Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 02 tháng 4 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2018
Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Quyết định số 81/QĐ-BTP ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh năm 2018 với các nội dung cụ thể như sau:
Tăng cường việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Để đẩy mạnh hoạt động truyền thông về TGPL năm 2018, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và tạo điều kiện tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực TGPL, tập trung thực hiện vụ việc TGPL (trong đó, chú trọng việc thực hiện vụ việc tham gia tố tụng) cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
- Các nội dung thực hiện trong Kế hoạch phải bám sát nội dung chính sách TGPL cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012; Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016); Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 06/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và các văn bản khác của cơ quan cấp trên, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2017.
- Hoạt động TGPL cho người khuyết tật phải cụ thể, khả thi, không trùng lắp với các hoạt động TGPL khác; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp, lộ trình và thời gian thực hiện.
- Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động 1: Tiếp tục thực hiện TGPL với hình thức phù hợp tại các nơi cư trú, sinh sống, làm việc của người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt thực hiện TGPL trong các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
- Kết quả đầu ra: Nhu cầu của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được đáp ứng.
Hoạt động 2: Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, các Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật, cơ quan tiến hành tố tụng để phát hiện nhu cầu TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm TGPL nhà nước khi họ có yêu cầu TGPL.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
- Kết quả đầu ra: Các vụ việc TGPL được chuyển gửi đến Trung tâm TGPL nhà nước.
2. Đẩy mạnh truyền thông về TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động 1: Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về Luật TGPL năm 2017, trong đó có đối tượng là người khuyết tật có khó khăn về tài chính được TGPL như: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ gấp pháp luật, lồng ghép trong các chương trình, đề án khác tại địa phương.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan truyền thông như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Kiên Giang; Đài Truyền thanh cấp huyện; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
- Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện, nhận thức về quyền được TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được nâng cao.
Hoạt động 2: Xây dựng và lắp đặt Bảng thông tin, Tờ thông tin về TGPL, Hộp tin TGPL trong đó có nội dung về quyền được TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại trụ sở Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Hội của người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
- Kết quả đầu ra: Bảng thông tin, Tờ thông tin về TGPL, Hộp tin TGPL được đặt tại trụ sở Hội của Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Tổ chức tập huấn cho người thực hiện TGPL về các kỹ năng TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt là kỹ năng tham gia tố tụng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn lồng ghép được tổ chức hoặc cử người thực hiện TGPL đi dự tập huấn do Cục TGPL tổ chức.
Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
Kinh phí thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính được bố trí trong ngân sách hàng năm của tỉnh; các chương trình Mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
a) Trung tâm TGPL nhà nước lập dự toán kinh phí ngân sách đối với các hoạt động TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh trong dự toán kinh phí chung cho hoạt động TGPL.
b) Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí theo quy định.
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự trù kinh phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành; hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động nêu tại Kế hoạch này.
3. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành:
Các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
- 1Quyết định 611/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 2Kế hoạch 1961/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2013-2020
- 3Kế hoạch 559/KH-UBND về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Quyết định 628/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2018
- 5Kế hoạch 74/KH-UBND thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Kế hoạch 790/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn về tài chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 5Quyết định 81/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 611/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 7Kế hoạch 1961/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2013-2020
- 8Kế hoạch 559/KH-UBND về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Quyết định 628/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2018
- 10Kế hoạch 74/KH-UBND thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 11Kế hoạch 790/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn về tài chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Kế hoạch 69/KH-UBND về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2018
- Số hiệu: 69/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Phạm Vũ Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra