Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7610/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 21 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC, TIẾNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2025”

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Hướng dẫn số 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 Ủy ban Dân tộc về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ,

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2025, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a) Cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020:

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức thuộc đối tượng 1 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc.

- Tối thiểu 50% - 60% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 2, đối tượng 3 và đối tượng 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

- Tối thiểu 20% - 35% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

b) Đến năm 2025:

- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức thuộc đối tượng 1 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc.

- Tối thiểu 80% - 90% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 2, đối tượng 3 và đối tượng 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 đối tượng sau:

1. Đối tượng 1

Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Trưởng các ban Đảng thuộc Tỉnh ủy; Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

2. Đối tượng 2

Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Phó các ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc; Trưởng, Phó các đoàn thể trực thuộc Tỉnh ủy; Phó các ban thuộc HĐND tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ khối các cơ quan và Khối doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi là cấp huyện); Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Đối tượng 3

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; Phó các ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc; Trưởng, Phó các Đoàn thể thuộc Huyện ủy, Thành ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường phổ thông, tiểu học, mầm non, các trường nội trú, bán trú; Trạm trưởng, Phó trạm trưởng Trạm Y tế ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Đối tượng 4

Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; Bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng Ban công tác Mặt trận thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số; giáo viên các trường phổ thông, tiểu học, mầm non, các trường nội trú, bán trú ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.

III. CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG

1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số sử dụng tài liệu dạy và học tiếng Cơ Ho, Churu, Mạ do UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành.

3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

a) Kiến thức dân tộc

- Đối tượng 1: Thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình lý luận chính trị; kiến thức quản lý nhà nước; kiến thức quốc phòng - an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Đối tượng 2: Chương trình bồi dưỡng tập trung 03 ngày/năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Đối tượng 3: Chương trình bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).

- Đối tượng 4: Chương trình bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).

b) Tiếng dân tộc thiểu số: được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức tự học có hướng dẫn và theo quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24/10/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ban Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh; các sở, ban, ngành; các Huyện ủy, Thành ủy và UBND các huyện, thành phố:

a) Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế cụ thể của cơ quan, địa phương, đơn vị hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý; gửi Sở Nội vụ (đối với khối nhà nước), gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với khối Đảng, Đoàn thể) để đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh.

b) Bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác đối với các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện.

c) Chỉ đạo, rà soát, tổ chức, đôn đốc, theo dõi, cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng theo kế hoạch.

2. Sở Nội vụ:

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch này đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đề ra.

b) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện. Tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền.

c) Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thống nhất cơ chế phối hợp giữa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước với bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các Tổ chức Chính trị- Xã hội.

d) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tham mưu UBND tỉnh tuyển chọn và cử giảng viên tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ về kiến thức dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên.

đ) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí hàng năm và cả giai đoạn, trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Ban Dân tộc tỉnh: tham mưu UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Dân tộc cụ thể hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh cho các đối tượng 2, đối tượng 3 và đối tượng 4.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện dạy học các tiếng dân tộc Cơ ho, Churu, Mạ cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và cử giáo viên tham gia giảng dạy.

b) Phối hợp với Trường Chính trị tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho giảng viên.

c) Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức kiểm tra cuối khóa cho học viên đào tạo tiếng dân tộc.

d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý phôi, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lâm Đồng theo quy định hiện hành;

5. Sở Tài chính: cấp kinh phí, hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành.

6. Trường Chính trị và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác:

a) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các sở, ban, ngành có liên quan và các cơ sở giáo dục nghiên cứu đổi mới, cụ thể hóa nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc điểm, vùng miền tại địa phương cho các đối tượng: 2, 3 và đối tượng 4.

b) Phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tổ chức, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng được bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc theo quy định hiện hành.

c) Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên có kinh nghiệm, am hiểu về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc phù hợp với các đối tượng trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc; đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để được xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- TT.TU; TT. HĐND tỉnh
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các ban Đảng, MTTQ và các Đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, TKCT

CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC VÀ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2019-2025 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTg NGÀY 26/6/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Kế hoạch số: 7610/KH-UBND ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đơn vị tính: 1.000 đ

Stt

Nhóm đối tượng

Tổng số

Năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2019-2025

Đơn vị thực hiện

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ %

Kinh phí

A.

CẤP TỈNH

1.142

525

12

 

832.500

617

40

 

1.552.000

1.142

52

 

2.384.500

 

I.

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC

707

430

 

 

430.000

277

 

 

277.000

707

 

 

707.000

 

 

Đối tượng 1

19

19

 

 

19.000

 

 

 

 

19

 

 

19.000

Ban tổ chức Tỉnh ủy

 

Đối tượng 2

321

180

 

 

180.000

141

 

 

141.000

321

 

 

321.000

Sở Nội vụ- Ban Dân tộc-Trường Chính trị

 

Giám đốc, PGĐ

105

60

 

 

60.000

45

 

 

45.000

105

 

 

105.000

 

Trưởng, Phó các Ban Đảng

24

12

 

 

12.000

12

 

 

12.000

24

 

 

24.000

 

Trưởng, Phó các Ban HĐND

12

8

 

 

8.000

4

 

 

4.000

12

 

 

12.000

 

HĐND huyện

36

20

 

 

20.000

16

 

 

16.000

36

 

 

36.000

 

UBND huyện

36

20

 

 

20.000

16

 

 

16.000

36

 

 

36.000

 

UBTV huyện ủy

108

60

 

 

60.000

48

 

 

48.000

108

 

 

108.000

 

Đối tượng 3

316

180

 

 

180.000

136

 

 

136.000

316

 

 

316.000

 

Trưởng, phó phòng, ban CM cấp tỉnh

286

150

 

 

150.000

136

 

 

136.000

286

 

 

286.000

 

UBND TP Đà Lạt và xã Tà Nung cấp huyện

30

30

 

 

30.000

0

 

 

0

30

 

 

30.000

 

Đối tượng 4

51

51

 

 

51.000

0

 

 

0

51

 

 

51.000

 

Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh

30

30

 

 

30.000

 

 

 

 

30

 

 

30.000

 

UBND TP Đà Lạt và xã Tà Nung cấp xã

21

21

 

 

21.000

 

 

 

 

21

 

 

21.000

II.

BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC

135

45

12

 

352.500

90

40

 

1.025.000

135

52

 

1.377.500

 

1

Cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành và TP Đà Lạt

135

45

 

 

112.500

90

 

 

225.000

135

 

 

337.500

Sở Giáo dục & Đào tạo-Sở Nội vụ

2

KP kiểm tra, cấp chứng chỉ

 

 

12

 

240.000

 

40

 

800.000

 

52

 

1.040.000

III.

BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN, BÁO CÁO VIÊN GIẢNG DẠY KIN THỨC, TING DÂN TỘC

300

50

 

 

50.000

250

 

 

250.000

300

 

 

300.000

Sở Giáo dục & Đào tạo- Trường Chính trị

B.

CẤP HUYỆN

6.479

2.655

 

 

3.397.500

3.824

 

 

6.389.000

6.479

 

 

9.786.500

 

I.

BI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC

4.274

2.160

 

 

2.160.000

2.114

 

 

2.114.000

4.274

 

 

4.274.000

 

 

Đối tượng 3

2.264

1.150

 

 

1.150.000

1.114

 

 

1.114.000

2.264

 

 

2.264.000

 

 

Trưởng, phó phòng, ban CM cấp huyện, thành phố

240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

UBND các huyện, TP-Trường Chính trị

 

Bí thư, Phó BT cấp xã

240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

Chủ tịch HĐND, PCT HĐND

240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

Chủ tịch UBND, PCT UBND

240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

Hiệu trưởng, PHT các trường

1.064

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

Trạm trưởng, PTT các trạm Y tế

240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

1

Thành phố Đà Lạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện Lạc Dương

 

65

 

 

65.000

63

 

 

63.000

 

 

 

128.000

3

Huyện Đức Trọng

 

150

 

 

150.000

144

 

 

144.000

 

 

 

294.000

UBND các huyện, TP- Trường Chính trị

4

Huyện Lâm Hà

 

160

 

 

160.000

156

 

 

156.000

 

 

 

316.000

5

Huyện Đơn Dương

 

110

 

 

110.000

100

 

 

100.000

 

 

 

210.000

6

Huyện Đam Rông

 

80

 

 

80.000

84

 

 

84.000

 

 

 

164.000

7

Huyện Di Linh

 

170

 

 

170.000

172

 

 

172.000

 

 

 

342.000

8

Huyện Bảo Lâm

 

140

 

 

140.000

130

 

 

130.000

 

 

 

270.000

9

Thành phố Bảo Lộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Huyện Đạ Huoai

 

85

 

 

85.000

85

 

 

85.000

 

 

 

170.000

11

Huyện Đạ Tẻh

 

90

 

 

90.000

92

 

 

92.000

 

 

 

182.000

12

Huyện Cát Tiên

 

100

 

 

100.000

88

 

 

88.000

 

 

 

188.000

 

Đối tưng 4

2.010

1.010

 

 

1.010.000

1.000

 

 

1.000.000

2.010

 

 

2.010.000

 

 

Cán bộ, công chức, viên chức huyện, thành phố

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND các huyện, TP- Trường Chính trị

 

Công chức cấp xã

120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng thôn, Trưởng ban MTTQ

1.790

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thành phố Đà Lạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện Lạc Dương

 

31

 

 

31.000

31

 

 

31.000

 

 

 

62.000

3

Huyện Đức Trọng

 

130

 

 

130.000

129

 

 

129.000

 

 

 

259.000

4

Huyện Lâm Hà

 

160

 

 

160.000

158

 

 

158.000

 

 

 

318.000

5

Huyện Đơn Dương

 

90

 

 

90.000

90

 

 

90.000

 

 

 

180.000

6

Huyện Đam Rông

 

65

 

 

65.000

65

 

 

65.000

 

 

 

130.000

7

Huyện Di Linh

 

200

 

 

200.000

197

 

 

197.000

 

 

 

397.000

8

Huyện Bảo Lâm

 

124

 

 

124.000

124

 

 

124.000

 

 

 

248.000

9

Thành phố Bảo Lộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Huyện Đạ Huoai

 

50

 

 

50.000

52

 

 

52.000

 

 

 

102.000

11

Huyện Đạ Tẻh

 

90

 

 

90.000

93

 

 

93.000

 

 

 

183.000

12

Huyện Cát Tiên

 

70

 

 

70.000

61

 

 

61.000

 

 

 

131.000

II.

BI DƯỠNG TING DÂN TỘC

2.205

495

 

 

1.237.500

1.710

 

 

4.275.000

2.205

 

 

5.512.500

 

1

Huyện Lạc Dương

135

45

 

 

112.500

90

 

 

225.000

135

 

 

337.500

UBND các huyện, TP- Sở Giáo dục & Đào tạo

2

Huyện Đức Trọng

270

45

 

 

112.500

225

 

 

562.500

270

 

 

675.000

3

Huyện Lâm Hà

270

45

 

 

112.500

225

 

 

562.500

270

 

 

675.000

4

Huyện Đơn Dương

270

45

 

 

112.500

225

 

 

562.500

270

 

 

675.000

5

Huyện Đam Rông

270

45

 

 

112.500

225

 

 

562.500

270

 

 

675.000

6

Huyện Di Linh

270

45

 

 

112.500

225

 

 

562.500

270

 

 

675.000

7

Huyện Bảo Lâm

270

45

 

 

112.500

225

 

 

562.500

270

 

 

675.000

8

Thành phố Bảo Lộc

45

45

 

 

112.500

 

 

 

0

45

 

 

112.500

9

Huyện Đạ Huoai

135

45

 

 

112.500

90

 

 

225.000

135

 

 

337.500

10

Huyện Đạ Tẻh

135

45

 

 

112.500

90

 

 

225.000

135

 

 

337.500

11

Huyện Cát Tiên

135

45

 

 

112.500

90

 

 

225.000

135

 

 

337.500

C.

CHI PHÍ QUẢN LÝ (3%)

 

 

 

 

119.700

 

 

 

214.230

 

 

 

333.930

Sở Nội vụ

Tổng cộng

7.621

3.180

 

 

4.349.700

4.441

 

 

8.155.230

7.621

 

 

12.504.930

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 7610/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2025"

  • Số hiệu: 7610/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 21/11/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Đoàn Văn Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản