Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 03 tháng 01 năm 2018 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 161/QĐ-TTG , NGÀY 25/01/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị Quyết số 31/NQ-CP , ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22/NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg , ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025;
Để triển khai thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát huy vai trò chủ động của tỉnh trong tiến trình hội nhập, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, tiềm năng đầu tư, những thành tựu đổi mới và hội nhập quốc tế của tỉnh Đắk Lắk đến với cộng đồng các nước ASEAN; tranh thủ tối đa các cơ hội và nguồn lực để hội nhập và phát triển nhằm nâng cao mức sống cho người dân, giảm bất bình đẳng, đảm hảo công bằng xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
(1) GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 74-76 triệu đồng (năm 2020), năm 2030 đạt 266-270 triệu đồng.
(2) Bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5 - 3% (đến năm 2025);
(3) Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 52%, tăng 13% so với thực hiện năm 2017; duy trì tỷ lệ 100% thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo, trong đó tính cả thôn, buôn học ghép lớp (đến năm 2025).
(4) Mỗi năm có khoảng 30.000 lao động được giải quyết việc làm; Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động chiếm 65%, trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 22,78%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 2,5% (đến năm 2025).
(5) Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế ước đạt 100%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống 17%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt từ trên 28 giường/1 vạn dân; Tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt trên 90% (đến năm 2025);
(6) Tỷ lệ xã phấn đấu đạt tiêu chuẩn nông thôn mới 40,13% (đến năm 2020).
(7) Tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cây cao su) đạt 40,1% (đến năm 2020)
1. Công tác tuyên truyền giáo dục
- Tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của ASEAN diễn ra theo từng năm theo các đợt Hội nghị quan trọng thường kỳ của ASEAN như: Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng; kỷ niệm ngày thành lập ASEAN (08/8), ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7).
- Tuyên truyền mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN đến năm 2025 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC). Ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN đối với hợp tác và phát triển chung ở khu vực cũng như ở từng nước; những lợi ích thiết thực mà Cộng đồng ASEAN đem lại cho người dân các quốc gia thành viên và cơ hội để người dân có thể tham gia đóng góp cho Cộng đồng.
- Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, cơ hội kinh doanh, đầu tư, du lịch... của Việt Nam, của tỉnh Đắk Lắk đến các nước thành viên ASEAN và các đối tác của ASEAN. Chú trọng tuyên truyền Di sản văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh. Kịp thời chuyển tải thông tin về tình hình hợp tác ASEAN và tham gia của Việt Nam đến người dân. Cung cấp thông tin để người dân và doanh nghiệp của tỉnh trao đổi, giao lưu, tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN; về cơ hội du lịch, kinh doanh, đầu tư, học tập tại các nước trong Cộng đồng ASEAN.
- Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, đời sống của người dân các quốc gia thành viên trong Cộng đồng ASEAN; tiềm năng, thế mạnh hợp tác mà Việt Nam có thể khai thác từ các quốc gia này. Tuyên truyền làm nổi bật những đóng góp, dấu ấn của Việt Nam trong quá trình tham gia, nhất là trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; nêu rõ những tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN.
2. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân
- Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách, pháp luật hoạt động liên quan đến các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, môi trường, biến đổi khí hậu, an sinh xã hội... nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật đối với người dân.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và toàn dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách, pháp luật và hoạt động liên quan đến các lĩnh vực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Từng bước hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân; củng cố và hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội phục vụ nhân dân.
3. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập
- Giảm dần các rào cản, bất bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống, đẩy mạnh việc tiếp cận bình đẳng với an sinh xã hội cho tất cả mọi người.
- Thúc đẩy tiếp cận công bằng các dịch vụ xã hội, phát triển nguồn nhân lực, việc làm, giảm nghèo bền vững và môi trường hòa nhập cho tất cả mọi người.
- Thúc đẩy, bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế và những đối tượng đặc thù bao gồm: người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người dân tộc thiểu số; hộ nghèo, phụ nữ nghèo ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
4. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng bền vững
- Bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng tỉnh Đắk Lắk bền vững về môi trường hướng tới ASEAN xanh, sạch, đẹp.
- Xây dựng cộng đồng thân thiện với môi trường có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu vì một môi trường bền vững với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cộng đồng, khu vực tư nhân và các đối tác quốc tế.
- Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững với việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, quản lý rác thải và sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
5. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng tự lực, tự cường
- Tăng cường khả năng dự báo và ứng phó với các nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người như nguy cơ sinh học, hóa học, phóng xạ và các nguy cơ tiềm ẩn hoặc mới phát sinh.
- Nâng cao năng lực của các bộ máy, cơ quan, tổ chức và người dân để có thể thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu.
- Tăng cường an sinh xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương, những người sống trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và biến đổi môi trường khác.
- Tăng cường và phát huy tối đa vai trò của hệ thống tài chính, dự phòng lương thực, thực phẩm, nước, năng lượng và chuẩn bị lưới an sinh xã hội để ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra.
- Nỗ lực tổ chức thực hiện các biện pháp để Đắk Lắk từng bước hướng tới một Cộng đồng ASEAN “không ma túy”.
6. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng năng động
- Xây dựng một xã hội mở và thích ứng, trong đó áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khuyến khích các hoạt động tình nguyện và thúc đẩy hình ảnh của ASEAN.
- Xây dựng một xã hội sáng tạo, đổi mới và thích ứng với việc tăng cường tính cạnh tranh của nguồn nhân lực, thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
- Từng bước xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của tỉnh Đắk Lắk phù hợp với môi trường văn hóa kinh doanh của ASEAN.
7. Triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ
- Nâng cao bản sắc truyền thống dân tộc của con người Đắk Lắk nói riêng và con người Việt Nam nói chung, những bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
- Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
- Mở rộng giao lưu Văn hóa - Văn nghệ với nước ngoài dưới nhiều hình thức: giới thiệu rộng rãi những giá trị văn hóa của dân tộc, của con người Đắk Lắk với thế giới, khuyến khích việc trao đối với các nước ASEAN và các đoàn văn hóa, nghệ thuật... Có quy định nghiêm ngặt bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc, chống thâm nhập vào nước ta những tác phẩm xấu, độc hại.
1. Thúc đẩy chất lượng cuộc sống được cải thiện, không còn rào cản đối với việc hưởng các quyền tiếp cận với cơ hội bình đẳng cho tất cả người dân
- Lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN với việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án của tỉnh; Thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm để Đắk Lắk đạt hiệu quả hơn về giảm tình trạng bất bình đẳng và thúc đẩy tiếp cận bình đẳng với an sinh xã hội và được hưởng các quyền con người cho tất cả mọi người tham gia trong xã hội như xây dựng, thực hiện các khuôn khổ, hướng dẫn các cơ chế loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bạo lực, bóc lột, lạm dụng.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án của tỉnh ban hành như: Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND , ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1061/QĐ-UBND, ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2382/QĐ-UBND , ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tính Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định số 488/QĐ-TTg , ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg , ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020.
- Tăng cường tiếp cận thông tin, công nghệ truyền thông cho tất cả mọi người; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 72/2013/NĐ-CP , ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
- Thúc đẩy tính hiệu quả trong việc thực hiện các chương trình, chiến lược về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, thúc đẩy hài hòa các chương trình, chiến lược này với các chương trình và chiến lược của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, đặc biệt là trong các lĩnh vực an sinh xã hội, bao phủ y tế toàn dân, an ninh lương thực, chương trình giảm nghèo bền vững, việc làm bền vững, chống buôn bán người.
2. Thúc đẩy cân bằng giữa phát triển xã hội, môi trường bền vững đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người dân
a) Bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng hệ sinh thái sinh học và Nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk góp phần chung trong việc thúc đẩy cân bằng giữa phát triển xã hội, môi trường bền vững trong khu vực và cả nước; thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo Quyết định số 2325/QĐ-UBND, ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk; Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, theo Quyết định số 421/QĐ-UBND , ngày 24/02/2017 của UBND tỉnh.
b) Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 5475/KH-UBND , ngày 14/7/2017 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg , ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về Bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 17/4/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 2309/QĐ-UBND, ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm xây dựng môi trường bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Nâng cao năng lực ứng phó và thích ứng chung với những thách thức hiện nay và các xu hướng mới nổi
a) Thực hiện các biện pháp, giải pháp đưa tỉnh Đắk Lắk hướng đến một ASEAN tự cường trước những thảm họa có khả năng dự tính, phản ứng, đối phó, thích ứng, xây dựng lại tốt hơn, thông minh hơn và nhanh hơn:
- Thúc đẩy sự gắn kết chính sách và gắn kết lẫn nhau, tổng hợp sáng kiến liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, hành động nhân đạo, phát triển bền vững.
- Khai thác trí tuệ địa phương những kiến thức truyền thống để phát triển văn hóa tự cường.
b) Tăng cường các chính sách an sinh xã hội cho phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người cao tuổi, người khuyết tật, các nhóm dân tộc, nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi khác những người sống trong khu vực có nguy cơ cao gồm những người sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nhạy cảm môi trường, để giảm sự tổn thương trong giai đoạn khủng hoảng liên quan đến biến đổi khí hậu, thiên tai, biến đổi môi trường khác.
c) Tăng cường điều phối liên ngành nhằm đảm bảo lương thực ở cấp hộ gia đình, đặc biệt các hộ gia đình dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng ứng phó với thảm họa, cú sốc về giá lương thực và khan hiếm lương thực thông qua xây dựng các chiến lược, cơ chế ứng phó phù hợp.
d) Nỗ lực thực hiện các biện pháp hướng tới một ASEAN “không ma túy”
- Hỗ trợ việc phối hợp với các bên liên quan trong việc xây dựng chính sách, phát triển và thực hiện các chương trình phòng ngừa cho các nhóm đối tượng khác nhau, thông qua và sử dụng hiệu quả chương trình điều trị, phục hồi sau chăm sóc và các nghiên cứu về vấn đề lạm dụng ma túy.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội về các tác động xấu của ma túy thông qua sự tham gia, vận động cộng đồng và các hoạt động liên quan khác.
4. Liên tục đổi mới xây dựng con người và các doanh nghiệp để trở nên cởi mở và thích nghi hơn
a) Hướng tới một ASEAN cởi mở và thích ứng:
- Khuyến khích tiếp cận đến kỹ thuật thông tin và truyền thông của toàn dân phù hợp với luật pháp quốc gia.
- Thúc đẩy các biện pháp nhằm đảm bảo sự tôn trọng, hiểu biết và trân trọng với tín ngưỡng, lịch sử, xã hội, nghệ thuật, các tôn giáo khác nhau, chấp nhận sự đa dạng về văn hóa trong ASEAN.
- Tăng cường lĩnh vực thể thao, phát triển các chương trình thể thao toàn diện và hòa nhập nhằm khuyến khích lối sống khỏe mạnh, năng động.
- Tăng cường nhận thức ASEAN trong trường học như một phần xây dựng bản sắc ASEAN cho trẻ em.
b) Hướng tới một ASEAN sáng tạo và đối ngoại:
- Tăng cường tính cạnh tranh của các nguồn nhân lực ASEAN thông qua việc thúc đẩy học tập dài hạn, ngắn hạn, các hình thức tương tự, phát triển các kỹ năng cũng như việc sử dụng công nghệ thông tin truyền thông ở các nhóm tuổi.
- Khuyến khích hợp tác khu vực trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, tăng cường vai trò của ASEAN trong mạng lưới nghiên cứu khu vực và toàn cầu thông qua việc thúc đẩy các sáng kiến, cung cấp các ưu đãi, hỗ trợ cho việc nghiên cứu phát triển.
- Củng cố giáo trình, hệ thống giáo dục trong khoa học, công nghệ và các môn học sáng tạo.
- Khuyến khích hỗ trợ công nghiệp và các sản phẩm mang tính sáng tạo như phim ảnh, âm nhạc...
- Củng cố việc hợp tác và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trong ASEAN trong các lĩnh vực như an ninh lương thực, dược phẩm, tài sản văn hóa truyền thống, các sản phẩm đa dạng sinh học.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm do ngân sách cùng cấp đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các nội dung trong kế hoạch có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan Tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo UBND cùng cấp xem xét, phê duyệt.
2. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các bộ, ngành; các nguồn xã hội hóa, đóng góp của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nguồn hợp pháp khác, theo quy định của nhà nước
1. Giai đoạn 1: (Từ năm 2017-2020)
- Các Sở, ban, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép nội dung kế hoạch hành động để triển khai thực hiện các mục tiêu của cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 vào kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của đơn vị.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Nâng cao năng lực cho lãnh đạo quản lý, công chức, viên chức và toàn dân để tăng cường sự tham gia trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá hoạt động liên quan đến các lĩnh vực, của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập và triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng bền vững.
- Thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
- Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2017-2020
2. Giai đoạn 2: (Từ năm 2021-2025)
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về mục tiêu của cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.
- Hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.
- Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2017-2025.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
- Triển khai các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm và hướng dẫn thực hiện các chính sách liên quan đến công tác bảo trợ xã hội, an sinh xã hội.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực ngành.
- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh giao và lồng ghép đánh giá các chỉ tiêu, mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở ngành có liên quan cân đối, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các sở, ngành thực hiện theo nhiệm vụ được giao và nguồn vốn phù hợp theo khả năng cân đối ngân sách.
- Hàng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự toán đơn vị đề nghị, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp kinh phí thực hiện Kế hoạch này vào dự toán chi ngân sách tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Tổ chức, tham dự các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm nhằm tuyên truyền các tour, tuyến du lịch và các sản phẩm du lịch của tỉnh Đắk Lắk tại các quốc gia ASEAN, nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Đắk Lắk; phối hợp triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND , ngày 30/8/2016 của HĐND tỉnh về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu việc tổ chức trưng bày hình ảnh gốc ASEAN ở các khu du lịch và một số địa điểm công cộng tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố.
- Lồng ghép xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng để thực hiện công tác tuyên truyền tại cơ sở để người dân được biết về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các công trình thể thao, cơ sở dịch vụ thể thao, trang bị các dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời tại các điểm công cộng.
5. Sở Ngoại vụ
- Chủ trì và phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể, địa phương vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, tài trợ, viện trợ nhân đạo cho các vùng khó khăn.
- Tham mưu cho UBND xây dựng kế hoạch ngoại giao văn hóa, trong đó tập trung việc giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực ASEAN và kết hợp vận động đầu tư, quảng bá du lịch, xúc tiến thương mại cho tỉnh nhà.
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức các sự kiện văn hóa đối ngoại tại tỉnh nhà với các tỉnh có quan hệ kết nghĩa, đối tác của các nước trong khối ASEAN nhằm quảng bá hình ảnh con người Đắk Lắk.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Bám sát định hướng tuyên truyền của Trung ương, của tỉnh, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung tuyên truyền.
- Xây dựng và duy trì Chuyên trang ASEAN trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, cung cấp và phổ biến thông tin tới người dân dưới hình thức tiếng Việt và tiếng Anh gồm: thông tin cơ bản về ASEAN, sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN, các thành viên và đối tác ASEAN; cập nhật tin tức về các hoạt động đang diễn ra của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam; thông tin chuyên đề, bao gồm thỏa thuận, vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân; cung cấp thông tin cập nhật, dưới dạng hỏi đáp nhằm hỗ trợ thắc mắc của người dân liên quan đến cơ hội du lịch, kinh doanh, đầu tư, học tập... nhằm giúp người dân khai thác các lợi ích từ tham gia Cộng đồng ASEAN.
- Tạo đường dẫn liên kết (link) đến Cổng thông tin điện tử tuyên truyền về ASEAN của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao và các Bộ ngành có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền trên các phương tiện chuyên ngành thông tin - truyền thông.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp, nghiên cứu đưa các nội dung giới thiệu về Cộng đồng ASEAN vào chương trình giảng dạy chính khóa, sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
- Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo như: hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực; giao lưu học sinh, sinh viên của tỉnh với các nước trong khu vực ASEAN.
8. Sở Y tế
- Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch, chủ động trong công tác dự báo đối với các dịch bệnh đang lưu hành; tổ chức tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, không để dịch bệnh xảy ra sau lũ lụt; giám sát, phát hiện sớm, bao vây dập tắt kịp thời không thể dịch lớn xảy ra; triển khai tốt công tác tiêm chủng mở rộng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng; huy động nguồn lực, tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật về y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền của HIV/AIDS; kết hợp chặt chẽ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức tốt công tác điều trị cai nghiện ma túy bằng chất thay thế Methadone.
- Tổ chức khám, điều trị tốt cho người nghèo có thẻ BHYT; trẻ em dưới 6 tuổi; các đối tượng chính sách tại các tuyến.
9. Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các cơ hội kinh doanh thông qua tổ chức các hội chợ, hội thảo về thương mại gắn với chủ đề ASEAN và xúc tiến thương mại ở lĩnh vực văn hóa - xã hội, đem lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khi Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế ASEAN và đối tác của ASEAN.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ tỉnh đến cơ sở và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường sự tham gia trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách, pháp luật, hoạt động về bảo vệ môi trường liên quan đến các lĩnh vực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Đắk Lắk.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, xây dựng các chương trình, kế hoạch sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, nhằm góp phần phát triển cộng đồng ASEAN bền vững.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sạch, thân thiện môi trường, công nghệ xử lý chất thải vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các mô hình sản xuất, canh tác khác trên địa bàn tỉnh.
11. Sở Nội vụ
Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hợp tác ASEAN trong khuôn khổ khu vực, đa phương và song phương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hàng năm nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ để tham gia tích cực vào hợp tác trong khu vực.
12. Sở Khoa học - Công nghệ, Công an tỉnh và các sở, ban ngành khác có liên quan khác.
Hàng năm lồng ghép Kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN với thực hiện theo lĩnh vực cơ quan mình phụ trách để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ vào Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg , ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch triển khai và bố trí ngân sách để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, các sở, ban, ngành và các địa phương chủ động kiến nghị, đề xuất gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trên đây là kế hoạch triển khai các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Định kỳ vào ngày 10/12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp).
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 3830/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 61/QĐ-TTg thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 5309/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hành động đến năm 2020 thực hiện Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 4Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2019 thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 993/KH-UBND thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tỉnh Tây Ninh năm 2019
- 1Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 2Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013 về Hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND về Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020
- 7Nghị quyết 05/2016/NQ-HĐND về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 421/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
- 9Quyết định 488/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 5475/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và Nghị quyết 06-NQ/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 12Kế hoạch 3830/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 61/QĐ-TTg thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 13Quyết định 5309/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hành động đến năm 2020 thực hiện Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 14Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 15Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020
- 16Quyết định 2382/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020
- 17Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2019 thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 18Kế hoạch 993/KH-UBND thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tỉnh Tây Ninh năm 2019
Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg về thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 51/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra