Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 744/KH-UBND

Nghệ An, ngày 15 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch năm 2021, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT, Chính quyền điện tử và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh như:

- Ban thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Nghị quyết số 10/NQ-BTV ngày 04/7/2007 về ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- UBND tỉnh ban hành các Quyết định: số 3188/QĐ-UBND ngày 09/7/2014 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An; số 3179/QĐ-UBND ngày 09/7/2014 về phê duyệt Đán Phát triển Nghệ An thành trung tâm CNTT của vùng Bắc Trung bộ; số 1029/QĐ-UBND ngày 19/3/2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An”; số 2928/QĐ-UBND ngày 11/07/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch thí điểm thuê dịch vụ phần mềm quản lý văn bản và điều hành liên thông 4 cấp trong cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020; số 6108/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 về việc phê duyệt Kiến trúc CQĐT tỉnh Nghệ An phiên bản 1.0; s1974/QĐ-UBND ngày 30/5/2019 về việc phê duyệt cập nhật, duy trì Kiến trúc CQĐT tỉnh Nghệ An năm 2019; số 2341/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 về việc công bdanh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Nghệ An; s 65/2016/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 về ban hành quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; số 87/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 về ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; số 02/2017/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 về việc ban hành quy chế về quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử liên thông tỉnh Nghệ An; số 08/2018/QĐ-UBND ngày 05/2/2018 về ban hành quy chế gửi, nhận, quản lý lưu trữ văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; số 662/QĐ-UBND ngày 13/2/2018 về ban hành danh sách mã định danh các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An phục vụ kết nối hệ thống liên thông văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành; số 2450/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 về phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030.

- UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch: số 653/KH-UBND ngày 04/11/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016 - 2020; số 693/KH-UBND ngày 21/11/2016 về việc Phê duyệt Kế hoạch Bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020; số 494/KH-UBND ngày 17/8/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông phục vụ công tác quản lý cơ chế một cửa và cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Nghệ An; số 510/KH-UBND ngày 19/8/2019 về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Nghệ An các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020;

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, phù hợp với mục tiêu và quy hoạch đề ra, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc tin học hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước đặc biệt là cấp xã vẫn còn hạn chế và cần được đầu tư thêm trong giai đoạn tới mới có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động, công tác chuyên môn. Cụ thể:

- Cập nhật kịp thời kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử đã được ban hành tại Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 30/5/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt cập nhật, duy trì kiến trúc CQĐT tỉnh Nghệ An năm 2019;

- Hạ tầng mạng LAN, WAN và Internet trong các cơ quan nhà nước của tỉnh hiện đã được đầu tư tương đối đầy đủ với 26/26 sở, ban, ngành; 21/21 huyện, thành phố, thị xã có kết nối mạng LAN, WAN; 47/47 cơ quan nhà nước cấp tỉnh có kết nối Internet, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

- 100% các cơ quan, đơn vị nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã trang bị máy tính, trong đó cấp Sở, ban, ngành: đạt tỷ lệ trung bình 100% (1.906/1.906) cán bộ có máy tính sử dụng trong công việc; cấp huyện: đạt tỷ lệ trung bình 100% (1.692/1.692) cán bộ có máy tính sử dụng trong công việc.

- Tổng số máy chủ trên toàn tỉnh là: 240 máy chủ, trong đó có 148 máy chủ ở các cơ quan chuyên môn và 92 máy chủ ở 21 huyện.

- Mạng truyền số liệu chuyên dùng tỉnh Nghệ An chính thức vận hành từ tháng 7/2019, triển khai với 823 cơ quan Nhà nước (Sở, ban, ngành, UBND huyện, xã, các đơn vị sự nghiệp, các trường trung học phổ thông, cơ sở y tế tuyến tỉnh) phục vụ vận hành phần mềm quản lý văn bản điều hành liên thông 4 cấp VNPT - Ioffice.

Nhìn chung hạ tầng máy tính tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thành phố đã được đầu tư tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động, công tác chuyên môn của các cán bộ, công chức. Tuy nhiên, nhiều máy tính đã được trang bị từ lâu, tốc độ xử lý chậm. Đối với các đơn vị cấp xã, hạ tầng máy tính được đầu tư vẫn còn thiếu và ít, chưa đáp ứng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin.

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

- Tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu LGSP: thử nghiệm thành công các API kết nối LGSP - NGSP (tại các Sở, ngành: Tư pháp, Kế hoạch đầu tư, Bảo hiểm xã hội, cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách Bộ Tài chính) và đã chuẩn bị cho việc tích hp các dịch vụ dùng chung khác vào hệ thống; tích hợp trục liên thông văn bản VXP thay thế cho trục eDOC vào hệ thống LGSP; hoàn thành thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với một số hệ thống thông tin của Bộ, ngành Trung ương thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ, tích hợp dữ liệu Quốc gia (như: dịch vụ Đăng ký lý lịch Tư pháp, dịch vụ Bưu chính công ích, cơ sở dữ liệu Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp). Từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số.

- Trung tâm CNTT-TT Nghệ An thực hiện nhiệm vụ xây dựng và quản lý, vận hành Trung tâm điều hành tập trung của tỉnh; Đơn vị đã tiến hành khảo sát, lập kế hoạch xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng (SOC) của tỉnh.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

Trong những năm qua, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, ứng dụng các hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành theo chỉ đạo của các Bộ, ngành trung ương như:

- CSDL theo dõi nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ giao; theo dõi tình hình phản ánh của người dân và doanh nghiệp trên hệ thống phần mềm từ Chính phủ đến tỉnh thành.

- CSDL doanh nghiệp; phần mềm Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; phần mềm quản lý đấu thầu.

- Hệ thống CSDL ngành Tài nguyên và Môi trường: Phần mềm xây dựng hồ sơ địa chính và CSDL đất đai; phần mềm cấp sổ đỏ.

- Hệ thống CSDL ngành Lao động, Thương binh và Xã hội: số hóa dữ liệu người có công; phần mềm quản lý hồ sơ và chi trả trợ cấp người có công với cách mạng; phần mềm quản lý hộ nghèo và cận nghèo; phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội.

- Hệ thống CSDL ngành tài chính: phần mềm Quyết toán; phần mềm Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; phần mềm Quản lý ngân sách; HTTT Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); phần mềm CSDL thu, chi ngân sách và báo cáo điều hành; phần mềm CSDL tài chính.

- HTTT, CSDL chuyên ngành Tư pháp: phần mềm CSDL công chứng; phần mềm Hộ tịch; phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp; phần mềm CSDL quốc gia về TTHC, CSDL quốc gia về văn bản pháp luật, hệ thống Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.

- Hệ thống CSDL ngành Giáo dục - Đào tạo: phần mềm quản lý trường học

- Hệ thống CSDL quốc gia về khiếu nại, t cáo; phần mềm báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

- Phần mềm quản lý, sát hạch lý thuyết, thực hành, cấp, đổi giấy phép lái xe; phần mềm thiết kế đường, đo vẽ bản đồ địa hình, quản lý cầu, đường.

- Hệ thống CSDL ngành Y tế: quản lý khám chữa bệnh và các ứng dụng phục vụ công tác quản lý chuyên ngành Y tế.

- Hệ thống CSDL ngành Công an: thí điểm xây dựng CSDL dân cư; ứng dụng phần mềm cấp chứng minh thư nhân dân, phần mềm quản lý lưu trú...

- CSDL tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Nghệ An.

- CSDL hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức.

- HTTT dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Nghệ An...

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính

Cổng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử liên thông tỉnh Nghệ An (tích hp trên cùng một hệ thống), địa chỉ http://dichvucong.nghean.gov.vn (hoạt động từ ngày 10/01/2017) với 20 Sở, ban, ngành và 21 huyện, thành phố, thị xã tham gia. Đến nay, đã cung cấp trên hệ thống 1.882 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 958 dịch vụ công mức độ 2; 632 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 292 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Trong 10 tháng đầu năm 2020, hệ thống đã tiếp nhận 222.585 hồ sơ (trong đó có 9.663 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến). Có 189.843 hồ sơ đã được giải quyết (giải quyết trước hạn và đúng hạn: 163.526 hồ sơ, số hồ sơ giải quyết quá hạn: 26.317 hồ sơ);

Văn phòng UBND tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh) đã phối hợp nhà cung cấp dịch vụ tiến hành bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống để Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An đi vào hoạt động từ ngày 02/10/2020. Hệ thống đã được kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia.

2. Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành

- Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An: bao gồm Cổng chính và 53 cổng thành phần (cổng cấp 2) được tích hp. Trong 10 tháng đầu năm, số lượng tin bài, văn bản trên toàn hệ thống là 20.856, trong đó, tin, bài, văn bản trên cổng chính là 6.163, trên cổng thành phần là 14.693 tin bài.

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành: đã triển khai kết nối liên thông gửi nhận văn bản trên phần mềm VNPT-IOffice cho 23/23 đơn vị cấp sở, 21/21 UBND cấp huyện, 460/460 UBND cấp xã; kết nối liên thông từ Văn phòng UBND tỉnh đến Văn phòng Chính phủ. Tổng số tài khoản người dùng được khai báo là 14.576; tổng số tài khoản người dùng thường xuyên là 14.110. Trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng số văn bản đến tiếp nhận trên hệ thống là 1.533.458 văn bản, lũy kế là 5.723.389, tổng số văn bản đi phát hành trên hệ thống là 222.435 văn bản, lũy kế là 911.292; tổng số văn bản liên thông nội bộ giữa đơn vị cấp sở/huyện với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phát hành trên hệ thống là 93.976, lũy kế là 142.501 văn bản; tổng số văn bản liên thông trên hệ thống trục liên thông văn bản 4 cấp là 83.065 văn bản, lũy kế là 234.039. Hiện tại, UBND tỉnh đang giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu kế hoạch mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ quan nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành.

- Hộp thư điện tử công vụ của tỉnh: với tên miền mail.nghean.gov.vn được triển khai trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, đã có 50 tên miền, 290 nhóm thư và 7.807 tài khoản thư; 100% các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được cấp hộp thư công vụ để trao đổi thông tin; dung lượng sử dụng lượng 1,22 TB.

- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến: với 26 điểm cầu, kết nối UBND tỉnh với UBND các huyện, thành phố, thị xã, mỗi năm phục vụ trên 30 cuộc họp trực tuyến từ tỉnh xuống huyện. Trong 10 tháng đầu năm 2020, đã phục vụ gần 40 cuộc họp nội tỉnh.

- Triển khai Chữ ký s: toàn tỉnh có 20 Sở, ban, ngành; 21 huyện, thành, thị và 100% các đơn vị sự nghiệp thuộc các Sở, ngành trong tỉnh, bệnh viện Đa khoa TP Vinh, Bệnh viện Sản Nhi đã được cấp chứng thư số của Ban Cơ yếu Chính phủ. Việc tích hợp chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp đã được VNPT hoàn thiện để có thể ký số trực tiếp trên phần mềm VNPT-Ioffice. Toàn tỉnh có trên 4.000 chứng thư số tập thể, cá nhân được cấp đưa vào sử dụng.

3. Việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực chuyên ngành khác

- Sở Y tế: triển khai phần mềm VNPT - HIS trong khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế: VNPT Nghệ An đã phối hợp với Sở Y tế triển khai thành công giải pháp VNPT-HIS ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT cho 472 cơ sở y tế (cấp tỉnh 4, cấp huyện 12, cấp xã 456) từ tháng 01/2016, chiếm hơn 90% tổng số các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống đã đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế, liên thông giữa các tuyến tỉnh, huyện, xã. Tổng số tài khoản cấu hình trên hệ thống 4.892 (cấp tỉnh 494, cấp huyện 1480, cấp xã 2918), số tài khoản sử dụng thường xuyên trên hệ thống 3000. Bình quân hệ thống có 8.000 lượt hồ sơ/ngày, kết xuất dữ liệu lên Cổng giám định và đảm bảo thanh quyết toán với BHXH Việt Nam.

- Sở Giáo dục - Đào tạo: đã tích hợp lên Cổng TTĐT tỉnh dịch vụ công Quản lý học tập trực tuyến”: triển khai tại 1.409/1.491 trường đạt tỷ lệ 95% các trường học trên địa bàn ứng dụng CNTT về quản lý nhà trường, đáp ứng yêu cầu tin học hóa trong quản lý cho ngành giáo dục

- Quản lý kế toán - tài chính: phần mềm IMAS 8.0 do Cục Tin học - Bộ Tài chính cung cấp. Phần mềm được triển khai, sử dụng tại 47 cơ quan. Phần mềm này có khả năng chia sẻ, kết nối, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan.

- Ứng dụng Quản lý thanh tra: triển khai phần mềm và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo của Thanh tra Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, đã hoàn thành việc tập huấn, đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng vận hành, sử dụng, bàn giao tài khoản đăng nhập hệ thống cho người dùng của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, 21 huyện, thành phố, thị xã và 460 xã, phường, thị trấn.

- Sàn giao dịch thương mại điện tử Nghệ An có địa chỉ truy cập http://ecna.vn (http://37nghean.com): đến nay, đã có 437 gian hàng của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể đã đăng kí tham gia với hơn 3.386 mặt hàng được giới thiệu, buôn bán. Số lượt truy cập đạt trên 7 triệu lượt người.

- Điện lực Nghệ An: cung cấp các dịch vụ tra cứu và nạp tiền điện qua mạng; Cục thuế triển khai ứng dụng khai thuế qua mạng (iHTKK); ngành đường sắt đưa vào vận hành có hiệu quả phần mềm bán vé điện tử...

- Việc ứng dụng CNTT trong nhân dân ngày càng tăng nhanh. Một số dịch vụ giá trị gia tăng như giải trí, đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, học trực tuyến, các dịch vụ tiện ích như tra cứu điểm thi, đăng ký học tại các trường, tham khảo để lựa chọn cơ sở đào tạo cho con em vào mùa thi,... đã bước đầu tạo được nhu cầu ứng dụng CNTT trong nhân dân.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

- Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được thường xuyên quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện; việc dạy và học Tin học trong trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở giáo dục và đào tạo có bước phát triển tích cực. Đối với đội ngũ nhân lực trong các cơ quan nhà nước hiện nay: 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo tin học và các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn; Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc đạt 100%; Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng internet để xử lý công việc đạt 100%.

- Tỷ lệ CBCCVC của tỉnh có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp, đạt 100%.

- Năm 2020, toàn tỉnh có 57 cán bộ chuyên trách CNTT, trong đó cấp huyện có 15 người, cơ quan cấp tỉnh có 42 người; có 6 huyện và 8 sở chưa có cán bộ chuyên trách; 67% đơn vị Sở, ngành và 90% đơn vị cấp huyện có cán bộ lãnh đạo CNTT; thành lập Đội ứng cứu sự mạng, máy tính tỉnh Nghệ An với 29 thành viên (Quyết định số 5817/QĐ-UBND ngày 11/12/2015).

- Công tác giảng dạy Tin học: trên địa bàn tỉnh có 5 trường Đại học, 9 trường Cao đẳng có đào tạo về CNTT; số lượng sinh viên được đào tạo CNTT tại các trường đều tăng, hàng năm đào tạo trên 400 kỹ sư, cử nhân CNTT; việc giảng dạy tin học trong trường phổ thông: 100% trường THPT, 100% trường THCS và 71 % trường Tiểu học đã đưa tin học vào giảng dạy.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

1. Công tác quản lý nhà nước về ATTT

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2377/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 về kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cATTT mạng của tỉnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm an toàn thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử.

Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chuyên trách về ATTT thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 11/7/2016 của Chính phủ. Trung tâm CNTT-TT Nghệ An thực hiện nhiệm vụ giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng (SOC) của tỉnh.

Ngày 28/12/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 87/2016/QĐ-UBND về quy chế đảm bảo ATTT mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; ngày 11/12/2015, ban hành Quyết định số 5817/QĐ-UBND thành lập Đội ứng cứu sự mạng, máy tính tỉnh Nghệ An với 29 thành viên.

Định kỳ hàng năm, Sở TT&TT đã thành lập tổ đảm bảo ATTT, ứng cứu sự cố máy tính trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong dịp nghỉ lễ: Tết Nguyên đán, Tết Dương lịch, 30/4, 01/5, 19/5 và 2/9... tổ chức rà quét mã độc trên phạm vi toàn tỉnh; tổ chức 02 lớp đào tạo kiến thức chuyên sâu về ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT của các sở, ngành, địa phương xen kẽ với 02 đợt diễn tập ứng cứu sự cố CNTT và ATTT; tổ chức 01 lớp cho cán bộ lãnh đạo và 01 lớp cho cán bộ công chức các kiến thức cơ bản về ATTT.

2. Thực hiện giám sát, bảo vệ

Tổ chuyên trách về ATTT tỉnh gồm các thành viên thuộc các Sở, ngành, địa phương, đã thực hiện trách nhiệm tự giám sát các hệ thống thông tin do mình quản lý.

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở TT&TT thực hiện giám sát trực tiếp đối với hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như: phần mềm quản lý văn bản và điều hành; trục liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp; mạng truyền số liệu chuyên dùng; hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.

Công tác đảm bảo ATTT cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh cũng được quan tâm, chú trọng thông qua việc phối hợp với Cục Tin học nghiệp vụ (H49), Bộ Công An và Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cmáy tính Việt Nam VNCERT (nay là VNCERT/CC) trong công tác đảm bảo ATTT cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông đang triển khai các thủ tục đầu tư dự án hệ thống giám sát ATTT (SOC) của tỉnh; phối hợp với Công ty cổ phần BKAV triển khai đầu tư mua sắm hệ thống phòng chống Virus tập trung của tỉnh từ năm 2019, trong đó nhà cung cấp sản phẩm thực hiện việc giám sát, hỗ trợ bảo vệ, khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, thường xuyên liên lạc, trao đổi chuyên môn với các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm về đảm bảo ATTT như: VNPT, Viettel, BKAV, CyRada... hỗ trợ khi có sự cố về ATTT xảy ra ở địa phương

3. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá ATANM

Sở TT&TT đã phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam VNCERT (nay là VNCERT/CC) thực hiện đánh giá ATTT đối với Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An. Phối hợp với Tập đoàn VNPT, Viettel thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ các hệ thống thông tin tỉnh Nghệ An đang thuê dịch vụ như: phần mềm quản lý văn bản và điều hành; trục liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp; mạng truyền số liệu chuyên dùng; cổng dịch vụ công và phần mềm 1 cửa điện tử; phần mềm điểm báo. Triển khai thực hiện đánh giá ATTT theo cấp độ các HTTT theo kế hoạch ATTT năm 2020 và hàng năm đối với các HTTT cấp độ 3.

4. Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia

Thực hiện công tác chia sẻ thông tin và giám sát quốc gia, Sở TT&TT đã cung cấp 42 địa chỉ IP, 148 tên miền (Domain) của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đến Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát, cảnh báo kịp thời đến Sở TTT&TT và các cơ quan, đơn vị để khắc phục.

Phần thứ hai

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

Các Nghị định của Chính phủ: số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 về quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Các Quyết định của UBND tỉnh: số 1974/QĐ-UBND ngày 30/5/2019 về việc phê duyệt cập nhật, duy trì Kiến trúc CQĐT tỉnh Nghệ An năm 2019; số 2450/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 về phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030;

Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 19/8/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ TT&TT về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số, Chính quyền svà bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch năm 2021;

Thực trạng ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

- Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số; nâng cao an toàn thông tin và an ninh mạng;

- Lựa chọn một số lĩnh vực phát triển Đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, tạo động lực quan trọng cho phát triển bền vững kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Phấn đấu tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt từ 90% - 95%.

- Phấn đấu 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Phấn đấu 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc từ cấp tỉnh, cấp huyện, từng bước đến cấp xã trên địa bàn tỉnh, có khả năng kết nối với hệ thống của Trung ương theo lộ trình.

- Hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước từng bước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

2. ng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Duy trì, phát triển hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến, 1 cửa điện tử của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được xác thực điện tử.

- 20% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 60% các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành và của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu dùng chung không phải cung cấp lại.

- 80% cán bộ lãnh đạo phụ trách lĩnh vực, cán bộ chuyên trách CNTT của tỉnh được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu.

3. Bảo đảm an toàn thông tin

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quyết định số 87/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh về quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống, phần mềm, hạ tầng ứng dụng CNTT; đảm bảo an toàn thông tin gắn liền với hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Nghệ An.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Tiếp tục triển khai giám sát an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng theo định kỳ; Triển khai kết nối chia sẻ thông tin giám sát (SOC-Lớp 2) về Trung tâm NCSC (hệ thống giám sát quốc gia).

- Tiếp tục kiện toàn, bố trí cán bộ chuyên trách, phụ trách quản lý về an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị.

- Phát huy vai trò của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Nghệ An; tổ chức hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố, tấn công mạng tại các cơ quan, đơn vị và huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, tổ chức hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố, tấn công mạng tại các cơ quan, đơn vị và huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh;... tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai thực hiện các ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật trong công tác quản lý, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử qua mạng của các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, góp phần xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Nghệ An.

- Tiếp tục duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Nghệ An phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Xây dựng các quy định, chính sách của tỉnh, cụ thể hóa các quy định, chính sách của quốc gia về phát triển chính phủ số, chuyển đổi số.

- Xây dựng quy chế quản lý, vận, hành, sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng tỉnh Nghệ An;

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước;

- Đề xuất các quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chức, đơn vị với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan Nhà nước: trang thiết bị CNTT; hạ tầng mạng LAN; mạng Internet tốc độ cao;... đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh, hướng tới hình thành hạ tầng số cho Chính quyền số tỉnh Nghệ An.

- Nâng cao hiệu quả ứng dụng và mở rộng kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã phù hợp với phạm vi và tính chất ứng dụng của các hệ thống thông tin, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết nối, an toàn thông tin.

- Tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp huyện, thành phố, thị xã tới cấp xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Nghệ An.

- Từng bước thí điểm xây dựng nền tảng công nghệ Thành phthông minh tỉnh Nghệ An tạo nền tảng, bước đệm, cơ sở hạ tầng cho phát triển các thành phần liên quan của đô thị thông minh theo Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt.

3. Phát triển các hệ thống nền tảng

- Xây dựng các hệ thống nền tảng tích hp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) có khả năng kết nối với Trung ương (trục kết nối liên thông, hệ thống quản lý danh mục dùng chung, định danh điện tử, hệ thống giám sát, CSDL dùng chung,...); thực hiện lộ trình chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số.

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh gắn với xây dựng Đô thị thông minh tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã được phê duyệt, cập nhật.

4. Phát triển dữ liệu

- Trong giai đoạn 2021 - 2025, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, ứng dụng và phát triển các HTTT, CSDL chuyên ngành do các Bộ, ngành trung ương đã triển khai trên địa bàn tỉnh và các Phần mềm, CSDL do tỉnh triển khai.

- Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

- Từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số; số hóa, xây dựng dữ liệu nền, CSDL dùng chung, các CSDL chuyên ngành, tạo lập kho dữ liệu dùng chung của tỉnh và tổ chức dữ liệu mở phục vụ xã hội. Cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ cho các HTTT của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần; kết nối với các CSDL, HTTT quốc gia, HTTT triển khai từ trung ương đến địa phương, đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Kiến trúc CQĐT của tỉnh.

- Triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin dùng chung, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành trọng điểm phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp hoặc tham gia triển khai các hệ thống do các bộ, ngành triển khai tại địa phương (CSDL, HTTT về: dân cư, đất đai, quy hoạch, giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục, tài nguyên, môi trường, bảo hiểm, thông tin kinh tế - xã hội; tài chính; khiếu nại tố cáo; đăng ký doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức, lao động; chính sách, an sinh xã hội; hộ nghèo; người có công; lao động, việc làm; thông tin truyền thông; quản lý tài sản; nông nghiệp, nông thôn, dân tộc, TTHC, văn hóa, du lịch,...) đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp. Xây dựng CSDL không gian địa lý cung cấp hạ tầng dữ liệu thiết yếu cho vận hành, phát triển Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

- Tiếp tục triển khai các hệ thống thông tin dùng chung phục vụ quản lý điều hành: hệ thống Cổng thông tin điện tử; hệ thống dịch vụ công trực tuyến; một cửa điện tử; hệ thống quản lý văn bản điều hành, thư điện tử, chữ ký số; hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh...

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thuê dịch vụ CNTT tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2025.

- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của tỉnh, phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền trong tỉnh để rút ngắn thời gian họp, giảm giấy tờ hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan nhà nước; xây dựng hệ thống báo cáo kết nối với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo định hướng từ Trung ương...

- Tiếp tục đẩy mạnh và sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; đảm bảo phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; triển khai các giải pháp thực hiện nhằm tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC qua mạng.

- Duy trì kết nối giữa Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo thực hiện cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp; tiếp tục tích hợp, cung cấp các DVCTT của tỉnh trên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo lộ trình và chỉ đạo của Chính phủ.

- Thực hiện tốt Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Xây dựng các hệ thống kỹ thuật bảo đảm An toàn thông tin phục vụ phát triển Chính quyền điện tử, đô thị thông minh; triển khai các hoạt động bảo đảm An toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin; triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kthuật vào hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Tiếp tục triển khai, duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Triển khai xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

- Ưu tiên thực hiện thuê dịch vụ CNTT để bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách, phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tham gia các khóa bồi dưỡng về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.

7. Phát triển nguồn nhân lực

- Bồi dưng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp về phát triển Chính quyền số.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.

- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử.

- Cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn an toàn, an ninh thông tin và diễn tập ứng cứu sự cố do Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh khai thác, ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số.

- Xây dựng, ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp để quảng bá thông tin; tăng cường sự tham gia, góp ý của người dân trong các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước.

- Tuyên truyền người dân thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để tiếp cận dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, như: Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử tỉnh Nghệ An; tiếp nhận và trkết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích;...

- Tiếp tục thuê các dịch vụ của doanh nghiệp như: phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; thuê Trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh; Cổng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử liên thông; thuê đường truyền mạng số liệu chuyên dùng; thuê giám sát an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị;...

- Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhm triển khai các dịch vụ Chính quyền số thuận lợi.

3. Nghiên cứu, hợp tác đlàm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Tăng cường nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới.

- Triển khai hợp tác, học tập kinh nghiệm về xây dựng Chính quyền điện tử với các tỉnh xếp hạng cao về Chính quyền điện tử, bảo đảm có trọng tâm, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Tăng cường hợp tác với các Tập đoàn, Công ty lớn về CNTT-TT, thương mại điện tử...

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Bảo đảm nguồn kinh phí cho ứng dụng CNTT trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh, địa phương. Dành tối thiểu 1 - 2% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương cho hoạt động ứng dụng, phát triển CNTT.

- Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin và đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

- Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương theo kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu về CNTT giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghệ An.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong bộ máy nhà nước. Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;...

- Huy động nguồn lực và hợp tác với các Tập đoàn, Công ty lớn về CNTT- TT, thương mại điện tử tạo nguồn lực cho phát triển CNTT, chính quyền điện tử và An toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.

5. Giải pháp tổ chức, triển khai

- Tăng cường hoạt động Ban chđạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh về việc chỉ đạo thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Xây dựng kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh nhằm phát huy vai trò kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chung về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các Sở, ban, ngành và UBND các cấp, phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị nhằm xây dựng thành công Chính quyền điện tử tỉnh.

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT về đảm bảo an toàn thông tin, phòng chng tấn công mạng, giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính để việc ứng dụng CNTT thực sự thúc đẩy cải cách hành chính và tăng hiệu quả của ứng dụng CNTT. Lãnh đạo các ngành, địa phương phải gương mẫu trong học tập và ứng dụng CNTT trong điều hành, giải quyết công việc (như sử dụng thư điện tử, phần mềm qun lý văn bản, chữ ký số,...); tạo bước chuyển biến trong lề lối làm việc, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính.

- Bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã ban hành.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Lộ trình thực hiện các nội dung Kế hoạch tại Phụ lục II: Danh mục các niệm vụ, dự án dự kiến triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 gửi kèm theo.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 1.028.960.000.000 VNĐ

(Một ngàn không trăm hai mươi tám tỷ, chín trăm sáu mươi triệu đồng)

- Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí đối với các nội dung công việc do các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện.

- Ngân sách cấp huyện đảm bảo kinh phí đối với các nội dung công việc do các cơ quan thuộc cấp huyện thực hiện.

- Huy động các nguồn kinh phí của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.

- Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước để thực hiện.

VIII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Chi tiết tại Phụ lục: Danh mục các nhiệm vụ, dự án dự kiến triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 (gửi kèm theo kế hoạch).

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh

- Trực tiếp chỉ đạo công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát trách nhiệm giải trình, ra quyết định và xử lý kịp thời các vướng mắc về thể chế, nguồn lực tài chính, giải pháp công nghệ và con người để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu đề ra.

Định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong việc thực hiện Kế hoạch.

2. Văn phòng UBND tỉnh

- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện công tác phát triển và ứng dụng CNTT của Văn phòng UBND tỉnh phục vụ chỉ đạo, điều hành của Thường trực UBND tỉnh;

- Duy trì và bảo đảm hoạt động thường xuyên, hiệu quả Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến, Một cửa điện tử liên thông của tỉnh, Hệ thống Thư công vụ, đáp ứng yêu cầu mới và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách về Chính quyền điện tử, An toàn thông tin và xây dựng Đô thị thông minh tỉnh, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, dự án của kế hoạch này; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch; tham mưu UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý phát triển CNTT, an toàn thông tin và xây dựng Đô thị thông minh.

- Chủ trì, phối hợp triển khai các ứng dụng, phần mềm dùng chung đến các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Phối hợp, đôn đốc các đơn vị cung cấp phần mềm thuê dịch vụ CNTT thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng, vận hành và khai thác hiệu quả các phần mềm, ứng dụng CNTT.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đánh giá hiệu quả các phần mềm, ứng dụng CNTT triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân tăng cường ứng dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin.

- Tiếp tục tham mưu tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện đồng bộ, gắn kết chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT với chương trình, kế hoạch cải cách hành chính.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Thông tin và Truyền thông xem xét, đề xuất lồng ghép, bố trí đảm bảo nguồn vốn đầu tư để triển khai đạt mục tiêu kế hoạch.

5. Sở Tài chính

- Đảm bảo cân đối kinh phí sự nghiệp cho các dự án, hạng mục đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình ban hành các văn bản, quy định về tài chính phủ hợp với đặc thù ứng dụng CNTT, bảo đảm kinh phí thường xuyên cho ứng dụng CNTT.

6. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai đồng bộ chương trình, kế hoạch cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước.

- Ưu tiên bố trí biên chế CNTT và chỉ tiêu đào tạo chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo chuyên sâu về CNTT, an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT trong các cơ quan nhà nước.

- Phối hợp, bổ sung tiêu chí ứng dụng CNTT trong bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước của tỉnh.

7. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả phát triển, ứng dụng CNTT, an toàn thông tin và xây dựng đô thị thông minh của cơ quan, đơn vị mình.

- Căn cứ Kế hoạch chung của tỉnh, xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2021 - 2025 của cơ quan, địa phương; đảm bảo an toàn thông tin trong cơ quan, địa phương; theo dõi, tổng hợp định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch và công tác ứng dụng CNTT gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Chỉ đạo đưa mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT vào kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm; gắn nội dung ứng dụng, phát triển CNTT với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; bảo đảm ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là nội dung bắt buộc, quan trọng trong từng kế hoạch phát triển, cũng như từng đề án, dự án đầu tư của đơn vị.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác triển khai các chương trình dự án, tiếp nhận và đưa vào sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT, các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh tại cơ quan, địa phương mình đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Trên đây là kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ kế hoạch để triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TT&TT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu
: VT, TH (N.H)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Hoa

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 744/KH-UBND ngày 15/12/2020 của UBND tỉnh về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ s, Chính quyn svà bảo đảm an toàn thông tin mạng tnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì triển khai

Dự án/ nhiệm vụ chuyển tiếp/mi

Mục tiêu đầu tư

Thời gian triển khai

Tổng mức đầu tư/ chi phí dự kiến

Nguồn vốn

1

Duy trì, cập nhật Kiến trúc CQĐT tỉnh Nghệ An

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thực hiện, duy trì, cập nhật Kiến trúc CQĐT tỉnh Nghệ An theo kế hoạch, yêu cầu của Chính phủ, Bộ TTTT

2021-2025

1.500

Nguồn vốn địa phương

2

Thuê phần mềm Quản lý văn bản và điều hành

STT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thuê dịch vụ hàng năm để triển khai dùng chung cho các cơ quan hành chính nhà nước.

2021-2025

31.690

Nguồn vốn địa phương

3

Thuê Phần mềm Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử tỉnh Nghệ An

Văn phòng UBND tỉnh

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thuê dịch vụ hàng năm để triển khai dùng chung cho các cơ quan hành chính nhà nước.

2021-2025

13.000

Nguồn vốn địa phương

4

Thuê mạng truyền số liệu chuyên dùng

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thuê mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành

2021-2025

38.270

Nguồn vốn địa phương

5

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử theo hướng thuê dịch vụ

Văn phòng UBND tỉnh

Nhiệm vụ mới

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử theo hướng thuê dịch vụ

2021-2025

10.000

Nguồn vốn địa phương

6

Nâng cấp Hệ thống thư công vụ của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Nhiệm vụ mới

Nâng cấp Hệ thống thư công vụ của tỉnh

2021-2025

4.000

Nguồn vốn địa phương

7

Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với bộ, ngành, trung ương.

Văn phòng UBND tỉnh

Dự án chuyển tiếp

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Nghệ An, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

2020-2025

5.000

Nguồn vốn địa phương

8

Duy trì và nâng cấp thiết bị Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Nghệ An (26 điểm cầu của tỉnh)

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Đảm bảo hoạt động của Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến Nghệ An.

2021-2025

15.000

Nguồn vốn địa phương

9

Thuê dịch vụ CNTT: Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2022

Sở Du lịch

Dự án mới

Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh tỉnh Nghệ An

2020-2022

34.000

Nguồn vốn địa phương

10

Hệ thống phần mềm quản lý các dự án đầu tư tỉnh Nghệ An

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Dự án mới

- Xây dựng PM quản lý đầu tư, giám sát tình hình thực hiện dự án đầu tư.

- Tổng hợp và lập báo cáo nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

2021-2022

3.000

Nguồn vốn địa phương

11

Xây dựng các hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) có khả năng kết nối với Trung ương (Trục kết ni liên thông, hệ thống quản lý danh mục dùng chung, định danh điện tử, hệ thống giám sát, CSDL dùng chung)

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp, thay thế

Xây dựng các hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) có khả năng kết ni với Trung ương (Trục kết nối liên thông, hệ thống quản lý danh mục dùng chung, định danh điện tử, hệ thống giám sát, CSDL dùng chung)

2021-2025

22.000

Nguồn vốn địa phương

12

Mua sắm, cài đặt hệ thống phòng chống virus, mã độc tập trung tỉnh Nghệ An

Sở TT&TT

Dự án mới

Mua sắm, cài đặt hệ thống phòng chống virus, mã độc tập trung tỉnh Nghệ An

2021-2025

4.000

Nguồn vốn địa phương

13

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC)

Trung tâm CNTT-TT

Nhiệm vụ mới

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC)

2021-2025

25.000

Nguồn vốn địa phương

14

Xây dựng Trung tâm điều hành tập trung (IOC)

Trung tâm CNTT-TT

Nhiệm vụ mới

Xây dựng Trung tâm điều hành tập trung (IOC)

2021

10.000

Nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn khác

15

Đầu tư trang thiết bị, kết nối mạng đồng bộ đạt chuẩn kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã

Các Sở, ban, ngành liên quan

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Đầu tư trang thiết bị, kết nối mạng đồng bộ đạt chuẩn kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã

2021-2025

30.000

Nguồn vốn địa phương

16

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của tỉnh

2021

5.000

Nguồn vốn địa phương

17

Xây dựng các hệ thống kỹ thuật, hệ thống thông tin bảo đảm ATTT phục vụ phát triển Chính quyền điện tử; Triển khai các hoạt động bảo đảm ATTT theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyn tiếp

Xây dựng các hệ thống kỹ thuật, hệ thống thông tin bảo đảm ATTT phục vụ phát triển Chính quyền điện tử; Triển khai các hoạt động bảo đảm ATTT

2021-2025

20.000

Nguồn vốn địa phương

18

Triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo, đầu tư công cụ rò quét lỗ hổng, mã độc, hệ thống hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Tổ chức các hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Nghệ An.

2021-2025

1.500

Nguồn vốn địa phương

19

Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030

Sở TT&TT

Nhiệm vụ mới

Triển khai Đề án thí điểm xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030

2021-2025

200

Nguồn vốn địa phương và các nguồn khác

20

Triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Sở TT&TT

Nhiệm vụ mới

Triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

2021-2025

75.000

Nguồn vốn địa phương

21

Hoạt động của Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An.

2021-2025

600

Nguồn vốn địa phương

22

Tổ chức đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Nghệ An

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Hằng năm đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Nghệ An

2021-2025

200

Nguồn vốn địa phương

23

Đào tạo ứng dụng CNTT: Đào tạo chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT, đào tạo khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu.

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Đào tạo chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT, đào tạo khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin

2021-2025

1.000

Nguồn vốn địa phương

24

Tăng cường công tác tuyên truyền về phát triển Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025; Duy trì chương trình IT Today để nâng cao nhận thức thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển CQĐT

Sở TT&TT

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Tuyên truyền về phát triển Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025; Duy trì chương trình IT Today để nâng cao nhận thức thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển CQĐT

2021-2025

1.000

Nguồn vốn địa phương

25

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT chuyên ngành Kho Dữ liệu ngành - Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo Dục và đào tạo

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo

2021-2025

10.000

Từ nguồn NS tỉnh, NS TW

26

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT chuyên ngành Kho Dữ liệu ngành - Y tế

Sở Y tế

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT chuyên ngành Y tế

2021-2025

10.000

Từ nguồn NS tỉnh, NS TW

27

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT chuyên ngành Kho Dữ liệu ngành - An sinh xã hội

Sở lao động TB&XH

Nhiệm vụ chuyn tiếp

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT chuyên ngành An sinh xã hội

2021-2025

50.000

Từ nguồn NS tỉnh, NS TW

28

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT do bộ, ngành triển khai (dân cư, đất đai, quy hoạch, giao thông, xây dựng, du lịch, tài nguyên, môi trường, bảo hiểm, thông tin kinh tế - xã hội; tài chính; khiếu nại tố cáo; đăng ký doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức, lao động; hộ nghèo; người có công; lao động, việc làm; thông tin truyền thông; quản lý tài sản; nông nghiệp, nông thôn, dân tộc, TTHC, văn hóa, du lịch,...)

Các Sở, ban, ngành liên quan

Nhiệm vụ chuyển tiếp

Số hóa, xây dựng CSDL, HTTT dùng chung, HTTT do bộ, ngành triển khai (dân cư, đất đai, quy hoạch, giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục, du lịch, tài nguyên, môi trường, bảo hiểm, thông tin KT-XH; tài chính; khiếu nại tố cáo; đăng ký doanh nghiệp; cán bộ, công chức; chính sách, an sinh xã hội; hộ nghèo; người có công; lao động, việc làm; thông tin truyền thông; quản lý tài sản; nông nghiệp, nông thôn, dân tộc, TTHC, văn hóa, du lịch,...)

2021-2025

150.000

Nguồn vốn TW, địa phương và các nguồn khác

 

TNG

570.960