- 1Quyết định 818/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 3421/BYT-TCDS năm 2015 triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển do Bộ Y tế ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Quyết định 900/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5237/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 13 tháng 12 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN TỈNH NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Thực hiện Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020”;
Thực hiện Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế về triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển; Công văn số 3604/BYT-TCDS ngày 26/6/2017 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản;
Căn cứ Kế hoạch số 16-KH/TU ngày 17/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 1289/KH-UBND ngày 11/05/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thực hiện Nghị quyết số 47/NQ/TW ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Kế hoạch số 2960/KH-UBND ngày 26/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Triển khai thực hiện Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 14/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
I. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA PTTT VÀ DỊCH VỤ KHHGĐ/SKSS
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế - dân số, trong đó có cung cấp PTTT dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của tỉnh bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Năm 2016, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 14,2%, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 68,5%, tỷ số giới tính khi sinh là 107,7 bé trai/100 bé gái (kế hoạch là không vượt quá 113 trẻ trai/100 trẻ gái).
Tính đến nay, toàn tỉnh có 47.874 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi áp dụng các biện pháp tránh thai (BPTT), trong đó: Trung bình khoảng 20 - 30% đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng ưu tiên được cấp PTTT miễn phí, số còn lại đối tượng tự chi trả và trên thực tế còn rất nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng BPTT nhưng chưa được đáp ứng. Hiện nay, ngân sách chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hàng năm bị cắt giảm và phân bổ về tỉnh chưa kịp thời để triển khai các hoạt động, Chính phủ có chủ trương chuyển dịch mạnh mẽ từ bao cấp sang xã hội hóa các PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Đồng thời hướng dẫn các tỉnh, thành phố chủ động điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu BPTT phù hợp với nhu cầu của địa phương, huy động và cân đối các nguồn ngân sách để đảm bảo chi phí dịch vụ KHHGĐ, tổ chức thu phí dịch vụ KHHGĐ nhằm huy động đóng góp của đối tượng có nhu cầu góp phần giảm gánh nặng ngân sách cho Trung ương và địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 29/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020, năm 2017 ngoài ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh đã chi hỗ trợ mua PTTT cấp cho đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời triển khai đẩy mạnh điều phối PTTT và cung ứng dịch vụ KHHGĐ, triển khai tiếp thị và xã hội hóa PTTT, thực hiện chính sách xã hội hóa công tác dân số - y tế của nhà nước, chủ động, tích cực huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho chương trình trong thời gian tới.
Tuy nhiên, công tác xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc:
- Quan niệm và thói quen được Nhà nước “bao cấp” PTTT, dịch vụ KHHGĐ/SKSS trong thời gian dài, trong khi chỉ ưu tiên cấp miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, vùng khó khăn, phần còn lại huy động đóng góp của cộng đồng và xã hội. Nhưng công tác xã hội hóa của tỉnh chưa triển khai chính thức trong hệ thống y tế công lập nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
- Việc thiếu hụt các PTTT trong Chương trình Y tế - Dân số có thể dẫn tới tăng số phụ nữ mang thai hay sinh con ngoài ý muốn, tăng số trường hợp phá thai hay tăng dân số, nhất là vùng có mức sinh cao và chưa ổn định. Tình trạng này sẽ tạo ra gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội, đồng thời tạo áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân và an sinh xã hội.
- Ngân sách nhà nước đầu tư mua PTTT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thời gian tới, ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ngày càng bị cắt giảm mạnh, trong khi nhu cầu tránh thai của người dân vẫn tăng.
Từ thực tế trên, việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS là cần thiết, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, phát triển bền vững chương trình và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mặt khác, thực hiện xã hội hóa nhằm hướng tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân thuận lợi, công bằng và chất lượng cao, trong đó có việc đầu tư quản lý của nhà nước, đồng thời người dân có trách nhiệm và đồng thuận tự nguyện chi trả một phần chi phí dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương trình DS - KHHGĐ; huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho chương trình Dân số/SKSS/KHHGĐ phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- 100% cấp huyện có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- 100% cấp xã tại địa bàn triển khai Kế hoạch có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.
III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi, địa bàn triển khai
Tất cả xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, ngoại trừ các xã đặc biệt khó khăn tại Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.
2. Đối tượng
- Đối tượng tác động: Đơn vị/tổ chức/cá nhân sản xuất, phân phối cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS; cơ sở y tế trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Đối tượng thụ hưởng: Người dân sinh sống và làm việc tại các địa bàn thuộc khu vực thành thị, vùng nông thôn phát triển, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch và khu dịch vụ/thương mại khác, vùng ven biển, ưu tiên nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2020.
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Về tổ chức, quản lý điều hành
Xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương như:
- Hỗ trợ PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.
- Hỗ trợ kỹ thuật dịch vụ, quản lý, vận động đối tượng.
- Triển khai thực hiện thu phí từng loại hình dịch vụ KHHGĐ/SKSS theo quy định.
- Khuyến khích các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia thực hiện thí điểm mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
2. Truyền thông, vận động thay đổi hành vi
Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh xã hội hóa, sự đóng góp nguồn lực của nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân; nâng cao hiểu biết, nhận thức của cộng đồng, tạo sự chuyển đổi hành vi đúng đắn và bền vững của đối tượng tác động, đối tượng thụ hưởng, tạo môi trường xã hội đồng thuận, thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường PTTT, hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Nội dung ưu tiên là chuyển đổi hành vi từ “bao cấp, miễn phí” sang “mua, bán” phù hợp với khả năng chi trả và điều kiện của từng nhóm đối tượng.
- Các cơ sở tham gia đề án xây dựng điểm (góc/phòng) truyền thông, tư vấn để tuyên truyền, tư vấn và giới thiệu phương tiện tránh thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản; các tài liệu cung cấp cho điểm truyền thông tư vấn như tờ rơi, tranh lật, áp phích...
- Phối hợp với các đơn vị thông tin đại chúng, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội... tuyên truyền bằng nhiều hình thức để chuyển tải các nội dung của đề án, chính sách của đảng, nhà nước về DS-KHHGĐ/SKSS đến nhân dân trong tỉnh biết để thực hiện.
- Tuyên truyền về quyền lợi của khách hàng là được tiếp cận PTTT, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng, kịp thời, giá cả phù hợp; được đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của từng nhóm đối tượng; được quan tâm và nhận dịch vụ có chất lượng, được theo dõi và giải quyết những bất cập khi nhận dịch vụ...
- Sản xuất, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách mỏng; xây dựng và phát sóng các chương trình, chuyên mục tuyên truyền trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh huyện, thành phố và Báo Ninh Thuận...
3. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ/SKSS
a) Cung cấp PTTT, hàng hóa
- Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng PTTT và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên cơ sở huy động các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia.
- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm tránh thai và kênh phân phối hiện có theo từng chủng loại; xây dựng, cập nhật kế hoạch đảm bảo an ninh phương tiện tránh thai, sản phẩm tránh thai hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.
b) Hỗ trợ dịch vụ xã hội hóa
- Hoàn thiện và nhân rộng các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng và hiệu quả đã triển khai thành công hoặc đánh giá có hiệu quả của các cơ sở y tế công lập để thực hiện xã hội hóa và đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận của người nghèo, cận nghèo và các nhóm dân cư được ưu tiên theo chính sách của nhà nước, nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả, tập quán của từng vùng miền, từng đối tượng.
- Khuyến khích và huy động các cơ sở y tế ngoài công lập (doanh nghiệp/đơn vị, tổ chức tư nhân; tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ) thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
4. Đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị
- Tổ chức tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT cho người cung ứng PTTT, người cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên thị trường và trong hệ thống Dân số-KHHGĐ của tỉnh.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ; hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/SKSS cho các cơ sở y tế công lập để đáp ứng tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội nghị triển khai hàng năm, sơ kết, tổng kết.
5. Giám sát, kiểm tra
- Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan quản lý cấp trên nắm bắt tình hình, đánh giá chất lượng việc triển khai thực hiện các hoạt động và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực về quản lý và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý tuyến dưới và các thành phần tham gia mô hình.
- Xây dựng các chỉ báo, khung công cụ giám sát, đánh giá; điều tra thu thập các thông tin cơ bản đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời đưa ra các giải pháp, điều chỉnh chính sách phù hợp.
- Phối hợp kiểm tra giám sát, tăng cường quản lý chất lượng PTTT và hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Sử dụng nguồn chi sự nghiệp y tế ngân sách tỉnh bố trí hàng năm cho ngành Y tế.
2. Tổng kinh phí dự toán giai đoạn 2018 - 2020: 430.000.000 đồng (Bốn trăm ba mươi triệu đồng).
Hàng năm, Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi tiết các hoạt động trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện; hàng năm xây dựng Kế hoạch hoạt động và dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định cấp kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch.
- Chỉ đạo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các cơ sở y tế triển khai thực hiện các hoạt động xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS đạt hiệu quả.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm.
2. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định Luật Ngân sách nhà nước.
3. Các Sở, ban ngành liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch lồng ghép các nội dung về xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KKHGĐ/SKSS vào các hoạt động của ngành để phối hợp thực hiện Kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo các ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động liên quan góp phần thực hiện đạt các mục tiêu của Kế hoạch.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn: Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ; tuyên truyền ý nghĩa của xã hội hóa đối với Chương trình Dân số-KHHGĐ, nâng cao hiểu biết, nhận thức tạo sự chuyển đổi hành vi đúng đắn và bền vững của cộng đồng.
Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương có trách nhiệm triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công; gửi báo cáo kết quả về Sở Y tế để tổng hợp. Giao Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nội dung Kế hoạch này, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- 2Kế hoạch 2992/KH-UBND năm 2017 về thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020”
- 3Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2020
- 4Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản giai đoạn 2020-2025 và đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 1532/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch về thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 818/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 3421/BYT-TCDS năm 2015 triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển do Bộ Y tế ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Quyết định 12/2017/QĐ-UBND Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020
- 5Nghị quyết 71/2016/NQ-HĐND tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2017-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Quyết định 900/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- 8Kế hoạch 2992/KH-UBND năm 2017 về thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020”
- 9Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2020
- 10Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản giai đoạn 2020-2025 và đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11Quyết định 1532/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch về thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch 5237/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 5237/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định