Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/KH-UBND | Yên Bái, ngày 15 tháng 5 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TẠI TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2015
Thực hiện Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 58/TTr-SLĐTBXH ngày 04/5/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái, năm 2015 cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Phấn đấu 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người, cháy nổ được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Giảm 5% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người so với năm 2014.
2. Phấn đấu 90% người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn - vệ sinh lao động và người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động được tham gia huấn luyện; trên 10% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động.
3. Trên 85% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp. 100% người lao động được xác nhận làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hàng năm được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động
a) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động
Tổ chức tập huấn đối với cán bộ quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động tại địa phương, trong đó ưu tiên các đối tượng là người làm công tác an toàn vệ sinh lao động làm việc tại các ban quản lý khu công nghiệp, cán bộ theo dõi công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các địa phương.
Tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn - vệ sinh lao động do Trung ương tổ chức.
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động
Tổ chức các lớp huấn luyện về xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động hoặc người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn - vệ sinh lao động
Các địa phương thống kê liên tục người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động trong năm 2015 ngay khi người dân đến khai tử để làm cơ sở theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn - vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Hỗ trợ mua các máy móc, thiết bị phục vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương
Tiếp tục trang bị các máy móc, thiết bị phục vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương theo hướng dẫn tại Quyết định số 270/QĐ-LĐTBXH ngày 12/3/2014 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chuẩn trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc Dự án 1, Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015.
2. Phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động
a) Triển khai hiệu quả mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các ngành khai thác mỏ, xây dựng và ngành y tế
Tiếp tục đánh giá và hoàn thiện các mô hình quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, trong đó tập trung: Đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe, lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo môi trường lao động; giám sát sức khỏe người lao động (khám tuyển, khám định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ sức khỏe người lao động...); tư vấn, hướng dẫn báo cáo việc thực hiện các biện pháp cải thiện lao động, môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Triển khai mở rộng mô hình thông qua các hoạt động truyền thông, tập huấn, hội thảo chuyên đề, tuyên truyền mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe người lao động.
b) Nâng cao năng lực đo, giám sát môi trường lao động thông qua hỗ trợ thiết bị, tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động
Tiến hành rà soát nhu cầu, xây dựng tài liệu đào tạo và tổ chức tập huấn, tổ chức đào tạo giảng viên, huấn huyện cho cả cơ sở y tế và cán bộ an toàn tại cơ sở, tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động, tập huấn cho cán bộ y tế lao động tuyến tỉnh, huyện, cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về giám sát môi trường lao động do các đơn vị trung ương tổ chức, tiến hành đánh giá kết quả trước và sau đào tạo.
Hỗ trợ thiết bị giám sát môi trường lao động theo danh mục trang thiết bị giám sát môi trường lao động được quy định tại Chuẩn quốc gia về y tế dự phòng và Thông tư số 19/2011/TT-BYT của Bộ y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp và theo hướng dẫn tại Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Nâng cao năng lực khám, chẩn đoán, điêu trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế lao động các tuyến về chẩn đoán, giám định, điều trị bệnh nghề nghiệp và căn cứ điều kiện thực tế của tỉnh để nghiên cứu bổ sung trang thiết bị phòng, chống bệnh nghề nghiệp theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2008-2015; Thông tư số 19/2011/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
3. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn - vệ sinh lao động
a) Hoạt động tập huấn, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
Hỗ trợ hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Tổ chức các lớp huấn luyện, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động cho người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2015 theo hướng dẫn tại Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cử cán bộ tham dự các lớp huấn luyện truyền thông viên nguồn do Trung ương tổ chức.
b) Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động, tư vấn, cải thiện điều kiện lao động
Tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuyên dương các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động... trong toàn xã hội, trong đó ưu tiên các hoạt động tuyên truyền trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, khu vực nông thôn và các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hóa chất...)
Tổ chức xây dựng các chuyên mục, tin, phóng sự, các thông điệp, cảnh báo chuyên đề, phát hành các ấn phẩm truyền thông về an toàn vệ sinh lao động; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ, các cuộc thi về an toàn vệ sinh lao động; tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trao đổi nhằm phổ biến thông tin về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.
c) Phối hợp với cơ quan trung ương triển khai một số nội dung hoạt động
Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Trung ương để tổ chức các lớp huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, người sử dụng lao động và người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; tổ chức các hội thảo chuyên đề về thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.
4. Hoạt động quản lý, giám sát Chương trình tại địa phương
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 trong năm tại địa phương và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
III. KINH PHÍ TRIỂN KHAI
1. Kinh phí triển khai các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái năm 2015 được giao tại Quyết định số 2408/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2015.
2. Định mức, nội dung chi thực hiện các hoạt động của Chương trình thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 140/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/10/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 và Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban quản lý Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Yên Bái căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công để tham mưu tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tại Điểm 1, Điểm 3, Điểm 4, Mục II và các nội dung liên quan của Kế hoạch.
3. Sở Y tế theo chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Điểm 2, Điểm 4, Mục II và các nội dung liên quan của Kế hoạch.
4. Sở Tài chính thẩm định, phân bổ nguồn kinh phí triển khai và phối hợp, hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế thực hiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thống kê đầy đủ, kịp thời người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động trong năm 2015 theo nội dung hoạt động tại Khoản c, Điểm 1, Mục II của Kế hoạch này, đồng thời căn cứ các nội dung liên quan trong Kế hoạch để chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 1114/SXD-QLCL năm 2014 tăng cường công tác quản lý về an toàn lao động trong thi công xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Công văn 3124/UBND-XDGT năm 2015 về rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường khi thi công Dự án tuyến đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình an toàn - vệ sinh lao động của tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2012-2015
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 6Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 7Kế hoạch 01/KH-UBND về an toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2018
- 8Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Chương trình An toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2023-2025
- 1Quyết định 4696/QĐ-BYT năm 2008 ban hành Chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 2281/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư liên tịch 140/2011/TTLT-BTC-LĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Quyết định 270/QĐ-LĐTBXH năm 2014 về chuẩn trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc Dự án 1, Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011- 2015 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 1114/SXD-QLCL năm 2014 tăng cường công tác quản lý về an toàn lao động trong thi công xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai ban hành
- 8Công văn 3124/UBND-XDGT năm 2015 về rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường khi thi công Dự án tuyến đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 727/LĐTBXH-ATLĐ hướng dẫn triển khai Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình an toàn - vệ sinh lao động của tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2012-2015
- 11Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 12Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 13Kế hoạch 01/KH-UBND về an toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2018
- 14Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Chương trình An toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2023-2025
Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 64/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Ngô Thị Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra