trong nước; hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn chặt triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, mỗi năm lập kế hoạch kiểm tra, giám sát 30 cuộc.
- Phấn đấu đến hết năm 2025 lắp đặt được 80% các trạm cân, camera đấu nối với các cơ quan chuyên môn trong quá trình quản lý sản lượng khai thác, giảm việc thất thoát tài nguyên khoáng sản.
- Về an ninh nguồn nước: Tăng cường thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nước năm 2012 và tổ chức thực hiện theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục như:
Phấn đấu 100% hệ thống trạm quan trắc nước mặt, nước dưới đất được đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định 169/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh.
Triển khai thực hiện cắm mốc bảo vệ hành lang nguồn nước đạt 50% các nguồn nước phải cắm mốc bảo vệ hành lang nguồn nước.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, đến năm 2025, phấn đấu 90% các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trái phép trên địa bàn tỉnh được ngăn chặn.
- 100% các sông suối chính trên địa bàn toàn tỉnh được xây dựng hệ thống cảnh báo lũ tương ứng với các mức lũ theo cấp báo động.
- Phấn đấu nguồn thu từ tài nguyên nước cho ngân sách mỗi năm đạt từ 500 tỷ đồng trở lên.
1.4. Về bảo vệ môi trường, quản lý đa dạng sinh học.
- Bảo vệ môi trường đô thị: Tiếp tục kiểm soát nguồn thải phát sinh từ các khu đô thị nhằm đạt 90% các khu đô thị đạt khu đô thị xanh; 100% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động y tế được xử lý. Tiếp tục rà soát đầu tư nâng cấp, ứng dụng công nghệ trong xử lý, đến năm 2025 tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị đạt 95% rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên di chuyển nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của thành phố Lào Cai ra khỏi nội thị.
- Bảo vệ môi trường công nghiệp: Tiếp tục Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Hệ thống xử lý nước thải tập trung; xử lý chất thải rắn; quan trắc tự động liên tục khí thải, nước thải); 100% các khu, cụm công nghiệp mới hình thành được đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý chất thải tập trung trước khi đi vào vận hành; 100% các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp phải áp dụng công nghệ xử lý chất thải đạt Quy chuẩn môi trường hoặc ứng dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; 100% dự án khai thác khoáng sản phải thực hiện việc ký quỹ và phục hồi môi trường theo quy định.
- Bảo vệ môi trường nông thôn: Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý đạt 80%; đảm bảo 60% số xã đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
1.5. Về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với BĐKH của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân.
- Tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với BĐKH. Chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH. Giảm thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
- Tăng cường công tác quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới như nước sông Hồng, sông Chảy; đối với các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn tỉnh xây dựng vận hành các trạm quan trắc, kịp thời xử lý các sự cố xảy ra trên địa bàn.
- Tăng cường hệ thống kè sông, suối chống sạt lở bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ hạ tầng cơ sở, ổn định quỹ đất phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường công tác giao đất, giao rừng; phấn đấu đến hết năm 2024 các diện tích đất rừng được giao quản lý sử dụng đúng mục đích.
(Có phụ biểu chi tiết 01 kèm theo)
1. Về tài nguyên đất và đo đạc, bản đồ
- Triển khai công tác thanh kiểm tra, quản lý việc thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, hạn chế triệt để việc sử dụng đất sai mục đích, định kỳ mỗi năm thanh tra ít nhất một lần/một huyện, thị xã, thành phố; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.
- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng (gọi tắt là Đề án); điều chỉnh, bổ sung để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3200/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
- Triển khai lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện, vùng liên huyện tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2021-2025) cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai hoàn thành dự án Tăng cường quản lý đất đai và xây dựng; cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn toàn tỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý đất đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, kiểm kê đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác xác định giá đất, xây dựng bảng giá đất 5 năm của tỉnh và xác định giá đất cụ thể, đảm bảo giá đất được xác định sát với giá thị trường tạo nguồn thu trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện thăm dò, khai thác, chế biến có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, xây dựng danh mục dự án quan trọng, dự án ưu tiên đầu tư để thăm dò, khai thác, chế biến; từ đó đề xuất các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng hiệu quả khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, tăng thu cho ngân sách.
- Rà soát bổ sung Quy hoạch khoáng sản; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản; các loại khoáng sản chưa khai thác được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý trong việc quản lý khai thác khoáng sản (đặc biệt là đất đai trong khai thác khoáng sản).
- Tăng cường công tác điều tra, khảo sát xác định giá trị khoáng sản khai thác làm căn cứ tính tiền thu thuế, phí trong khai thác tại các mỏ để tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn chặt triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và quản lý chặt việc cấp giấy phép, gắn khai thác với chế biến sâu khoáng sản, sử dụng tiết kiệm và nâng cao giá trị khoáng sản; khai thác, chế biến phải sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, sử dụng tối đa quặng nghèo, bảo vệ môi trường.
- Rà soát, xác định các khu vực có khoáng sản để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD đáp ứng nhu cầu xây dựng trong giai đoạn tới.
- Đẩy mạnh đấu giá, tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong việc cấp quyền khai thác khoáng sản.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý khoáng sản.
- Đôn đốc yêu cầu các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp lắp đặt các trạm cân, camera để quản lý chặt sản lượng khai thác khoáng sản.
3. Về tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu
Xây dựng, quản lý và khai thác mạng lưới quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước, kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên nước của Trung ương trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thực hiện trước đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, suy giảm nguồn nước cao để xác những bất thường từ thiên tai do nước gây ra để từ đó có những ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại cho con người và trong sản xuất.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước để tập hợp, lưu trữ, phân tích, xử lý, quản lý, cập nhật các thông tin có liên quan đến diễn biến của tình trạng tài nguyên nước.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước liên quan tới biến đổi khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc chất lượng, số lượng trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
- Đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão lũ, ngập lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại... làm cơ sở thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo thiên tai tỉnh Lào Cai.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các ngành và lĩnh vực: Tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường, văn hóa thể thao và du lịch
- Tiếp tục đầu tư hệ xây dựng thống quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đánh giá được trữ lượng, chất lượng nước mặt, nước dưới đất.
- Rà soát, củng cố, xây dựng các phương án, các công trình trọng điểm phòng chống thiên tai, cấp bách.
4. Về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học
a) Kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động công nghiệp
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; kiểm soát chặt chẽ đối với các đập hồ thải, bãi thải nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường; yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc cải tạo, hoàn nguyên môi trường.
- Nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở bảo vệ môi trường; đầu tư kinh phí xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng công ích (các bãi rác, bệnh viện trên địa bàn tỉnh và điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật).
- Triển khai có hiệu quả Đề án “Giảm ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”. Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.
- Đánh giá tác động của hoạt động du lịch, dịch vụ đến môi trường tại thị xã Sa Pa và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường đặc biệt các khu, cụm công nghiệp; khu vực khai thác khoáng sản; khu đô thị; môi trường nước xuyên biên giới.
Tăng cường rà soát đánh giá, kịp thời phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để có biện pháp xử lý, quản lý, giảm thiểu tác động môi trường.
b) Cải thiện chất lượng môi trường đô thị:
- Tiếp tục tăng cường quản lý, xử lý có hiệu quả chất thải rắn, chất thải nguy hại.
- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải; chú trọng tái chế, tái sử dụng chất thải, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm tái chế.
- Đầu tư nâng cấp bãi chôn lấp, xử lý chất thải sinh hoạt đô thị hợp vệ sinh tại thành phố Lào Cai, huyện Văn Bàn, huyện Mường Khương, thị xã Sa Pa; vận hành, duy trì tốt hoạt động của nhà máy xử lý rác thải, nước thải tại thành phố Lào Cai.
- Tăng cường kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí trong các khu đô thị, khu dân cư; thực hiện trồng cây phân tán, phát triển các hành lang xanh, tăng diện tích công viên cây xanh trong các khu đô thị và khu dân cư.
- Đầu tư hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải tại một số khu vực đô thị nhằm giám sát, cảnh báo sớm và hỗ trợ việc ra quyết định cho nhà quản lý theo thời gian thực hiện.
- Đầu tư nâng cấp bãi chôn lấp, xử lý chất thải sinh hoạt đô thị hợp vệ sinh huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
c) Cải thiện chất lượng môi trường nông thôn
- Tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường nông thôn gắn với tiêu chí bảo vệ môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới (sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng; xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; quy hoạch, xây dựng các bãi rác thải sinh hoạt, nghĩa trang; quản lý, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định).
- Quy hoạch, xây dựng các nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, lựa chọn mô hình, đề xuất cơ chế tài chính cho việc xử lý rác thải nông thôn phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo tiêu chí hợp vệ sinh.
- Tuyên truyền đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường nông thôn, phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
- Tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và tái chế chất thải.
d) Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học
- Điều tra, kiểm soát chặt chẽ và ngăn ngừa, phòng trừ hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Lồng ghép các chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trong việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn nâng cao trữ lượng các-bon rừng”.
- Điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học, xây dựng vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, tích hợp vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.
- Lập, hoàn thành Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Hàng năm, triển khai thực hiện các dự án thành phần nhằm hoàn thành mục tiêu đề án đã đặt ra, cụ thể:
Năm 2021.
- Dự án "Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai" (Dự án VILG) vốn vay Ngân hàng thế giới, với tổng kinh phí 121.000 triệu đồng, giai đoạn 2017-2021 là 77.044 triệu đồng.
- Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai vào giai đoạn 2021-2025, tổng kinh phí 214.134 triệu đồng.
- Lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021-2025 cấp tỉnh, kinh phí dự kiến 3.500 triệu đồng.
- Dự án xây dựng CSDL kho điện tử của 8 huyện, thị xã tỉnh Lào Cai (Sa Pa, Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát) tổng mức đầu tư 55.000 triệu đồng.
- Nâng cấp hệ thống phần mềm cấp phát tư liệu trắc địa, tổng mức đầu tư 1.000 triệu đồng.
- Phương án phân bổ và phân vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện, vùng liên huyện tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 1.200 triệu đồng.
- Dự án điều tra, khảo sát xác định giá trị hệ số quy đổi một số loại khoáng sản từ tấn sang mét khối và ngược lại để xây dựng quy định làm căn cứ thu thuế, phí theo quy định, tổng mức đầu tư 3.500 triệu đồng.
- Dự án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và phương án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng mức đầu tư 500 triệu đồng.
- Dự án đầu tư mua sắm 02 hệ thống quan trắc khí thải tự động môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và 02 xe quan trắc lưu động chất lượng môi trường không khí tại thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa, tổng mức đầu tư 100.000 triệu đồng.
- Dự án đầu tư nâng cấp thiết bị phòng thí nghiệm quan trắc môi trường, tổng mức đầu tư 58.000 triệu đồng.
- Dự án xây dựng cơ sở dữ địa chất khoáng sản tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu ưu 6.000 triệu đồng.
- Đề án "Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”, tổng mức đầu tư 19.184 triệu đồng.
- Dự án đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí, tổng mức đầu tư 50.000 triệu đồng.
- Dự án khảo sát, điều tra thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý loài ngoại lai xâm hại, tổng mức đầu tư 3.000 triệu đồng.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải 30 tấn rác/ngày đêm, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 18.000 triệu đồng.
- Dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp các bãi rác thải sinh hoạt được xây dựng theo chương trình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tổng mức đầu tư 12.000 triệu đồng.
- Dự án xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 2.500 triệu đồng.
- Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, tổng mức đầu tư 3.500 triệu đồng.
- Dự án thống kê, rà soát thông tin, dữ liệu về thích ứng với biến đổi khí hậu, tổn thất và thiệt hại, đề xuất phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch phát triển KTXH phù hợp và thích ứng với biến đổi khí hậu, tổng mức đầu tư 5.000 triệu đồng.
- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước liên quan tới biến đổi khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc chất lượng, số lượng trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước, tổng mức đầu tư 5.000 triệu đồng.
- Dự án đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ, tổng mức đầu tư 8.900 triệu đồng.
- Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn Lào Cai phục vụ công tác quản lý, tổng mức đầu tư 6.500 triệu đồng.
- Đề án lập phương án quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, tổng kinh phí thực hiện 550 triệu đồng.
Năm 2022.
- Dự án đầu tư sửa chữa xây mới Chi nhánh Văn phòng đăng đất đai các huyện, thị xã, thành phố "Đầu tư xây mới và sửa chữa 9 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố, tổng mức đầu tư 20.000 triệu đồng.
- Dự án xây dựng hệ thống quản lý, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 15.000 triệu đồng.
- Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 10.000 triệu đồng.
- Điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học, xây dựng vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, tích hợp vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia, tổng mức đầu tư 5.000 triệu đồng.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 54.000 triệu đồng.
- Dự án xây dựng trạm quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 15.000 đồng.
- Dự án cường năng lực, thiết bị, công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước ở các cấp, tổng mức đầu tư 9.000 triệu đồng.
- Dự án rà soát kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Lào Cai theo định kỳ, tổng mức đầu tư 11.000 triệu đồng.
- Dự án đầu tư thiết bị hạ tầng kỹ thuật phục vụ xử lý dữ liệu quan trắc môi trường, tổng mức đầu tư 22.000 triệu đồng.
Năm 2023.
- Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật, tổng mức đầu tư 3.000 triệu đồng.
- Dự án đánh giá mức độ rủi ro và tính rễ bị tổn thương do BĐKH xác định phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai nhu cầu thích ứng và nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan tới tổn thất và thiệt hại tỉnh Lào Cai, tổng mức đầu tư 7.500 triệu đồng.
Năm 2024.
- Dự án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, lập bản đồ chuyên đề đất đai tỉnh Lào Cai năm 2024, tổng mức đầu tư 28.000 triệu đồng.
Năm 2025.
- Dự án Điều tra, xây dựng bảng giá đất 5 năm 2025-2029, tổng mức đầu tư 4.500 triệu đồng.
(Có biểu chi tiết số 03 kèm theo).
Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ, lãnh đạo làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH từ cấp tỉnh đến cấp xã, doanh nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng (các cơ quan báo chí, đài, hệ thống phát thanh truyền hình,...).
Tuyên truyền thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tài nguyên và môi trường.
2. Về tổ chức, sắp xếp bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực
- Điều tra, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cấp xã, nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
- Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực nhằm từng bước nâng cao về chất lượng và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý. Đánh giá và tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai; Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh, cấp huyện và thực hiện theo cơ chế tự chủ về tài chính.
- Đào tạo, phát triển nhân lực có chất lượng cao về quản lý tài nguyên và môi trường. Trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp xã và phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
- Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường; quản lý tài nguyên; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại đảm bảo điều kiện làm việc. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư về con người, trang thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại phục vụ công tác quan trắc và giám sát môi trường cho Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Lào Cai.
- Tiếp tục thực hiện mở rộng việc thí điểm chuyển cán bộ làm công tác tài nguyên môi trường cấp xã về trực thuộc quản lý của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
3. Về tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước
- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý đất đai ở các cấp, đặc biệt là đối với cơ sở; tổ chức thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Chú trọng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ, quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông lâm trường quốc doanh..., ưu tiên bố trí tối thiểu 10% kinh phí của nguồn thu từ đất để thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên bố trí ngân sách và vận động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư góp vốn cho công tác điều tra, thăm dò khoáng sản, tài nguyên nước.
- Tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, giám sát; xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cấp, các ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước để xảy ra vi phạm mà không được xử lý kịp thời.
- Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Tìm kiếm nguồn nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho các khu vực thường xuyên thiếu nước về mùa khô.
- Ưu tiên kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được bố trí bổ sung vào ngân sách hằng năm.
- Các ngành, địa phương có trách nhiệm thường xuyên phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
- Công khai minh bạch các thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết các thủ tục về đất đai, khoáng sản, môi trường... nghiên cứu giảm các thủ tục về đất đai tạo điều kiện cho các doanh nghiệp người dân trong quá trình tiếp cận dễ dàng trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra để giám sát về nguồn gốc, sản lượng khoáng sản sau khai thác nhằm trách thất thu cho ngân sách.
- Đẩy mạnh việc giao rừng gắn với giao đất, cho thuê đất.
4. Về công tác quản lý bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học:
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước ở các cấp, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường, đa dạng sinh học tại cấp huyện theo thẩm quyền.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường (đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường; kế hoạch bảo vệ môi trường) và các chỉ tiêu về đa dạng sinh học; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả nguyên tắc: Người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo, phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động quan trắc, các trạm giám sát, cảnh báo sớm các thiên tai theo hướng tự động, hiện đại và đồng bộ trên nền tảng ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin, internet giám sát chất lượng môi trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải, ứng phó với BĐKH.
- Tập trung xử lý môi trường khu công nghiệp; đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường nông thôn; xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và tái chế chất thải.
- Thường xuyên kiểm soát chặt chẽ môi trường trên địa bàn tỉnh bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc giám sát, quan trắc tự động trong giám sát nguồn thải, giám sát chất lượng môi trường cần tiếp tục được đẩy mạnh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như:
(1) Đảm bảo tất cả các nguồn thải có nguy cơ cao ảnh hưởng đến môi trường được kiểm soát từ xa qua hệ thống quan trắc nguồn thải online từ doanh nghiệp và các trạm quan trắc môi trường xung quanh (không khí đô thị; nước mặt, không khí xung quanh gần khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh, như KCN Tằng Loỏng).
(2) Tăng cường và mở rộng các hệ thống quan trắc tự động, liên tục môi trường nền tại các khu công nghiệp, đô thị trọng điểm và lưu vực sông chính.
(3) Tích hợp cơ sở dữ liệu giám sát tự động với cơ sở dữ liệu giám sát đô thị thông minh của tỉnh.
(4) Tiếp tục đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường
5. Ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, người dân bị ảnh hưởng do khai thác tài nguyên.
- Chủ động cập nhật các kịch bản về BĐKH tác động ảnh hưởng đến các ngành, các lĩnh vực để lồng ghép vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tăng cường công tác cảnh báo trước để phòng ngừa sớm thiên tai gây ra. Kết nối hệ thống cảnh báo thiên tai với hệ thống dữ liệu của các ngành, lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do thiên tai. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc đầu tư các thiết bị dự báo, phòng ngừa thiên tai của các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.
V. NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 965.012 triệu đồng
Trong đó:
- Vốn NSTW: 140.000 triệu đồng.
- Vốn NSĐP: 625.368 triệu đồng.
- Vốn ODA: 63.804 triệu đồng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp, cá nhân: 104.000 triệu đồng
- Vốn khác: 31.840 triệu đồng.
2. Cơ cấu nguồn kinh phí thực hiện đề án
a) Vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình dự án thuộc lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường.
b) Vốn tự có của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư trên địa bàn tỉnh.
c) Chi tối thiểu 10% kinh phí từ thu tiền sử dụng đất để thực hiện các nội dung liên quan đến việc quản lý đất đai và 1% tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh cho nguồn sự nghiệp môi trường đối với các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường.
(Có biểu chi tiết phân bổ nguồn vốn số 02 kèm theo).
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Đề án. Căn cứ Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, hàng năm chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện và thường xuyên đôn đốc, báo cáo kết quả triển khai Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện Đề án và các dự án có hiệu quả; nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo môi trường trong sản xuất, kinh doanh; đầu tư vào lĩnh vực xử lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý rủi ro thiên tai, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước; trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống sa mạc hóa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện của BĐKH.
4. Sở Công Thương: Chủ trì tổ chức quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch khoáng sản; phối hợp trong công tác quản lý môi trường và hóa chất. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguyên - nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực công nghiệp góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Sở Giao thông vận tải và Xây dựng: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố trong việc quy hoạch, xây dựng.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
UBND huyện, thị xã, thành phố nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, quản lý đất đai, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Đề nghị Đảng, Đoàn, HĐND tỉnh: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện Đề án này.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 09 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp, yêu cầu cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2159/QĐ-UBND Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho thanh niên năm 2017 do tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 1872/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch kiểm soát, bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tác động đến phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa
- 3Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 56-KL/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 08/CT/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Luật tài nguyên nước 2012
- 2Quyết định 2159/QĐ-UBND Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho thanh niên năm 2017 do tỉnh Bình Định
- 3Thông tư 76/2017/TT-BTNMT về quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Quyết định 1872/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch kiểm soát, bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tác động đến phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 32/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh hiện do công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 56-KL/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 9Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 08/CT/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 10Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án "Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025"
- Số hiệu: 79/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 17/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Trịnh Xuân Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra