Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 679/KH-BYT | Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2017 |
TỔNG KẾT 06 NĂM THI HÀNH LUẬT THANH TRA TRONG NGÀNH Y TẾ
Căn cứ Kế hoạch số 922/KH-TTCP ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ về Kế hoạch tổng kết toàn quốc 06 năm thi hành Luật thanh tra năm 2010 (Luật thanh tra), Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch tổng kết 06 năm thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế, cụ thể như sau:
1. Mục đích
1.1. Đánh giá thực tiễn 06 năm thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế; xác định những kết quả đạt được; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân từ Luật thanh tra và trong việc tổ chức thi hành Luật thanh tra liên quan công tác quản lý nhà nước về y tế.
1.2. Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp của Luật thanh tra với Hiến pháp năm 2013, các luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các luật khác có liên quan.
1.3. Kiến nghị Thanh tra Chính phủ trình Quốc hội, Chính phủ sửa đổi Luật thanh tra và những văn bản pháp luật liên quan; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
2. Yêu cầu
2.1. Trọng tâm tổng kết là việc thực hiện các quy định của Luật thanh tra và văn bản hướng dẫn thi hành trong công tác thanh tra hành chính (đối với hoạt động của Thanh tra Bộ) và công tác thanh tra chuyên ngành (đối với các cục, tổng cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành) và một số nội dung khác có liên quan (đối với các đơn vị trực thuộc Bộ); nội dung tổng kết phải phản ánh đúng thực trạng; chú trọng các nhận định, đánh giá và phát hiện mô hình, kinh nghiệm tốt, những khó khăn, bất cập, tránh việc thống kê kết quả đơn thuần hoặc báo cáo thành tích.
2.2. Việc tổ chức tổng kết phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, dân chủ và toàn diện từ cơ sở; thu hút và phát huy trách nhiệm của cán bộ, công chức thanh tra y tế và toàn thể công chức, viên chức ngành y tế; bảo đảm tiến độ, chất lượng, tiết kiệm; chú trọng công tác tuyên truyền.
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC TỔNG KẾT
1. Phạm vi tổng kết
Tổng kết toàn diện việc thi hành Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra trong giai đoạn từ 01/7/2011 - 30/6/2017 trong ngành y tế.
2. Nội dung tổng kết
2.1. Công tác tổ chức thi hành Luật thanh tra, bao gồm: sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành y tế; việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc tuyên truyền, tập huấn về Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2.2. Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của Luật thanh tra và văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tâm là các quy định về: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở), cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong ngành y tế (Các cục, tổng cục thuộc Bộ, chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành);
2.3. Tình hình, kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra liên quan công tác quản lý nhà nước về y tế, gồm: cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong ngành y tế; cộng tác viên thanh tra; đối tượng thanh tra; các chủ thể khác có liên quan;
2.4. Tình hình, kết quả phối hợp trong hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra giữa Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở Y tế, các cục, tổng cục thuộc Bộ, chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
2.5. Nhận định và kiến nghị, trọng tâm là: Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp giữa các quy định của Luật thanh tra so với Hiến pháp năm 2013 và các luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; đánh giá thành công và hạn chế, bất cập của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong ngành y tế; xác định và phân tích rõ nguyên nhân của hạn chế, bất cập; đề xuất, kiến nghị cụ thể nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Phương thức tổng kết
Tổng kết việc thi hành Luật thanh tra được tiến hành theo các phương thức:
3.1. Khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực tiễn thi hành Luật thanh tra.
3.2. Xây dựng báo cáo tổng kết thi hành Luật thanh tra ở các cấp.
3.3. Tổ chức hội thảo, tọa đàm.
Chuyên đề hội thảo, tọa đàm về nội dung Luật thanh tra và thực tiễn thi hành với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, cán bộ quản lý và các đối tượng liên quan công tác quản lý nhà nước về y tế với các chủ đề trọng tâm theo sự hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ tại Kế hoạch số 122/KH-TTCP.
3.4. Tổ chức hội nghị tổng kết thi hành Luật thanh tra ở cấp Bộ.
1. Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổng kết thi hành Luật thanh tra trong phạm vi toàn ngành;
- Làm việc trực tiếp với lãnh đạo một số Vụ, Cục, đơn vị, địa phương để khảo sát việc thi hành Luật thanh tra và công tác tổng kết thi hành Luật thanh tra, sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra;
- Chủ trì tổ chức hội thảo chuyên đề về nội dung Luật thanh tra và thực tiễn thi hành với các chủ đề: Tổ chức, hoạt động thanh tra bộ ngành, thanh tra chuyên ngành; Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về y tế trong thời gian tới.
- Chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật thanh tra kết hợp với hội nghị sơ kết công tác thanh tra y tế 6 tháng đầu năm 2017 vào tháng 7 năm 2017. Hội nghị dự kiến tổ chức trong 01 ngày, thành phần tham dự bao gồm các vụ, cục, tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và đại diện một số cơ quan có liên quan.
- Xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế trình Bộ trưởng để báo cáo Thanh tra Chính phủ trước 30 tháng 7 năm 2017.
2. Các vụ, cục, tổng cục thuộc Bộ, các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế có nhiệm vụ:
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp Thanh tra Bộ tham mưu giúp Bộ trưởng xây dựng Kế hoạch tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra; phối hợp với Thanh tra Bộ tổ chức hội thảo chuyên đề về nội dung Luật thanh tra và thực tiễn thi hành; phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật thanh tra và Xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế.
- Các cục, tổng cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo đề cương hướng dẫn của Thanh Bộ; tham gia hội thảo, hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tiến hành tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra theo đề cương hướng dẫn của Thanh Bộ; tham gia hội thảo, hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra, trọng tâm vào công tác thanh tra chuyên ngành theo đề cương hướng dẫn của Thanh tra Bộ; tham gia hội thảo, hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế.
- Các vụ, cục, Văn phòng Bộ, các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ trong việc tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra tham gia hội thảo, hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế.
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác tổng kết thi hành Luật thanh tra được bảo đảm từ ngân sách của Bộ, đơn vị, địa phương và các nguồn tài trợ khác (nếu có).
2. Kinh phí phục vụ công tác tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và tổng kết thi hành Luật thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ như được nêu trong kế hoạch này được lấy từ kinh phí của Bộ phục vụ công tác thanh tra y tế năm 2017 và các nguồn tài trợ khác (nếu có). Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 870/QLCL-TTPC năm 2014 báo cáo tình hình thi hành pháp luật thanh tra chuyên ngành và phòng, chống tham nhũng do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 2Kế hoạch 675/KH-TTCP theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thi hành pháp luật của Thanh tra Chính phủ năm 2013
- 3Kế hoạch 2212/KH-TTCP năm 2016 tổng kết đánh giá 4 năm thi hành Luật khiếu nại và Luật tố cáo do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 156/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Thanh tra 2022
- 6Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 7Kế hoạch 2348/KH-TTCP triển khai thi hành Luật Thanh tra 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 1Luật thanh tra 2010
- 2Hiến pháp 2013
- 3Công văn 870/QLCL-TTPC năm 2014 báo cáo tình hình thi hành pháp luật thanh tra chuyên ngành và phòng, chống tham nhũng do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Kế hoạch 675/KH-TTCP theo dõi, kiểm tra nắm tình hình thi hành pháp luật của Thanh tra Chính phủ năm 2013
- 5Kế hoạch 2212/KH-TTCP năm 2016 tổng kết đánh giá 4 năm thi hành Luật khiếu nại và Luật tố cáo do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 156/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Luật Thanh tra 2022
- 8Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 9Kế hoạch 2348/KH-TTCP triển khai thi hành Luật Thanh tra 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành
Kế hoạch 679/KH-BYT năm 2017 tổng kết 06 năm thi hành Luật thanh tra trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 679/KH-BYT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/06/2017
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Viết Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra