Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 527/KH-UBND | Đắk Nông, ngày 02 tháng 10 năm 2017 |
Thực hiện Kết luận số 150-KL/TU ngày 05/4/2017 về Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 Khóa XI Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 07/4/2011 của Tỉnh ủy (Khóa X) về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020-2015, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 như sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 07/4/2011 của Tỉnh ủy và các chương trình, đề án tại Kế hoạch số 313/KH-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Hoàn thiện và đánh giá tổng kết các loại hình, các mô hình sản xuất hiệu quả giai đoạn 2012-2016; qua đó đúc kết, xây dựng thành quy trình sản xuất để tổ chức nhân rộng.
- Tập trung sản xuất sạch, an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng vào các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; lựa chọn xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Liên kết chặt chẽ với các Viện nghiên cứu để lựa chọn và đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương.
- Củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tiêu thụ ổn định sản phẩm được tạo ra từ các vùng sản xuất này. Từ đó tạo hiệu ứng “lan tỏa” trong vùng và phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sự bền vững của mô hình sản xuất.
- Chủ động xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo liên kết cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các vùng sản xuất.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sản xuất, tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân tham gia vào sản xuất tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ hợp tác.
2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp thời kỳ 2017 - 2020 nhịp độ tăng chung đạt 6,8%/năm, trong đó trồng trọt tăng trưởng 6%, chăn nuôi tăng trưởng 12% và dịch vụ nông nghiệp tăng trưởng 19%.
- Đến năm 2020, có từ 7 - 10 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đến năm 2020, hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 500 ha tại các huyện: Đắk Mil, Cư Jút, Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức, cùng với Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh (120 ha).
- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng trên 30.000 ha, tập trung vào các cây trồng và vật nuôi thế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đến năm 2020, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đạt khoảng 140 triệu đồng; giá trị sản phẩm trong vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trung bình/ha đến năm 2020 đạt 200 triệu.
- Tăng dần hệ số sử dụng đất và đạt 02 lần trở lên vào năm 2020, tăng nhanh khối lượng và chất lượng nông sản hàng hóa. Đến năm 2020, giá trị sản xuất/ha đất canh tác gấp 1,5 lần trở lên so với năm 2010.
- Tỷ lệ giá trị hàng nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao đạt khoảng 35% vào năm 2020.
- Số lao động qua đào tạo tại khu vực nông nghiệp đạt tỷ lệ trên 50% năm 2020.
- Lồng ghép các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo đời sống dân cư nông thôn được đầu tư cơ bản; nhất là thủy lợi, giao thông nông thôn và các công trình phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác tuyên truyền:
Thực hiện truyền thông, thông tin bằng nhiều hình thức, cách thức phù hợp, dễ hiểu (Ví dụ như: Mở các chuyên mục, trang thông tin trên các Báo, Đài, ...) để thông tin, phản ánh kịp thời các mô hình, điển hình về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh để các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia thực hiện, đặc biệt truyền thông để người nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phù hợp với năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật của người dân.
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm; chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sản xuất hiệu quả.
- Nghiên cứu các chính sách cụ thể và hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, tổ liên doanh liên kết sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng các chợ, siêu thị tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Xây dựng và ban hành bộ thủ tục hướng dẫn nhà đầu tư lập các thủ tục để được hưởng các ưu đãi đầu tư theo chính sách của tỉnh.
- Đầu tư thỏa đáng cho công tác khuyến nông; tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao với người sản xuất để ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu sản xuất. Đổi mới căn bản hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, dịch vụ nông nghiệp theo hướng phục vụ cho chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quản lý quy hoạch
Tập trung cho các sản phẩm chủ lực và các ngành có thế mạnh của tỉnh theo hướng phát triển sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao phù hợp với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện cụ thể của địa phương.
Nghiên cứu hình thành các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, như: Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Trang trại, nhóm cùng sở thích, hợp tác công tư (PPP); tổ chức các hình thức liên kết giữa các hộ dân với nhau và giữa các hộ dân với các doanh nghiệp chế biến nông sản một cách chặt chẽ; tạo điều kiện và hỗ trợ nhau trong chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.
5. Triển khai nhân rộng mô hình hiệu quả và xây dựng các mô hình mới
- Tổ chức đánh giá tổng kết các mô hình hiệu quả, từ đó xây dựng từng quy trình sản xuất để nhân rộng.
- Xây dựng một số mô hình điển hình về nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do doanh nghiệp đầu tư.
- Tiếp tục xây dựng các mô hình mới để so sánh, lựa chọn chuyển giao cho sản xuất. Tăng cường các mô hình về chăn nuôi, thủy sản; quan tâm đến các đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nông dân nghèo. Nghiên cứu tạo giống, dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp. Bố trí kinh phí hỗ trợ những mô hình tiêu biểu thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP, HACCP); xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm.
6. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Tập trung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; ở các huyện (vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) xác định phát triển từ 1 - 2 loài cây, con có giá trị cao để kêu gọi đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao.
Ngoài nguồn vốn của ngân sách, cần đa dạng hóa các nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.
7. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực
- Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn, tham quan học tập, thiết lập các kênh cung cấp thông tin để nâng cao năng lực cho cán bộ nông, lâm nghiệp từ tỉnh đến xã, đặc biệt là lực lượng khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và người sản xuất về trình độ, kỹ năng, kỹ thuật.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và lực lượng lao động phục vụ cho Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Lựa chọn và cử cán bộ kỹ thuật đi đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nông học và sinh học; đồng thời, có chính sách thu hút các chuyên gia giỏi tham gia chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
(Kế hoạch chi tiết như phụ lục kèm theo)
1. Các Sở, Ban, ngành và UBND huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để các nội dung của Kế hoạch này. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện 06 tháng, hàng năm (vào ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12 hàng năm) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc và theo dõi các cấp, các ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch theo từng lĩnh vực cụ thể để triển khai thực hiện.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên bố trí vốn ngân sách Nhà nước lồng ghép để thực hiện các nhiệm vụ này; nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhất là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Sở Tài chính phối hợp, tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ và đảm bảo các chính sách tài chính để thực hiện Kế hoạch này.
5. Sở Khoa học và Công nghệ rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phát triển, nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ; hướng dẫn việc đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa sản phẩm để hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện Kế hoạch này.
6. Sở Công Thương nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ chế chính sách hỗ trợ mạnh cho hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy sản; Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch; quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa); đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
8. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông xây dựng nội dung tuyên truyền Kế hoạch này; thông tin, phản ánh kịp thời các mô hình, điển hình về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Nông chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nghiên cứu cơ chế, chính sách tín dụng hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện Kế hoạch này.
10. UBND các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, của tỉnh và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.
11. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh thì các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các cơ quan liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
07 nhóm giải pháp theo kết luận số 150-KL/TU ngày 05/4/2017 của Tỉnh ủy Đắk Nông
(Kèm theo Kế hoạch số 527/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Đắk Nông)
TT | Tên hoạt động, Chương trình, Dự án | Chủ trì thực hiện | Dự kiến kinh phí (triệu đồng) | Ghi chú | |||||||||||||||||||
Tổng số | Trong đó | Phân kỳ giai đoạn 2017-2020 | |||||||||||||||||||||
Vốn đầu tư | Vốn sự nghiệp | Khác | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
| T.Cộng | NS tỉnh | NSĐP | Khác | T .Cộng | NS tỉnh | NSĐP | Khác | T.Cộng | NS tỉnh | NSĐP | Khác | T.Cộng | NS tỉnh | NSĐP | Khác |
|
I | Tăng cường công tác tuyên truyền | 4.120 | - | 4.120 | - | 1.030 | 150 | 880 | - | 1.030 | 150 | 880 | - | 1.030 | 150 | 880 | - | 1.030 | 150 | 880 | - |
| |
1 | Tuyên truyền phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao | - UBND các huyện, thị xã | 1.280 |
| 1.280 |
| 320 |
| 320 |
| 320 |
| 320 |
| 320 |
| 320 |
| 320 |
| 320 |
| 40 triệu/huyện/năm |
- Các sở: Nông Nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông | 320 |
| 320 |
| 80 | 80 |
|
| 80 | 80 |
|
| 80 | 80 |
|
| 80 | 80 |
|
| 40 triệu/sở/năm | ||
2 | Tổ chức tham quan, học tập các mô hình công nghệ cao tại các tỉnh bạn | - UBND các huyện, thị xã | 2.240 |
| 2.240 |
| 560 |
| 560 |
| 560 |
| 560 |
| 560 |
| 560 |
| 560 |
| 560 |
| 70 triệu/huyện/năm |
- Sở Nông nghiệp và PTNT | 280 |
| 280 |
| 70 | 70 |
|
| 70 | 70 |
|
| 70 | 70 |
|
| 70 | 70 |
|
|
| ||
II | Hoàn thiện cơ chế chính sách | 2.900 | - | 2.900 | - | - | - | - | - | 1.900 | 1.400 | 500 | - | 500 | - | 500 | - | 500 | - | 500 | - | - | |
1 | Rà soát, tham mưu điều chỉnh Chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao | Sở Nông nghiệp và PTNT | 800 |
| 800 |
| - |
|
|
| 800 | 800 |
|
| - |
|
|
| - |
|
|
|
|
2 | Xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 | Sở Nông nghiệp và PTNT | 600 |
| 600 |
| - |
|
|
| 600 | 600 |
|
| - |
|
|
| - |
|
|
|
|
3 | Xây dựng Đề án phát triển rau củ quả các xã ven sông Krông Nô nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với biến đổi khí hậu | UBND huyện Krông Nô | 1.500 |
| 1.500 |
| - |
|
|
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
III | Rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quản lý quy hoạch | 4.760 | - | 4.760 |
| 1.735 | 1.160 | 575 | - | 1.015 | 40 | 975 | - | 1.295 | 40 | 1.255 | - | 715 | 40 | 675 | - |
| |
1 | Xây dựng Đề án Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến 2030 tỉnh Đắk Nông | Sở Nông nghiệp và PTNT | 1.120 |
| 1.120 |
| 1.120 | 1.120 |
|
| - |
|
|
| - |
|
|
| - |
|
|
|
|
2 | Thực hiện và quản lý các quy hoạch đã được phê duyệt | Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã | 800 |
| 800 |
| 200 | 40 | 160 |
| 200 | 40 | 160 |
| 200 | 40 | 160 |
| 200 | 40 | 160 |
| Ngân sách tỉnh, Sở NN&PTNT; Thông tin và Truyền thông 20tr/đ.vị. Huyện, thị xã: 20 tr/huyện |
3 | Rà soát bổ sung quy hoạch Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại TK 1789, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong | UBND huyện Đắk Glong | 700 |
| 700 |
| - |
|
|
| 500 |
| 500 |
| 200 |
| 200 |
| - |
|
|
|
|
4 | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao tại thôn 3/2, xã Đắk Săk | UBND huyện Đắk Mil | 500 |
| 500 |
| 300 |
| 300 |
| 200 |
| 200 |
| - |
|
|
| - |
|
|
|
|
5 | Quy hoạch vùng trồng cà phê tập trung có chứng nhận theo tiêu chuẩn 4C tại khu vực xã Đức Minh, Thuận An | UBND huyện Đắk Mil | 200 |
| 200 |
| 50 |
| 50 |
| 50 |
| 50 |
| 50 |
| 50 |
| 50 |
| 50 |
|
|
6 | Quy hoạch vùng trồng xoài tập trung tại khu vực xã Đắk Ria, Đắk Gằn | UBND huyện Đắk Mil | 160 |
| 160 |
| 40 |
| 40 |
| 40 |
| 40 |
| 40 |
| 40 |
| 40 |
| 40 |
|
|
7 | Quy hoạch vùng trồng cây sầu riêng tập trung tại xã Đức Mạnh | UBND huyện Đắk Mil | 100 |
| 100 |
| 25 |
| 25 |
| 25 |
| 25 |
| 25 |
| 25 |
| 25 |
| 25 |
|
|
8 | Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Tuy Đức | UBND huyện Tuy Đức | 350 |
| 350 |
| - |
|
|
| - |
|
|
| 350 |
| 350 |
| - |
|
|
|
|
9 | Quy hoạch vùng sản xuất một số cây trồng vật nuôi chủ lực trên địa bàn Thị xã Gia Nghĩa | Thị xã Gia Nghĩa | 830 |
| 830 |
| - |
|
|
| - |
|
|
| 430 |
| 430 |
| 400 |
| 400 |
|
|
IV | Tổ chức lại sản xuất | 11.350 | - | 8.450 | 2.900 | 1.800 | 200 | 1.600 | - | 3.250 | 650 | 1.700 | 900 | 3.100 | 500 | 1.700 | 900 | 3.200 | 350 | 1.750 | 1.100 |
| |
1 | Hỗ trợ phát triển các hình thức sản xuất HTX, Tổ hợp tác, trang trại | Sở Nông nghiệp và PTNT | 800 |
| 800 |
| 200 | 200 |
|
| 200 | 200 |
|
| 200 | 200 |
|
| 200 | 200 |
|
|
|
2 | Hỗ trợ các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, nhóm đồng sở thích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa 5 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm | - UBND các huyện, thị xã | 6.400 |
| 6.400 |
| 1.600 |
| 1.600 |
| 1.600 |
| 1.600 |
| 1.600 |
| 1.600 |
| 1.600 |
| 1.600 |
| 200 triệu/huyện/năm |
3 | Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lúa nước xã Buôn Choah sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiến tới sản xuất lúa nước hữu cơ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa | UBND huyện Krông Nô | 900 |
|
| 900 | 0 |
|
|
| 300 |
|
| 300 | 300 |
|
| 300 | 300 |
|
| 300 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
4 | Xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất cà phê, hồ tiêu, khoai lang, rau xanh và cây ăn trái | UBND huyện Tuy Đức | 350 |
| 350 |
| - |
|
|
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| 150 |
| 150 |
|
|
5 | Hợp tác với các Viện, Trường và các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoàn chỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2.900 |
| 900 | 2.000 | - |
|
|
| 1.050 | 450 |
| 600 | 900 | 300 |
| 600 | 950 | 150 |
| 800 | Sự nghiệp kinh tế, nhiệm vụ thường xuyên; Ngân sách tỉnh phối hợp vốn doanh nghiệp |
V | Triển khai nhân rộng mô hình hiệu quả và xây dựng các mô hình mới | 52.261 | - | 24.690 | 27.571 | 6.612 | - | 1.580 | 5.032 | 13.369 | 4.050 | 3.070 | 6.249 | 15.595 | 5.600 | 2.650 | 7.345 | 16.685 | 5.650 | 2.090 | 8.945 |
| |
1 | Nhân rộng các mô hình hiệu quả hiện có | Sở Nông nghiệp và PTNT | 1.100 |
| 1.100 |
| - |
|
|
| 300 | 300 |
|
| 400 | 400 |
|
| 400 | 400 |
|
| Sự nghiệp kinh tế, nhiệm vụ thường xuyên; Ngân sách tỉnh |
2 | Xây dựng mới các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao | Sở Nông nghiệp và PTNT | 1.800 |
| 1.800 |
| - |
|
|
| 500 | 500 |
|
| 600 | 600 |
|
| 700 | 700 |
|
| Sự nghiệp kinh tế, nhiệm vụ thường xuyên; Ngân sách tỉnh |
3 | Xây dựng các mô hình thử nghiệm các giống cá mới, sản xuất các giống cá bản địa có năng suất, chất lượng cao như Cá chép lai VI, Cá Trắm cỏ, Cá Rô phi đơn tính | Sở Nông nghiệp và PTNT | 550 |
| 550 |
| - |
|
|
| 300 | 300 |
|
| 150 | 150 |
|
| 100 | 100 |
|
| Sự nghiệp kinh tế, nhiệm vụ thường xuyên; Ngân sách tỉnh |
4 | Phát triển diện tích vườn cung cấp cành ghép cà phê, cao su, điều, ca cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ cây ghép, phục vụ công tác trồng mới, ghép cải tạo các vườn già cỗi khoảng 90% tổng diện tích các loại cây trồng | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2.400 |
| 2.400 |
| - |
|
|
| 800 | 800 |
|
| 800 | 800 |
|
| 800 | 800 |
|
| Sự nghiệp kinh tế, nhiệm vụ thường xuyên; Ngân sách tỉnh |
5 | Triển khai rộng, toàn diện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho đồng bào dân tộc thiểu số | Sở Nông nghiệp và PTNT | 900 |
| 900 |
| - |
|
|
| 300 | 300 |
|
| 300 | 300 |
|
| 300 | 300 |
|
| Sự nghiệp kinh tế, nhiệm vụ thường xuyên |
6 | Nhân rộng mô hình sản xuất rau hoa trong nhà kính, xây dựng cánh đồng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap | Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật | 600 |
| 600 |
| - |
|
|
| 200 | 200 |
|
| 200 | 200 |
|
| 200 | 200 |
|
| Sự nghiệp kinh tế, nhiệm vụ thường xuyên |
7 | Nhân rộng các mô hình trồng chè trên địa bàn huyện Đắk Glong, dự kiến mở rộng diện tích thêm 300 ha | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện Đắk Glong | 2.850 |
| 2.850 |
| - |
|
|
| 950 | 150 | 800 |
| 950 | 150 | 800 |
| 950 | 150 | 800 |
|
|
8 | Tiếp tục thực hiện lai cải tiến và lai cấp tiến để nâng cao chất lượng giống bò thịt trên địa bàn tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT | 7.500 |
| 7.500 |
| - |
|
|
| 1.500 | 1.500 |
|
| 3.000 | 3.000 |
|
| 3.000 | 3.000 |
|
| Theo dự án phê duyệt |
9 | Hỗ trợ xây dựng mới các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao | UBND Thị xã Gia Nghĩa | 1.710 |
| 900 | 810 | 210 |
| 150 | 60 | 500 |
| 300 | 200 | 500 |
| 250 | 250 | 500 |
| 200 | 300 | Liên kết với doanh nghiệp và người dân |
10 | Xây dựng các mô hình trình diễn sinh học, mô hình đạt chuẩn VietGap, mô hình tưới nước tiết kiệm, hội thảo, tập huấn kỹ thuật cho các cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, khoai lang.... | UBND huyện Đắk Song | 7.500 |
| 3.050 | 4.450 | 1.500 |
| 750 | 750 | 2.000 |
| 1.000 | 1.000 | 2.000 |
| 800 | 1.200 | 2.000 |
| 500 | 1.500 | Liên kết với doanh nghiệp và người dân |
11 | Nhân rộng mô hình liên kết trên cây tiêu, cây đậu nành, khảo nghiệm ngô trên đất trồng lúa bấp bênh nguồn nước | UBND huyện Cư Jut | 900 |
| 900 |
| - |
|
|
| 300 |
| 300 |
| 300 |
| 300 |
| 300 |
| 300 |
| Liên kết với doanh nghiệp và người dân |
12 | Xây dựng mô hình liên kết trên cây lúa | UBND huyện Cư Jut | 84 |
| 50 | 34 |
|
|
|
| 84 |
| 50 | 34 |
|
|
|
|
|
|
|
| Liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ lần đầu cho nông dân |
13 | Nhân rộng mô hình chăn nuôi heo với quy mô 15.000 con | UBND huyện Cư Jut | 13.700 |
| 700 | 13.000 | 3.200 |
| 200 | 3.000 | 3.200 |
| 200 | 3.000 | 3.200 |
| 200 | 3.000 | 4.100 |
| 100 | 4.000 | Liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; Kinh phí thực hiện của các trang trại |
14 | Nhân rộng các mô hình hiệu quả hiện có | UBND huyện Đắk R'lấp | 1.200 |
| 450 | 750 | 300 |
| 150 | 150 | 300 |
| 150 | 150 | 300 |
| 100 | 200 | 300 |
| 50 | 250 | Liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm |
15 | Xây dựng các mô hình mới trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao | UBND huyện Đắk R'lấp | 400 |
| 400 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
| Sự nghiệp kinh tế; Ngân sách tỉnh |
16 | Xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê | UBND huyện Đắk Mil | 360 |
| 240 | 120 | 90 |
| 80 | 10 | 90 |
| 70 | 20 | 90 |
| 50 | 40 | 90 |
| 40 | 50 | Sự nghiệp kinh tế; Ngân sách tỉnh |
17 | Nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao (Ngô giống F1; sản xuất Ngô ngọt, Cải tạo đàn bò...) | UBND huyện Krông Nô | 2.182 |
| 300 | 1.882 | 682 |
| 150 | 532 | 500 |
| 100 | 400 | 500 |
| 50 | 450 | 500 |
|
| 500 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
18 | Ứng dụng công nghệ tiên tiến/ công nghệ tự động/bán tự động sản xuất thử nghiệm, khảo nghiệm một số loại rau củ quả trong nhà lưới, nhà màng | UBND huyện Tuy Đức | 600 |
| - | 600 | 100 |
|
| 100 | 100 |
|
| 100 | 200 |
|
| 200 | 200 |
|
| 200 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
19 | Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun sương...) trên cây cà phê, hồ tiêu, mắc ca, cây ăn trái... | UBND huyện Tuy Đức | 800 |
| - | 800 | 100 |
|
| 100 | 150 |
|
| 150 | 250 |
|
| 250 | 300 |
|
| 300 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
20 | Ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa chất lượng, năng suất cao đáp ứng yêu cầu về an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu. | UBND huyện Tuy Đức | 100 |
| - | 100 | - |
|
|
| 20 |
|
| 20 | 30 |
|
| 30 | 50 |
|
| 50 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
21 | Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi thâm canh trong nuôi trồng thủy sản | UBND huyện Tuy Đức | 120 |
| - | 120 | - |
|
|
| - |
|
|
| 50 |
|
| 50 | 70 |
|
| 70 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
22 | Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa trong chăn nuôi theo hướng tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường. | UBND huyện Tuy Đức | 150 |
| - | 150 | - |
|
|
| - |
|
|
| - |
|
|
| 150 |
|
| 150 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
23 | Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sấy bảo quản nông sản, công nghệ mới bảo quản rau, hoa, quả tươi; | UBND huyện Tuy Đức | 500 |
| - | 500 | - |
|
|
| 150 |
|
| 150 | 150 |
|
| 150 | 200 |
|
| 200 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
24 | Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (chè, ổi, cam, quýt...) | UBND huyện Đắk Glong | 2.500 |
| - | 2.500 | - |
|
|
| 500 |
|
| 500 | 1.000 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 1.000 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
25 | Hỗ trợ xây dựng mới các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung | UBND huyện Đắk Glong | 900 |
| - | 900 | 150 |
|
| 150 | 300 |
|
| 300 | 300 |
|
| 300 | 150 |
|
| 150 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
26 | Mô hình thí điểm trồng bưởi da xanh | UBND huyện Đắk Mil | 210 |
| - | 210 | 30 |
|
| 30 | 60 |
|
| 60 | 60 |
|
| 60 | 60 |
|
| 60 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
27 | Xây dựng mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap | UBND huyện Đắk Mil | 165 |
| - | 165 | 30 |
|
| 30 | 45 |
|
| 45 | 45 |
|
| 45 | 45 |
|
| 45 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
28 | Xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây tiêu | UBND huyện Đắk Mil | 480 |
| - | 480 | 120 |
|
| 120 | 120 |
|
| 120 | 120 |
|
| 120 | 120 |
|
| 120 | Vốn của doanh nghiệp và người dân |
VI | Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng | 64.600 | 62.600 | - | 2.000 | 5.500 | - | 5.500 | - | 16.700 | - | 16.700 | - | 23.900 | - | 22.900 | 1.000 | 18.500 | - | 17.500 | 1.000 |
| |
1 | Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện | UBND huyện Đắk R'lấp | 2.000 | 2.000 |
|
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
2 | Giải phóng mặt bằng, đầu tư điện, đường tại khu đất thôn 3/2, xã Đắk Săk để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao | UBND huyện Đắk Mil | 5.000 | 5.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3.000 |
| 3.000 |
| 2.000 |
| 2.000 |
|
|
3 | Giải phóng mặt bằng, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xưởng chế biến cà phê bột trên địa bàn huyện Đắk Mil | UBND huyện Đắk Mil | 1.500 | 1.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
| 1.000 |
| 500 |
| 500 |
|
|
4 | Xây dựng đường giao thông vào khu thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao của huyện (2km) | UBND huyện Cư Jut | 2.000 | 2.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
|
|
5 | Đường giao thông vào vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung (10km) | UBND huyện Cư Jut | 2.000 |
|
| 2.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 1.000 | Đường cấp phối, kinh phí của các hộ dân |
6 | Đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, quy mô khoảng 01 ha | UBND huyện Đắk Song | 4.000 | 4 000 |
|
| 2.000 |
| 2.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
7 | Xây dựng khu trình diễn và chuyển giao các mô hình công nghệ cao tại xã Thuận Hà, quy mô khoảng 02 ha | UBND huyện Đắk Song | 3.000 | 3.000 |
|
| 1.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 |
|
|
8 | Xây dựng hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi, hệ thống điện đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, các nhà máy sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp | UBND huyện Đắk Song | 11.000 | 11.000 |
|
| 2.000 |
| 2.000 |
| 3.000 |
| 3000 |
| 3.000 |
| 3.000 |
| 3.000 |
| 3.000 |
|
|
9 | Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Đắk Som (50ha) | UBND huyện Đắk Glong | 4.000 | 4.000 |
|
|
|
|
|
| 2.000 |
| 2.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
| 1.000 |
|
|
10 | Đầu tư bổ sung cơ sở hạ tầng các Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng được quy hoạch | UBND huyện Đắk Glong | 12.000 | 12.000 |
|
|
|
|
|
| 4.000 |
| 4.000 |
| 5.000 |
| 5.000 |
| 3.000 |
| 3.000 |
|
|
11 | Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Đắk Buk So và xã Quảng Tâm | UBND huyện Tuy Đức | 12.100 | 12.100 |
|
| - |
|
|
| 3.200 |
| 3.200 |
| 5.400 |
| 5.400 |
| 3.500 |
| 3.500 |
|
|
12 | Đầu tư CSHT giao thông, thủy lợi, kho bảo quản sau thu hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao | UBND huyện Krông Nô | 6.000 | 6.000 |
|
|
|
|
|
| 2.000 |
| 2000 |
| 2.000 |
| 2.000 |
| 2.000 |
| 2.000 |
|
|
VII | Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực | 3.120 | - | 3.120 | - | - | - | - | - | 1.040 | 120 | 920 | - | 1.040 | 120 | 920 | - | 1.040 | 120 | 920 | - |
| |
1 | Đào tạo cán bộ quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Trong nước | Các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã | 720 |
| 720 |
|
|
|
|
| 240 | 120 | 120 |
| 240 | 120 | 120 |
| 240 | 120 | 120 |
| 20 cán bộ/năm x 12 tr |
2 | Đào tạo nông dân | UBND các huyện,thị xã | 2.400 |
| 2.400 |
|
|
|
|
| 800 |
| 800 |
| 800 |
| 800 |
| 800 |
| 800 |
| 100 triệu/huyện/năm |
TỔNG CỘNG | 143.111 | 62.600 | 48.040 | 32.471 | 16.677 | 1.510 | 10.135 | 5.032 | 38.304 | 6.410 | 24.745 | 7.149 | 46.460 | 6.410 | 30.805 | 9.245 | 41.670 | 6.310 | 24.315 | 11.045 |
|
- 1Quyết định 45/2017/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021
- 2Quyết định 10/2018/QĐ-UBND quy định về nội dung Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp do tỉnh Long An ban hành
- 3Quyết định 2059/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Thuận
- 4Quyết định 810/QĐ-UBND về Kế hoạch năm 2018 thực hiện Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 1Quyết định 45/2017/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021
- 2Quyết định 10/2018/QĐ-UBND quy định về nội dung Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp do tỉnh Long An ban hành
- 3Quyết định 2059/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Thuận
- 4Quyết định 810/QĐ-UBND về Kế hoạch năm 2018 thực hiện Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
Kế hoạch 527/KH-UBND năm 2017 thực hiện các giải pháp về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
- Số hiệu: 527/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Trần Xuân Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra