Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7077/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 11 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. ĐỐI TƯỢNG AN SINH XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020
1. Đối tượng an sinh xã hội
a) Đối tượng trợ giúp xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Đến cuối năm 2016, số đối tượng hưởng các chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng trên địa bàn là 71.866 đối tượng, chiếm tỷ lệ khoảng 5,74% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 45.260 hộ gia đình nghèo, chiếm tỷ lệ 13,06%; 30.500 hộ gia đình cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,8%.
Trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở trợ giúp xã hội công lập (gồm Trung tâm Điều dưỡng Người có công, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội). Hàng năm các cơ sở trợ giúp xã hội đã tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và trợ giúp tại cơ sở cho gần 200 đối tượng, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các cơ sở ngoài công lập đang thực hiện cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội tại cộng đồng (gồm Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, Trung tâm phục hồi chức năng Bình Hòa, Trung tâm phục hồi chức năng Hành Thiện,...) đang chăm sóc, trợ giúp trên 100 đối tượng.
b) Đối tượng hưởng chính sách người có công:
Toàn tỉnh có khoảng trên 180.000 người được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và người tham gia kháng chiến theo các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Số người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng trên 50.000 người.
c) Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp:
- Bảo hiểm xã hội: Hiện nay tỉnh đang quản lý 3.353 đơn vị sử dụng lao động với 1.111.112 lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Hàng tháng tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho hơn 22 ngàn lượt người; cùng với hơn 500 người hưởng trợ cấp BHXH một lần, hơn 2.500 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe,...
- Bảo hiểm y tế: Tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm y tế tính đến hết năm 2016 đạt 85,6%.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 2.862 đơn vị. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp hơn 82.300 người, đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp 72.904 người; số người thuộc đối tượng bắt buộc nhưng chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp chiếm khoản 11,4%.
2. Dự báo đến năm 2020
a) Đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo:
- Năm 2018, toàn tỉnh dự kiến có 72.885 đối tượng bảo trợ xã hội được trợ giúp xã hội do xã, phường, thị trấn quản lý theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ. Dự kiến đến năm 2020, số đối tượng tăng lên khoảng 75.000 đối tượng.
- Về hộ nghèo, dự kiến đến năm 2020 tỉnh còn 22.918 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,40% so với dân số toàn tỉnh.
b) Đối tượng hưởng chính sách người có công:
- Số đối tượng hưởng các loại trợ cấp ưu đãi hàng tháng khoảng 45.000 người;
- Số người có công, thân nhân của người có công và nhóm đối tượng khác được cấp thẻ BHYT trong năm trên 50.000 người.
c) Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN:
- Dự kiến đến năm 2020, số người tham gia đóng BHXH là 462.550 người, trên lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh 841.000 người; tỷ lệ 55%.
- Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 90% vào năm 2020.
- Dự báo đến năm 2020 số người thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh khoản 35.000 người.
II. KHÁI QUÁT CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về hình thành cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
Thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong thời gian qua UBND tỉnh đã ban hành một số Kế hoạch trong các lĩnh vực như: Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; điều tra, thu thập thông tin hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội; điều tra thu thập thông tin thị trường lao động; điều tra rà soát người cao tuổi, người tâm thần... theo các Kế hoạch này các nội dung thông tin về các nhóm đối tượng trên sau khi được thu thập đã được phân tích, lưu trữ và cập nhật vào các hệ thống quản lý thông tin như: Hệ thống thông tin về thị trường lao động; hệ thống thông tin trợ giúp xã hội... qua đó đã hình thành cơ sở dữ liệu ban đầu về an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
2. Hệ thống phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu thành phần về an sinh xã hội
Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, một số hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng gồm lĩnh vực: thông tin thị trường lao động, hệ thống chỉ tiêu theo dõi quản lý là thông tin cơ bản của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; người lao động thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tham gia học nghề, quy trình tư vấn, giới thiệu việc làm mới cho người lao động thất nghiệp, CSDL người có công, đối tượng BTXH và giảm nghèo... cụ thể như sau:
a) Hệ thống thông tin và CSDL người có công
Đã cập nhật đầy đủ thông tin cơ sở dữ liệu về thông tin liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ; đồng thời ứng dụng triển khai phần mềm quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công để cập nhật, quản lý thông tin và phục vụ hoạt động chi trả trợ cấp đối với người có công ở 02 cấp: Cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cấp huyện là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Hệ thống thông tin và CSDL Bảo trợ xã hội và giảm, nghèo
Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường Hệ thống trợ giúp Xã hội Việt Nam”, đã tiến hành cập nhật toàn bộ dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2015 vào Hệ thống quản lý thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội. Trong năm 2017, hoàn tất việc cập nhật dữ liệu của các năm 2016, 2017 vào hệ thống để sử dụng thường xuyên.
c) Hệ thống thông tin và CSDL Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế:
- Hiện nay hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thành phần an sinh xã hội do BHXH Việt Nam xây dựng và triển khai đến BHXH các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Cơ sở dữ liệu về lĩnh vực này đã được tập trung dữ liệu về BHXH Việt Nam.
- Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu an sinh xã hội do BHXH Việt Nam trang bị, hệ thống máy chủ, hệ thống mạng WAN được xây dựng liên thông toàn tỉnh từ năm 2011; liên thông cả nước từ đầu năm 2015.
- Hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin ngành y tế đã xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành giai đoạn 2016-2020, tại các đơn vị trực thuộc triển khai mạng nội bộ, Internet đảm bảo đáp ứng nhu cầu triển khai phần mềm quản lý bệnh viện (HIS).
3. Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin về an sinh xã hội của tỉnh
Tính đến thời điểm hiện tại, hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể; 100% các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố có mạng nội bộ (Mạng LAN), 100% được kết nối Internet; trên 70% cán bộ, công chức, viên chức làm việc qua thư điện tử của tỉnh để trao đổi các văn bản, tài liệu; các sở, ngành, huyện, thành phố ứng dụng các phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp trong giải quyết công việc hàng ngày...
Hiện nay, hệ thống phần mềm quản lý văn bản đã được liên thông giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố. Hầu hết cán bộ, công nhân viên chức thực hiện trao đổi công việc tốt qua thư điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc đạt kết quả tốt: tiếp nhận, xử lý văn bản, gửi thông tin, thực hiện báo cáo thay cho văn bản giấy... Việc ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền, góp phần minh bạch hóa và rút ngắn khoảng cách về thời gian. Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân và doanh nghiệp đăng ký dịch vụ công qua mạng nhanh chóng và thuận lợi.
4. Nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ASXH toàn tỉnh ước tính có khoảng 1.000 người làm việc tại các cơ quan:
- Cấp tỉnh: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế;
- Cấp huyện: 14 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trung tâm y tế, Bảo hiểm xã hội 14 huyện, thành phố;
- Cấp xã: 184 đơn vị cấp xã;
- Các cơ sở bảo trợ xã hội.
5. Tồn tại, khó khăn:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê, báo cáo về an sinh xã hội chưa đồng bộ, thống nhất. Cho đến nay chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê và các thông tin đồng bộ, thống nhất về ASXH trên phạm vi toàn quốc, chỉ có các hệ thống chỉ tiêu thống kê trong từng lĩnh vực cụ thể của các bộ, ngành. Chưa hình thành được mã số định danh cá nhân/mã số an sinh xã hội cấp quốc gia (hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xây dựng với mục tiêu xây dựng mã số công dân, cấp cho 01 người từ lúc sinh cho đến khi chết đã được xây dựng nhưng tiến độ kéo dài đến năm 2020 mới hoàn thành). Công tác thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu còn thiếu chi tiết, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực sự tạo điều kiện thuận tiện cho cán bộ cơ sở, nhất là cấp xã, phường và cấp quận huyện thực hiện, dẫn tới tình trạng tổng hợp được số liệu chưa chính xác.
Các hệ thống phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu an sinh xã hội chưa đồng bộ, thống nhất. Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành được hình thành và phát triển không đồng bộ. Hệ thống thông tin và CSDL hiện có chưa được chuẩn hóa, việc thu thập, cập nhật, quản lý thông tin còn mang tính đơn lẻ, chưa đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy chưa cao, hiệu quả sử dụng thấp. Do đó không thể cập nhập, theo dõi biến động các đối tượng dẫn đến không đáp ứng kịp thời, chính xác theo yêu cầu quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, do thiếu sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin nên các CSDL chuyên ngành không có sự kết nối dẫn đến thực hiện không hiệu quả, tốn kém từ khâu thu thập thông tin, quản lý, khai thác, chia sẻ. Nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu còn hạn chế.
MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
1. Mục tiêu đến năm 2020
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, giải quyết chính sách, chi trả cho đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội kịp thời, công khai và minh bạch;
b) Góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai cấp số và thẻ an sinh xã hội điện tử để tích hợp, giúp người dân thụ hưởng thuận lợi các chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo, người có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh, của quốc gia về an sinh xã hội bao gồm thông tin cơ bản về công dân của tỉnh Quảng Ngãi là đối tượng của các chính sách: Trợ giúp xã hội, giảm nghèo, người có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
2. Định hướng đến năm 2030
Cập nhật thông tin các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh góp phần mở rộng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội gồm các lĩnh vực: Trẻ em, dạy nghề, việc làm, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội và các lĩnh vực khác của an sinh xã hội theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn và định hướng của Chính phủ
II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH
1. Rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản hiện hành
- Rà soát tất cả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; các phần mềm đã và đang được triển khai trong việc quản lý thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (bao gồm Trung ương và địa phương), làm cơ sở tham mưu các Bộ, ngành, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo hướng hiệu quả và huy động tối đa nguồn lực của xã hội.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành chủ trì vận hành và sử dụng phần mềm.
Thời gian thực hiện: Năm 2018.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu an sinh xã hội thuộc lĩnh vực cơ quan đơn vị phụ trách
2.1. Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu an sinh xã hội.
Đến năm 2020, tập trung đầu tư xây dựng phần mềm và quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu an sinh xã hội đối với các lĩnh vực về bảo trợ xã hội, việc làm và người có công cách mạng, cụ thể:
a) Cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia thông tin về các đối tượng hộ nghèo và bảo trợ xã hội thông qua "Hệ thống thông tin quản lý giảm nghèo và bảo trợ xã hội - MIS POSASOFT" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và triển khai.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Sở liên quan chủ trì, thực hiện các dự án, chính sách cho người nghèo; UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
b) Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng và chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản pháp luật có liên quan thông qua phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm
c) Cập nhật cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội, các sở, ban, ngành liên quan; các doanh nghiệp; UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 và các năm tiếp theo.
2.2. Cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin về các nhóm đối tượng:
a) Cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin định danh công dân theo quy định tại điều 9 Luật Căn cước công dân và các văn bản luật.
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 và các năm tiếp theo.
b) Cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn luật.
Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 và các năm tiếp theo.
c) Cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm y tế
Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm Xã hội tỉnh
Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Lao động - TB và Xã hội, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 và các năm tiếp theo.
2.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra. Bảo đảm các yếu tố thuận lợi, tương đồng về kỹ thuật, cấu trúc dữ liệu để chuẩn bị cho công tác cập nhật, tích hợp và trao đổi thông tin số từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội với các thông tin từ cơ sở dữ liệu cần tích hợp.
+ Khảo sát, xác định chỉ số đầu vào chung và các chỉ số cần tích hợp giữa các CSDL an sinh xã hội đang vận hành với các thông tin từ CSDL quốc gia về dân cư, CSDL về đối tượng BHXH, CSDL về đối tượng tham gia BHYT.
+ Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra; bổ sung, hoàn thiện, cập nhật vào các CSDL đang vận hành.
+ Xây dựng các phương án kỹ thuật, lộ trình tích hợp và lập dự toán kinh phí thực hiện.
Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành chủ trì vận hành và sử dụng phần mềm và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2018
2.4. Quản lý, lưu trữ, bảo mật và phân phối hiệu quả cơ sở dữ liệu thành phần và cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội
Trang bị hệ thống máy vi tính, thiết bị và phần mền an ninh mạng đảm bảo dữ liệu được lưu trữ và bảo mật. Từng cơ sở dữ liệu được xây dựng đồng bộ, kết nối, khai thác và chia sẻ đối với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác và cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội. Phân quyền khai thác, nhất là hướng đến cấp địa phương cơ sở để khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả dữ liệu về an sinh xã hội.
Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành chủ trì vận hành và sử dụng phần mềm và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
2.5. Tổ chức nhập liệu hồ sơ đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội
Định kỳ thường xuyên tổ chức nhập dữ liệu để cập nhật hồ sơ đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội. Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác nhập dữ liệu, như: máy scan tốc độ cao, máy vi tính, máy ảnh,... để số hóa dữ liệu nhất. Tổ chức nhập dữ liệu chính xác, hiệu quả và đảm bảo tính bảo mật của tài liệu, hồ sơ theo quy định.
Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành chủ trì vận hành và sử dụng phần mềm.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
3. Tổ chức chi trả trợ giúp xã hội thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công
Tiếp tục thực hiện tốt việc chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện, Bưu cục tại 184 xã, phường, thị trấn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đối tượng bảo trợ xã hội được nhận trợ cấp kịp thời và thuận lợi.
Thực hiện trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện, Bưu cục khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp thực hiện: Bưu điện Quảng Ngãi, các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 và các năm tiếp theo.
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, tác dụng của sổ an sinh xã hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội. Đồng thời nâng cao nhận thức về trách nhiệm các cấp, ngành và người dân trong việc thực hiện sổ an sinh xã hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan phối hợp: Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
5. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực
Hàng năm các sở, ngành, địa phương triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên trong việc ứng dụng, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội trên địa bàn. Bảo đảm đội ngũ cán bộ, nhân viên sử dụng thành thạo việc khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội phục vụ công tác chuyên môn và quản lý đạt kết quả tốt.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
6. Trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm của các địa phương đã áp dụng thành công việc sử dụng thẻ an sinh xã hội điện tử.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng CSDL về ASXH, ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách ASXH.
Tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố trong nước thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách ASXH và xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm
7. Giám sát, đánh giá việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu an sinh xã hội
Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, đề ra các biện pháp khắc phục trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, các đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tổ chức triển khai kế hoạch.
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, Tham mưu tổng kết thực hiện kế hoạch giai đoạn 1 vào năm 2020 trước hoặc tiếp tục triển khai giai đoạn tiếp theo đến năm 2030, báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thống nhất lựa chọn đơn vị có mạng lưới cơ sở vật chất và nhân lực trải rộng đến cấp xã trên địa bàn tỉnh, có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp xã hội, các chính sách an sinh xã hội và bảo đảm xây dựng cơ sở dữ liệu an sinh xã hội để cung cấp dịch vụ chi trả các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn;
c) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên trong việc vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
2. Sở Tài chính
Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch này. Hướng dẫn, kiểm tra quyết toán việc sử dụng kinh phí đúng quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thực hiện kế hoạch, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, tác dụng của việc sử dụng sổ an sinh xã hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
4. Công an tỉnh, Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tích hợp CSDL và triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ nội dung Kế hoạch này và điều kiện thực tế của địa phương tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu sau:
- Thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng tại địa phương đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng chính sách, đúng đối tượng;
- Cập nhật thông tin các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội vào phần mềm để phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện chính sách đạt hiệu quả;
- Chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của Kế hoạch; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp).
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ các nguồn: Nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn vốn của các doanh nghiệp, chi phí dịch vụ chi trả các chính sách an sinh xã hội; nguồn huy động, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định, của pháp luật.
Yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đạt kết quả./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2017 về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 2649/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Kế hoạch 8587/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2017 về thực hiện "Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Kế hoạch 4609/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Kế hoạch 282/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030"
- 7Quyết định 1894/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8Kế hoạch 3885/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 9Kế hoạch 383/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 3Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 4Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 5Luật việc làm 2013
- 6Luật Căn cước công dân 2014
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Quyết định 708/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2017 về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Quyết định 2649/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 11Kế hoạch 8587/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 12Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2017 về thực hiện "Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Kế hoạch 4609/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 14Kế hoạch 282/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030"
- 15Quyết định 1894/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 16Kế hoạch 3885/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 17Kế hoạch 383/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Kế hoạch 7077/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 7077/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/11/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Ngọc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra