- 1Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- 2Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 07/2019/QĐ-UBND quy định về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025
- 5Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 6Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2019 về phát triển giường bệnh của các cơ sở y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 50/2021/QĐ-UBND quy định nội dung về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tổ chức, số lượng người làm việc, viên chức, người lao động ở các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 417/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 219/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 510/QĐ-BXD năm 2023 công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Chỉ thị 25-CT/TW năm 2023 về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2024 thông qua điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 11Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- 12Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 07/2019/QĐ-UBND quy định về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 14Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025
- 15Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 16Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2019 về phát triển giường bệnh của các cơ sở y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 17Quyết định 50/2021/QĐ-UBND quy định nội dung về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tổ chức, số lượng người làm việc, viên chức, người lao động ở các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND | Bắc Giang, ngày 12 tháng 9 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIƯỜNG BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2025 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
Sau 05 năm triển khai Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 30/5/2019 của UBND tỉnh về phát triển giường bệnh của các cơ sở y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư phát triển mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 17 cơ sở y tế công lập có giường bệnh (gồm 08 bệnh viện tuyến tỉnh và 09 trung tâm y tế huyện, thị xã) với quy mô 5.700 giường và 16 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tư nhân với quy mô 1.078 giường bệnh. Trong giai đoạn 2019 - 2024, đã có 13/17 (76,5%) cơ sở y tế công lập được đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh (trong đó có 04/08 bệnh viện tuyến tỉnh và 09/09 trung tâm y tế huyện, thị xã). Sau đầu tư, nâng tổng số giường bệnh theo thiết kế lên 4.736 giường, tăng 1.226 giường so với năm 2019 góp phần đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (số giường bệnh/10.000 dân) tỉnh Bắc Giang từ 27,0 (năm 2020) lên 32,5 (năm 2023), cao hơn trung bình cả nước; đồng thời, vượt mục tiêu được giao tại Kế hoạch số 117/KH-UBND của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và Chính phủ được ban hành hoặc điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023; Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Đặc biệt, sau tác động của đại dịch COVID-19 nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân trong và ngoài tỉnh tại các cơ sở y tế ngày càng tăng cao; quy mô giường bệnh được giao hàng năm và quy mô giường bệnh thực tế theo số bệnh nhân điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập đã vượt nhiều so với thiết kế.
Để tiếp tục cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp phát triển công tác y tế theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2027 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới; Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới làm cơ sở xây dựng các đề án, kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn tới cho các cơ sở y tế; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035 như sau:
Phần I
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIƯỜNG BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tình hình phát triển giường bệnh tại một số nước trên thế giới
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế (WHO) về các chỉ tiêu của mức độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân năm 2020, số giường bệnh/10.000 dân của một số nước như sau: Nhật Bản (128,8); Hàn Quốc (126,5); Đức (79,1); Úc (71,9); Nga (70,8); Pháp (61,0); Trung Quốc (48,3); Cuba (41,9); Singapore (26,3); Thái Lan (23,3); Ấn Độ (16,2); Indonesia (14,0).
2. Tình hình phát triển giường bệnh tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế, số giường bệnh/10.000 dân trung bình toàn quốc từ năm 2020 đến nay như sau: Năm 2020 đạt 28,5; năm 2021 đạt 29,0; năm 2022 đạt 31,0; năm 2023 đạt 32,0. Dự kiến năm 2024 đạt 32,5.
Tại một số tỉnh lân cận, số giường bệnh/10.000 dân năm 2023 như sau:
STT | Tên tỉnh, thành phố | Số giường bệnh/10.000 năm 2023 |
1 | Bắc Ninh | 32,6 |
2 | Hải Dương | 32,2 |
3 | Thái Nguyên | 57,8 |
4 | Lạng Sơn | 33,5 |
5 | Phú Thọ | 55,0 |
6 | Tuyên Quang | 37,7 |
7 | Yên Bái | 35,4 |
8 | Vĩnh Phúc | 40,5 |
3. Tình hình phát triển giường bệnh tại tỉnh Bắc Giang
3.1. Tình hình chung:
Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 17 cơ sở y tế công lập có giường bệnh (trong đó: 08 Bệnh viện tuyến tỉnh là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sản Nhi, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Phổi, Tâm thần, Ung bướu, Nội tiết; 09 Trung tâm Y tế huyện, thị xã là Trung tâm Y tế huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng) và 14 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Đa khoa Sông Thương, Bệnh viện Đa khoa Sơn Uyên, Bệnh viện YHCT LanQ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội - Bắc Giang, Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long, Bệnh viện chuyên khoa Mắt quốc tế DND, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tân Dân, Bệnh viện YHCT Hùng Vương, Bệnh viện YHCT Phúc Thượng, Bệnh viện Đa khoa Anh Quất, Bệnh viện Đa khoa Hùng Cường, Bệnh viện YHCT Ngọc Thiện, Bệnh viện YHCT Tâm Phúc, Bệnh viện đa khoa Bố Hạ). Trung bình toàn tỉnh đạt 32,5 giường bệnh/10.000 dân, cao hơn mức trung bình cả nước, cụ thể:
Giường bệnh | 2015 | 2020 | 2023 |
Số giường bệnh/10.000 dân (Không tính GB của TYT xã và PKĐKKV) | 21,1 | 27,0 | 32,5 |
Bao gồm: |
|
|
|
- Số giường bệnh công lập/10.000 dân | 20,7 | 23,9 | 27,2 |
- Số giường bệnh tư nhân/10.000 dân | 0,4 | 3,1 | 5,3 |
So với các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang thì số giường bệnh/10.000 dân của tỉnh Bắc Giang đang ở mức thấp hơn.
3.2. Quy mô giường bệnh theo kế hoạch được giao của các cơ sở y tế công lập:
Trong giai đoạn 2015 - 2024, các cơ sở y tế công lập được giao số giường bệnh kế hoạch tăng dần nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của Nhân dân. Năm 2015, tổng số giường bệnh công lập được giao toàn tỉnh là 3.310 giường, năm 2024 số giường bệnh công lập được giao là 5.700 giường bệnh (tăng 1,7 lần).
Tỷ lệ tăng giường bệnh trung bình/năm của toàn tỉnh là 7,2% (tuyến tỉnh tăng 8,1%, tuyến huyện tăng 6,2%).
3.3. So sánh quy mô giường bệnh hoạt động thực tế, quy mô giường bệnh được giao với quy mô thiết kế và quy mô giường bệnh theo Quy hoạch phát triển y tế:
- So sánh quy mô giường bệnh được giao với quy mô thiết kế:
Năm 2024, quy mô giường bệnh được giao của các cơ sở y tế là 5.700 giường đã vượt nhiều so với quy mô thiết kế xây dựng ban đầu (4.736 giường); trung bình toàn tỉnh bằng 120,4% so với thiết kế, những đơn vị vượt nhiều là: Bệnh viện Sản Nhi (170%), Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang (145,6%), Bệnh viện Phục hồi chức năng (145,5%), Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hoà (145,5%), Bệnh viện Đa khoa tỉnh (133,4%), Bệnh viện Y học cổ truyền (126,3%), Trung tâm Y tế huyện Tân Yên (131,5%), Bệnh viện Nội tiết (130%). Chỉ có 03 đơn vị có quy mô giường bệnh được giao chưa đạt thiết kế (Bệnh viện Phổi 76,5%, Trung tâm Y tế huyện Yên Thế 99,6%, Bệnh viện Tâm thần 75%).
Biểu đồ 1: So sánh quy mô giường bệnh được giao của các đơn vị năm 2024 với quy mô thiết kế.
- So sánh quy mô giường bệnh hoạt động thực tế với quy mô thiết kế:
Ước tính đến hết năm 2024, quy mô giường bệnh hoạt động thực tế theo bệnh nhân nội trú của các cơ sở y tế công lập là 6.125 giường, vượt nhiều so với quy mô thiết kế xây dựng ban đầu (4.736 giường); trung bình toàn tỉnh bằng 129,3% so với thiết kế, những đơn vị vượt nhiều là: Bệnh viện Sản Nhi (170%), Bệnh viện Phục hồi chức năng (160,5%), Bệnh viện Y học cổ truyền (150,3%), Bệnh viện Phổi (149,9), Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hoà (146%), Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang (137,6%), Bệnh viện Đa khoa tỉnh (136,8%), Bệnh viện Ung bướu (127,6%), Bệnh viện Nội tiết (126,3%). Có 03 đơn vị có quy mô giường bệnh hoạt động thực tế đạt thiết kế là Bệnh viện Tâm thần (89,5%), Trung tâm Y tế huyện Sơn Động (98,9%) và Trung tâm Y tế huyện Yên Thế (86,9%). Điều này cho thấy, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thị xã vẫn tiếp tục tiếp diễn ra do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của Nhân dân.
Biểu đồ 2: So sánh quy mô giường bệnh hoạt động thực tế theo BN nội trú của các đơn vị năm 2024 với quy mô thiết kế
- So sánh quy mô giường bệnh hoạt động thực tế, quy mô giường bệnh được giao với quy mô thiết kế và quy mô giường bệnh theo Quy hoạch phát triển y tế:
Tính đến hết năm 2024, quy mô giường bệnh hoạt động thực tế và quy mô giường bệnh được giao của hầu hết các cơ sở y tế công lập đã vượt nhiều so với quy mô thiết kế và quy mô giường bệnh theo Quy hoạch tỉnh.
Biểu đồ 3: So sánh quy mô giường bệnh hoạt động thực tế và quy mô giường bệnh giao năm 2024 với quy mô thiết kế, quy mô giường bệnh theo Quy hoạch tỉnh tại Quyết định 219/QĐ-TTg.
3.4. Quy mô giường bệnh hoạt động thực tế theo bệnh nhân điều trị nội trú của các cơ sở y tế công lập:
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập tăng lên hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2024: Trung bình toàn tỉnh tăng 4,5%/năm, tuyến tỉnh tăng 7,0%; tuyến huyện tăng 2,7%. Nhiều đơn vị có tỷ lệ bệnh nhân nội trú tăng cao như Bệnh viện Ung bướu (tăng 32,2%), Bệnh viện Phổi (tăng 30,7%/năm), Bệnh viện Nội tiết (tăng 26,9%), Bệnh viện Y học cổ truyền (tăng 15,2%), Bệnh viện Phục hồi chức năng (tăng 13,9%). Một số Trung tâm Y tế huyện có tỷ lệ bệnh nhân nội trú tăng nhẹ như Trung tâm Y tế huyện Tân Yên, Trung tâm Y tế huyện Yên Thế và Trung tâm Y tế huyện Việt Yên.
Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong các năm 2020, 2021 số lượt điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập giảm (do giãn cách xã hội, trưng dụng làm cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19). Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, số lượt điều trị nội trú tăng cao so với giai đoạn trước năm 2019. Điều này cho thấy xu thế người dân ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khoẻ, hướng tới mục tiêu cá nhân, gia đình được chăm sóc sức khoẻ liên tục, toàn diện.
Biểu đồ 4: Số lượt điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập giai đoạn 2015 - 2024
3.5. Tình hình phát triển giường bệnh tư nhân giai đoạn 2015 - 2024:
Trong giai đoạn này, các bệnh viện tư nhân phát triển cả về số lượng và quy mô giường bệnh. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 14 bệnh viện tư nhân với tổng số 1.013 giường bệnh; dự kiến đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 16 bệnh viện tư nhân với tổng số 1.078 giường bệnh, đạt 88% so với quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch đến năm 2025, toàn tỉnh đạt 1.231 giường bệnh tư nhân); Tỷ lệ giường bệnh tư nhân là 15,9% so với tổng số giường bệnh toàn tỉnh, vượt mục tiêu Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, các bệnh viện tư nhân còn phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có bệnh viện chất lượng cao.
Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện tư nhân tăng cao hàng năm, từ 7.486 lượt điều trị nội trú (năm 2016) lên 66.437 lượt điều trị nội trú (năm 2023), tăng 8,9 lần; dự kiến năm 2024 số lượt điều trị nội trú là 81.243 lượt (chiếm 21,5% tổng số lượt điều trị nội trú toàn tỉnh). Điều này cho thấy ngoài vai trò chủ đạo của y tế công lập thì có vai trò ngày càng tăng của y tế tư nhân trong việc giảm tải hệ thống y tế cơ sở công lập. Tuy nhiên, vai trò trong khám chữa bệnh chuyên sâu còn khiêm tốn so với hệ thống y tế công lập.
Biểu đồ 5: Số lượt điều trị nội trú và phát triển giường bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân giai đoạn 2015 - 2024
II. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN QUY MÔ GIƯỜNG BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY
1. Nhân lực y tế
Xác định nhân lực y tế đóng vai trò quan trọng để phát triển hệ thống cơ sở y tế, quy mô của mỗi cơ sở y tế và chất lượng dịch vụ y tế, UBND tỉnh luôn coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế, đã ban hành Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 05/10/2020 phê duyệt Đề án đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2055 và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025.
Tính đến hết năm 2023, tổng số nhân lực đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh là 6.012 người (biên chế: 5.802 người; lao động hợp đồng: 210 người), gồm: 1.528 bác sĩ; 1.878 điều dưỡng; 255 hộ sinh; 344 kỹ thuật viên y; 426 dược sĩ và 1.581 chuyên ngành khác. Trong đó: Số nhân lực có trình độ sau đại học là 785 người (13,1%), số bác sĩ có trình độ sau đại học là 570 người (chiếm 37,3% tổng số bác sĩ), trình độ đại học là 2.913 người (48,4%), trình độ cao đẳng là 1.291 người (21,5%), còn lại là trình độ trung cấp, sơ cấp. Từ năm 2020 đến nay, ngành y tế được tuyển dụng bổ sung 884 viên chức y tế đến làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế.
Từ năm 2020 đến nay, Ngành Y tế đã cử 2.514 lượt công chức, viên chức, người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng, trong đó: Đào tạo kỹ thuật mới là 306 lượt, chuyên khoa cấp II là 23 người, chuyên khoa cấp I là 168 người, thạc sỹ là 14 người, bác sỹ nội trú là 06 người, bác sỹ y khoa là 04 người, còn lại là đào tạo liên tục, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chức danh nghề nghiệp, quốc phòng và an ninh, quản lý cấp phòng theo Chỉ thị số 28-CT/TTg, lý luận chính trị…
Đã tăng cường kết nối với các bệnh viện tuyến trên, ký biên bản thoả thuận hợp tác với nhiều Bệnh viện, trường đào tạo để đào tạo, hướng dẫn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế của tỉnh (Hợp tác với bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trường Đại hoc Y Hà Nội, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Nội tiết TW; Đại học Trường Đại học Osaka Metropolitan (Nhật Bản)); các cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương (Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Phụ Sản TW, Nhi TW, K TW, Nội tiết TW…), mời các bác sỹ về triển khai kỹ thuật chuyên sâu tại đơn vị giúp chuyển giao kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ tại tỉnh. Tổ chức hội chẩn trực tuyến, xin ý kiến các chuyên gia Trung ương qua các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Bắc Giang đã được tăng cường về số lượng và chất lượng trình độ chuyên môn. So sánh một số chỉ tiêu từ năm 2020 đến năm 2024: Số bác sĩ/10.000 dân tăng từ 10,1 lên 12,5; số dược sĩ đại học/10.000 dân tăng từ 1,3 lên 2,5; duy trì 100% trạm y tế có bác sỹ làm việc. Số lượng nhân lực y tế đến thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Nhờ các chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân lực y tế của tỉnh; chất lượng đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Bắc Giang ngày càng được nâng cao, tạo sự yên tâm, tin tưởng của người dân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, còn tình trạng một số bác sỹ có năng lực, trình độ chuyên môn cao sau khi đào tạo về có xu hướng chuyển sang các cơ sở y tế ngoài công lập hoặc xin thôi việc để tìm môi trường làm việc với mức thu nhập cao và không phải chịu nhiều áp lực (từ năm 2020 đến nay đã có 154 công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập xin thôi việc, trong đó: tuyến y tế cơ sở là 88 người; tuyến tỉnh là 66 người).
2. Cơ sở hạ tầng
Từ năm 2020 đến nay, nhờ tranh thủ các nguồn vốn đầu tư (ngân sách địa phương, ngân sách trung ương, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội ...), các cơ sở y tế công lập đã được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của Nhân dân. Đã có 04/08 bệnh viện tuyến tỉnh và 09/09 trung tâm y tế huyện, thị xã được đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh, cụ thể:
- Tuyến tỉnh: Đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng khối nhà điều trị nội trú 9 tầng (14.500m2), khoa kiểm soát nhiễm khuẩn 3 tầng (900m2), hệ thống khí y tế, khối nhà Nội thận tiết niệu 5 tầng (2.673m2), khối nhà trung tâm 15 tầng (55.590m2), Khoa Truyền nhiễm 5 tầng (3.300m2) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; khối nhà 5 tầng thuộc dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (8.884m2); khối nhà điều trị nội trú 2 tầng (6.500m2) tại Bệnh viện Phục hồi chức năng; Khối nhà điều trị nội trú 8 tầng (8.177m2) tại Bệnh viện Ung bướu.
- Tuyến huyện:
+ Đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng khối nhà thuộc dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh của Trung tâm Y tế huyện Tân Yên (khối nhà 7 tầng, 10.500m2); Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang (khối nhà 7 tầng, 7.750m2); Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa (khối nhà 9 tầng, 12.200m2); Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn (khối nhà 7 tầng, 7.350m2); Trung tâm Y tế huyện Việt Yên (khối nhà 7 tầng, 10.150m2), Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (khối nhà 8 tầng, 9.400m2).
+ Đang triển khai dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh của Trung tâm Y tế huyện Yên Thế (02 khối nhà 5 tầng, 11.782m2); Trung tâm Y tế huyện Lục Nam (khối nhà 9 tầng, 12.780m2); Trung tâm Y tế huyện Sơn Động (khối nhà 6 tầng, 6.030m2). Dự kiến bàn giao, đưa vào sử dụng trong năm 2024.
Qua mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, quy mô giường bệnh được giao của các cơ sở y tế công lập trong toàn tỉnh tăng thêm 1.554 giường so với trước khi đầu tư. Một số đơn vị sau khi được nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, đã thu hút số lượng người bệnh đến khám và điều trị nội trú tăng đột biến như: Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm Y tế các huyện: Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Việt Yên.
Tuy nhiên, còn nhiều hạng mục cơ sở vật chất của các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm y tế huyện, thị xã được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn cũ (trước năm 2010, nhiều công trình thiết kế trước năm 2000) đã có dấu hiệu xuống cấp như thấm trần, ẩm mốc, bong sơn, hỏng thiết bị vệ sinh, hệ thống nước, bong tróc nền gạch, đặc biệt là thiếu tính đồng bộ khi so với các khối nhà mới xây nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh, chưa đáp sự hài lòng của người bệnh (số giường bệnh đang nằm trong phần cơ sở vật chất xuống cấp cần cải tạo, sửa chữa là 894 giường, với diện tích sàn 82.700m2); số lượng khối nhà, hạng mục xuống cấp tại các đơn vị như sau: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (10 khối nhà), Bệnh viện Y học cổ truyền (04 khối nhà), Bệnh viện Sản Nhi (02 khối nhà), Bệnh viện Phục hồi chức năng (08 khối nhà), Bệnh viện Phổi (07 khối nhà), Bệnh viện Tâm thần (03 khối nhà), Trung tâm Y tế các huyện: Sơn Động (04 khối nhà), Lục Ngạn (03 khối nhà), Lục Nam (09 khối nhà), Lạng Giang (11 khối nhà), Yên Thế (08 khối nhà), Tân Yên (04 khối nhà), Hiệp Hòa (06 khối nhà), thị xã Việt Yên (08 khối nhà), Yên Dũng (09 khối nhà).
3. Trang thiết bị y tế
Từ năm 2020 đến nay, các cơ sở y tế công lập đã được đầu tư nhiều chủng loại trang thiết bị y tế từ các nguồn vốn, đặc biệt là từ vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thành phố, nguồn tài trợ và nguồn thu hợp pháp của đơn vị với tổng kinh phí đầu tư hơn 363,2 tỷ đồng. Một số trang thiết bị hiện đại, có giá trị cao được đầu tư sử dụng như sau:
- Tuyến tỉnh đã được đầu tư Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, sản phụ khoa full HD, hệ thống X quang cao tần số hóa, hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla; hệ thống chụp mạch xóa nền kỹ thuật số DSA; hệ thống IVF; Máy phân tích miễn dịch tự động, máy đo mật độ loãng xương tia X toàn thân, máy tán sỏi ngoài cơ thể; Hệ thống máy gia tốc xạ trị...
- Tuyến huyện đã được đầu tư Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner); hệ thống Xquang kỹ thuật số chụp tổng quát; hệ thống phẫu thuật nội soi; hệ thống phẫu thuật Phaco; máy tán sỏi ngoài cơ thể; hệ thống máy thận nhân tạo; ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa còn được trang bị hệ thống bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI.
Việc đầu tư trang thiết bị trong thời gian qua đã góp phần nâng cao tỷ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật tại các cơ sở y tế, nâng cao chất lượng thương hiệu cũng như sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, số lượng, chủng loại trang thiết bị y tế đã được đầu tư cho các cơ sở y tế công lập đến thời điểm hiện tại mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Mặt khác, việc đầu tư còn ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính đồng bộ do nguồn ngân sách hàng năm dành cho mua sắm trang thiết bị y tế còn hạn chế, phải cân đối và phân bổ cho nhiều cơ sở y tế trong tỉnh. Bên cạnh đó, phần lớn các trang thiết bị hiện đại đều có niên hạn sử dụng, phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, đặc biệt trong điều kiện môi trường khí hậu nhiệt đới các linh kiện, thiết bị điện tử thường xuyên hỏng vặt ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chuyên môn. Một số các trang thiết bị có giá trị lớn phải thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng hoặc đã hỏng song chưa có kinh phí để sửa chữa do giá trị linh kiện sửa chữa lớn, cụ thể:
- Tại tuyến tỉnh: Máy Xquang C-arm (tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh); Máy siêu âm màu 4D, máy siêu âm Doppler cao cấp 3 đầu dò, hệ thống phẫu thuật nội soi full HD (tại Bệnh viện Sản - Nhi); Máy phân tích xét nghiệm các loại, máy siêu âm tổng quát, máy phân tích khí máu (tại Bệnh viện Phục hồi chức năng); Hệ thống Xquang kỹ thuật số, máy xét nghiệm sinh hóa, hệ thống nội soi dạ dày ống mềm (tại bệnh viện Y học cổ truyền); Hệ thống CT Scaner, hệ thống Xquang kỹ thuật số (tại Bệnh viện Phổi); Hệ thống CT Scaner, hệ thống nội soi khí phế quản (tại Bệnh viện Ung bướu); Máy xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch (tại Bệnh viện Nội tiết).
- Tại tuyến huyện: Hệ thống CT Scaner, hệ thống nội soi tiêu hóa, máy Xquang di động (tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Động); Hệ thống xét nghiệm Elisa, máy cấy máu tự động (tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn); Hệ thống phẫu thuật nội soi, Xquang kỹ thuật số, hệ thống nội soi tiêu hóa (tại Trung tâm Y tế huyện Lục Nam); Máy xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch các loại, hệ thống nội soi tiêu hóa, hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng (tại Trung tâm Y tế huyện Yên Thế); Máy Xquang cao tần, Xquang răng toàn cảnh, máy xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch (tại Trung tâm Y tế huyện Tân Yên); máy siêu âm tổng quát, hệ thống phẫu thuật nội soi, CT scaner (tại Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng).
4. Phát triển chuyên môn, kỹ thuật
Công tác phát triển kỹ thuật được tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế quan tâm thực hiện, hàng năm nhiều danh mục kỹ thuật đúng tuyến và vượt tuyến được Sở Y tế thẩm định, phê duyệt bổ sung cho các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ danh mục kỹ thuật được thực hiện theo phân tuyến trung bình toàn tỉnh là 69% (trong đó: Tại các bệnh viện tuyến tỉnh đạt 60,3%, tăng 14,9% so với năm 2015; trung tâm y tế huyện, thị xã đạt 77,7%, tăng 21% so với năm 2015), trong đó tuyến tỉnh làm được 18% kỹ thuật vượt tuyến; tuyến huyện 8% kỹ thuật vượt tuyến. Một số kỹ thuật chuyên sâu đã được triển khai tại tỉnh như:
- Tuyến tỉnh: Phẫu thuật thay khớp (khớp vai, khớp gối, thay chỏm xương đùi); phẫu thuật thần kinh, tuỷ sống; phẫu thuật lồng ngực, mạch máu; kỹ thuật đặt stent mạch vành; cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn; phẫu thuật cắt phổi không điển hình; phẫu thuật thay đoạn động mạch; kỹ thuật nút mạch gan, thẩm tách siêu lọc máu (HDF online); phẫu thuật tim bẩm sinh; kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF); phẫu thuật nội soi sản phụ khoa; phẫu thuật nội soi ngoại nhi; các kỹ thuật sàng lọc và chẩn đoán sơ sinh; phẫu thuật nội soi tuyến giáp; phẫu thuật phaco, tạo hình điều trị khe hở vòm miệng; mổ nội soi tiệt căn xương chũm; các kỹ thuật xạ trị, hóa xạ trị; điều trị đích trong ung thư; chụp mạch số hóa xóa nền (DSA); chụp cộng hưởng từ (MRI); nội soi phế quản, đốt u bằng vi sóng; sinh thiết màng phổi; kỹ thuật sinh thiết tức thì bằng cắt lạnh; các kỹ thuật điện quang can thiệp sinh thiết xuyên thành; nội soi can thiệp; siêu âm mạch; các kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh miễn dịch.
- Tuyến huyện: Phẫu thuật cấp cứu chấn thương; kỹ thuật cấp cứu truyền máu và cấp cứu hồi sức; phẫu thuật nội soi ổ bụng, tiết niệu; phẫu thuật kết hợp xương; phẫu thuật sản phụ khoa, thận nhân tạo, chụp CT Scanner, thăm dò chức năng, xét nghiệm huyết học, sinh hoá...
5. Tài chính y tế
Từ năm 2020 đến nay, một số chính sách quan trọng đã tác động lớn đến hoạt động của ngành y tế, trong đó là sự thay đổi về cơ chế hoạt động và phát triển về quy mô, phạm vi hoạt động của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, cụ thể:
- Các nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước (ngân sách tỉnh, ngân sách hỗ trợ có mục tiêu từ trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu, vốn vay ODA) tiếp tục hỗ trợ phần lớn kinh phí cho các cơ sở y tế công lập đề đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đào tạo cán bộ, phát triển kỹ thuật.
- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từng bước theo lộ trình được tính đúng, tính đủ.
- Các cơ sở y tế công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 50/2021/QĐ- UBND Quy định một số nội dung về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tổ chức, số lượng người làm việc, viên chức, người lao động ở các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Thông qua đổi mới cơ chế tài chính, các đơn vị sự nghiệp y tế đã có thay đổi rõ rệt về nhận thức và chủ động hơn trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động của đơn vị; đồng thời thay đổi về nhận thức, cũng như hành động về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phòng bệnh, thay đổi thái độ, giao tiếp ứng xử trong phục vụ người bệnh nhằm thu hút người bệnh đến với cơ sở của mình và đã tạo điều kiện cho người bệnh được tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, tiếp cận dịch vụ được thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi, tăng sự hài lòng của người bệnh.
Tổng kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế công lập từ năm 2020 đến nay là 3.052.163 triệu đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh 2.883.283 triệu đồng; ngân sách huyện, thị xã 55.674 triệu đồng; nguồn vốn của đơn vị 102.731 triệu đồng; nguồn khác (tài trợ, ủng hộ) 10.475 triệu đồng, cụ thể:
- Kinh phí đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh: 2.549.991 triệu đồng.
- Kinh phí đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất: 138.954 triệu đồng.
- Kinh phí mua sắm trang thiết bị: 363.219 triệu đồng.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Bộ Y tế, các Bộ, ngành ở trung ương và sự phối hợp của các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân. Trong đó là việc tranh thủ, bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, đào tạo nhân lực cho các cơ sở y tế theo Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án phát triển y tế của tỉnh.
- Kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển trong điều kiện chính trị và xã hội ổn định khi liên tục nằm trong tốp đầu các tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước; các nguồn lực đầu tư cho chăm sóc sức khỏe được tăng dần; việc thu hút đầu tư y tế tư nhân góp phần nâng cao chất lượng và giảm quá tải cho các cơ sở y tế công lập. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm.
- Việc đầu tư các dự án mở rộng quy mô giường bệnh đã góp phần thay đổi diện mạo ngành y tế, với điều kiện cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại đã thu hút người dân trong và ngoài tỉnh đến khám và điều trị. Đặc biệt, sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, sự thay đổi một số cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ trong khám chữa bệnh đã đem lại sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và hành động của các cơ sở y tế trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thay đổi thái độ, giao tiếp ứng xử trong phục vụ người bệnh tạo niềm tin cho nhân dân, nhằm thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, giảm chuyển tuyến trung ương.
2. Hạn chế, khó khăn
- Đến nay, quy mô giường bệnh hoạt động thực tế và quy mô giường bệnh được giao của hầu hết cơ sở y tế công lập đã vượt nhiều so với quy mô thiết kế và quy mô giường bệnh theo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Về chất lượng cơ sở hạ tầng: Ngoài các công trình y tế mới được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, còn nhiều khối nhà điều trị nội trú tại các đơn vị được xây dựng trước năm 2010 theo tiêu chuẩn thiết kế cũ, chật hẹp đã xuống cấp phải thường xuyên cải tạo, sửa chữa (quy mô giường bệnh theo thiết kế là 4.736, trong đó số giường bệnh trong các khối nhà cũ, xuống cấp cần cải tạo, sửa chữa là 894 giường). Vì thế, thực tế số giường bệnh đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4470: 2012 và TCVN 9213:2012) là 3.842 giường.
- Về trang thiết bị: Các trang thiết bị y tế hiện đại được đầu tư để phát triển kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu đều có niên hạn sử dụng, trong quá trình sử dụng phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn. Nhiều trang thiết bị có giá trị lớn được đầu tư đã cũ, hỏng và chưa có nguồn kinh phí để thay thế; một số trang thiết bị được đầu tư từ nguồn xã hội hóa hoặc đề án liên doanh liên kết sau khi hết thời hạn hợp đồng, đơn vị liên doanh liên kết thu hồi máy và không tiếp tục gia hạn nên nhiều cơ sở y tế thiếu trang thiết bị để duy trì, phát triển kỹ thuật mới.
- Các dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 chỉ sử dụng nguồn vốn đầu tư công để bố trí cấu phần xây dựng cơ bản và một số thiết bị văn phòng, không bao gồm cấu phần đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị, vì thế thiếu tính đồng bộ không đáp ứng nhu cầu phát triển của các cơ sở y tế công lập.
- Quỹ đất bố trí cho các cơ sở y tế theo quy hoạch tỉnh cơ bản đảm bảo nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô giường bệnh trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, theo quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng và phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện đa khoa đảm nhận chức năng vùng với quy mô 1.500 giường bệnh. Hiện tại, tổng diện tích đất hiện có của Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 3,6 ha; trong khi theo TCVN 4470:2012, diện tích đất xây dựng tối thiểu cho bệnh viện có quy mô trên 500 giường là 4,0 ha. Mặt khác, theo xu hướng thiết kế bệnh viện hiện nay, mật độ xây dựng được khuyến nghị ở mức dưới 40% nhằm tạo nhiều không gian, công viên, cây xanh hướng bệnh viện xanh - sạch - đẹp và thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn
- Nguyên nhân khách quan:
+ Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình y tế (do phải trưng dụng, cải tạo thành cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19) và hệ thống trang thiết bị y tế (trong thời gian dài không được sử dụng, bảo dưỡng thường xuyên do tập trung chống dịch). Đồng thời, ngân sách tỉnh phải ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch nên khả năng cân đối kinh phí để đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế còn hạn chế.
+ Quy mô mô giường bệnh thực tế vượt nhiều so với thiết kế do: Sau tác động của đại dịch COVID-19, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao, đặc biệt là các bệnh về phổi, ung thư, khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, phục hồi chức năng; các cơ sở y tế được đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh với công trình y tế khang trang, xanh - sạch - đẹp, trang thiết bị hiện đại, các kỹ thuật mới chuyên sâu được triển khai, nhiều kỹ thuật vượt tuyến đã được triển khai tại các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh, đồng thời cơ chế thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã thu hút số lượng người bệnh đến khám, điều trị nội trú.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các trang thiết bị y tế hiện đại, có giá trị cao thường xuyên hỏng, phải sửa chữa bảo dưỡng ngoài nguyên nhân khách quan (thời tiết, môi trường, lỗi của nhà sản xuất), còn do năng lực chuyên môn trong quản lý, vận hành và sử dụng trang thiết bị y tế của đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế.
+ Nguồn kinh phí bố trí cho đầu tư phát triển, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị tuyến y tế cơ sở của các cấp uỷ, chính quyền địa phương còn hạn chế.
+ Năng lực dự báo, phân tích, đánh giá phát triển giường bệnh, đặc biệt việc dự báo nhu cầu khám, điều trị nội trú của đội ngũ cán bộ y tế trong giai đoạn trước đại dịch COVID-19 còn hạn chế.
Phần II
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIƯỜNG BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2025 – 2030 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.
- Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 510/QĐ-BXD ngày 19/5/2023 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022.
- Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
- Kế hoạch số 45-KH/TU ngày 15/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Kế hoạch số 417/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 05/5/2021 của Ban Thường vụ về nâng cao năng lực công tác y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 28/5/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017, Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 45-KH/TU ngày 15/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.
- Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 28/01/2024 của UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 06/5/2024 của HĐND tỉnh Bắc Giang thông qua điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Căn cứ thực tiễn
- Đánh giá tình hình thực tiễn tỷ lệ tăng giường bệnh được giao cho các cơ sở y tế công lập giai đoạn 2015 - 2024 và tỷ lệ tăng lưu lượng người bệnh điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập giai đoạn 2015 - 2024. Trên cơ sở đó ước tính tỷ lệ tăng giường bệnh được giao giai đoạn 2025 - 2035 và ước tính tỷ lệ tăng của người bệnh điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập giai đoạn 2025 - 2035 để tính được quy mô giường bệnh của từng cơ sở y tế đến năm 2030 và 2035.
- Qua thống kê, phân tích tình hình bệnh tật và tử vong tại viện theo ICD10 từ năm 2020 đến nay, các nhóm bệnh có số lượng nhập viện, điều trị nội trú cao và tăng theo hàng năm là nhóm bệnh về khối u, bệnh của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá và các bệnh liên quan đến tai nạn thương tích. Trong đó, số lượt điều trị nội trú các bệnh về khối u tăng trung bình 10%/năm; các bệnh của hệ hô hấp tăng trung bình 4%/năm. Như vậy, sau tác động của đại dịch COVID-19 các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh về phổi tăng cao so với thời điểm trước dịch; cùng với đó xu hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn tỉnh kéo theo các yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư, bệnh nghề nghiệp. Vì thế, trong giai đoạn tới nhu cầu khám và điều trị các bệnh ung thư, các bệnh về phổi tiếp tục tăng cao, cần phải có giải pháp nâng chất lượng và số lượng giường bệnh để điều trị cho người bệnh.
- Các cơ sở y tế sau khi được đầu tư mở rộng quy mô giường bệnh, với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp đã thu hút số lượng bệnh nhân tăng đột biến như tại Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, trong khi đó trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có thêm 05 bệnh viện y học cổ truyền ngoài công lập cùng tham gia khám và điều trị bằng y học cổ truyền, góp phần giảm quá tải tại các cơ sở công lập. Điều này cho thấy trong tời gian tới nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại tiếp tục gia tăng.
- Dự báo trong thời gian tới, quy mô dân số của tỉnh tiếp tục tăng nhanh (đặc biệt, cơ cấu dân số dần chuyển sang “dân số già” khi tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số ngày càng tăng), đến năm 2030 quy mô dân số của tỉnh đạt khoảng 2,33 triệu người (trong đó, dự kiến số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,2%, tương đương 214.360 người cao tuổi), kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trong Nhân dân tiếp tục tăng. Đồng thời, mức sống, thu nhập của người dân tăng, sự tham gia của y tế ngoài công lập ngày càng tích cực đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế công lập, trong đó cơ sở vật chất và trang thiết bị đóng vai trò then chốt.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đồng bộ, hiện đại tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân trong và ngoài tỉnh. Đồng thời làm căn cứ cho các cơ sở y tế xác định nhu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và huy động các nguồn lực tài chính, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo cho mọi người dân tiếp cận đầy đủ và thuận lợi với các dịch vụ khám, chữa bệnh tại các tuyến, đáp ứng mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2030, trung bình toàn tỉnh đạt 42,7 giường bệnh/10.000 dân, 19 bác sĩ/10.000 dân, 4,0 dược sĩ/10.000 dân, 33 điều dưỡng/10.000 dân; Đến năm 2035, trung bình toàn tỉnh đạt 51,0 giường bệnh/10.000 dân, 25 bác sĩ/10.000 dân, 4,5 dược sĩ/10.000 dân và 45 điều dưỡng/10.000 dân. Chỉ tiêu này được điều chỉnh ở mức cao hơn so với quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để phù hợp với tình hình thực tiễn công tác y tế do sự thay đổi cơ cấu bệnh tật sau đại dịch COVID-19 và việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và nhu cầu thực tế khám chữa bệnh của người dân trong giai đoạn hiện nay.
Chỉ tiêu quy mô giường bệnh của từng cơ sở y tế:
STT | Tên cơ sở y tế | Chỉ tiêu quy mô giường bệnh | ||
Năm 2025 | Năm 2030 | Năm 2035 | ||
I | Giường bệnh công lập | 5.950 | 7.450 | 9.650 |
1 | Bệnh viện Đa khoa tỉnh | 1.200 | 1.500 | 1.700 |
2 | Bệnh viện Sản – Nhi | 700 | 800 | 900 |
3 | Bệnh viện Phục hồi chức năng | 240 | 300 | 400 |
4 | Bệnh viện Y học cổ truyền | 260 | 400 | 500 |
5 | Bệnh viện Phổi | 300 | 450 | 500 |
6 | Bệnh viện Tâm thần | 150 | 200 | 300 |
7 | Bệnh viện Ung bướu | 400 | 650 | 800 |
8 | Bệnh viện Nội tiết | 150 | 200 | 300 |
9 | TTYT huyện Sơn Động | 200 | 250 | 300 |
10 | TTYT thị xã Chũ (TTYT huyện Lục Ngạn hiện tại) | 330 | 350 | 450 |
11 | TTYT huyện Lục Nam | 300 | 350 | 450 |
12 | TTYT huyện Lạng Giang | 250 | 300 | 350 |
13 | TTYT huyện Yên Thế | 230 | 300 | 350 |
14 | TTYT huyện Tân Yên | 330 | 350 | 400 |
15 | TTYT huyện Hiệp Hòa | 400 | 450 | 500 |
16 | TTYT thị xã Việt Yên | 260 | 300 | 350 |
17 | TTYT thành phố Bắc Giang (TTYT huyện Yên Dũng hiện tại) | 250 | 300 | 350 |
18 | TTYT huyện Lục Ngạn (mới) |
|
| 350 |
19 | Bệnh viện Lão khoa |
|
| 300 |
20 | Trung tâm Y tế các Khu công nghiệp tỉnh |
|
| 100 |
II | Giường bệnh tư nhân | 1.228 | 2.513 | 3.008 |
III | Tổng toàn tỉnh | 7.178 | 9.963 | 12.658 |
IV | Dự kiến dân số trung bình | 1.982.430 | 2.333.529 | 2.483.000 |
V | Số giường bệnh/10.000 dân | 36,2 | 42,7 | 51,0 |
III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh
1.1. Y tế công lập:
- Về cơ cấu, tổ chức:
+ Từ năm 2025, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã. Đổi tên Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn thành Trung tâm Y tế thị xã Chũ; thành lập mới Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn (mới). Sáp nhập Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang và Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng thành Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang.
+ Các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế các Khu công nghiệp trực thuộc Sở Y tế quản lý.
- Về mạng lưới khám, chữa bệnh: Tiếp tục duy trì, củng cố phát triển hệ thống khám chữa bệnh và phục hồi chức năng như hiện nay, đồng thời xây dựng và thành lập một số cơ sở y tế như sau:
+ Giai đoạn 2025 - 2030: Xây dựng và phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thành Bệnh viện Đa khoa đảm nhận chức năng vùng với quy mô 1.500 giường bệnh; Thành lập Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn mới (thực hiện 02 chức năng y tế dự phòng và dân số) sau khi tổ chức, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, trong giai đoạn này Trung tâm Y tế thị xã Chũ sẽ đảm nhận chức năng khám, chữa bệnh cho Nhân dân thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới.
+ Giai đoạn 2031 - 2035: Thành lập Bệnh viện Lão khoa; xây dựng và phát triển Trung tâm Y tế các Khu công nghiệp tỉnh quy mô 100 giường bệnh; xây dựng và phát triển Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn mới đa chức năng với quy mô 350 giường bệnh.
- Các bệnh viện, trung tâm y tế tiếp tục kiện toàn và phát triển các khoa, phòng theo hướng chuyên sâu phù hợp với định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật của đơn vị theo từng thời kỳ, cụ thể:
+ Tuyến tỉnh: Thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực - chống độc, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Trung tâm Tiêu hoá - thăm dò chức năng, Trung tâm đột quỵ, Trung tâm Thận - lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; khoa Nội nhi tiêu hoá, khoa Tim mạch, khoa Nam học tại Bệnh viện Sản Nhi; khoa Hoạt động trị liệu - ngôn ngữ trị liệu - tâm lý trị liệu, khoa Phục hồi chức năng đột quỵ não và tổn thương tuỷ sống, khoa Lão khoa, khoa Ngoại - chỉnh hình tại Bệnh viện Phục hồi chức năng; khoa Cấp cứu ban đầu, đơn vị phục hồi đột quỵ, khoa Dinh dưỡng tiết chế, khoa Ngũ quan, khoa Thận tiết niệu - nam học tại Bệnh viện Y học cổ truyền; khoa Ngoại lao, khoa gây mê - hồi sức tại Bệnh viện Phổi; khoa Tâm thần nhi, khoa trị liệu tâm lý, khoa tâm thần người cao tuổi tại Bệnh viện Tâm thần; thành lập khoa Y học hạt nhân, khoa Xạ 2, khoa Điện quang can thiệp tại Bệnh viện Ung bướu; khoa Nội tiết sinh sản, khoa Ngoại tổng hợp, Phẫu thuật gây mê, khoa Tim mạch và rối loạn chuyển hoá tại Bệnh viện Nội tiết.
+ Tuyến huyện: Thành lập một số khoa chuyên sâu trên cơ sở các khoa hiện có như thành lập khoa Nội hô hấp, Nội tim mạch, Nội cơ xương khớp trên cơ sở khoa Nội tổng hợp; thành lập khoa Mắt, khoa Giải phẫu bệnh, khoa Phẫu thuật chỉnh hình, khoa Gây mê hồi sức, khoa Thận nhân tạo...
1.2. Y tế tư nhân:
Tiếp tục duy trì phát triển, mở rộng các bệnh viện tư nhân hiện nay (gồm: Bệnh viện Đa khoa Sông Thương, Bệnh viện Đa khoa Sơn Uyên, Bệnh viện YHCT LanQ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội - Bắc Giang, Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long, Bệnh viện chuyên khoa Mắt quốc tế DND, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tân Dân, Bệnh viện YHCT Hùng Vương, Bệnh viện YHCT Phúc Thượng, Bệnh viện Đa khoa Anh Quất, Bệnh viện Đa khoa Hùng Cường, Bệnh viện YHCT Ngọc Thiện, Bệnh viện YHCT Tâm Phúc, Bệnh viện Đa khoa Bố Hạ).
Khuyến khích phát triển y tế tư nhân đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân; trong đó ưu tiên phát triển các bệnh viện ngoài công lập (bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa) chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao, áp dụng thiết bị công nghệ khám, chữa bệnh hiện đại, được bố trí tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu đô thị mới, cạnh các khu công nghiệp. Phấn đấu giai đoạn 2025 - 2035 thu hút đầu tư xây dựng từ 03 - 05 bệnh viện tư nhân chất lượng cao trở lên, có bệnh viện liên doanh với các cơ sở y tế có uy tín trong nước và quốc tế.
Các huyện, thị xã, thành phố bố trí quỹ đất dành cho y tế tư nhân theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để thu hút đầu tư bệnh viện ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2030 số giường bệnh ngoài công lập đạt trên 2.513 giường bệnh, đến năm 2035 số giường bệnh ngoài công lập đạt trên 3.008 giường bệnh.
2. Phát triển chuyên môn, kỹ thuật
Các cơ sở khám chữa bệnh tập trung phát triển chuyên môn kỹ thuật, ưu tiên phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao; tăng cường ký kết, triển khai các biên bản thoả thuận hợp tác với các bệnh viện, trường đại học trung ương trong và ngoài nước. Riêng các bệnh viện tuyến tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án bệnh viện vệ tinh nhằm tranh thủ hỗ trợ từ các bệnh viện trung ương, đồng thời tích cực hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến huyện phát triển kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế; phấn đấu đến 2030 tỷ lệ danh mục kỹ thuật được thực hiện theo phân tuyến trung bình toàn tỉnh tối thiểu 82% (tuyến tỉnh đạt tối thiểu 75%; tuyến huyện đạt tối thiểu 90%), trong đó tuyến tỉnh làm được tối thiểu 27% kỹ thuật vượt tuyến, tuyến huyện tối thiểu 15% kỹ thuật vượt tuyến. Tập trung triển khai một số kỹ thuật cao, chuyên sâu như:
- Tại tuyến tỉnh:
+ Giai đoạn 2025 - 2030: Kỹ thuật ECMO trong cấp cứu và hồi sức tim mạch; điều trị đột quỵ, phẫu thuật tim mở; phẫu thuật thay đoạn động mạch, phẫu thuật lồng ngực, mạch máu; phẫu thuật sọ não, thần kinh, cột sống ; kỹ thuật can thiệp mạch não, mạch tạng; Kỹ thuật điều trị bỏng, ghép da, các phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ, kỹ thuật xạ trị, ứng dụng y học hạt nhân trong điều trị ung thư; phẫu thuật ngoại nhi; rối loạn sức khoẻ tâm thần; thăm dò chức năng có can thiệp, chụp cộng hưởng từ (MRI), số hoá xoá nền (DSA), Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT/CT)...
+ Giai đoạn 2031 - 2035: Kỹ thuật ghép tạng; kỹ thuật can thiệp mạch não, mạch tạng; phẫu thuật thay đoạn động mạch; các xét nghiệm về huyết học lâm sàng, miễn dịch tế bào, điện di huyết sắc tố, di truyền học phân tử, tế bào gốc...
- Tuyến huyện:
+ Giai đoạn 2025 - 2030: Kỹ thuật khám vô sinh, hiếm muộn; đặt ống silicon lệ mũi điều trị hẹp và tắc lệ đạo; phẫu thuật tạo hình điểm lệ điều trị lật điểm lệ; nội soi can thiệp đường tiêu hóa; sinh thiết thận qua da dưới siêu âm; xét nghiệm khí máu; kỹ thuật dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu; thẩm tách siêu lọc máu - HDF Online; kỹ thuật mở khí quản có chuẩn bị cho người bệnh nặng trong hồi sức tích cực; phẫu thuật tiệt căn xương chũm; kỹ thuật đo huyết động bằng máy Uscom; phẫu thuật chuyển vạt vá da; làm hậu môn nhân tạo; cắt lách bệnh lý; kỹ thuật chọc hút dịch màng tim dưới hướng dẫn của siêu âm; phẫu thuật điều trị lõm mắt; phẫu thuật mở bụng tạo hình vòi trứng, nối lại vòi trứng; chọc nang buồng trứng đường âm đạo dưới siêu âm; điều trị giải độc bằng huyết thanh kháng lọc đặc hiệu; tiêu huyết khối não thất cấp cứu; đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần; kỹ thuật chẩn đoán và điều trị vô sinh/hiếm muộn bằng IUI; chụp cộng hưởng từ...
+ Giai đoạn 2031 - 2035: Hồi sức cấp cứu, chống độc, thuật thở máy; hồi sức cấp cứu sơ sinh; phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật sản phụ khoa; các kỹ thuật ngoại chấn thương, phẫu thuật thần kinh sọ não; phẫu thuật hàm mặt, tai mũi họng; giải phẫu bệnh; xét nghiệm về huyết học lâm sàng, miễn dịch tế bào...
Các cơ sở khám, chữa bệnh đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các hoạt động Dược lâm sàng, Dinh dưỡng lâm sàng, Kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý vật tư y tế, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Tiếp tục phát triển nâng hạng, nâng cao chất lượng bệnh viện. Từng bước triển khai thực hiện kiểm định độc lập, đánh giá chất lượng dịch vụ, phân hạng bệnh viện theo chất lượng.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
Hoàn thiện chuẩn hóa, tích hợp hệ thống thông tin y tế từ tỉnh đến cơ sở; tích hợp, liên thông phần mềm, cơ sở dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu chung của ngành.
Thực hiện thí điểm bệnh viện thông minh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi sau đó nhân rộng tại các cơ sở y tế khác (đảm bảo 70% cơ sở khám chữa bệnh công lập được triển khai); áp dụng bệnh án điện tử; khám, chữa bệnh từ xa; triển khai hệ thống LIS, PACS. Triển khai các quy định để liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các thông tin, kết quả chẩn đoán, điều trị giữa các cơ sở khám, chữa bệnh và với tuyến y tế cơ sở để tiến tới theo dõi, chăm sóc liên tục người bệnh.
4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế
- Hàng năm, trên cơ sở số giường bệnh được giao, các cơ sở y tế công lập chủ động rà soát nhu cầu tuyển dụng, bổ sung số lượng viên chức y tế, người lao động đảm bảo phù hợp với Đề án vị trí việc làm và nhu cầu phát triển chuyên môn, kỹ thuật của đơn vị. Đến năm 2030, các cơ sở khám chữa bệnh công lập cần cần khoảng 8.696 người, trong đó: 1.966 bác sĩ, 4.545 điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh, 457 dược sĩ và 1.728 chuyên ngành khác (tăng 2.684 người, trong đó: tăng 438 bác sĩ, tăng 2.068 điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh, tăng 31 dược sĩ và 147 chuyên ngành khác so với năm 2023); đến năm 2035 cần khoảng 11.215 người, trong đó: 2.515 bác sĩ, 5.880 điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh, 596 dược sĩ và 2.224 chuyên ngành khác (tăng 5.203 người, trong đó: tăng 987 bác sĩ, tăng 3.403 điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh, tăng 170 dược sĩ và 643 chuyên ngành khác so với năm 2023).
- Phát triển nguồn nhân lực y tế: Tăng cường đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên y tế nhằm đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trong giai đoạn 2025 - 2035, tập trung các hình thức đào tạo sau:
+ Đào tạo kỹ thuật mới, chuyên sâu cho viên chức có trình độ chuyên môn y, dược hoặc trình độ chuyên môn khác, trực tiếp phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, chẩn đoán hình ảnh, cận lâm sàng…
+ Đào tạo trình độ sau đại học (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ) cho viên chức công tác tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ, dược sĩ chuyên ngành lâm sàng.
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực y tế tại tỉnh:
+ Giai đoạn 2024 - 2025: Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang theo Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của HĐND tỉnh.
+ Giai đoạn 2026 - 2030: Ngành Y tế tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2026 - 2030 trình HĐND tỉnh phê duyệt; Chỉ đạo các cơ sở y tế xây dựng quy chế thu hút nhân lực có trình độ cao phục vụ lâu dài tại đơn vị.
+ Giai đoạn 2031 - 2035: Tiếp tục rà soát, tham mưu đổi mới cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực thực hiện các kỹ thuật cao cho các cơ sở y tế.
- Tiếp tục ký kết hợp tác với một số cơ sở đào tạo y dược trong nước và các Bệnh viện tuyến Trung ương để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.
5. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
- Các bệnh viện, trung tâm y tế hoàn thành việc lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quy định tại Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang.
- Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ sở y tế, trong đó:
+ Về cơ sở hạ tầng: Ngoài việc đầu tư xây dựng tại vị trí mở rộng theo quy hoạch được duyệt cần phải nghiên cứu, xây dựng phương án tháo dỡ các khối nhà cũ đã xuống cấp, thiết kế không còn phù hợp với phát triển chuyên môn kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay để giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình y tế mới hoặc tạo không gian rộng rãi theo xu hướng thiết kế phát triển bệnh viện xanh - sạch - đẹp và thân thiện với môi trường.
+ Về trang thiết bị: Ưu tiên các trang thiết bị thiết yếu để phát triển kỹ thuật theo phân tuyến, các kỹ thuật mũi nhọn và từng bước đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để phát triển kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế để tăng hiệu quả đầu tư trang thiết bị y tế và chất lượng dịch vụ y tế.
5.1. Bố trí quỹ đất mở rộng quy mô giường bệnh cho các cơ sở y tế:
UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục bố trí quỹ đất để mở rộng các cơ sở y tế theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổng diện tích đất bố trí cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập đến năm 2030 là 68,57 ha, trong đó: Diện tích đất hiện có là 42,58 ha, diện tích đất cần bổ sung là 25,99 ha.
5.2. Lộ trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế:
- Giai đoạn 2025 - 2030:
+ Tuyến tỉnh: Đầu tư xây dựng phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện Đa khoa đảm nhận chức năng vùng (02 giai đoạn); đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị cho các Bệnh viện: Sản Nhi, Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Phổi, Tâm thần, Ung bướu, Nội tiết; đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế các Khu công nghiệp tại vị trí mới để thực hiện chức năng y tế dự phòng, khám chữa bệnh ban đầu cho công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn.
+ Tuyến huyện: Tiếp tục đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị cho 09 trung tâm y tế huyện, thị xã: Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động, thị xã Chũ và Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang (Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng hiện tại); đầu tư xây mới Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn mới (thực hiện chức năng y tế dự phòng và dân số) sau khi tổ chức, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện.
- Giai đoạn 2031 - 2035:
+ Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế và phát triển chuyên môn kỹ thuật.
+ Đầu tư xây mới Bệnh viện Lão khoa quy mô 300 giường bệnh.
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế các khu công nghiệp với quy mô 100 giường bệnh.
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn mới đa chức năng với quy mô 350 giường bệnh.
6. Đổi mới cơ chế tài chính y tế
Tiếp tục tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước để xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế công lập theo phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với sự nghiệp y tế - dân số.
Tiếp tục giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân lực cho các đơn vị sự nghiệp, nhất là từ khi thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Tăng cường tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập. Đẩy mạnh phương thức nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng và thực hiện cơ chế giá gắn với chất lượng dịch vụ, khuyến khích sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến dưới. Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như quản trị doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa y tế, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế. Đa dạng các hình thức hợp tác công - tư, đảm bảo minh bạch, công khai. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế, tập trung vào cung cấp dịch vụ cao cấp, theo yêu cầu. Quan tâm vận động các nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và không chính thức triển khai các chương trình, dự án y tế trên địa bàn tỉnh.
7. Bảo đảm các điều kiện về quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất
Tiếp tục rà soát đề nghị điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo phát triển quy mô giường bệnh phù hợp với nhu cầu thực tế và quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Rà soát, bổ sung diện tích đất mở rộng cho các cơ sở y tế chưa có trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng:
- Đối với các cơ sở y tế đã có trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng chi tiết (tỷ lệ 1/500) thì triển khai thực hiện, bảo đảm đủ diện tích đất để xây dựng bổ sung các hạng mục công trình. Việc mở rộng diện tích đất và quy hoạch xây dựng cho các cơ sở y tế phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
- Đối với các cơ sở y tế có nhu cầu đầu tư xây dựng, mở rộng diện tích đất để xây dựng thêm cơ sở vật chất, tăng quy mô giường bệnh phải thực hiện việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết (tỷ lệ 1/500), đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tương lai để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất và lập, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định
- Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% các cơ sở y tế.
III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện kế hoạch
- Ngân sách địa phương: Ngân sách tỉnh; ngân sách huyện, thị xã, thành phố; ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố.
- Ngân sách trung ương: Vốn từ các chương trình đầu tư y tế tuyến tỉnh, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách trung ương, vốn ODA.
Cụ thể:
- Đối với nguồn ngân sách tỉnh:
+ Đảm bảo 100% kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế các Khu công nghiệp tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện: Sơn Động, Yên Thế và huyện Lục Ngạn mới.
+ Hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Y tế thị xã Chũ, Trung tâm Y tế huyện Lục Nam.
+ Hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Y tế các huyện Lạng Giang, Hiệp Hòa và Tân Yên.
- Ngân sách cấp huyện: Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên bố trí 100% kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các Trung tâm Y tế trên địa bàn; các huyện, thị xã còn lại bố trí đối ứng phần còn thiếu để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các Trung tâm Y tế trên địa bàn.
2. Nhu cầu kinh phí
Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế giai đoạn 2025 - 2030 dự kiến 7.974 tỷ đồng, bao gồm:
- Kinh phí xây dựng cơ bản: 5.676 tỷ đồng.
- Kinh phí mua sắm trang thiết bị: 2.298 tỷ đồng.
Trong đó:
- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh là 4.846 tỷ đồng (xây dựng cơ bản: 3.515 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị 1.331 tỷ đồng).
- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến huyện là 3.128 tỷ đồng (xây dựng cơ bản: 2.161 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị 967 tỷ đồng).
3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này. Đầu mối tổ chức thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
- Tiếp tục rà soát đề nghị điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo phát triển quy mô giường bệnh phù hợp với nhu cầu thực tế khám bệnh, chữa bệnh của người dân trên địa bàn.
- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, đề án, dự án hỗ trợ các cơ sở y tế trong tỉnh về đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo nhân lực y tế, tranh thủ các nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác nhằm phát triển quy mô giường bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tham mưu với UBND tỉnh xây dựng danh mục, phân bổ kinh phí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh; tham mưu rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn; tham mưu thu hút đầu tư các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí dự toán ngân sách hàng năm thực hiện Kế hoạch, Đề án mua sắm trang thiết bị y tế; bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực cho các cơ sở y tế công lập theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương và khả năng cân đối ngân sách nguồn vốn sự nghiệp y tế - dân số.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn, rà soát tình hình sử dụng đất để xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo cho các cơ sở y tế theo quy định.
5. Sở Xây dựng
Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền tổ chức giám sát và tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt Kế hoạch này.
7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Bố trí đất cho cơ sở y tế công lập tại địa phương để mở rộng phát triển quy mô giường bệnh và phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập. Hằng năm, cân đối bố trí ngân sách cho đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho cơ sở y tế công lập thuộc địa bàn quản lý phù hợp với khả năng. Chủ động rà soát quy hoạch xây dựng, có lộ trình lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng làm cơ sở thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các cơ sở y tế theo kế hoạch này.
8. Các cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh
Thường xuyên thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ y tế, phát triển kỹ thuật chuyên môn, ứng dụng khoa học kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh để thu hút người bệnh, giảm chuyển tuyến trên.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc. Đề nghị các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
STT | Tên dự án | Đơn vị thụ hưởng | Địa chỉ | Dự kiến tổng kinh phí đầu tư (triệu đồng) | Trong đó: | Dự kiến thời gian khởi công- hoàn thành | |
Dự kiến kinh phí xây dựng cơ bản (triệu đồng) | Dự kiến kinh phí mua sắm trang thiết bị (triệu đồng) | ||||||
| Tổng |
|
| 7.974.842 | 5.676.427 | 2.298.415 |
|
I | Tuyến tỉnh |
|
| 4.846.565 | 3.515.027 | 1.331.538 |
|
1 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị để Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện đa khoa cấp vùng giai đoạn I | Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang | Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 788.967 | 500.327 | 288.640 | 2025-2028 |
2 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Sản Nhi tỉnh | Bệnh viện Sản - Nhi | Phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 859.956 | 619.600 | 240.356 | 2025-2028 |
3 | Dự án mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Ung bướu tỉnh | Bệnh viện Ung bướu | Xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 63.250 | 0 | 63.250 | 2025-2028 |
4 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh | Bệnh viện Y học cổ truyền | Phường Trần Nguyên hãn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 520.600 | 464.700 | 55.900 | 2026-2029 |
5 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Ung bướu tỉnh | Bệnh viện Ung bướu | Xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 742.700 | 464.700 | 278.000 | 2026-2029 |
6 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh | Bệnh viện Phục hồi chức năng | Xã Quế Nham Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang | 393.085 | 320.000 | 73.085 | 2026-2029 |
7 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Nội tiết tỉnh | Bệnh viện Nội tiết | Xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 203.047 | 160.000 | 43.047 | 2026-2029 |
8 | Dự án đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế các Khu công nghiệp tỉnh | TTYT các Khu công nghiệp tỉnh | Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang | 131.315 | 98.600 | 32.715 | 2026-2029 |
9 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị để Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện đa khoa cấp vùng giai đoạn II | Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang | Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 643.850 | 464.700 | 179.150 | 2027-2030 |
10 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Phổi tỉnh | Bệnh viện Phổi | Xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 422.316 | 374.400 | 47.916 | 2027-2030 |
11 | Dự án đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Tâm thần tỉnh | Bệnh viện Tâm thần | Xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 77.479 | 48.000 | 29.479 | 2027-2030 |
II | Tuyến huyện |
|
| 3.128.277 | 2.161.400 | 966.877 |
|
1 | Dự án đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn (mới) | TTYT huyện Lục Ngạn (mới) | xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang | 73.315 | 40.600 | 32.715 | 2026-2029 |
2 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện Tân Yên | TTYT huyện Tân Yên | Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang | 288.068 | 208.000 | 80.068 | 2026-2029 |
3 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế thị xã Việt Yên | TTYT thị xã Việt Yên | Phường Bích Động, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang | 373.158 | 288.000 | 85.158 | 2026-2029 |
4 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang | TTYT huyện Lạng Giang | Xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang | 390.159 | 240.000 | 150.159 | 2027-2030 |
5 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế thành phố Bắc Giang (TTYT Yên Dũng hiện tại) | TTYT Yên Dũng hiện tại | Thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang | 382.172 | 272.000 | 110.172 | 2027-2030 |
6 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa | TTYT huyện Hiệp Hòa | Thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang | 415.634 | 360.000 | 55.634 | 2027-2030 |
7 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế thị xã Chũ | TTYT huyện Lục Ngạn hiện tại | Tổ dân phố Minh Khai, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang | 181.500 | 48.800 | 132.700 | 2027-2030 |
8 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện Lục Nam | TTYT huyện Lục Nam | Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang | 418.758 | 288.000 | 130.758 | 2027-2030 |
9 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện Sơn Động | TTYT huyện Sơn Động | Thị trấn An Châu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang | 362.183 | 256.000 | 106.183 | 2027-2030 |
10 | Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quy mô giường bệnh và mua sắm trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện Yên Thế | TTYT huyện Yên Thế | Thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang | 243.330 | 160.000 | 83.330 | 2027-2030 |
(Ghi chú: Tuỳ theo điều kiện ngân sách của tỉnh và ngân sách các huyện, thị xã, thành phố, các dự án đầu tư có thể triển khai sớm hơn so với lộ trình để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân).
- 1Quyết định 2162/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phân bổ giường bệnh và thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Quyết định 4510/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt giường bệnh kế hoạch năm 2024 do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 1070/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tổng số giường bệnh kế hoạch năm 2024 của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Định
Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2024 phát triển giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035
- Số hiệu: 58/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/09/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Phan Thế Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/09/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định