Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5762/KH-UBND | Gia Lai, ngày 17 tháng 12 năm 2015 |
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về Phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”;
Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-UBDT ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc, về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020” (giai đoạn I);
Thực hiện Công văn số 834/UBDT-DTTS ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc, về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020”.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
1. Mục đích:
Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình;
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân còn tồn tại ở một số vùng đồng bào DTTS;
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi:
Triển khai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của 17/17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2. Đối tượng:
- Thanh niên, vị thành niên (nam/nữ) là người DTTS chưa kết hôn hoặc tảo hôn và hôn nhân cận huyết;
- Phụ huynh học sinh hoặc cha mẹ của nam, nữ thanh niên trong độ tuổi vị thành niên là đồng bào DTTS;
- Cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền, ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS;
- Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào DTTS;
- Các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia thực hiện Đề án.
3. Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn năm 2016 - 2020.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Khảo sát, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Đề án:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Khảo sát, đánh giá, xác định về nhận thức, hiểu biết và nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS đối với các quy định của pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình. Xác định các thông điệp, phương thức truyền thông;
- Khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Đề án hàng năm và giai đoạn 2016-2020.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2016 và 2020.
d) Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng (ước tính: 250 triệu đồng/năm).
2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức các buổi hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương (huyện, xã, thôn, làng) về các chuyên đề Luật Hôn nhân và gia đình, các cuộc thi tìm hiểu Luật Hôn nhân và Gia đình, những hậu quả của việc kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống đối với các đối tượng nam, nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn, những bậc cha mẹ, ông bà nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS tại các xã, thôn, làng vùng DTTS có tỷ lệ hoặc nguy cơ cao về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, các hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong các Trường Phổ thông dân tộc nội trú, câu lạc bộ, nhóm, hội,...
- Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, người có uy tín thực hiện tuyên truyền sâu rộng đến người dân vùng DTTS, vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong hôn nhân, không có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020”: tăng cường tin, bài viết về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đồng thời biên dịch ra tiếng Jrai và Bahnar để phát sóng những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm (giai đoạn 2016 - 2020)
d) Kinh phí thực hiện: Dự kiến 1,65 tỷ đồng (330 triệu đồng/năm).
3. Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông (tiếng Việt, tiếng Bahnar và Jrai) liên quan về hôn nhân và gia đình
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Biên soạn tài liệu nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, những nguy cơ, hậu quả của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, mang thai và những nguy cơ ở tuổi vị thành niên, thiếu niên, ...bằng ngôn ngữ phổ thông, tiếng Bahnar và tiếng Jrai trên cơ sở căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, các sản phẩm truyền thông do trung ương xây dựng, cung cấp (như: tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu, hỏi - đáp, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, khẩu hiệu, ....)
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Y tế (qua Chi cục DS-KHH Gia đình tỉnh), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh trong việc biên soạn và phát hành các ấn phẩm.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm (giai đoạn 2016 - 2020)
d) Kinh phí thực hiện: Dự kiến 1,0 tỷ đồng (200 triệu đồng/năm).
4. Thực hiện mô hình điểm
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Lựa chọn xã Krong, huyện Kbang (xã có tỷ lệ và nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao) làm địa điểm triển khai mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với đơn vị được lựa chọn triển khai mô hình thí điểm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Mô hình, xây dựng Kế hoạch thực hiện mô hình hàng năm theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và triển khai thực hiện theo Kế hoạch.
c) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016 - 2020
d) Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện mô hình điểm (2016-2018): 40 triệu đồng/mô hình/năm x 01 mô hình x 03 năm = 120 triệu đồng;
- Kinh phí triển khai nhân rộng (2019-2020): 30 triệu đồng/mô hình/năm x 02 mô hình x 02 năm = 120 triệu đồng.
5. Hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình cho cán bộ tham gia thực hiện Đề án cấp huyện, xã.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình cho cán bộ tham gia thực hiện Đề án cấp huyện, xã.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở ban, ngành tỉnh có liên quan tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm liên quan về hôn nhân và gia đình cho cán bộ tham gia thực hiện Đề án cấp huyện, xã.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm (giai đoạn 2016 - 2020)
d) Kinh phí thực hiện: Dự kiến 1,5 tỷ đồng (300 triệu đồng/năm).
6. Hoạt động chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của chính quyền địa phương, cơ sở;
- Xây dựng, đưa các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, các quy định pháp luật liên quan khác vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa;
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm luật hôn nhân và gia đình;
- Tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết 5 năm đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020 và báo cáo đánh giá gửi Ủy ban Dân tộc.
b) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện nội dung này.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm (giai đoạn 2016 - 2020)
d) Kinh phí thực hiện: Dự kiến 780 triệu đồng (156 triệu đồng/năm).
- Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn I (2016-2020) là: 5.670 triệu đồng. (Kèm theo Biểu Dự toán tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2016 - 2020 (Biểu số 1) và Biểu dự toán nhu cầu kinh phí hàng năm (Biểu số 2)).
- Tỉnh Gia Lai là địa phương còn nhận bổ sung vốn cân đối từ ngân sách trung ương, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Do đó, đề nghị trung ương hỗ trợ kinh phí cho địa phương để triển khai thực hiện Đề án.
1. Ban Dân tộc tỉnh (cơ quan Thường trực):
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án giai đoạn 2016-2020;
- Hàng năm, vào thời gian lập dự toán, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị trung ương hỗ trợ cho địa phương để triển khai thực hiện Đề án.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động của Kế hoạch; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 và đề xuất kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2020-2025; định kỳ báo cáo về UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính, các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố để bố trí kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn thực hiện Đề án. Đồng thời có kế hoạch lồng ghép các chương trình, chính sách có liên quan để thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn từ nguồn kinh phí do trung ương cấp; hướng dẫn cơ chế tài chính; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
4. Sở Y tế: Thực hiện lồng ghép các Chương trình do cơ quan, đơn vị quản lý nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện các mục tiêu của Đề án; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình và nâng cao sức khỏe nhân dân.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện xây dựng, đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo quy định và các quy định đảm bảo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, v.v... vào hương ước, quy ước thôn làng, tiêu chuẩn xét thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa.
6. Sở Tư Pháp:
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tăng cường các buổi tuyên truyền trợ giúp pháp lý giáo dục, chuyển đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS để thực hiện các mục tiêu của Đề án;
- Phối hợp Ban Dân tộc mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia tuyên truyền. Cung cấp tài liệu, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình để đưa vào nội dung tuyên truyền.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình trong trường học: Đưa nội dung giáo dục giới tính; các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình (như tuổi kết hôn, những điều cấm trong hôn nhân,...); về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... vào các trường Dân tộc nội trú; tăng cường công tác hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn, Đội, Câu lạc bộ, tổ, nhóm,... trong trường học để tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, chuyển đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Xây dựng các phóng sự, bài viết nói về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phát trên Đài Truyền thanh - Truyền hình và hệ thống trạm Truyền thanh không dây trên địa bàn toàn tỉnh nhằm thay đổi nhận thức, hành vi người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS về thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình.
9. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, kế hoạch của ngành nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương theo Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS về Luật Hôn nhân và Gia đình; tuyên truyền bãi bỏ hủ tục lạc hậu; đưa vào hương ước, quy ước thôn, làng cam kết không tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2016-2020” của tỉnh Gia Lai./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 5762/KH-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Gia Lai)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT | Hoạt động chính
Huyện | Khảo sát, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Đề án | Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống | Cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống | Xây dựng, triển khai thực hiện mô hình điểm đối với một số dân tộc, địa bàn có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao | Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức tham gia thực hiện Đề án, Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội | Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án | Tổng cộng |
1 | Đăk Pơ | 20,00 | 100,00 | 80,00 |
| 100,00 | 50,00 | 350,00 |
2 | An Khê |
| 20,00 | 10,00 |
| 20,00 | 10,00 | 60,00 |
3 | Chư Prông | 30,00 | 150,00 | 100,00 |
| 100,00 | 50,00 | 430,00 |
4 | Ia Pa | 50,00 | 20,00 | 10,00 |
| 30,00 | 10,00 | 120,00 |
5 | Kbang | 30,00 | 100,00 |
| 240,00 | 100,00 | 50,00 | 520,00 |
6 | Đak Đoa |
| 100,00 | 100,00 |
| 100,00 | 50,00 | 350,00 |
7 | Kông Chro | 60,00 |
|
|
| 100,00 | 50,00 | 210,00 |
8 | Phú Thiện | 50,00 | 100,00 | 100,00 |
| 100,00 | 50,00 | 400,00 |
9 | Đức Cơ | 60,00 | 130,00 |
|
| 60,00 | 50,00 | 300,00 |
10 | Pleiku |
| 100,00 | 70,00 |
| 80,00 | 50,00 | 300,00 |
11 | Chư Păh | 40,00 | 100,00 | 100,00 |
| 100,00 | 50,00 | 390,00 |
12 | Chư Sê | 10,00 | 30,00 | 100,00 |
| 100,00 | 50,00 | 290,00 |
13 | Ayun Pa | 10,00 | 50,00 | 50,00 |
| 30,00 | 10,00 | 150,00 |
14 | Chư Pưh | 20,00 | 150,00 | 100,00 |
| 100,00 | 50,00 | 420,00 |
15 | Ia Grai | 50,00 | 100,00 | 80,00 |
| 80,00 | 50,00 | 360,00 |
16 | Krông Pa | 30,00 | 150,00 |
|
| 100,00 | 50,00 | 330,00 |
17 | Mang Yang | 40,00 | 150,00 |
|
| 100,00 | 50,00 | 340,00 |
18 | BDT tỉnh |
| 100,00 | 100,00 |
| 100,00 | 50,00 | 350,00 |
Tổng cộng | 500,00 | 1.650,00 | 1.000,00 | 240,00 | 1.500,00 | 780,00 | 5.670,00 |
- 1Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức thường xuyên công tác ở cơ sở và bổ túc văn hóa cho cán bộ, công chức cấp xã do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2015 triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Kế hoạch 4591/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2016 thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Kế hoạch 188/KH-UBND thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2016
- 1Chỉ thị 13/2006/CT-UBND tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức thường xuyên công tác ở cơ sở và bổ túc văn hóa cho cán bộ, công chức cấp xã do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 3Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2015 triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành
- 5Kế hoạch 4591/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc do tỉnh Gia Lai ban hành
- 6Công văn 834/UBDT- DTTS năm 2015 hướng dẫn thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025" do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Quyết định 439/QĐ-UBDT năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (Giai đoạn I) do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2016 thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Kế hoạch 188/KH-UBND thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2016
Kế hoạch 5762/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 5762/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Kpă Thuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra