Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/KH-UBND | Thái Nguyên, ngày 05 tháng 4 năm 2021 |
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 về công tác tôn giáo, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và tham mưu, triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tham mưu, giải quyết tốt các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, không để bị động, bất ngờ.
- Kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; củng cố và tăng cường sự đoàn kết của chức sắc, tín đồ tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phải nghiêm túc, chặt chẽ, đúng tiến độ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Chủ động nắm tình hình, thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, tham mưu, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, không để các điểm nóng, vụ, việc phức tạp liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo xảy ra.
- Tiếp tục quán triệt, phổ biến và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Triển khai các nội dung của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Tuyên truyền sâu rộng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong hệ thống chính trị, trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo và nhân dân.
- Tổ chức đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Kiện toàn kịp thời đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, nhất là thời điểm sau bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa đúng quy định của pháp luật, cũng như khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước.
2. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
- Tổ chức đánh giá thực trạng tình hình tín ngưỡng và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, từ đó, triển khai các biện pháp quản lý nhà nước về tín ngưỡng phù hợp thực tế. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ sở tín ngưỡng, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về tín ngưỡng, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, trọng tâm là quản lý sinh hoạt tôn giáo tập trung, cuộc lễ tôn giáo, hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài; việc thành lập, tổ chức tôn giáo trực thuộc; việc bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác đối với đạo Tin lành giai đoạn 2021 - 2030.
- Tổ chức rà soát, thống kê số liệu về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
- Quản lý, hướng dẫn hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bảo đảm phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19, nhất là đối với các lễ hội tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo.
3. Công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo
- Thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo, chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai và xây dựng cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, ban quản lý, người đại diện các cơ sở tín ngưỡng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai, xây dựng liên quan tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, dứt điểm.
- Quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất dành cho các công trình phục vụ cộng đồng, bao gồm đất sử dụng cho mục đích tín ngưỡng, tôn giáo. Bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và nhu cầu chính đáng, hợp pháp của tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, bảo đảm hài hòa giữa các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo đối với 100% diện tích đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Cụ thể hóa quy định của Luật Xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trong văn bản quy phạm pháp luật, bộ thủ tục hành chính của tỉnh, văn bản hướng dẫn của ngành chức năng. Quản lý chặt chẽ các hoạt động xây dựng công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, bảo đảm 100% công trình đều được cấp phép xây dựng và được xây dựng đúng với quy mô, thiết kế đã được phê duyệt.
4. Công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
- Chủ động triển khai các lực lượng, biện pháp phòng ngừa đấu tranh, ngăn chặn các âm mưu và hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Làm tốt công tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các tôn giáo; quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán tôn giáo; định hướng hoạt động tôn giáo đảm bảo theo đúng đường hướng và phương châm hành đạo gắn bó với dân tộc và chấp hành pháp luật.
- Giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo ngay tại cơ sở, không để các thế lực xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo để móc nối, kích động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, gây bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của của nhân dân ở những địa bàn bị ảnh hưởng của tổ chức bất hợp pháp, “tà đạo”, “đạo lạ”. Thực hiện tốt các nội dung, giải pháp phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Thường xuyên tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng nhân dân nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân, từ đó không tin theo “tà đạo”, “đạo lạ”, tổ chức bất hợp pháp.
- Chủ trì tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh và giải quyết theo thẩm quyền các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo hàng tháng, 6 tháng, quý, năm trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nắm tình hình, tham mưu đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống chính quyền, gây ảnh hưởng xấu an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo”, “đạo lạ”, tổ chức bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải quyết theo thẩm quyền vấn đề xây dựng công trình tôn giáo và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực xây dựng có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải quyết theo thẩm quyền vấn đề đất đai tôn giáo và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường có liên quan đến hoạt động của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức và cá nhân tôn giáo. Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tín ngưỡng, đất tôn giáo; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa có liên quan đến hoạt động của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức và cá nhân tôn giáo; quản lý nhà nước về lễ hội tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đã được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích.
6. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồng bào tôn giáo; gìn giữ và phát huy giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giải quyết các vấn đề phức tạp về tín ngưỡng, tôn giáo ngay từ cơ sở.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Phối hợp với cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật và điều lệ của các tổ chức, trong đó, tập trung vào các nội dung sau:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân và tín đồ tôn giáo chấp hành tốt chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phát huy giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước góp phần vào sự phát triển của tỉnh. Vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo hợp tác ủng hộ chính quyền trong giải quyết các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tham gia xây dựng, giám sát và phản biện xã hội đối dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và tín đồ tôn giáo về các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
8. Các sở, ban, ngành có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch với nội dung phù hợp.
Trên đây là Kế hoạch công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2021 trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2Quyết định 2000/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 06/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 11/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Quyết định 3930/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 6Quyết định 14/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 7Quyết định 2948/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Văn hóa và Thể thao trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 01/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2022 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 1Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 2Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- 3Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 4Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Quyết định 2000/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 06/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7Quyết định 11/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 3930/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 14/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 10Quyết định 2948/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Văn hóa và Thể thao trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 01/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 12Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2022 do tỉnh Hà Giang ban hành
Kế hoạch 68/KH-UBND công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 68/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Đặng Xuân Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra