Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 23 tháng 4 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Y tế giai đoạn 2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Y tế giai đoạn 2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Kế hoạch), với những nội dung như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền sâu rộng cho người dân về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người.
- Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong triển khai hoạt động truyền thông về bảo vệ sức khỏe và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai Kế hoạch phải được thực hiện thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở; nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng để nâng cao nhận thức của người dân về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng.
- Cụ thể hóa các nội dung hoạt động, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, phấn đấu đạt các mục tiêu Kế hoạch đề ra.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Y tế nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe con người, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu đến năm 2030
2.1. Mục tiêu cụ thể 1
Triển khai cơ chế chính sách của ngành Y tế trong công tác ứng phó với BĐKH, với chỉ tiêu cụ thể là:
- 100% các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế về sức khỏe môi trường và cộng đồng, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, trang thiết bị và công trình y tế, phòng chống thiên tai thảm họa, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng có lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH được triển khai trên địa bàn tỉnh.
- 100% các huyện, thành phố xây dựng và ban hành Kế hoạch ứng phó BĐKH của ngành Y tế trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và ứng phó với BĐKH, với chỉ tiêu cụ thể là:
- 100% cán bộ y tế được truyền thông và tập huấn về ứng phó với BĐKH của ngành Y tế.
- 100% các huyện, thành phố có tổ chức hoạt động giáo dục, truyền thông về BĐKH và sức khỏe cho cộng đồng.
2.3. Mục tiêu cụ thể 3
Tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH của hệ thống y tế, ưu tiên hệ thống y tế cơ sở, với chỉ tiêu cụ thể là:
- Ít nhất 80% cơ sở y tế xây mới có áp dụng các giải pháp nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH.
- 70% Trạm Y tế tuyến xã tại các địa bàn dễ bị ảnh hưởng do tác động của BĐKH có đủ năng lực và cơ sở vật chất bảo đảm đáp ứng một cách có hiệu quả với các tình huống thiên tai và thời tiết cực đoan.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
Đến năm 2050, công tác ứng phó với BĐKH được tích hợp vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch từng giai đoạn và hàng năm của ngành Y tế. Bảo đảm hệ thống y tế có đủ năng lực, nguồn lực để ứng phó một cách chủ động và hiệu quả đối với các tác động của BĐKH đến sức khỏe. Tăng cường sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý
- Rà soát và triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp đồng bộ, lồng ghép nội dung bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng trước tác động của BĐKH vào các chiến lược, chương trình, đề án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế và trang thiết bị đảm bảo phục vụ công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan, chú trọng khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH.
- Triển khai các chính sách nhằm thu hút nguồn lực thực hiện có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành Y tế; các chính sách sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính tại các cơ sở y tế.
- Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế, đặc biệt y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh ở tất cả các tuyến để có đủ năng lực phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm; giám sát và đáp ứng dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ sở y tế đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan, chú trọng khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH.
- Rà soát và bổ sung chức năng, nhiệm vụ về ứng phó với BĐKH cho các đơn vị liên quan của ngành Y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khỏe tích hợp với các hệ thống thông tin chuyên ngành Y tế.
2. Các hoạt động chuyên môn
- Tăng cường lồng ghép các hoạt động bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí, ứng phó với BĐKH trong phong trào vệ sinh yêu nước, các chương trình, dự án về cải thiện vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, giám sát chất lượng nước và các chương trình, dự án có liên quan.
- Đẩy mạnh công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm nhạy cảm với BĐKH và giao động thời tiết; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; tăng cường hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, trong đó chú trọng tới các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm liên quan đến các yếu tố khí hậu và BĐKH.
- Các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm các điều kiện thu dung, điều trị bệnh nhân khi xảy ra các trường hợp gia tăng bệnh nhân nhập viện do các hiện tượng thời tiết cực đoan, các bệnh nhạy cảm với BĐKH; chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm, các bệnh lây nhiễm nhạy cảm với BĐKH theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm do các yếu tố liên quan đến BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
3. Truyền thông, giáo dục và tập huấn nâng cao năng lực
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông ứng phó tác động của BĐKH với sức khỏe, lồng ghép với các hoạt động truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
- Cung cấp các tài liệu truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về BĐKH và sức khỏe.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến nhằm tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH.
- Tổ chức thăm quan học tập chia sẻ kinh nghiệm về công tác ứng phó với BĐKH của ngành Y tế.
4. Triển khai các mô hình ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan
Tổ chức triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình ứng phó và giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của BĐKH tới sức khỏe theo hướng dẫn và Kế hoạch của Bộ Y tế:
- Mô hình truyền thông để cung cấp các nội dung, giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với BĐKH cho cán bộ y tế và cộng đồng.
- Mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, lũ, lụt, hạn hán, nắng nóng...
- Mô hình cấp cứu đáp ứng với thiên tai, thảm hoạ như tai nạn, chấn thương, dịch bệnh.
- Mô hình quản lý, giám sát các dịch, bệnh liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố thời tiết và khí hậu.
- Mô hình vệ sinh môi trường và nước sạch thích ứng với BĐKH cho cộng đồng và cơ sở y tế.
- Mô hình ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ tái tạo và sử dụng năng lượng sạch tại các cơ sở y tế.
5. Tăng cường phối hợp liên ngành
- Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông về những ảnh hưởng của BĐKH đối với sức khỏe con người.
- Tăng cường phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan có liên quan để tổ chức chỉ đạo, triển khai lồng ghép các hoạt động truyền thông về những ảnh hưởng của BĐKH đối với sức khỏe con người trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
6. Tăng cường nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng BĐKH đến sức khoẻ và giải pháp ứng phó của ngành Y tế. Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH tới ngành Y tế và năng lực ứng phó.
- Nghiên cứu bằng chứng về tác động của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan tới sức khỏe cộng đồng và các giải pháp ứng phó như các bệnh do nhiệt độ, sóng nhiệt; các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; các bệnh do véc tơ truyền và bệnh mới nổi liên quan tới BĐKH.
- Nghiên cứu, đề xuất các mô hình, giải pháp thu dung, điều trị bệnh nhân trong trường hợp gia tăng dịch, bệnh liên quan đến BĐKH.
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ, trang thiết bị, kiểm soát dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH, nhất là sau thiên tai.
7. Hợp tác quốc tế và xã hội hóa
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về mô hình và các giải pháp ứng phó với BĐKH. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn tài trợ cho các hoạt động giảm thiểu và ứng phó với BĐKH của ngành Y tế.
8. Giải pháp về tài chính
- Cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH vào các chương trình mục tiêu, các dự án, đề án có liên quan triển khai tại các đơn vị y tế.
9. Kiểm tra, giám sát và đánh giá
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp với điều kiện thực tiễn trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ, đột xuất việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả, báo cáo thực hiện Kế hoạch trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm và gửi về Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế.
1. Giai đoạn 2019 - 2025
- Triển khai thực hiện các chính sách và nhiệm vụ ứng phó với BĐKH của ngành Y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về BĐKH với sức khỏe, hệ thống y tế.
- Tổ chức triển khai thí điểm các mô hình: Mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH; mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính trong cơ sở y tế... theo Kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này.
2. Giai đoạn 2025 - 2030
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách và nhiệm vụ ứng phó với BĐKH của ngành Y tế.
- Quy hoạch và đầu tư hệ thống cơ sở y tế, trang thiết bị đáp ứng công tác khám chữa bệnh bảo đảm ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Triển khai áp dụng việc sử dụng cơ sở dữ liệu, dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khỏe.
- Nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH; mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính trong cơ sở y tế.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc ứng phó với BĐKH của ngành Y tế.
- Kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá thực hiện Kế hoạch này.
1. Kinh phí
Tổng số kinh phí dự kiến là: 31.750.000.000 đồng (Ba mươi mốt tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
(Chi tiết các mục kinh phí được kèm theo tại phụ lục).
2. Nguồn kinh phí
- Nguồn ngân sách Trung ương.
- Nguồn kinh phí lồng ghép trong triển khai các chương trình, đề án, dự án có liên quan, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các huyện, thành phố.
- Nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước.
- Nguồn huy động xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của môi trường, BĐKH ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm đầu mối của ngành, tham mưu tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch; thực hiện lồng ghép với các hoạt động các chương trình, đề án, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp báo cáo Sở Tài chính.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch của các cơ quan; báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Lồng ghép hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành Y tế vào các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án về BĐKH và hướng dẫn các cơ quan liên quan thực hiện. Phối hợp với Sở Y tế tăng cường quản lý chất thải y tế, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong các cơ sở y tế; triển khai các giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ cộng đồng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu chỉ đạo, thực hiện chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2016 - 2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có các nội dung về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí và lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Sở Tài chính
- Thẩm định dự toán do Sở Y tế xây dựng và trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phân bổ lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán chi của các chương trình mục tiêu.
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ để triển khai các hoạt động của Kế hoạch này.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế cung cấp thông tin; hướng dẫn, đôn đốc Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố xây dựng định hướng tuyên truyền, hình thức thông tin tuyên truyền phù hợp về BĐKH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng, duy trì chuyên mục BĐKH trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe và ảnh hưởng của BĐKH đối với sức khỏe con người, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe trong tình hình mới.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và UBND các cấp tổ chức chỉ đạo triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về ứng phó BĐKH và sức khỏe; lồng ghép với các hoạt động của các tổ chức hợp lý, hiệu quả.
9. UBND các huyện, thành phố
Xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế trước ngày 05/6 và 05/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2019 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(ban hành kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /4/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT | Nhiệm vụ | Kết quả đầu ra | Thời gian thực hiện | Kinh phí dự kiến | Nguồn kinh phí | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
I | Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan | 2019 - 2030 | 4.500 |
|
|
| |
1 | Cung cấp các tài liệu truyền thông (video clip, pano,...) về ảnh hưởng BĐKH đến sức khỏe và các giải pháp, mô hình giảm thiểu tác động bất lợi của BĐKH tới sức khỏe | Tài liệu truyền thông theo mẫu của Bộ Y tế | 2019 - 2030 | 300 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố |
2 | Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe và thích ứng trước các tác động của biến đổi khí hậu | Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe và thích ứng trước các tác động của BĐKH | 2019 - 2030 | 2.000 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
3 | Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về BĐKH và sức khỏe | Các hoạt động truyền thông cụ thể nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng | 2019 - 2030 | 2.000 | Ngân sách nhà nước, lồng ghép các chương trình, dự án | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
4 | Tổ chức các hoạt động truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng | Truyền thông trên các phương tiện báo đài tại tỉnh, huyện | 2019 - 2030 | 200 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố |
II | Tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ | 2019 - 2030 | 1.100 |
|
|
| |
1 | Triển khai thí điểm mô hình giám sát dự báo, cảnh báo sớm đối với dịch bệnh và nhập viện đối với một số bệnh truyền nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết, cúm, tiêu chảy và các dịch bệnh mới nổi) và một số bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, tim mạch, hô hấp,…) liên quan đến BĐKH tại một số huyện, thành phố | Báo cáo mô hình thí điểm và đề xuất nhân rộng | 2019 - 2030 | 100 | Ngân sách nhà nước, lồng ghép các chương trình, dự án | Sở Y tế | UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
2 | Nhân rộng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm đối với các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm trước các tác động của BĐKH | Hệ thống cảnh báo sớm đối với bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm áp dụng trong tỉnh | 2020 - 2030 | 500 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
3 | Tăng cường giám sát dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm đối với các vùng dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu | Báo cáo công tác giám sát hàng năm | 2019 - 2030 | 500 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
III | Triển khai các mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu | 2019 - 2030 | 900 |
|
|
| |
1 | Mô hình cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu tại các vùng bão lũ, lụt, hạn hán... | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019 - 2030 | 300 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
2 | Mô hình đảm bảo vệ sinh và cung cấp nước sạch thích ứng với các điều kiện BĐKH | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019 - 2030 | 300 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
3 | Mô hình phòng chống tai nạn thương tích cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại một số vùng bị ảnh hưởng | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019 - 2030 | 300 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan UBND các huyện, thành phố và cộng đồng |
IV | Phát triển mạng lưới y tế đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh và các bệnh mới có thể phát sinh do tác động của BĐKH | 2019 - 2030 | 25.000 |
|
|
| |
1 | Đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế tuyến huyện và xã phục vụ công tác khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH | Báo cáo danh sách và kết quả các huyện và xã được đầu tư | 2019 - 2030 | 15.000 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố |
2 | Bổ sung đầu tư trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH | Báo cáo số trang thiết bị được đầu tư phục vụ công tác khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH | 2019 - 2025 | 10.000 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố |
V | Kiểm tra giám sát, sơ kết tổng kết đánh giá thực hiện Kế hoạch | 2019 - 2030 | 250 |
| Sở Y tế |
| |
1 | Giám sát việc thực hiện Kế hoạch và các hoạt động theo từng mục tiêu tại địa bàn | Báo cáo các đợt giám sát | 2019 - 2030 | 200 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan |
2 | Tổ chức Hội nghị sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch | Báo cáo tổng kết | 2019 - 2030 | 50 | Ngân sách nhà nước | Sở Y tế | Các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố |
| Tổng cộng (I + II + II + IV + V) |
|
| 31.750 |
|
|
|
Bằng chữ: Ba mươi mốt tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng chẵn./.
- 1Kế hoạch 1589/KH-UBND năm 2020 về triển khai thực hiện kế hoạch 182-KH/TU về thực hiện Kết luận 56-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho các ngành Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Du lịch và một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Kế hoạch 4277/KH-UBND năm 2020 về hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050
- 5Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2019 Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu của ngành y tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 1Quyết định 7562/QĐ-BYT năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Kế hoạch 1589/KH-UBND năm 2020 về triển khai thực hiện kế hoạch 182-KH/TU về thực hiện Kết luận 56-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho các ngành Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Du lịch và một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5Kế hoạch 4277/KH-UBND năm 2020 về hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050
- 6Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2019 Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu của ngành y tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Kế hoạch 73/KH-UBND hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Y tế giai đoạn 2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 73/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Dương Xuân Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra