Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 729/KH-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 02 năm 2017 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG NGÀY 31/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả nội dung yêu cầu của Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, các điểm ô nhiễm môi trường tồn lưu.
- Tạo bước chuyển biến căn bản về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
- Nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
- Các cấp, các ngành tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm kế hoạch; quá trình tổ chức thực hiện phải có sự theo dõi, đánh giá, giám sát và chỉ đạo kịp thời.
1. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng tần suất, thời lượng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
- Xây dựng, đào tạo bồi dưỡng để hình thành mạng lưới tuyên truyền viên môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã.
- Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ cho các cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tiếp tục rà soát ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng không chấp thuận đầu tư đối với những dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng hoặc loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy định về quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường; quy chế về phân công, phân cấp trách nhiệm trong quản lý chất thải rắn; quy định về phân vùng tiếp nhận nước thải, khí thải để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
- Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, xong trong năm 2017.
- Tập trung thanh tra, kiểm tra các chủ nguồn thải có có lưu lượng nước lớn và các nguồn thải có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; rà soát các nguồn thải để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn thải toàn tỉnh;
- Tổ chức rà soát các báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm cao đã được phê duyệt để có điều chỉnh kịp thời. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ dự án, nhà đầu tư tuân thủ các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động;
- Rà soát, điều chỉnh mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; đầu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường tự động; yêu cầu các chủ nguồn thải lắp đặt và kết nối dữ liệu quan trắc môi trường tự động nước thải, khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát trực tiếp theo quy định của pháp luật.
4. Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý và huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường.
- Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý về môi trường, ưu tiên cấp huyện, xã; sử dụng nguồn sự nghiệp môi trường để bố trí cán bộ hợp đồng phụ trách công tác bảo vệ môi trường cấp xã.
- Tăng cường đầu tư và hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; triển khai các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn y tế tại các bệnh viện và trung tâm y tế.
- Tập trung triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung theo hình thức xã hội hóa; đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp, làng nghề; di rời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; di dời các cơ sở chăn nuôi tập trung trong khu dân cư về các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Bố trí đảm bảo kinh phí cho bảo vệ môi trường theo hướng tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, cân đối kinh phí thường xuyên sự nghiệp môi trường hàng năm không dưới 1,0% tổng chi ngân sách Nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; tính đúng, tính đủ giá dịch vụ môi trường;
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn nghiệp vụ môi trường cho cán bộ làm công tác môi trường cấp huyện và cấp xã; xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới các tuyên truyền viên môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành điều chỉnh quy định về quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường; quy định về phân vùng tiếp nhận nước thải, khí thải.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức rà soát các hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh, phát hiện những bất cập, tồn tại để điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tiễn;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các chủ nguồn thải có có lưu lượng nước xả thải lớn và các nguồn thải có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và yêu cầu các chủ dự án, nhà đầu tư tuân thủ các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án.
- Nghiên cứu, rà soát điều chỉnh mạng lưới quan trắc môi trường; triển khai dự án đầu tư mở rộng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tự động trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, giám sát các chủ nguồn thải lắp đặt và kết nối dữ liệu quan trắc môi trường tự động nước thải, khí thải theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và triển khai các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh;
- Nghiên cứu lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung theo hình thức xã hội hóa.
- Điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn thải tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thành trong năm 2018;
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn cho các dự án xử lý chất thải, bảo vệ môi trường theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thẩm định dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, môi trường, pháp luật có liên quan và quy định của tỉnh; kiên quyết không trình phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn, các loại hình sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; đề xuất thu hồi quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc ngừng hoạt động đối với các dự án trong quá trình hoạt động đầu tư không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm gây bức xúc trong nhân dân.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ dự án, nhà đầu tư tuân thủ các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án.
3. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, thời gian hoàn thành xong trước 30/9/2017.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng trình UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý, phân công phân cấp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong năm 2017.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm không dưới 1,0% tổng chi ngân sách và tăng dần tỷ lệ này theo hướng năm sau cao hơn năm trước để phục vụ công tác bảo vệ môi trường; tính đúng, tính đủ giá dịch vụ môi trường;
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh hàng năm bố trí một phần kinh phí sự nghiệp môi trường để dự phòng chi cho công tác ứng phó sự cố môi trường (nếu có) xảy ra trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất cấm khác không được sử dụng trong chăn nuôi; hướng dẫn việc thu gom, xử lý dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom, xử lý dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Tăng cường các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ đạo các xã đăng ký nông thôn mới hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, chú trọng đến tiêu chí môi trường (Tiêu chí 17); chỉ đạo việc duy trì bền vững đối với các tiêu chí đã đạt được, đặc biệt là tiêu chí môi trường.
6. Sở Công thương
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng hóa chất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
- Triển khai hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải, kỹ thuật áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng.
7. Sở Y tế
- Khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế công lập; xây dựng các và tổ chức triển khai các dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế công lập.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế trực thuộc thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý chất thải y tế theo quy định.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì thực hiện việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 của Bộ Khoa học công nghệ nhằm ngăn chặn việc sử dụng thiết bị cũ, công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ công nghệ sạch, thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
9. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
10. Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định cấp chứng nhận đầu tư đối với các dự án thuộc Khu công nghiệp, kiên quyết từ chối, không cấp phép đối với những dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu, loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở, sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp theo quy định.
- Chủ động, kịp thời tham mưu, giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong các khu công nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp phải xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường.
11. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, nêu gương các điển hình của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường; tăng thời lượng, tần suất phát sóng, tin bài, chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường theo Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này.
- Kịp thời phản ánh tình trạng bức xúc về công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở các địa phương. Nêu gương những địa phương, tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác vệ sinh môi trường.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Phổ biến, quán triệt đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này; chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn gây bức xúc trong nhân dân; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào kiểm điểm tại các diễn đàn, đặc biệt là sinh hoạt đảng tại các Chi, Đảng bộ và giao ban hành chính hàng tháng, quý, có kiểm điểm phê bình báo cáo UBND tỉnh.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện; rà soát các nội dung bảo vệ môi trường đã đăng ký đặc biệt là các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để xem xét phát hiện những bất cập trong công tác bảo vệ môi trường để điều chỉnh kịp thời, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 6 năm 2017 để tổng hợp chung.
- Nâng cao năng lực thẩm định xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền, kiên quyết không xác nhận đối với các hồ sơ đề xuất biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải sơ sài, không cụ thể, các công trình biện pháp bảo vệ môi trường không đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Bố trí vốn đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, công trình biện pháp pháp bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp, cụm kinh tế xã hội, làng nghề do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư; đấu nối nước thải từ các cơ sở, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, cụm kinh tế xã hội, làng nghề về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tổ chức rà soát, kiểm tra, thống kê toàn bộ các nguồn thải trên địa bàn, tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu dân cư tập trung, các làng nghề truyền thống, các làng có nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường; hàng năm tổ chức cập nhật thông tin số liệu, nguồn thải trên địa bàn, báo cáo kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 6 năm 2017 để tổng hợp chung.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý, trước mắt tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các hộ chăn nuôi xen kẽ trong các khu dân cư tập trung; phát hiện và xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ chăn nuôi tập trung không có hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21/4/2016 và Kế hoạch số 2903/KH-UBND ngày 12/5/2016 của UBND của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu UBND cấp xã để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn gây bức xúc trong nhân dân.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 10 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh theo quy định.
13. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21/4/2016 và Kế hoạch số 2903/KH-UBND ngày 12/5/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, hộ chăn nuôi phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền.
- Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn và chịu trách trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để xảy ô nhiễm môi trường trên địa bàn gây bức xúc cho nhân dân.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về UBND cấp huyện trước ngày 01 tháng 10 hàng năm để UBND cấp huyện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
14. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và các tổ chức đoàn thể
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và các tổ chức đoàn thể của Tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các thành viên và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn và thu gom rác; đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội đối với các chủ trương, biện pháp, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tăng cường giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và xả thải gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Kế hoạch 5475/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và Nghị quyết 06-NQ/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Thông tư 03/2016/TT-BKHCN quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 5475/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và Nghị quyết 06-NQ/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Kế hoạch 2903/KH-UBND năm 2016 về triển khai công tác vệ sinh môi trường nông thôn và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Kế hoạch 729/KH-UBND năm 2017 triển khai thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 729/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Chí Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra