Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 733/KH-UBND | Lai Châu, ngày 07 tháng 5 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32/CT-TTG , NGÀY 05/12/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ SỐ 22-CT/TU, NGÀY 22/4/2019 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg, ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư; Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 32/CT-TTg, ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư; Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh Lai Châu; nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra trên địa bàn. Nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ sở trong công tác PCCC&CNCH.
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC&CNCH cũng như việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, khu dân cư. Tổ chức tốt công tác phòng cháy và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về lực lượng, phương tiện để tham gia chữa cháy kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra.
3. Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong triển khai thực hiện công tác PCCC&CNCH trên địa bàn.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Chương trình hành động số 01-CTr/TU, ngày 28/10/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP , ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC; đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nội dung trong Chỉ thị số 32/CT-TTg, ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân trên địa bàn; thực hiện nghiêm quy chế dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác PCCC&CNCH; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC gắn với phong trào xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC&CNCH trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác PCCC&CNCH, nhất là đối với các cơ sở, địa bàn trọng điểm, nguy cơ cao về cháy nổ. Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về PCCC. Rà soát, chấn chỉnh, từng bước thực hiện đồng bộ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là các điều kiện về đường giao thông, thông tin liên lạc, nguồn nước phục vụ công tác PCCC&CNCH;
Xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ, lực lượng dân phòng; tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, quan tâm đầu tư kinh phí trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người tham gia công tác PCCC&CNCH; bảo đảm có đủ phương tiện, dụng cụ PCCC&CNCH theo đúng quy định của pháp luật... góp phần phòng ngừa, ngăn chặn triệt để các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ.
4. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn như: Thực hiện và duy trì tốt các điều kiện đảm bảo công tác PCCC khi lập các dự án, quy hoạch đô thị, khu dân cư, khu rừng phòng hộ…; các dự án xây dựng các công trình phải thực hiện đầy đủ các quy định về PCCC từ khi thiết kế đến khi nghiệm thu và đưa vào hoạt động; chủ động đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện PCCC tại chỗ; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác PCCC&CNCH trên địa bàn.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở về PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh; xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc của các Tổ, Đội chữa cháy khu vực tại các huyện; trang bị phương tiện phục vụ công tác PCCC&CNCH; đầu tư xây dựng, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống PCCC, các trụ nước chữa cháy, bến bãi lấy nước; thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để bảo đảm cho công tác PCCC&CNCH; xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH vững mạnh đảm bảo được trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện PCCC&CNCH.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Công an tỉnh
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC&CNCH và tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra cho lực lượng PCCC ở các tổ chức, cá nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao và quần chúng Nhân dân; chú trọng xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với thực tế tại từng cơ sở. Tham mưu tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC (04-10) hàng năm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC, phúc tra việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về công tác PCCC tại các cơ sở trọng điểm về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao nhất như: Các chợ, khu dân cư đông người, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, gas, nhà hàng ăn uống, kho hàng hóa..., khu dân cư, hộ gia đình vừa ở vừa kết hợp kinh doanh buôn bán; kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về PCCC.
- Kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở xây dựng phương án PCCC&CNCH; tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia; bố trí lực lượng phương tiện thường trực, sẵn sàng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để xử lý kịp thời và có hiệu quả các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra, không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh bố trí quỹ đất xây dựng để thành lập các Tổ, Đội Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực tại địa bàn các huyện chưa có lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp; đề xuất kinh phí sửa chữa các Tổ, Đội chữa cháy khu vực đã được thành lập, kinh phí phục vụ cho hoạt động, trang bị phương tiện cho Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở.... và đảm bảo chế độ chính sách khen thưởng kịp thời cho lực lượng này.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh
- Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ và thực hiện tốt công tác PCCC đối với các đơn vị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh quản lý theo quy định tại Nghị định số 78/NĐ-CP, ngày 01/9/2011 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác PCCC đối với các cơ sở Quốc phòng, Nghị định số 77/2010/NĐ-CP, ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng.
- Tổ chức tự kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC đối với cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; chủ động trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đảm bảo sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
3. Sở Xây dựng
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, trong quá trình thẩm định các đề án quy hoạch, dự án khu đô thị, khu dân cư tập trung, các nhà cao tầng phải xem xét đối với các nội dung yêu cầu, quy định về PCCC&CNCH cho đảm bảo với quy định của pháp luật về PCCC&CNCH.
- Trong quá trình cấp phép xây dựng hoặc cải tạo đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở liền kề, nhà ở liền kề mặt phố..... cần chú ý đến các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC, thoát nạn theo quy định. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu với UBND tỉnh ban hành quy định, biện pháp cụ thể xử lý nghiêm, dứt điểm đối với các nhà chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng, thu mua phế liệu..., nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC.
- Phối hợp với các ngành chức năng liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra các điều kiện an toàn về PCCC trong việc quy hoạch, xây dựng các dự án, công trình đảm bảo an toàn PCCC&CNCH theo đúng nội dung được phê duyệt.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC, kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra phù hợp với điều kiện thực tế và tiếng nói các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng các tin, bài, chuyên đề, phóng sự về PCCC&CNCH trên địa bàn, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cũng như ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong công tác PCCC&CNCH.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Nghiên cứu xây dựng nội dung, bố trí thời gian phù hợp nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC để lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường cho phù hợp với từng cấp học, bậc học. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các nhà trường thường xuyên phối hợp với Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức các hoạt động tuyên truyền về PCCC&CNCH trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên.
- Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC&CNCH tại chỗ cho các trường học, mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho các cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành; yêu cầu các cơ sở, đơn vị trực thuộc quản lý thường xuyên tự kiểm tra công tác PCCC, hệ thống điện, chống sét, hệ thống thoát nạn; sắp sếp hồ sơ, tài liệu, dụng cụ học tập đảm bảo an toàn; thường xuyên tự kiểm tra việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt khu vực bếp ăn; định kỳ tổ chức các hoạt động thực hành, diễn tập để hình thành kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống cháy, nổ, tai nạn sự cố xảy ra trong học đường.
6. Sở Công Thương
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, tàng trữ, sử dụng các loại chất, hàng hóa có đặc tính nguy hiểm cháy, nổ trên địa bàn để chủ động phòng, ngừa cháy, nổ xảy ra. Xử lý nghiêm các trường hợp không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.
- Chỉ đạo các công ty điện lực tiến hành tổng kiểm tra hệ thống điện, mạng lưới điện để phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn PCCC từ hệ thống điện; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người dân các biện pháp sử dụng điện đảm bảo an toàn.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tập trung rà soát, kiểm tra năng lực các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng các thiết bị hàn, cắt kim loại. Xử lý nghiêm các trường hợp không bảo đảm yêu cầu, đình chỉ hoạt động đối với tổ chức, cá nhân khi phát hiện nguy cơ mất an toàn về PCCC. Hướng dẫn người lao động sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động.
- Nghiên cứu bổ sung nội dung kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về PCCC, kỹ năng thoát nạn, cứu người vào chương trình giảng dạy, hoạt động thực tế, thực hành trong đào tạo nghề tại cơ sở do Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội quản lý. Nghiên cứu quy định về chế độ chính sách cho người tham gia hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bị thương, bị mất tích, bị chết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành chức năng tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC&CNCH. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện và các điều kiện bảo đảm công tác PCCC&CNCH.
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi đầu tư, xây dựng các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Lai Châu phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC&CNCH.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí quỹ đất để thành lập các Tổ, Đội Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại trung tâm các huyện.
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, lập danh sách các cơ sở có nguy cơ cao về cháy, nổ, độc hại, ô nhiễm môi trường qua đó tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch di dời, xử lý.
10. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phân bổ ngân sách hàng năm từ nguồn ngân sách của tỉnh phục vụ cho hoạt động PCCC&CNCH của các cơ quan, đơn vị và trang bị phương tiện, kinh phí tập huấn, chế độ chính sách cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng theo quy định của Luật PCCC.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các sở, ngành chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ rừng và PCCC rừng; xây dựng kế hoạch tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy phối hợp nhiều lực lượng đối với các khu rừng; tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát, phân công thường trực, canh phòng ở những khu vực trọng điểm để quản lý người vào rừng trong mùa hanh khô và phát hiện xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra; đề xuất trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC rừng; tổ chức tốt công tác phối hợp, huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về PCCC tại địa bàn, cơ sở thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý. Khi xảy ra cháy, nổ phải tập trung các lực lượng tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện ngay những giải pháp, biện pháp bảo đảm an toàn PCCC tại địa bàn, khu dân cư. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ trên địa bàn quản lý.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về PCCC&CNCH; xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng đảm bảo số lượng, chất lượng; tổ chức mở các lớp tập huấn về PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC của cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh; phối hợp với Công an tỉnh tham mưu, quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng các Tổ, Đội Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực.
- Quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác PCCC&CNCH, xây dựng các bến bãi lấy nước, lắp đặt trụ nước chữa cháy; sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống PCCC tại các cơ quan, đơn vị, các chợ; mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho các cơ quan đơn vị thuộc diện quản lý, định kỳ tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở cơ quan theo đúng quy định của Luật PCCC; mua sắm, trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng.
- Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cần tăng cường quản lý Nhà nước về PCCC. Rà soát, quy hoạch khu dân cư, các dự án du lịch cộng đồng, công trình của người dân làm bằng vật liệu dễ cháy, các cơ sở sản xuất kinh doanh để có biện pháp phòng ngừa cháy, nổ xảy ra. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và chú ý các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC khi cấp phép xây dựng các dự án, công trình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà ở riêng lẻ, nhà ở liền kề, không để xảy ra tình trạng chiếm dụng, lấn chiếm hành lang an toàn PCCC, lối thoát nạn, đường giao thông phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về PCCC; vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buốn bán, hộ gia đình tự nguyện di rời các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao ra các vị trí đảm bảo an toàn PCCC.
13. Công ty Điện lực Lai Châu: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, đề xuất khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập của mạng lưới điện hạ áp tại khu dân cư; có kế hoạch thay thế các tuyến đường dây đã xuống cấp; các trạm biến áp không đảm bảo công suất phụ tải; thường xuyên khuyến cáo quần chúng Nhân dân sử dụng điện tiết kiệm, an toàn. Phối hợp các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành lang lưới điện gây nguy cơ cháy, nổ cao theo đúng quy định pháp luật.
14. Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu
- Rà soát hệ thống trụ nước chữa cháy đô thị, có kế hoạch xây dựng mới, sửa chữa, cải tại, lắp đặt các trụ nước chữa cháy đô thị tại trung tâm các huyện, thành phố, khu dân cư tập trung; trước mắt kiểm tra đề xuất thay thế, sửa chữa các trụ nước chữa cháy đã hỏng tại địa bàn thành phố và tại trung tâm các huyện.
- Thường xuyên kiểm tra các trụ nước đã được lắp đặt, duy trì và đảm bảo lưu lượng nước phục vụ công tác chữa cháy.
15. Các Tập đoàn, Công ty, Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật về đảm bảo an toàn PCCC trong đầu tư, xây dựng, quản lý kinh doanh... Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC; phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ PCCC, thực tập phương án chữa cháy phối hợp nhiều lực lượng định kỳ hàng năm theo quy định; trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ đảm bảo số lượng, chất lượng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả. Định kỳ ngày 15/11 hàng năm báo cáo kết quả gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp, báo cáo.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành, các Tập đoàn, Công ty, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch; tham mưu sơ kết, tổng kết, định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 52/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội" năm 2019
- 3Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Kế hoạch 3413/KH-UBND năm 2019 triển khai Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 6Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2019 thực hiện Công điện 584/CĐ-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng
- 3Chỉ thị 47-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2018 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Kế hoạch 52/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội" năm 2019
- 8Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 9Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10Kế hoạch 3413/KH-UBND năm 2019 triển khai Chỉ thị 32/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 11Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2019 thực hiện Công điện 584/CĐ-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy do thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 733/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg và Chỉ thị 22-CT/TU về tăng cường công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 733/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/05/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Tống Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra