Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 03 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN; LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU DU LỊCH; LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG, NĂM 2022

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 535/NQ-HĐND ngày 14/01/2021 của HĐND tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 5 năm giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 21/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp niên khóa 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với một số nội dung cơ bản sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, rút ngắn tỷ lệ lao động qua đào tạo giữa khu vực nông thôn và thành thị; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng cả về số lượng, chất lượng cho doanh nghiệp và thị trường lao động; gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động.

2. Yêu cầu

Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân vào việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề; tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội; các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Đào tạo nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển mạng lưới khu, cụm công nghiệp; khu du lịch.

Qua đào tạo giúp người lao động có tay nghề và các doanh nghiệp đẩy mạnh, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ; nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định và tăng khả năng cạnh tranh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề để góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ; lựa chọn đúng ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người học.

2. Mục tiêu cụ thể

Trong năm 2022 tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể:

- Số lớp dự kiến đào tạo là 255 lớp.

- Số lao động dự kiến đào tạo là 7.500 lao động.

- Kinh phí đào tạo dự kiến: 12.000.000.000 đồng (Mười hai tỷ đồng).

Nguồn kinh phí địa phương: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng).

Nguồn kinh phí Trung ương: 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng).

(Kinh phí 02 tỷ đồng Trung ương chuyển nguồn sang năm 2022, được phân bổ theo đồng Trung ương chuyển nguồn sang năm 2022, được phân bổ theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 27/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang)

Trong đó:

a) Lĩnh vực phi nông nghiệp

Số lớp dự kiến đào tạo là 145 lớp.

Số lao động dự kiến đào tạo là 4.200 lao động.

Kinh phí dự kiến: 7.180.000.000 đồng (Bảy tỷ, một trăm tám mươi triệu đồng).

(Chi tiết theo Phụ lục 01 đính kèm).

b) Lĩnh vực nông nghiệp

Số lớp dự kiến đào tạo là 110 lớp.

Số lao động dự kiến đào tạo là 3.300 lao động.

Kinh phí dự kiến: 4.820.000.000 đồng (Bốn tỷ, tám trăm hai mươi triệu đồng).

(Chi tiết theo Phụ lục 02 đính kèm).

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG HỖ TRỢ

1. Đối tượng đào tạo nghề

Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân, người chấp hành xong án phạt tù; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người lao động làm việc trong khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, trang trại, làng nghề, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức và cá nhân chế biến sản phẩm từ nông, lâm, thủy sản và nghề muối, hộ nông dân, cá nhân, các chủ thể tham gia xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

2. Nội dung hỗ trợ

- Người tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.

- Riêng người học nghề thuộc đối tượng: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng ngoài việc được miễn học phí còn được hỗ trợ thêm các khoản sau:

Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.

Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 05km trở lên.

3. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện trong năm 2022 là 12 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn kinh phí địa phương và Trung ương.

- Nguồn kinh phí địa phương: 10 tỷ (Mười tỷ đồng).

- Nguồn kinh phí Trung ương: 02 tỷ (Hai tỷ đồng).

(Kinh phí 02 tỷ đồng Trung ương chuyển nguồn sang năm 2022, được phân bổ theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 27/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang)

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

Tập trung đào tạo những ngành nghề gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển mạng lưới đào tạo nghề trong tỉnh.

Đào tạo nghề gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, vùng, lĩnh vực và địa phương; gắn với đề án đào tạo nguồn lực; đồng thời, đào tạo phải phù hợp với từng trình độ cụ thể nhằm tăng cường đẩy nhanh yếu tố con người có kỹ năng trở thành một lợi thế nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tăng năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Chuyển mạnh đào tạo nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động; tăng nhanh quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đẩy nhanh xã hội hóa, mở rộng dạy nghề ở các cấp trình độ đào tạo; phát huy tiềm năng lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Nông dân sản xuất giỏi có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề.

2. Một số giải pháp

Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, của thị trường lao động trên địa bàn đê có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo. Lồng ghép hoạt động đào tạo nghề với các chương trình, đề án khác có liên quan nhằm tránh sự chồng chéo trong tổ chức triển khai thực hiện.

Đẩy mạnh phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho những cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thiếu theo hướng tập trung, tránh dàn trải; ưu tiên đầu tư hoàn thiện cho những cơ sở đào tạo tại địa phương đó có nhu cầu học nghề cao và có khu, cụm công nghiệp, nhiều doanh nghiệp.

Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo. Thường xuyên giám sát, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng sau đào tạo; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích xã hội giám sát chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Nâng cao nhận thức trong việc học nghề, gắn với giải quyết việc làm, thông qua các biện pháp tổ chức tập huấn, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo theo hướng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn năng lực sư phạm; chuẩn kỹ năng nghề,... Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề tại các doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình và đào tạo, truyền nghề.

Trên cơ sở nội dung chương trình, giáo trình do các Bộ, ngành Trung ương ban hành; cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát, bổ sung những nội dung thuộc đặc thù về địa lý, thổ nhưỡng của địa phương để hoàn thiện và tổ chức đào tạo theo thời gian của từng chương trình cụ thể. Định kỳ rà soát và có hướng điều chỉnh kịp thời chương trình để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định cụ thể về quản lý giáo dục nghề nghiệp, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học viên đúng theo quy định của pháp luật; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

Tham mưu quyết định phê duyệt danh mục, định mức chi phí cho từng nghề đối với các nghề phát sinh mới hoặc các nghề có thời gian đào tạo khác nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho các huyện, thành phố để tổ chức thực hiện; hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí đào tạo theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện trong công tác đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chỉ đạo hệ thống khuyến nông gắn kết các hoạt động khuyến nông với hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tổ chức nhân rộng mô hình giáo dục nghề nghiệp gắn với hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong ngành nông nghiệp.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế, chính sách, danh mục, định mức chi phí cho từng nghề; dự toán phân bổ kinh phí đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp cho các huyện, thành phố để tổ chức thực hiện; hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí đào tạo nghề theo đúng quy định.

Kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trong công tác đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chỉ tiêu đào tạo nghề lĩnh vực Nông nghiệp.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Sở Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội điều tra, khảo sát về số lượng và vị trí việc làm lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động.

Vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch chủ động tổ chức hoặc cử người tham gia các khóa đào tạo để đảm bảo lao động trong doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

5. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát, cung cấp danh sách số người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh.

6. Ban Dân tộc tỉnh

Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng nhu cầu học nghề nghiệp, nhu cầu việc làm của người dân tộc trên địa tỉnh. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát, tổng hợp nhu cầu, kết quả, hiệu quả đào tạo nghề và việc làm sau khi đào tạo nghề đối với người dân tộc thiểu số.

7. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với người lao động sau đào tạo nghề nghiệp để khởi nghiệp và giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định hiện hành.

8. Kho bạc Nhà nước Kiên Giang

Chỉ đạo, hướng dẫn Kho bạc nhà nước cấp huyện thống nhất về hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thanh quyết và quyết toán, hạn chế việc phát sinh thủ tục ngoài hướng dẫn.

9. UBND các huyện, thành phố

Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động người nông thôn trên địa bàn quản lý tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập; ưu tiên bố trí và tạo điều kiện cho đối tượng sau khi học nghề được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương; chủ động lựa chọn ngành nghề, thời gian đào tạo phù hợp.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 trên địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chỉ tiêu được phân bổ đào tạo.

Kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về tình hình tổ chức triển khai thực hiện theo quy định cho UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

10. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và kế hoạch đào tạo năm để chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội dung của Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- VPCP (A B);
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội);
- Báo Kiên Giang;
- Đài Phát thanh và Truyền hình KG;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP và CVNC;
- Lưu: VT, tthuy, “HT”.

CHỦ TỊCH




Lâm Minh Thành

 

PHỤ LỤC 01

CHỈ TIÊU VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: nghìn đồng

Stt

Đơn vị

Số lớp

Số người

Kinh phí đào tạo

Kinh phí tuyên truyền

Kinh phí kiểm tra, giám sát

KP bồi dưỡng tập huấn, hội nghị sơ kết

Tổng kinh phí

Ghi chú

1

Thành phố Rạch Giá

3

90

120.000

10.000

10.000

 

140.000

 

2

Thành phố Hà Tiên

4

120

160.000

10.000

10.000

 

180.000

 

3

Thành phố Phú Quốc

6

180

270.000

10.000

10.000

 

290.000

 

4

Huyện Kiên Lương

6

180

240.000

10.000

10.000

 

260.000

 

5

Huyện Giang Thành

5

150

220.000

10.000

10.000

 

240.000

 

6

Huyện Hòn Đất

8

240

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

7

Huyện Châu Thành

8

240

340.000

10.000

10.000

 

360.000

 

8

Huyện Giồng Riềng

18

480

720.000

10.000

10.000

 

740.000

 

9

Huyện Gò Quao

10

300

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

10

Huyện Vĩnh Thuận

3

90

120.000

10.000

10.000

 

140.000

 

11

Huyện U Minh Thượng

10

300

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

12

Huyện Tân Hiệp

10

300

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

13

Huyện An Biên

12

360

480.000

10.000

10.000

 

500.000

 

14

Huyện An Minh

15

450

600.000

10.000

10.000

 

620.000

 

15

Huyện Kiên Hải

5

150

230.000

10.000

10.000

 

250.000

 

16

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

22

570

1.420.000

250.000

50.000

60.000

1.780.000

 

Cộng

145

4.200

6.520.000

400.000

200.000

60.000

7.180.000

 

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: ngàn đồng

Stt

Đơn vị

Số lớp

Số người

Kinh phí đào tạo

Kinh phí tuyên truyền

Kinh phí kiểm tra, giám sát

KP bồi dưỡng tập huấn, hội nghị sơ kết

Tổng kinh phí

Ghi chú

1

Thành phố Rạch Giá

5

150

240.000

10.000

10.000

 

260.000

 

2

Thành phố Hà Tiên

2

60

90.000

10.000

10.000

 

110.000

 

3

Thành phố Phú Quốc

2

60

100.000

10.000

10.000

 

120.000

 

4

Huyện Kiên Lương

4

120

160.000

10.000

10.000

 

180.000

 

5

Huyện Giang Thành

5

150

200.000

10.000

10.000

 

220.000

 

6

Huyện Hòn Đất

8

240

320.000

10.000

10.000

 

340.000

 

7

Huyện Châu Thành

10

300

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

8

Huyện Giồng Riềng

9

270

360.000

10.000

10.000

 

380.000

 

9

Huyện Gò Quao

10

300

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

10

Huyện Vĩnh Thuận

8

240

320.000

10.000

10.000

 

340.000

 

11

Huyện U Minh Thượng

8

240

320.000

10.000

10.000

 

340.000

 

12

Huyện Tân Hiệp

10

300

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

13

Huyện An Biên

10

300

400.000

10.000

10.000

 

420.000

 

14

Huyện An Minh

15

450

600.000

10.000

10.000

 

620.000

 

15

Huyện Kiên Hải

4

120

180.000

10.000

10.000

 

200.000

 

16

Sở Nông nghiệp PTNT

 

 

 

 

30.000

 

30.000

 

Cộng

110

3.300

4.490.000

150.000

1S0.000

 

4.820.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 51/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2022

  • Số hiệu: 51/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/03/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Lâm Minh Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/03/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản