- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 14/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
- 9Quyết định 1468/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/KH-UBND | Nam Định, ngày 12 tháng 10 năm 2015 |
Ngày 19/6/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 994/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020. Trên cơ sở kết quả đã thực hiện được theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 19/8/2008 của UBND tỉnh và thực trạng hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nam Định, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định xây dựng Kế hoạch thực hiện lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2015-2020 trên các tuyến quốc lộ (QL10, QL21, QL21B, QL37B, QL38B) và tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Duy trì kết quả đã thực hiện được theo Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt được phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, điều chỉnh Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt phù hợp với yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Tiếp tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ, hệ thống hành lang an toàn đường sắt; hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào quốc lộ, đường ngang đường sắt, các công trình phụ trợ bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt nhằm đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; các đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc, đề xuất các giải pháp khắc phục để việc triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm tiến độ và hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt để người dân tự giác chấp hành và thực hiện tốt việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trong hành lang an toàn giao thông. Các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
- Thống nhất với Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy hoạch hệ thống đường gom dọc các tuyến quốc lộ còn lại chưa được quy hoạch (QL37B, QL21B) trong khu vực có khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế, khu thương mại, khu vực đông dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch hệ thống hàng rào, đường gom các đường dân sinh.
- Rà soát, thống kê và phân loại các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, các đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ. Tổ chức cắm hoàn thiện hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ các tuyến quốc lộ và mốc chỉ giới bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt. Tập trung giải tỏa các công trình lấn chiếm đất hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đã có mốc. Quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới; ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép, từng bước xóa bỏ các đường ngang trái phép có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường gom, đường ngang có phòng vệ phù hợp với quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt ở những đoạn quốc lộ chạy sát với đường sắt, ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt.
II. TIẾN ĐỘ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
1.1. Giai đoạn 2015-2017:
a) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bằng nhiều hình thức đến các đối tượng là người quản lý, các tổ chức, cá nhân sử dụng đất hai bên đường.
b) Hoàn thành việc lập Quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ đến năm 2020 trên QL37B, QL21B.
c) Rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc giới bảo vệ hành lang an toàn đường bộ (mốc lộ giới) trên các tuyến quốc lộ QL10, QL21, QL21B, QL38B, QL37B. Cụ thể:
+ Xác định phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (đất của đường bộ) theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP: được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên 03 mét đối với đường cấp I, đường cấp II; 02 mét đối với đường cấp III; 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống. Trên cơ sở đó rà soát và cắm hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng.
+ Xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ để cắm mốc lộ giới đường bộ theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP. Cụ thể được xác định từ đất của đường bộ trở ra hai bên là: 17 mét đối với đường cấp I, cấp II; 13 mét đối với đường cấp III; 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V; 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V. Đối với những đoạn tuyến trong đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch đã được phê duyệt.
d) Các cơ quan quản lý quốc lộ phối hợp với UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê, phân loại các công trình nằm trong phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ và xác định các công trình, cây cối nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình UBND tỉnh kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa. Cục Quản lý đường bộ I chủ trì thực hiện trên QL10, QL21B. Sở Giao thông vận tải Nam Định chủ trì thực hiện trên QL21, QL38B, QL37B. Công việc cụ thể gồm:
+ Đối với phần đất bảo vệ đường bộ:
Những đoạn tuyến đã thu hồi đủ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: Triển khai rà soát các công trình, cây cối tái lấn chiếm để cưỡng chế giải tỏa. Những đoạn tuyến đã thống kê vi phạm nhưng chưa thu hồi đủ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: Tập trung thực hiện giải tỏa theo kế hoạch. Những đoạn tuyến chưa thống kê thu hồi đủ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: Rà soát, thống kê phân loại các loại đất, các công trình, cây cối nằm trong phạm vi đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, xây dựng kế hoạch, dự toán thu hồi, bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Đối với phần đất hành lang an toàn đường bộ:
Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước,...) và cây cối trên phần đất hành lang an toàn đường bộ.
Xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa hành lang an toàn đường bộ. Trên cơ sở đó thống kê các loại đất, các công trình (nhà cửa tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước...) và cây cối nằm trong hành lang an toàn đường bộ cần giải tỏa đảm bảo ATGT để xây dựng kế hoạch dự toán thu hồi, bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp..., đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây nhưng nằm trong hành lang an toàn đường bộ nếu xây dựng mới sẽ ảnh hưởng đến ATGT. Trên cơ sở đó xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Sau khi tiến hành bồi thường hỗ trợ thu hồi đất, đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ tiếp nhận để quản lý phần đất của đường bộ. Phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.
e) Thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xóa bỏ các đường nhánh và cửa hàng xăng dầu đấu nối vào quốc lộ không đảm bảo quy định theo quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ được duyệt.
1.2. Giai đoạn 2018-2020:
a) Tiếp tục công bố công khai mốc giới sau khi cắm đầy đủ 2 loại mốc: Mốc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới. Bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ, mốc lộ giới cho chính quyền địa phương và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.
b) Thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ nhưng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; từng bước bồi thường hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trên tất cả các đoạn tuyến quốc lộ còn lại.
c) Tiếp tục thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xóa bỏ các đường nhánh và cửa hàng xăng dầu đấu nối vào quốc lộ không đảm bảo quy định theo quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ được duyệt.
2.1. Giai đoạn 2015-2017:
a) Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền Luật Đường sắt và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, hành lang an toàn đường sắt, vận động để mọi người dân hiểu rõ và chấp hành.
b) Cục Đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo đơn vị quản lý đường sắt trên địa bàn tỉnh Nam Định (Công ty TNHH một thành viên QLĐS Hà Ninh) rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm đầy đủ mốc GPMB cho đất bảo vệ công trình đường sắt và mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt (mốc chỉ giới). Bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.
Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên đường sắt được xác định tại khoản 2 Điều 27 Luật đường sắt như sau: 7 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đắp, không đào; 5 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra đối với nền đường đắp; 5 mét tính từ mép đỉnh đường đào hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước đỉnh trở ra đối với nền đường đào;
Phạm vi giới hạn phần đất hành lang an toàn giao thông đường sắt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Đường sắt: Chiều rộng giới hạn hai bên đường sắt tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên là 15 mét đối với đường sắt trong khu gian (khu gian là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề); tính từ mép ray ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2 mét đối với đường sắt trong ga, trong cảng, trong tường rào.
c) Ủy ban nhân dân các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên QLĐS Hà Ninh tổ chức vận động, cưỡng chế giải tỏa các công trình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn đường sắt đã được đền bù, công trình tái lấn chiếm; cương quyết không để phát sinh thêm các vi phạm hành lang an toàn đường sắt và các đường ngang trái phép; tổ chức cảnh giới bảo đảm an toàn giao thông tại các lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
d) Thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt, Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
e) Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh về xử lý các đường dân sinh mở trái phép đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phối hợp với Cục Đường sắt và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện nâng cấp, cải tạo, sửa chữa toàn bộ đường ngang vi phạm quy định về đường ngang; xây dựng đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối đi dân sinh mở trái phép trên tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh.
f) Thực hiện quản lý đất dành cho đường sắt trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Giai đoạn 2018-2020:
a) Tiếp tục thực hiện công tác đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt, Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
b) Phối hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng, hoàn thiện hệ thống hàng rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy hoạch.
c) Tiếp tục thực hiện quản lý đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch theo quy định hiện hành.
1. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
1.1. Sở Giao thông vận tải:
- Là cơ quan đầu mối, hướng dẫn theo dõi thực hiện Kế hoạch này, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định kiện toàn Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm; tổng hợp kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp, báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện trình Tổng cục đường bộ Việt Nam phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt và các cơ quan liên quan thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn đường sắt theo quy định.
- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh về việc lập quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối hoặc nâng cấp quy mô đấu nối với các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh; quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom, hệ thống đường nội bộ, khu dân cư để thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.
1.2. Sở Xây dựng:
Phối hợp trong việc rà soát, kiểm tra công tác lập và thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại, dịch vụ, khu dân cư dọc tuyến đường bộ, đường sắt. Nếu có quy hoạch phải có đường gom và điểm đấu nối theo quy định.
1.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn, phối hợp trong công tác triển khai rà soát, thống kê, phân loại và xử lý các tồn tại về sử dụng đất trong hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Kiểm tra việc thực hiện chấp hành pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
1.4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp trong việc cân đối, bố trí kinh phí thực hiện toàn bộ kế hoạch giải tỏa hành lang ATGT đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Sở Tài chính chủ trì hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch.
1.5. Công an tỉnh:
Phối hợp thực hiện xử lý, giải tỏa các công trình vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
1.6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; tạo sự đồng thuận của các cơ quan quản lý và nhân dân trong quá trình thực hiện kế hoạch này.
1.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.
- Thành lập Tổ công tác liên ngành (gồm đại diện Lãnh đạo các lĩnh vực giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, tài chính, công an, UBND các phường, thị trấn, xã và đơn vị quản lý đường bộ) thực hiện giải tỏa các công trình vi phạm trong hành lang an toàn đường sắt, xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất bảo vệ công trình đường bộ, đường sắt và hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
1.8. Cục Quản lý đường bộ I:
- Tham gia thành phần Tổ công tác liên ngành của tỉnh để thực hiện kế hoạch này.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc phối hợp với UBND các huyện, thành phố Nam Định thực hiện việc rà soát, phân loại, thống kê các công trình nằm trong phần bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
- Lập, trình UBNĐ tỉnh phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ các quốc lộ được giao quản lý (QL10, QL21B).
1.9. Tổng công ty đường sắt Việt Nam (Công ty TNHH một thành viên QLĐS Hà Ninh):
Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ đất dành cho đường sắt trên địa bàn tỉnh Nam Định. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt, trình UBND tỉnh phê duyệt.
UBND các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh qua Sở Giao thông vận tải:
+ Kết quả thực hiện năm trước trước ngày 15 tháng 01 hàng năm;
+ Kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau trước ngày 15 tháng 5 hàng năm, để báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ bố trí vốn thực hiện.
- Kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước gồm: Ngân sách Trung ương cấp cho tỉnh để triển khai Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ và ngân sách địa phương.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 846/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 27/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời tải trọng, khổ giới hạn của đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 14/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
- 9Quyết định 846/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 11Quyết định 27/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời tải trọng, khổ giới hạn của đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 12Quyết định 1468/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2015 thực hiện lập lại trật tự hành lang đường bộ, đường sắt giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định 994/QĐ-TTg do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 77/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Bùi Đức Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định