Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 533/KH-UBND | An Giang, ngày 13 tháng 10 năm 2016 |
Nhằm tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh 5 năm giai đoạn 2016 – 2020. Nội dung như sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Thực hiện Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 – 2015; Quyết định số 19/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 – 2015. UBND tỉnh An Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành như: Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Kế hoạch hành động số 07/KH-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011 về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2011 về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Với sự chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành Trung ương và sự lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy, công tác phòng, chống ma túy nói chung và cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy nói riêng trên địa bàn tỉnh 5 năm qua được triển khai thực hiện đồng bộ, đã đạt được một số kết quả tương đối khả quan như: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện phục hồi lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội được thực hiện thường xuyên, thiết thực, đúng đối tượng, từ đó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, thông qua các buổi tuyên truyền, diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân đã có nhiều người dân mạnh dạn tham gia phát hiện tố giác, đấu tranh phòng, chống bài trừ tệ nạn ma túy, vận động con em bị nghiện tự nguyện cai nghiện, tham gia điều trị Methadone. Công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện được các ngành chức năng, chính quyền địa phương, các cấp quan tâm tạo điều kiện cho người nghiện được cai nghiện, người sau cai nghiện được hỗ trợ học nghề, giới thiệu tìm việc làm, hỗ trợ vay vốn mua bán làm ăn có thu nhập, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, được tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, được chuyển gửi điều trị HIV/AIDS, tình trạng người tái nghiện tuy vẫn còn ở mức cao nhưng bước đầu có giảm so với 5 năm giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2011 – 2015 như sau:
1. Kết quả công tác điều trị, cai nghiện, cắt cơn nghiện cho người nghiện ma túy
Trong 5 năm qua (tính đến ngày 12/11/2015), toàn tỉnh đã tổ chức tiếp nhận điều trị, cai nghiện, cắt cơn, giải độc cho 3.353 lượt người nghiện ma túy, so với cùng kỳ giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1.819 lượt người, tăng 2,19 lần, cụ thể như sau:
a) Công tác cai nghiện tập trung tại Trung tâm có 1.487 lượt người giảm 163 lượt người, giảm 9,88%, trong đó:
- Cai nghiện bắt buộc: 1.219 lượt người, trong đó: nữ 84 lượt người. So với 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 giảm 187 lượt người, giảm 13,30%.
- Cai nghiện tự nguyện: 268 lượt người, trong đó: nữ 25 lượt người. So với 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 tăng 24 lượt người, tăng 9,84%.
b) Công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng: Toàn tỉnh có 169 người đăng ký cai nghiện, thực tế có 86 người tham gia cai nghiện (trong đó: 53 cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, 17 cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, 16 cai nghiện tại gia đình), so với 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 giảm 42 người, giảm 32,81%. Kết quả có 49 người cai nghiện thành công, chiếm 56,98% trong tổng số người tham gia cai nghiện,
c) Công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: Từ năm 2012 tỉnh An Giang đã thành lập và đưa vào hoạt động 3 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu. Đến cuối năm 2015 có 555 người nghiện đang duy trì điều trị.
d) Thực hiện Đề án tiếp nhận người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh theo Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang, tính đầu năm 2015 đến ngày 12 tháng 11 năm 2015, toàn tỉnh đã tiếp nhận 1.225 lượt người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh để cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý. Trong đó, các địa phương đã lập hồ sơ chuyển Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định đưa 110 người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh).
2. Công tác quản lý và hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy
a) Công tác quản lý người sau cai nghiện: Song song với việc lập hồ sơ quản lý người nghiện ma túy, 5 năm qua các địa phương trong tỉnh đã cập nhật danh sách, lập hồ sơ quản lý 1.248 lượt người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú tại địa phương (tỉnh An Giang chưa triển khai công tác quản lý sau cai nghiện ma túy theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy).
b) Công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng: Thông qua công tác quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép, qua 5 năm, các ngành, Mặt trận, đoàn thể các địa phương trong tỉnh đã giúp vốn làm ăn cho 186 lượt người sau cai nghiện hoàn lương, với số tiền là 712 triệu đồng, trong đó riêng nguồn vốn dự án STEP đã cho 28 hội viên câu lạc bộ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng các phường thuộc thành phố Long Xuyên (với 32 lượt) vay số tiền 120 triệu đồng; hỗ trợ học nghề cho 298 người, kinh phí hỗ trợ dạy nghề 447 triệu đồng; giới thiệu việc làm cho 762 lượt người, trong đó có 464 lượt người được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tổ đội bốc vác, làm hồ tại địa bàn, 52 lượt người làm việc tại các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài tỉnh.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020
1. Tình hình người nghiện ma túy
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh, tính đến thời điểm ngày 15 tháng 11 năm 2015, Công an các địa phương trong tỉnh đã tiến hành rà soát và thống kê được 2.228 người nghiện ma túy, trong số này có 2.081 người hiện có hồ sơ quản lý tại địa phương, cụ thể có: 808 người nghiện ma túy đang tham gia điều trị, cai nghiện, cắt cơn nghiện, giải độc tại cơ sở (chiếm 38,83% số có hồ sơ quản lý), 147 người cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh (131 người cai nghiện bắt buộc, 16 người cai nghiện tự nguyện), 106 người cắt cơn nghiện, giải độc tại Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh và 555 người tham gia điều trị bằng Methadone; số còn lại 1.273 người ở Trại giam, Nhà tạm giữ do Công an quản lý ngoài cộng đồng. So với số liệu cuối năm 2010, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng lên 2,49 lần (2.081/850). Điều đáng lo ngại là đã có 101/156 xã, phường, thị trấn ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố có người nghiện ma túy (chiếm 64,74% số xã, phường trong tỉnh và tăng 17 xã so với năm 2010).
Qua đánh giá kết quả hơn một năm triển khai Đề án tiếp nhận người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh, đã phản ảnh một số vấn đề sau:
- Số lượng người sử dụng heroin, cần sa và các chất gây nghiện khác đã giảm (chiếm 33,14%, so năm 2014 giảm 18%); số người nghiện ma túy tổng hợp ATS dạng Amphetamine, Methamphetamine, ma túy đá có chiều hướng gia tăng đáng kể (chiếm 66%, so năm 2014 tăng 17,68%).
- Hình thức sử dụng và độ tuổi người sử dụng ma túy cũng đã thay đổi, hầu hết số người nghiện sử dụng loại ma túy tổng hợp bằng hình thức là hút, uống; tình trạng tiêm chích có giảm nhưng vẫn còn chiếm ở mức cao trên 30%, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Độ tuổi người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa (nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 77, 40%, tăng 24% so với năm 2014) và đang có xu hướng tăng đáng báo động .
- Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo nghề nghiệp, không có việc làm ổn định, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thường gặp các vấn đề về sức khỏe, không được sự quan tâm, chăm sóc của người thân, gia đình, thiếu hoặc không có kỹ năng sống, kỹ năng lao động và các kỹ năng khác để tự làm việc nuôi sống bản thân, đối phó lại các cám dỗ trong xã hội.
2. Dự báo số người nghiện ma túy đến năm 2020
Tỉnh An Giang có đường biên giới dài 100km giáp với 2 tỉnh TaKeo và Kandal thuộc Vương quốc Campuchia, cùng với 2 cửa khẩu quốc tế là Xuân Tô và Vĩnh Xương và 01 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình tỉnh đang từng bước đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biên mậu nên việc giao thương qua lại giữa hai nước ngày càng đơn giản về thủ tục. Lợi dụng điều này, nhiều đường dây mua bán ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và diễn biến phức tạp, nhất là các xã, phường, thị trấn ở khu vực giáp ranh. Trong những năm qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện bắt giữ ngày càng nhiều đối tượng vận chuyển, mua bán ma túy tổng hợp (hàng đá) từ Campuchia thẩm lậu vào An Giang với số lượng lớn; đối tượng phạm tội có sự liên kết giữa người Campuchia với người Việt Nam tại biên giới và tại các tỉnh, thành phố khác tạo thành đường dây phạm tội có tổ chức. Trong nội địa, các đối tượng mua bán nhỏ lẻ, tổ chức sử dụng ma túy trái phép không công khai nhưng vẫn còn hoạt động ở một số địa bàn giáp ranh, khu dân cư phức tạp khó kiểm soát. Đáng chú ý, các đối tượng vừa nghiện ma túy vừa nhiễm HIV/AIDS rất liều lĩnh, chúng vừa mua ma túy để sử dụng, vừa bán lại cho các đối tượng nghiện khác trong nhóm để kiếm lời, địa bàn hoạt động không cố định nên gây không ít khó khăn cho công tác đấu tranh triệt phá.
Công tác quản lý đối tượng nghiện ma túy tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn khó khăn, hiệu quả công tác cai nghiện còn hạn chế, tỷ lệ tái nghiện còn cao, số người nghiện mới còn tăng nên nguồn “cầu” còn lớn, kích thích tội phạm ma túy hoạt động. Tình hình trồng và tái trồng cây cần sa đã giảm mạnh nhưng còn diễn ra ở vùng sâu, vùng xa, diện tích trồng không lớn, đã được cơ quan chức năng phát hiện triệt xóa, xử lý kịp thời.
Số liệu thống kê người nghiện trong 5 năm qua cho thấy số người nghiện ma túy tăng theo từng năm, trung bình 150 người/năm (kể cả số người nghiện mới và người nghiện đã lâu mới phát hiện trên).
Từ tình hình nêu trên cho thấy công tác phòng, chống ma túy ở địa phương trong thời gian tới vẫn là một thách thức rất lớn đối với các lực lượng chức năng. Dự báo đến cuối năm 2020 số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh An Giang có khoảng 2.700 người có hồ sơ quản lý, và dự báo trong số này có trên 1.500 người nghiện ma túy tổng hợp hoặc sử dụng cùng lúc 2 hay nhiều loại ma túy.
KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2015;
Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;
Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại phường, xã, thị trấn;
Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại phường, xã, thị trấn;
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;
Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hanh Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
1. Phạm vi thực hiện kế hoạch
Kế hoạch được triển khai thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, trong đó ưu tiên và tăng cường hỗ trợ cho các địa phương có nhiều người nghiện ma túy.
2. Đối tượng áp dụng
a) Người cai nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định; người sau cai nghiện ma túy.
b) Công chức, viên chức làm công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh; Cơ sở điều trị nghiện ma túy; công chức, viên chức làm công tác quản lý sau cai nghiện ma túy.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh An Giang.
1. Mục tiêu
Phòng ngừa, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy. Đối với những địa bàn chưa có tệ nạn ma túy thì không để phát sinh; đối với địa bàn có tệ nạn ma túy nhưng chưa nghiêm trọng thì tích cực đấu tranh giảm dần, xóa bỏ; đối với địa bàn có tệ nạn ma túy hoặc tệ nạn ma túy nghiêm trọng thì kiên quyết đấu tranh để giảm cơ bản.
Đẩy mạnh áp dụng các hình thức, biện pháp cai nghiện trên địa bàn tỉnh thông qua triển khai thực hiện các mô hình cai nghiện có hiệu quả, tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều trị cai nghiện phục hồi tại Trung tâm, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Kết hợp điều trị, cai nghiện với tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tiêm chích ma túy.
Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đảng ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và đoàn thể các cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và Trung tâm, quản lý giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, nhằm nâng cao nhận thức, phát huy sự ủng hộ và tích cực tham gia của nhân dân và gia đình người nghiện trong việc vận động người nghiện ma túy tự nguyện tham gia cai nghiện bằng các hình thức phù hợp và giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện;
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh, huyện, xã, trong đó chú trọng đào tạo cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm, tại gia đình, cộng đồng và Cơ sở xã hội tỉnh;
Nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai kịp thời hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy của Trung ương và của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu:
- 100% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận, tư vấn tâm lý, trong đó: Tổ chức cai nghiện cho 1.750 người nghiện ma túy với các hình thức, biện pháp cai nghiện phù hợp, gồm: cai nghiện tập trung tại Trung tâm 1.500 người (cai nghiện bắt buộc 1.250 người, cai nghiện tự nguyện 250 người), cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cai nghiện tự nguyện và bắt buộc tại cộng đồng 250 người. Tổ chức điều trị duy trì và điều trị mới cho 1.000 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (duy trì 555 người, điều trị mới 445 người).
- 100% học viên có nơi cư trú ổn định trên địa bàn tỉnh An Giang chấp hành xong quyết định cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp, trong đó: hỗ trợ giới thiệu việc làm, tìm kiếm việc làm cho 200 người sau cai nghiện ma túy.
- 100% số người cai nghiện ma túy tại Trung tâm, tại gia đình, cộng đồng được tư vấn nghề, tư vấn việc làm và đào tạo nghề, cụ thể: dạy nghề cho 600 người đang cai nghiện tại các Trung tâm và cộng đồng (trong đó: dạy nghề tại Trung tâm 500 người, tại cộng đồng 100 người). Lồng ghép các nguồn vốn các địa phương hỗ trợ 100 người vay vốn, giới thiệu tìm việc làm cho 200 người.
- Củng cố, duy trì và xây dựng mới 75% số xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy (117/156 xã, phường, thị trấn); Kiện toàn và thành lập mới 22 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã tại 11 huyện, thị, thành phố;
- 100% cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện phục hồi; 250 y sĩ, bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA được tập huấn và cấp chứng chỉ về xác định người nghiện ma túy, tập huấn hướng dẫn điều trị rối loạn tâm thần do sử dụng Amphetamine và hướng dẫn điều trị Methadone. 100% xã, phường, thị trấn được tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy và cai nghiện phục hồi, tác hại của ma túy, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua tiêm chích an toàn, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
- Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác quản lý, tư vấn, giáo dục, cai nghiện phục hồi, dạy nghề và hỗ trợ hồi gia tại trung tâm. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm và cộng đồng, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các mô hình cai nghiện gắn với dạy nghề, tạo việc làm, mô hình doanh nghiệp hỗ trợ tiếp nhận, tạo việc làm cho người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng, giảm thiểu tình trạng tái nghiện.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, mặt trận, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện và quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân trong tích cực tham gia phong trào đấu tranh tố giác tội phạm ma túy, phát hiện vận động người nghiện cai nghiện và hỗ trợ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng.
3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác cai nghiện phục hồi.
4. Tạo sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ của các Sở ngành, các địa phương triển khai đúng tiến độ, có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh An Giang” đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 09/4/2015 của UBND tỉnh;
5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện dựa vào cộng đồng. Phát động toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội và vận động người nghiện ma túy tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng; huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai, lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, xây dựng các cơ sở dữ liệu về người nghiện ma túy, các chỉ số giám sát, đánh giá, các chỉ tiêu báo cáo về công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai; định kỳ đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện, điều chỉnh nội dung, biện pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao kết quả, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai.
1. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, kế hoạch và văn bản chỉ đạo thực hiện công tác cai nghiện phục hồi và các hoạt động hỗ trợ sau cai nghiện ma túy kết hợp các hoạt động phòng, chống mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Có biện pháp tổ chức thực hiện và triển khai sâu rộng các văn bản chỉ đạo, các văn bản quy phạm pháp luật về cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy; cụ thể hoá các chế độ, chính sách để triển khai áp dụng phù hợp tình hình của địa phương, trong đó chú trọng đẩy mạnh Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh An Giang” đến năm 2020;
2. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
- Tập trung đẩy mạnh và đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tệ nạn ma túy, cai nghiện phục hồi, quản lý hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy đến tận người dân, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, các tụ điểm phức tạp kết hợp tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và đưa các nội dung giáo dục vào các chương trình sinh hoạt trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức trong học sinh, sinh viên nhằm tạo được sức mạnh phòng, chống ma túy từ tỉnh đến cơ sở. Phối hợp với các hội, đoàn thể vận động người nghiện tự nguyện đi cai nghiện, giúp đỡ quản lý người sau cai nghiện ma túy, giảm tỷ lệ tái nghiện.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, vận động nhân dân tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm, xem đây là tiêu chí quan trọng trong việc công nhận các danh hiệu văn hóa.
- Phát động toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện các cơ sở, tụ điểm mua bán, tiêm chích ma túy, gây công luận tấn công vào bọn chủ chứa, tổ chức sử dụng ma túy, người quản lý thiếu trách nhiệm hoặc năng lực yếu kém để cho tệ nạn ma túy tồn tại trên địa bàn hoặc ở cơ sở. Vận động nhân dân tham gia cảm hóa giúp đỡ người nghiện ma túy hoàn lương, người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện tại Trung tâm
- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh thành Cơ sở điều trị nghiện, đảm bảo tập trung học viên theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, thực hiện đúng lộ trình Kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 của tỉnh; Tiếp tục sửa chữa, nâng cấp cơ sở tại TP. Châu Đốc để sớm đưa Cơ sơ tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác tiếp nhận người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý trong thời gian chờ cơ quan chức năng lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, kể cả người chưa thành niên nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi không có nơi cư trú ổn định khi có quy định của Trung ương;
- UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo Công an cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tư pháp và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đảm bảo đúng đối tượng, đúng trình tự thủ tục quy định.
- Củng cố, kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh; chú trọng việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bố trí đúng với chức danh, chức trách cán bộ, viên chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm về phòng, chống tiêu cực, bạo hành và thẩm lậu trong quản lý học viên, tạo môi trường tốt tại Trung tâm. Tổ chức tốt công tác quản lý, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất cho học viên vào cai nghiện ma túy tại Trung tâm, nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, giáo dục; tăng cường công tác chống trốn trại, chống bạo hành, đánh nhau, chống thẩm lậu, chống tiêu cực trong nội bộ học viên, tạo môi trường tốt để người nghiện an tâm cai nghiện và tự nguyện xin vào cai nghiện.
4. Đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ và người tham gia cai nghiện tại gia đình và cộng đồng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh;
- Đẩy mạnh công tác vận động người nghiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Duy trì điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện ma túy tại TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc và TX. Tân Châu.
- Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh cho các địa phương trọng điểm về ma túy có khó khăn trong cân đối ngân sách cho đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các cơ sở cắt cơn và đầu tư các trang thiết bị, đội ngũ y, bác sỹ tại cộng đồng, đặc biệt đối với các xã, phường có nhiều người nghiện ma túy, hoặc theo cụm xã, liên xã đối với xã, phường, thị trấn có ít người nghiện.
5. Quản lý và giúp đỡ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 94/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sau cai tại nơi cư trú. UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác quản lý sau cai nghiện, đảm bảo 100% số người có nơi cư trú ổn định đã hoàn thành cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện ở Trung tâm, Cơ sở trong và ngoài tỉnh trở về cộng đồng hàng năm được quản lý tại nơi cư trú và có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện cho họ học nghề, có việc làm, ổn định cuộc sống, hạn chế tái nghiện;
- Thực hiện tốt công tác giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện, lồng ghép với các chương trình giảm nghèo, dạy nghề, việc làm và các chương trình dự án nhân đạo khác, hình thành các mô hình, dịch vụ cai nghiện và hỗ trợ sau cai nghiện, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cai nghiện và hỗ trợ đối tượng hoàn lương chống tái nghiện.
- Thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh: tăng cường các hoạt động phối hợp thực hiện công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm đạt chỉ tiêu đề ra, đặc biệt xây dựng xã, phường không có tệ nạn ma túy gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phát huy vai trò của UBMTTQ và các đoàn thể, nhất là ở cơ sở trong hoạt động củng cố, nâng chất, xây dựng xã, phường lành mạnh, thực hiện kiểm tra, đánh giá, phân loại xã, phường và xây dựng mạng lưới hỗ trợ người sau cai nghiện tại cộng đồng.
6. Kiện toàn, củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
- Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực và kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác điều trị cai nghiện phục hồi, cán bộ quản lý sau cai tại cộng đồng; Từ các nguồn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ của các Bộ, ngành Trung ương, tập hợp biên soạn thành tài liệu tập huấn cho phù hợp với trình độ cán bộ của địa phương;
- Tổ chức các khóa tập huấn và cấp chứng chỉ cho đội ngũ y bác sĩ về xác định người nghiện ma túy, hướng dẫn điều trị Methadone, điều trị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine, tập huấn đào tạo nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại các Trung tâm, Cơ sở và tại cộng đồng.
7. Thực hiện các Đề án, Dự án can thiệp thí điểm về cai nghiện phục hồi
Thông qua Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, các tổ chức Quốc tế đã thực hiện những năm qua tiếp tục vận động, tranh thủ sự hỗ trợ phát triển các Đề án, Dự án mới hỗ trợ trong lĩnh vực cai nghiện và hỗ trợ quản lý sau cai tại cộng đồng, điều trị cai nghiện, giảm hại lây nhiễm HIV/AIDS; Sử dụng đúng mục đích, đúng quy định và có hiệu quả các nguồn tài trợ huy động được;
1. Tổng kinh phí dự toán là 25,539 tỷ đồng (Hai mươi lăm tỷ năm trăm ba mươi chín triệu đồng). Chi từ nguồn kinh phí Chương trình phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy được tỉnh bố trí cho Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm, không bao gồm kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp, chi hoạt động bộ máy và chi xây dựng, sửa chữa, nâng cấp của Trung tâm và Cơ sở.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch của các sở, ban, ngành và của các địa phương được bố trí trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước; lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia; huy động các nguồn lực xã hội, các nguồn hợp pháp khác và nguồn đóng góp của người nghiện ma túy và gia đình người nghiện chi trả một phần phí dịch vụ trong thời gian điều trị, cai nghiện theo quy định. UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ đối tượng theo quy định (Có bản dự toán chi tiết kinh phí kèm theo).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh và Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh hoạt động đúng quy định, có hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và Sở Tư pháp tổ chức tập huấn hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào Cơ sở xã hội tỉnh; lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến Trung ương tiếp tục thực hiện việc lập hồ sơ đưa người chưa thành niên nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở chữa bệnh.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và Sở Y tế xây dựng và triển khai Kế hoạch phối hợp tổ chức công tác quản lý sau cai nghiện ma túy địa bàn tỉnh 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch phối hợp về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; Xây dựng Đề án chuyển đổi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh thành Cơ sở điều trị nghiện của tỉnh; Kế hoạch phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xác định tình trạng nghiện ma túy; quy định về điều trị các chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine cho đội ngũ y sỹ, bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh đang làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp triển khai hoạt động cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện ma túy thuộc các xã khu vực biên giới.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện thị, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020” đúng tiến độ, có hiệu quả.
- Tham mưu UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội khác và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan và các địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động cai nghiện, quản lý sau cai nghiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm và 5 năm; Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020”.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Định kỳ, đột xuất báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và kiến nghị, đề xuất các giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định.
2. Công an tỉnh
- Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh, chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Y tế và các Sở, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố thực hiện tốt công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; Lập dự toán và phân bổ kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống ma túy cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
- Chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế, cán bộ lao động - thương binh và xã hội, cán sự xã hội xã, phường, các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội giúp UBND cấp xã trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; thẩm tra, thống kê, lập hồ sơ người nghiện ma túy để tổ chức thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình thực hiện các hoạt động cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Hỗ trợ Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh trong công tác bảo vệ, quản lý đối tượng, giữ gìn an ninh trật tự trong những đợt cao điểm.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến Trung ương tiếp tục thực hiện việc lập hồ sơ đưa người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở chữa bệnh.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời xử lý các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự xảy ra tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh theo quy định. Định kỳ tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh và Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh. Truy tìm đối tượng bỏ trốn khỏi Trung tâm và Cơ sở theo quy định.
3. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xác định tình trạng nghiện ma túy; quy định về điều trị các chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế, trong đó chú trọng tập huấn nghiệp vụ về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine và hướng dẫn điều trị Methadone trong các cơ sở cai nghiện ma túy do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
- Chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện tổ chức tập huấn, hỗ trợ cán bộ, chuyên môn kỹ thuật cho việc tổ chức điều trị cắt cơn, cấp cứu cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, trong đó chú trọng tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ y tế cấp xã xét nghiệm tìm chất ma túy để xác định người nghiện ma túy, lập hồ sơ, bệnh án, áp dụng phác đồ điều trị cai nghiện, các thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy được phép sử dụng của Bộ Y tế; tập huấn quy trình cai nghiện cho cán bộ y tế tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh và các cơ sở y tế trong tỉnh.
- Chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ sở y tế các địa phương trong việc thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và kiểm tra hoạt động của các cơ sở điều trị, cai nghiện, cắt cơn trên địa bàn tỉnh theo quy định; phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành liên quan ở địa phương tổ chức xét nghiệm tìm chất gây nghiện để xác định người nghiện ma túy, người nghi tái sử dụng chất gây nghiện;
- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kịp thời xử lý các vấn đề phức tạp về y tế xảy ra tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ phòng, chống HIV/AIDS và quản lý điều trị ARV cho học viên đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, đối tượng tại Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh bị nhiễm HIV/AIDS.
- Duy trì kiểm tra định kỳ quy chế chuyên môn, nghiệp vụ y tế; thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng, cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ về cai nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ y tế Trung tâm và cộng đồng.
4. Sở Tư pháp
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn biểu mẫu và trình tự lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện tập huấn, hướng dẫn cấp xã về trình tự lập hồ sơ, biểu mẫu áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; trình tự lập hồ sơ, biểu mẫu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí hàng năm cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy cho các Sở, ngành, các địa phương. Hướng dẫn các cấp, các ngành sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí sử dụng theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
6. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng triển khai tốt hoạt động cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện ma túy thuộc các xã khu vực biên giới theo Quy chế phối hợp số 5288/QC-BLĐTBXH-BTLBĐBP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy; Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể ở khu vực biên giới phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về điều trị nghiện cho quần chúng nhân dân và vận động người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện.
7. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và UBMTTQ tỉnh hướng dẫn các huyện, thị, thành phố tiếp tục thực hiện công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị, thành phố tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
8. Các Sở, Ban, ngành liên quan
Trong phạm vi trách nhiệm của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai một cách chủ động, tích cực và có hiệu quả.
10. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và các ngành liên quan tiếp tục tăng cường thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn dân tham gia, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động người nghiện tự khai báo, đăng ký hình thức cai nghiện phù hợp; tổ chức vận động các tổ chức, đoàn thể tạo công ăn việc làm cho người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng và chống tái nghiện.
11. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ vào Kế hoạch của tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch hằng năm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng kế hoạch cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; căn cứ vào tình hình, số lượng người nghiện ma tuý tại địa phương để chỉ đạo việc điều trị cắt cơn tại xã có nhiều người nghiện hoặc tại các cụm liên xã có ít người nghiện; tạo điều kiện cho UBND cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma tuý.
- Kiện toàn bộ máy đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của địa phương; chú trọng tuyển chọn, bố trí cán bộ có trình độ, năng lực, đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai.
- Chỉ đạo Công an cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tư pháp và UBND cấp xã đẩy mạnh công tác lập hồ sơ người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu tổ chức tiếp nhận học viên hết hạn cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm trong và ngoài tỉnh về địa phương thực hiện quản lý sau cai tại nơi cư trú.
- Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành địa phương phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh thực hiện công tác tiếp nhận người sau cai nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định trong tỉnh trở về từ Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh, từ các Trung tâm, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong và ngoài tỉnh về địa phương để quản lý, giúp đỡ; theo dõi, đánh giá tình hình quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú; Vận động và tạo điều kiện thuận lợi về sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tiếp nhận người sau cai nghiện vào làm việc hoặc tham gia liên kết tổ chức sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Kiện toàn và thành lập mới Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã để phục vụ công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện tại địa phương.
- Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn đóng góp hợp pháp khác để đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý theo quy định.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các địa phương phản ánh ngay về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Văn phòng Công an tỉnh) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Kế hoạch số 533/KH-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Gian)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Nội dung hoạt động | Tổng dự toán kinh phí | Chia theo năm | ||||||||||||||||
Tổng số | Chia ra | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||||||||||
Ngân sách tỉnh | Ngân sách TW | Cộng | Chia ra | Cộng | Chia ra | Cộng | Chia ra | Cộng | Chia ra | Cộng | Chia ra | ||||||||
Ngân sách tỉnh | Ngân sách TW | Ngân sách tỉnh | Ngân sách TW | Ngân sách tỉnh | Ngân sách TW | Ngân sách tỉnh | Ngân sách TW | Ngân sách tỉnh | Ngân sách TW | ||||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
I | SỐ NGƯỜI CAI NGHIỆN (1+2) | 2.350 |
|
| 350 |
|
| 450 |
|
| 450 |
|
| 500 |
|
| 600 |
|
|
1 | Cai nghiện tập trung (người) | 1.600 |
|
| 300 |
|
| 350 |
|
| 300 |
|
| 300 |
|
| 350 |
|
|
1.1 | Cai nghiện bắt buộc | 1.000 |
|
| 250 |
|
| 250 |
|
| 200 |
|
| 150 |
|
| 150 |
|
|
1.2 | Cai nghiện tự nguyện | 600 |
|
| 50 |
|
| 100 |
|
| 100 |
|
| 150 |
|
| 200 |
|
|
2 | Cai nghiện tại cộng đồng | 750 |
|
| 50 |
|
| 100 |
|
| 150 |
|
| 200 |
|
| 250 |
|
|
3 | Đối tượng xã hội (lượt người) | 8.600 |
|
| 2.000 |
|
| 1.800 |
|
| 1.700 |
|
| 1.600 |
|
| 1.500 |
|
|
II | CAI NGHIỆN PHỤC HỒI | 17.330 | 17.330 | 0 | 3.135 | 3.135 | 0 | 3.722 | 3.722 | 0 | 3.727 | 3.727 | 0 | 3.422 | 3.422 | 0 | 3.322 | 3.322 | 0 |
1 | Cai nghiện tại Trung tâm | 15.912 | 15.912 | 0 | 3.102 | 3.102 | 0 | 3.302 | 3.302 | 0 | 3.302 | 3.302 | 0 | 3.102 | 3.102 | 0 | 3.102 | 3.102 | 0 |
1.1 | Tiền ăn học viên | 13.500 | 13.500 | 0 | 2.700 | 2.700 |
| 2.700 | 2.700 |
| 2.700 | 2.700 |
| 2.700 | 2.700 |
| 2.700 | 2.700 |
|
1.2 | Tiền thuốc | 500 | 500 | 0 | 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
|
1.3 | Dạy nghề | 500 | 500 | 0 | 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
|
1.4 | Hỗ trợ điều trị bệnh nặng | 250 | 250 | 0 | 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
|
1.5 | Mua sắm vật dụng cá nhân | 375 | 375 | 0 | 75 | 75 |
| 75 | 75 |
| 75 | 75 |
| 75 | 75 |
| 75 | 75 |
|
1.6 | Chi hoạt động văn thể mỹ | 88 | 88 | 0 | 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
|
1.7 | Chi hỗ trợ vệ sinh phụ nữ | 12 | 12 | 0 | 2 | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 2 |
|
1.8 | Chi hỗ trợ học viên hồi gia | 88 | 88 | 0 | 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
|
1.9 | Mai táng phí, giám định pháp y | 150 | 150 | 0 | 30 | 30 |
| 30 | 30 |
| 30 | 30 |
| 30 | 30 |
| 30 | 30 |
|
1.10 | Điều chuyển học viên | 50 | 50 | 0 | 10 | 10 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
|
1.11 | Trang bị thiết bị dạy nghề | 400 | 400 | 0 | 0 |
|
| 200 | 200 |
| 200 | 200 |
| 0 |
|
| 0 |
|
|
2 | Cai nghiện tại cộng đồng | 1.418 | 1.418 | 0 | 33 | 33 |
| 420 | 420 | 0 | 425 | 425 | 0 | 320 | 320 | 0 | 220 | 220 | 0 |
2.1 | Tiền thuốc | 100 | 100 | 0 | 20 | 20 |
| 20 | 20 |
| 20 | 20 |
| 20 | 20 |
| 20 | 20 |
|
2.2 | Chi phí quản lý+cai nghiện | 373 | 373 | 0 | 13 | 13 |
| 90 | 90 |
| 90 | 90 |
| 90 | 90 |
| 90 | 90 |
|
2.3 | Dạy nghề | 45 | 45 | 0 | 0 |
|
| 10 | 10 |
| 15 | 15 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
|
2.4 | Hỗ trợ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các cơ sở cắt cơn tại cộng đồng | 900 | 900 | 0 | 0 |
|
| 300 | 300 |
| 300 | 300 |
| 200 | 200 |
| 100 | 100 |
|
III | CƠ SỞ XÃ HỘI | 4.400 | 4.400 | 0 | 880 | 880 | 0 | 880 | 880 | 0 | 880 | 880 | 0 | 880 | 880 | 0 | 880 | 880 | 0 |
1 | Tiền ăn học viên | 3.375 | 3.375 | 0 | 675 | 675 |
| 675 | 675 |
| 675 | 675 |
| 675 | 675 |
| 675 | 675 |
|
2 | Tiền thuốc+khám+ xét nghiệm | 500 | 500 | 0 | 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
|
3 | Hỗ trợ điều trị bệnh nặng | 100 | 100 | 0 | 20 | 20 |
| 20 | 20 |
| 20 | 20 |
| 20 | 20 |
| 20 | 20 |
|
4 | Mua sắm vật dụng cá nhân | 125 | 125 | 0 | 25 | 25 |
| 25 | 25 |
| 25 | 25 |
| 25 | 25 |
| 25 | 25 |
|
5 | Chi hỗ trợ vệ sinh phụ nữ | 12 | 12 | 0 | 2 | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 2 |
|
6 | Chi hỗ trợ học viên hồi gia | 88 | 88 | 0 | 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
| 18 | 18 |
|
7 | Mai táng phí, giám định pháp y | 150 | 150 | 0 | 30 | 30 |
| 30 | 30 |
| 30 | 30 |
| 30 | 30 |
| 30 | 30 |
|
8 | Điều chuyển học viên | 50 | 50 | 0 | 10 | 10 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
|
IV | QUẢN LÝ SAU CAI | 2.200 | 2.200 | 0 | 320 | 320 |
| 320 | 320 | 0 | 480 | 480 | 0 | 540 | 540 | 0 | 540 | 540 | 0 |
| Quản lý sau cai tại cộng đồng | 2.200 | 2.200 | 0 | 320 | 320 | 0 | 320 | 320 | 0 | 480 | 480 | 0 | 540 | 540 | 0 | 540 | 540 | 0 |
1 | Tuyên truyền, tư vấn | 900 | 900 | 0 | 120 | 120 |
| 120 | 120 |
| 180 | 180 |
| 240 | 240 |
| 240 | 240 |
|
2 | Hỗ trợ dạy nghề | 800 | 800 | 0 | 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 200 | 200 |
| 200 | 200 |
| 200 | 200 |
|
3 | Hỗ trợ vốn tạo việc làm | 500 | 500 | 0 | 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
| 100 | 100 |
|
IV | CHI HOẠT ĐỘNG KHÁC | 1.610 | 1.610 | 0 | 340 | 340 | 0 | 320 | 320 | 0 | 360 | 360 | 0 | 230 | 230 | 0 | 360 | 360 | 0 |
1 | Tuyên truyền, phổ biến pháp luật | 280 | 280 | 0 | 50 | 50 |
| 80 | 80 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
|
2 | Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ Trung tâm, Cơ sở và cộng đồng | 300 | 300 | 0 | 50 | 50 |
| 100 | 100 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
|
3 | Chi triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về cai nghiện | 220 | 220 | 0 | 20 | 20 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
|
4 | Chi điều tra, thiết lập hồ sơ, sổ sách quản lý đối tượng ban đầu | 490 | 490 | 0 | 150 | 150 |
| 20 | 20 |
| 150 | 150 |
| 20 | 20 |
| 150 | 150 |
|
5 | Xây dựng phần mềm và duy trì cơ sở dữ liệu về CNMT | 70 | 70 | 0 | 20 | 20 |
| 20 | 20 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
| 10 | 10 |
|
6 | Chi kiểm tra, giám sát, hội nghị | 250 | 250 | 0 | 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
| 50 | 50 |
|
| Tổng cộng | 25.539 | 25.539 | 0 | 4.675 | 4.675 | 0 | 5.242 | 5.242 | 0 | 5.447 | 5.447 | 0 | 5.072 | 5.072 | 0 | 5.102 | 5.102 | 0 |
Ghi chú: Tổng kinh phí dự toán trên chưa bao gồm chi phí cho người tự nguyện điều trị Methadone tại Trung tâm, các điểm tư vấn nghiện tại cộng đồng theo Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (tỉnh sẽ chuyển đổi mô hình hoạt động Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành Cơ sở điều trị nghiện tỉnh./.
- 1Quyết định 48/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy; chế độ đối với người sau cai nghiện ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 492/2016/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; các khoản đóng góp và chế độ miễn, giảm đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện ma túy tại cơ sở điều trị nghiện; người cai nghiện ma túy bắt buộc, tự nguyện tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; chế độ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 4Quyết định 6111/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”
- 5Kế hoạch 1659/KH-UBND về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2022 về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh
- 4Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 5Nghị định 94/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống ma túy sửa đổi về quản lý sau cai nghiện ma túy
- 6Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 7Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- 8Quyết định 1001/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 61/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
- 10Quyết định 19/QĐ-LĐTBXH năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 12Quyết định 1203/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 14Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 15Nghị quyết 77/2014/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do Quốc hội ban hành
- 16Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2014 tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Tiếp nhận người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh để cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý trong thời gian chờ cơ quan chức năng hoàn thiện thủ tục, lập hồ sơ và quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh An Giang
- 18Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA Quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Công An ban hành
- 19Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 20Quyết định 48/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy; chế độ đối với người sau cai nghiện ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 21Quyết định 492/2016/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; các khoản đóng góp và chế độ miễn, giảm đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện ma túy tại cơ sở điều trị nghiện; người cai nghiện ma túy bắt buộc, tự nguyện tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 22Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 23Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; chế độ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 24Quyết định 6111/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”
- 25Kế hoạch 1659/KH-UBND về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 26Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2022 về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Kế hoạch 533/KH-UBND năm 2016 tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh An Giang 5 năm giai đoạn 2016–2020
- Số hiệu: 533/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra