Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỐ 80/CTR-UBND VỀ "PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÌNH ĐỘ, CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2011-2015" NĂM 2013

I. Mục đích, yêu cầu

-   Thực hiện Chương trình số 80/CTr-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về 'Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015";

-   Đẩy mạnh tăng trưởng các ngành, lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao nhằm đạt mức tăng trưởng GDP bình quân của Thành phố giai đoạn 2011-2015: 12-13%/năm, trong đó dịch vụ đạt 12,2 - 13,5%/năm.

-   Xây dựng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cụ thể; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, Ban, Ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện.

II. Nội dung

1. Lĩnh vực du lịch:

-   Đạt chỉ tiêu tổng số lượng khách du lịch: 15,5 triệu lượt khách, trong đó:

+ Khách quốc tế: 2,25 triệu lượt khách

+ Khách nội địa: 13,25 triệu lượt khách

-   Xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án, chương trình nhằm phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.

-   Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý du lịch.

-   Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước, quốc tế và hoạt động thông tin du lịch.

2. Lĩnh vực thương mại:

-    Triển khai nội dung các quy hoạch về phát triển thương mại, phát triển hạ tầng thương mại đã được phê duyệt; thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình xây dụng cơ sở hạ tầng ngành thương mại giai đoạn 2012 - 2015, có tính đến 2020.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Thành phố: Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 28/01/2013 thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố năm 2013; công tác cải cách hành chính; tập trung khai thác các thị trường truyền thống, thị trường có Hiệp định mậu dịch tự do, thị trường mới; nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại; triển khai các chương trình hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu.

-    Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu; từng bước hoàn thiện các dự án hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu.

-    Triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuộc ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp sáng tạo, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, ưu tiên một số sản phẩm và dịch vụ có lợi thế, tiềm năng của Thủ đô

-    Tham gia các chương trình liên kết tỉnh, thành phố, các hội chợ trong nước nhằm quảng bá sàn phẩm, thương hiệu của Hà Nội và liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu.

-    Triển khai chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;

3. Lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin:

-    Hoàn thành và tổ chức triển khai các Quy hoạch, Chương trình, Dự án, Đề án, Giải pháp về phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố.

-    Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; xây dựng các chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin.

-    Phát triển các dịch vụ Bưu chính; Rà soát, cải tiến mô hình hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã.

-    Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung của chương trình hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

-    Xây dụng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin và Viễn thông trên địa bàn Thành phố. Triển khai các Hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu và các phần mềm dùng chung của Thành phố tích hợp với Trung tâm dữ liệu nhà nước Thành phố gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công tiến tới xây dựng chính quyền điện tử của thành phố Hà Nội vào năm 2015.

4. Lĩnh vực khoa học - công nghệ:

-    Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò của hoạt động Khoa học và Công nghệ trong việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

-    Đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ Khoa học và công nghệ.

-    Tiếp tục tạo lập và phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ Thủ đô.

-    Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ Thủ đô.

-    Tăng cường các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.

5. Lĩnh vực y tế:

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh; nâng cao năng lực, trình độ, y đức của đội ngũ cán bộ y tế; triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển y tế.

6. Lĩnh vực tài chính - ngân hàng:

-   Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính - ngân hàng; theo dõi, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn.

-   Tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch, công khai.

-   Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước và bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các Tổ chức tín dụng.

-   Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo cơ hội bình đẳng phát triển đối với mọi thành phần kinh tế.

-   Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ ngân hàng trình độ, chất lượng cao.

-   Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngành tài chính - ngân hàng, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công tác tin học.

-   Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động và cơ chế, chính sách, sản phẩm của ngân hàng.

7. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

-   Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục trình độ, chất lượng cao.

-   Chỉ đạo tổ chức triển khai kiểm định trường dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao theo bộ tiêu chí và quy trình được phê duyệt.

-   Tăng cường và đổi mới các điều kiện nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

-   Đổi mới cơ chế chính sách và công tác quản lý giáo dục.

-   Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực đầu tư cho mô hình trường chất lượng cao.

-   Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện và triển khai các đề án trường chất lượng cao; Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện đề án.

8. Lĩnh vực vận tải công cộng:

-    Tiếp tục triển khai xây dựng, cải tạo mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố.

-    Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ: quản lý và phát triển mạng lưới; quản lý hạ tầng; quản lý vé; kiểm tra giám sát; thông tin tuyên truyền; triển khai các dự án được giao.

-    Áp dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giao thông đô thị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hạ tầng giao thông.

(Các nội dung cụ thể Kế hoạch triển khai Chương trình số 80/CTr-UBND về "Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011-2015" năm 2013 được chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

III. Tổ chức thực hiện:

1. Các sở, ngành:

Trên cơ sở nhiệm vụ Kế hoạch triển khai Chương trình số 80/CTr-UBND về "Phát triển các ngành dịch vụ trình độ chất lượng cao giai đoạn 2011-2015" năm 2013 (Phụ lục đính kèm), yêu cầu các sở, ngành bố trí kinh phí, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ, xây dựng kế hoạch năm 2014, gửi về Sở Công Thương trước ngày 20/11/2013 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

2. Sở Công thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ, báo cáo UBND Thành phố; đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt Chương trình.

UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, nghiêm túc thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình triển khai nếu có các khó khăn vướng mắc, yêu cầu các đơn vị có kiến nghị, đề xuất giải pháp, gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

PHỤ LỤC:

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỐ 80/CTr-UBND VỀ "PHÁT TRIỀN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÌNH ĐỘ, CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2011-2015" NĂM 2013
(Kèm theo Kế hoạch số: 77/KH-UBND ngày 07/5/2013 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối họp

1

Lĩnh vực du lịch

 

 

1.1

Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác 2013 lĩnh vực du lịch và Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch giai đoạn 2013 - 2015 để công bố rộng rãi, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

 

 

1.2

Xây dựng Quy hoạch phát triển khu du lịch núi Ba Vì - hồ Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

 

 

1.3

Xây dựng Đề án phát triển du lịch Hà Nội đến 2020, Đề án phát huy giá trị "Không gian lễ hội Gióng" phục vụ phát triển du lịch bền vững tại hai huyện Gia Lâm và Sóc Sơn

 

 

1.4

Thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng khu vực Ba Vì, xây dựng Đề án nâng cấp điểm đến, khai thác phát triển du lịch tai một số điểm di sản văn hoá trên địa bàn Hà Nội; xây dựng Đề án khai thác nghệ thuật biểu diễn truyền thống phục vụ khách du lịch.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

1.5

Công tác quản lý du lịch:

+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm định, thẩm định lại hạng cơ sở lưu trú du lịch; cấp phép hoạt động trong lĩnh vực lữ hành; cấp phép văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam; thẩm định và xác nhận xe ô tô đủ điều kiện vận chuyển khách du lịch.

+ Tổ chức khảo sát và hội nghị về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại một số quận huyện: Long Biên, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Tây Hồ.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 - 2013.

+ Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ giám đốc các khách sạn vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Tổ chức lớp bồi dường kiến thức định kỳ dành cho hướng dẫn viên và phối hợp tổ chức bồi dưỡng nghiêp vụ cho đội ngũ thuyết minh viên tại điểm.

 

 

1.6

Hoạt động thông tin du lịch:

+ Sửa chữa, nâng cấp các biển quảng bá du lịch tấm lớn tuyên truyền về Năm du lịch Quốc gia 2013 tại vị trí của ngõ vào Thủ đô tiếp giáp với các tỉnh trên các tuyến quốc lộ.

+ Tiếp tục duy trì Bản tin Du lịch Hà Nội 04 kỳ/năm va làm mới 02 quầy thông tin du lịch trên địa bàn quận Ba Đình.

+ Tiến hành quảng bá du lịch Hà Nội trên một số kênh truyền hình tại Nga; Tuyên truyền quảng bá trên tạp chí du lịch trực tuyến Travel Man in Asia 2013.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

1.7

Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước:

+ Tổ chức Lễ hội Chùa Hương 2013, sự kiện nằm ưong chương trình Năm du lịch quốc gia "Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013".

+ Tổ chức Liên hoan Du lịch làng nghề Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013, dự kiến vào tháng 10/2013.

+ Tham gia các hoạt động Năm du lịch Quốc Gia các tỉnh đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 như: Lễ Khai mạc, bế mạc Năm Du lịch quốc gia; Hội chợ Du lịch Hải Phòng 2013; Lễ hội Hoa Phượng Đỏ -Hải Phòng 2013; tham gia liên hoan ẩm thực đồng bằng sông Hồng 2013; tham gia cuộc thi Lễ tân khách sạn giỏi toàn quốc năm 2013... một số sự kiện, cuộc thi do Bộ VHTTDL và các tỉnh đồng bằng sông Hồng tổ chức.

+ Tham gia Lễ hội Du lịch biển Hạ Long 2013; Tuần Văn hóa Du lịch Vĩnh Phúc năm 2013; Hội chợ Du lịch Ninh Bình năm 2013; Tham gia Hội chợ triển lãm Du lịch Huế năm 2013; Hội chợ triển lãm Du lịch Đồng Bằng sông Cửu Long; Tham gia Tuần lễ văn hóa - du lịch Hà Giang tại Hà Nội; Hội chợ du lịch Thái Nguyên năm 2013; Hội chợ du lịch Quốc tế ITE TP HCM năm 2013.

+ Khảo sát, xây dựng tuyến du lịch liên kết các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; khảo sát và hợp tác phát triển tuyển du lịch Hà Nội - Châu Đốc - Hà Tiên - Kiên Giang - Rạch Giá - cần Thơ; khảo sát và hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi .

+ Triển khai thực hiện các chương tình mà Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các địa phương.

 

 

11.8

Tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá, tổ chức sự kiện quốc tế:

+ Tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - Hà Nội 2013, dự kiến vào cuối tháng 4/2013: Tổ chức khu gian hàng của Thành phố Hà Nội tại Hội chợ cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống; tổ chức hội thảo "Khai thác giá trị di sản để phát triển du lịch Thủ đô"; tổ chức đoàn khảo sát du lịch Hà Nội (đoàn FamTrip) cho các hãng du lịch nước ngoài (buyers) và phóng viên báo chí quốc tế.

+ Tổ chức Giới thiệu du lịch Hà Nội (Roadshovv) tại Hàn Quốc (cụ thể tại 3 thành phố Seoul, Busan và Jeju); tổ chức đoàn xúc tiến du lịch tại Canada; tổ chức làm việc và khảo sát du lịch tại Đại Liên - Trung Quốc;

+ Tham gia các hoạt động và tham dự kỳ họp lần thứ XIII - Hội đồng XTDL châu Á (CPTA); tham gia Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - TBD (TPO).

+ Khảo sát tuyến điểm đu lịch Trùng Khánh - Thành Đô - Tây Tạng kết hợp với hãng hàng không khai thác các đường bay mới khai trương thông qua việc xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng, liên quốc gia nhằm thu hút khách du lịch hai chiều Hà Nội - Việt Nam và Trùng Khánh, Thành Đô - Trung Quốc; Tổ chức phát động thị trường Nhật Bản.

+ Đón một số đoàn khảo sát quốc tế (đoàn PamTrip) gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Phần Lan – Thủy Điển, Pháp vào khảo sát tuyến điểm, thị trường du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận, tiếp xúc với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư trên lĩnh vực du lịch.

Sở Vãn hóa-Thể thao và Du lịch

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

2

Lĩnh vực thương mại

 

 

22.1

Triển khai nội dung các quy hoạch về phát triển thương mại, phát triển hạ tầng thương mại đã được phê duyệt: Quy hoạch phát triển thương mại Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Sở Công Thương

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có Hên quan

22.2

Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình xây dựng cơ sờ hạ tầng ngành thưong mại giai đoạn 2012 -2015, có tính đến 2020: xác đinh các vi trí đất cu thể đối với tòng dư an, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đâu tư

 

 

2 2.3

Triển khai Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 28/01/2013 thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố năm 2013

 

 

22.4

Tập trung khai thác các thị trường truyền thống, thị trường có Hiệp định thương mại tự do, thị trường mới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại:

+ Tham gia hội chợ triển lãm tại các thị trường như Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nam Á, Châu Phi, Đông Âu, Trung Đông, Úc, Nam Mỹ, Trung Mỹ... vơi các ngành hàng phần mềm, công nghê thông tin, công nghiệp hỗ trợ, thủ công mỹ nghệ - sản phẩm làng nghề truyền thông, thực phẩm chế biến, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ...

+ Tổ chức việc tiếp cận của doanh nghiệp trong Vùng với các nhà nhập khẩu nước ngoài.

+ Tổ chức Hội thảo, kết nối giao thương giữa các doanh nghiêp Việt Nam với các đoàn doanh nghiệp là nhà nhập khẩu của các thị trường trọng điểm.

Sở Công Thương

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

22.5

Tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cho các doanh nghiêp tham gia hoạt động xuất khẩu: tổ chức các chương trình tập huấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố về phổ biến các văn bản pháp quy về lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan, kỹ năng ứng dụng internet phục vụ thiết kế tạo mẫu sản phẩm, sử dụng thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm làng nghề trên mạng; phổ biến pháp luật tự vệ của Việt Nam và WTO; hỗ trơ doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ giỏi về tư vấn thiết kế mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu; tổ chức thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ OVOP phục vụ xuất khẩu năm; quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm OVOP thông qua thông tin đại chúng ấn phẩm, trang web; tìm hiểu xu hướng thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn thành phố; phổ biến công cụ phân tích hoạt động xuất nhập khẩu và hệ thống quy chuẩn chất lượng hàng hóa quốc tế;

 

 

22.6

Tiếp tục xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng và phát triển các dịch vụ Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin chất lượng cao để quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với khách hàng trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực canh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế;

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

22.7

Triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuộc ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp sáng tạo, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, ưu tiên một số sản phẩm và dịch vụ có lợi thế, tiềm năng của Thủ đô như: Công nghệ số - nội dung số; sản phẩm chế tạo và công nghiệp hỗ trợ (may dệt, vật liệu xây dựng, cơ kim khí, linh kiện và phụ tùng phục vụ công nghiệp lắp ráp, chế tạo); gia công và phát triển phần mềm; dịch vụ (dịch vụ tại chỗ, xuất khẩu lao động, dịch vụ Logistic).

Sở Công Thương

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

22.8

Liên kết hợp tác với các Tỉnh, Thành và các tỉnh Tây Bắc để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, phát triển hệ thằng phân phối. Kết nối giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng qua việc đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, liên kết các nhà sản xuất của Hà Nội và các địa phương để thiết lập kênh phân phối sản phẩm ổn định và có chất lượng tốt.

Sở Công Thương

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

22.9

Tổ chức chương trình kích thích sản xuất và tiêu dùng, bình ổn giá, tháng Khuyến mại thành phố

 

 

'2.10

Triển khai thực hiện Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 ban hành Quy chế "Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu"

 

 

22.11

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 04/8/2011 của UBND về việc Phát triển Thương mại điện tư giai đoạn 2011-2015

 

 

3

Lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin

 

 

33.1

Hoàn thành và tổ chức triển khai Quy hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

33.2

Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung đã được phê duyệt ương Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phổ Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

 

 

33.3

Tổ chức thực hiện các nội dung trong Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước thành phố Hà Nại giai đoạn 2012-2015

 

 

33.4

Triển khai dự án chuyển đổi công nghệ sản xuất chương trình phát thanh truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số

 

 

33.5

Triển khai xây dựng đề án "Nghiên cứu đề xuất xây dựng Khu công nghiệp phần mềm và nội dung số trọng điểm của Thành phố Hà Nội", quy chế Khu Công nghệ thông tin tập trung; Quy hoạch và xây dựng 02 khu công nghiệp phần cứng ở vị trí giao thông thuận lợi.

 

 

33.6

Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, chương trình, dự án nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, đánh giá số liệu thống kê và hoạt động CNTT trên địa bàn Thành phố

 

 

33.7

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, văn bản QPPL, nâng cao nâng lực quản lý nhà nước tạo môi trường pháp lý hỗ trợ, khuyến khích việc đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ cao về Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư mỏ neo vào các khu công nghiệp Công nghệ thông tin tập trung, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển, sản xuất sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin

 

 

33.8

Rà soát, cải tiến mô hình hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã theo hướng tích hợp Bưu cục cấp 3 và điểm Bưu điện văn hóa xã lại nhằm mở rộng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mới cung cấp tại các điểm Bưu điện Văn hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

33.9

Phát triển các dịch vụ bưu chính làm hậu cần cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo mô hình B2B (Business to Business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp với các doanh nghiệp với nhau) và B2C (Business to Customer - là dịch vụ bán lẻ của công ty qua mạng Internet)

 

 

'3.10

Thưc hiện công tác thông tin tuyên truyền về nội dung của chương trình hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao

 

 

33.11

Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin và Viễn thông trên địa bàn Thành phố. Triển khai các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu phần mềm dùng chung của Thành phố tích hợp với Trung tâm dữ liệu Nhà nước Thành phố gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công để phục vụ các tổ chức và công dân tiến tới xây dựng Chính quyền điện từ của Thành phố Hà Nội vào năm 2015

 

 

4

Lĩnh vực Khoa học - công nghệ

 

 

44.1

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cùa các cơ quan, tổ chức vả xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của hoạt động Khoa học và Công nghệ trong việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

 

 

44.2

Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ của Thủ đô: hoàn thành các thủ tục để tiến hành khởi công xây dựng các Dự án xây dựng cơ sở vật chắt kỹ thuật, hạ tầng Khoa học và Công nghệ (gồm: Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu dịch vụ chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ và Dự án cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng)

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

44.3

Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: Thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ với các tỉnh, thành phố trong nước và một số thủ đô, thành phố lớn trên thế giới, tranh thủ các chính sách ưu tiên, các chương trình hỗ trợ, tài trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế, tập đoàn công nghiệp, tài chính cho các cơ quan, tổ chức Khoa học và Công nghệ của Thành phố

 

 

44.4

Tiếp tục tạo lập và phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ Thủ đô

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện 4 nhóm giải pháp lớn của Đề án 'Phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ TP Hà Nội giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2015.

- Tổ chức các Chợ Công nghệ (Techmart) quốc gia, khu vực và địa phương.

- Tiếp tục triển khai chương trình liên kết 3 nhà: Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà sản xuất, kinh doanh trong hoạt động Khoa học và Công nghệ

 

 

44.5

Đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ Khoa học và Công nghệ:

"Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định, chuyển giao công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn công nghệ và xác lập hợp đồng chuyển giao

- NângTao chất lượng và các dịch vụ tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng và kiểm soát an toàn bức xạ, hạt nhân. Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tiếp nhận và chuyển tin cảnh báo của các nước thành viên WTO đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội

- Tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ xây đựng các nhãn hiệu tập thể, các chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm làng nghề truyền thống của thành phố

- Triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

- Tiếp tục triển khai Chương trình nâng cao nâng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2010-2020.

- Thường xuyên tổ chức chuyển giao sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cho các đơn vị, tố chức và cá nhân ứng dụng vào thực tiễn.

- Đẩy mạnh việc hỗ trợ áp dụng ISO 9001:2008 trong quản lý hanh chính và ISO 14000 và ISO 22000 trong sản xuất kinh doanh

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

5

Lĩnh vực y tế

 

 

55.1

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh; nâng cao năng lực, trình độ, y đức của đội ngũ cán bộ y tế; triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển y tế.

Sở Y tế

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

55.2

Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực bệnh viện chất lượng cao

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Quy hoạch kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng

6

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng

 

 

66.1

Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, đấu tranh chống tiêu cực, chống tham những, lãng phí và thực hành tiết kiệm cho cán bộ công chức tại Chi nhánh và các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn; Chỉ đạo, giám sát chặc chẽ tình hình hoạt động, tình hình thanh khoản... của các TCTD trên địa bàn.

 

 

66.2

Cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng; công khai thông tin về chính sách kinh tế, triển khai thực hiẹn chỉ đạo của Chính phủ về phát triển kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp giúp phần tạo môi trường kinh doanh ổn định.

 

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

66.3

Nâng cao nâng lực, hiệu lực, hiệu quả ứọng quản lý, thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà nước và bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các TCTD nhằm đảm bảo yêu cầu: an ninh, an toàn và lành mạnh, nhanh chóng đưa vào áp dụng các phương thức quản lý mới, nâng cao chất lượng và hiệu lực của công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, trước hết tập trung vào kiện toàn tổ chức, bộ máy, phát triển mạng lưới, nâng cao vốn điều lệ theo kế hoạch chung của Chính phủ, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về các chỉ số an toàn.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội

 

66.4

Hỗ trợ doanh nghiệp: Đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; mở rộng và nâng cao chất lượng thanh toán trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng hiện có.

66.5

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và ứng dụng công nghệ thông tin: lựa chọn kỹ thuật hiện đại và có khả năng mở rộng trong những năm tiếp theo xây dựng các phần mèm ứng dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam để tin học hóa một cách đồng bộ; có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đủ kiến thức vận hành, khai thác hệ thống kỹ thuật mới có hiệu quả nhất.

66.6

Kết hợp ứng dụng kỹ thuật mới với nghiên cứu chỉnh sửa và xây dựng mới các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện đại; Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức và cá nhân về việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển các dịch vụ ngân hàng quốc tế, hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế, tham gia các hiệp hội ngân hàng khu vực và Thế giới; Chú trọng mở rộng sự xâm nhập, liên kết các dịch vụ tài chính.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam -Chi nhánh Hà Nội

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

66.7

Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ về chuyên môn, ngoai ngữ, kiến thức pháp luật... để có thể tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng

 

 

66.8

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động và cơ chế, chính sách cùa ngân hàng; các sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới để mở rộng phạm vi và đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

 

 

7

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo

 

 

77.1

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền trong toàn ngành và xã hội về Chương trình công tác số 03-CTr/TU ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XV "Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững" cũng như nhiệm vụ Chương trình 80/Ctr-UBND về phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015

Sở Giáo dục và đào tạo

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

77.2

Tiếp tục làm rõ nhận thức giáo đục trình độ, chất lượng cao là một dịch vụ đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của xã hội, nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi dạng mô hình dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao

 

 

77.3

Công bố và tổ chức triển khai áp dụng thí điểm các tiêu chí trong việc kiểm định, đánh giá và công nhận trường DVGD trình độ, chất lượng cao sau khi được UBND Thành phố phê duyệt; Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả bước đầu việc triển khai áp dụng bộ tiêu chí

 

 

77.4

Chỉ đạo tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển toàn điện và các năng lực sáng tạo của người học.

 

 

77.5

Chỉ dạo điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình, lựa chọn áp dụng chương trình giáo dục tiên tiến của thế giới đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời và phù hợp với mục tiêu GD & ĐT, phát triển học sinh Thủ đô thanh lịch - văn minh và có kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế

 

 

77.6

Tiếp tục các biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí và nhà giáo trong các trường cung ứng DVGD trình độ, chất lượng cao như:

+ Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trong các trường chất lượng cao.

+ Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ nhằm xây dựng đội ngũ GV làm nòng cốt dạy bằng tiếng nước ngoài trong các trường chất lượng cao.

 

 

77.7

Tiếp tục chỉ đạo xây dựng nội dung, phương thức quản lí đối với các trường chất lượng cao; Chỉ đạo thực hiện cơ chế tài chính, tham mưu chế độ hỗ trợ các trường trong việc cử giáo viên đi học tập trong nước và nước ngoài hoặc kinh phí mời các chuyên gia nước ngoài đến các trường hợp tác giúp đỡ.

Sở Giáo dục và đào tạo

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

77.8

Đề xuất cho phép các trường công lập, bán công thí điểm huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức dưới dạng cổ phần phục vụ cho việc hiện đại hóa cơ sở vật chất và các hoạt động khác khi triển khai đề án

 

77.9

Đề xuất triển khai một số nội dung về khuyến khích đầu tư và quản lí các cơ sở giáo dục, các dự án do nước ngoài đầu tư trong khi chờ Nghị định mới của Chính phủ

 

'7.10

Lựa chọn trường, chi đạo hướng dẫn xây dựng đề án chuyển sang mô hình trường chất lượng cao; Đôn đốc, chỉ đạo một số trường đang triển khai hoan thiện đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chỉ đạo các trường đã được phê duyệt triển khai có hiệu quả mô hình dịch vụ chất lượng cao; Đánh giá tiến độ, và các kết quả đã đạt đựơc của các trường đã được lựa chọn xây dựng mô hình dịch vụ giáo dục chất lượng cao

 

7.11

Lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào 01 trường đại học chất lượng cao, 1-2 trường dạy nghề chất lượng cao

 

8

Lĩnh vục Vận tải công cộng

 

Sở Quy hoạch kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng

8.1

Hoàn thành, thông xe dự án cầu Yên Vĩ, đường Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng; Khởi công cầu vượt nút giao Đại Cổ Việt - Trần Khát Chân, cầu vượt nút Deawoo, cầu cho người đi bộ qua đường Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Sở Kế hoach và Đầu tư

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

8.2

Hoàn thành dứt điểm các công trình đã cơ bản hoàn thành cầu Am, cầu Trôi đôn đốc nhà thầu đẩy mạnh thi công cầu Ba Thà, đường 23, đường 16, đường Haprof đường 32.

Sở Giao thông Vận tải

 

8.3

Hoàn thiện thủ tục và khởi công 16 công trình: đường Trần phú - Kim Mã, cầu Hạ Dục, cầu Gốm, cầu Đầm Mơ, cầu Hồng phủ, đoạn còn lại của tuyến đường 23B, đường gầm cầu Giỗ - Phú Yên - Vân Từ, cầu 361, cầu Quảng Tái, cầu Bầu, cầu Phú Thứ, cầu Rồng, cầu nối khu đô thị mới Pháp Vân với Khu đô thị mới Tứ Hiệp, cầu Zét, cầu Thuần Lương, cầu Yên Trình, cầu Mọc (chương trình mục tiêu)

 

 

8.4

Tập trung triển khai dự án phát triển giao thông đô thị theo đúng tiến độ cam kết với Ngân hàng thế giới; Tập trung ưiển khai thi công các công trình quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, đường Văn Cao - Hồ Tây, cầu Mỗ Lao, cầu Từ Châu...; Hoàn thiện công tác đàm phán, ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện dự án BT dự án đường vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A, đường xung quanh khu tưởng niệm Chu Văn An.

 

 

8.5

Hoàn thành thiết kế bản vẽ thi công, đấu thầu, khởi công dự án đường vành đai II

 

 

8.6

Công tác quản lý và phát triển mạng lưới dịch vụ xe buýt:

-    Mở thêm các tuyến buýt số 63, 64, 65 đi đến các xã, huyện như Thanh Oai, Mỹ Đức, ứng Hòa, Phú Xuyên, Ba Vì..., đến các Khu đô thị mới, các điểm tập trung đông dân cư của Thành phố chưa có xe buýt như: Dương Nội - Anh Khánh, Lệ Mật, Đại Kim... theo hình thức đấu thầu xã hội hóa.

-     Tiếp tục rà soát hợp lý hóa lại tần suất biểu đồ vận hành để đáp ứng hơn nữa nhu cầu đi lại của nhân dân

 

 

8.7

Công tác quản lý hạ tầng dịch vụ xe buýt:

-   Triển khai cải tạo 04 điểm trung chuyển: Long Biên, Cầu Giấy, Trần Khánh Dư, Công viên Thống nhất

-   Dự kiến tiếp tục phối hợp với Tổng công ty vận tải HN thay mới 15 nhà chờ cũ xuống cấp và đầu tư mới 32 nhà chờ xe buýt tại các khu vực ngoại thành.

- Bảo trì hạ tầng xe buýt, sơn kẻ vạch, sơn điểm dừng xe buýt; duy trì vệ sinh Pano, biển báo điểm dừng

 

Sở Giao thông Vận tải

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

8.8

Phát triển công tác quản lý vé dịch vụ xe buýt:

-   Quy hoạch lại mạng lưới vé tháng và phát triển mạng lưới bán vé tháng, dự kiến mở mới 5 điểm bán vé mơi phục vụ nhu cầu của hành khách sử dụng vé tháng nâng tổng số điểm bán vé tháng cố định lên 46 điểm và tiếp tục duy trì 25 điểm bán vé tháng lưu động tại các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP.

-   Tiếp tục phối hợp với các quận huyện phát hành thẻ đi xe buýt miễn phí, xe buýt phát hành thẻ vé tháng xe buýt và phát hành thẻ vé tháng tại Trung tâm.

Tiếp tục nghiên cứu hiện đại hóa công tác quản lý vé.

Sở Giao thông Vận tải

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

8.9

Công tác kiểm tra giám sát dịch vụ xe buýt:

- Tăng cường nhân lực cho công tác kiểm tra giám sát. Tăng cường trang thiết bị kiểm tra giám sát: hệ thống bộ đàm, phương tiện đi lại.

- Tiếp tục triển khai kiểm tra phối hợp với các cơ quan chức năng, công tác kiểm tra giám sát tại hai điểm trung chuyển Long Biên và Cầu Giấy và các điểm chốt

8.10

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao khác về dịch vụ xe buýt: dự án nâng cấp trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông, dự án IMV, dự án CTF theo đúng tiến độ

8.11

Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) thành phố Hà Nội như: Xây dựng bộ dữ liệu bản đồ số về VTHKCC; Xây dựng bộ dữ liệu về phương tiện VTHKCC; Các dữ liệu khác

8.12

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quy hoạch và lập kế hoạch khai thác mạng lưới; Quản lý phân phối dịch vụ và quản lý doanh thu vé; Quản lý chất lượng vận hành trên mạng lưới; Quản lý hệ thống thông tin hành khách; Quản lý tại trụ sơ trung tâm điều hành của các doanh nghiệp xe buýt; Kiểm soát và quản lý tổng hợp chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; Hỗ trợ thông tin hành khách.

Sở Giao thông Vận tải

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

8.13

Tập trung triển khai xây dựng hệ thống vé thông minh và hệ thống quản lý giám sát hành trình xe bằng thiết bị định vị GPS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, quản lý được doanh thu và giảm kinh phí trợ giá

8.14

Hoàn thiện các Đề án: Đề án xây dựng mạng lưới đường bộ trên cao; Đề án thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long

8.15

Công tác thông tin tuyên truyền về dịch vụ xe buýt: triển khai các chương trình hợp tác, tuyên truyền quảng bá hoạt động xe buýt, vai trò của vận tải hành khách công cộng và nhận thức cộng đồng

Các đơn vị truyền thông, Viễn thông Viettel, hội nghệ sỹ nhiếp ảnh VN và các đơn vị khác có liên quan

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 77/KH-UBND triển khai Chương trình 80/CTr-UBND về "Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015" năm 2013 do thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 77/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/05/2013
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Văn Sửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/05/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản