Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 22 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

1. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030”;

- Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

- Thông tư số 15/2022/TT-BKHCN ngày 12/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Nghị quyết số 535/NQ-HĐND ngày 14/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 05 năm giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết số 40/2022/NQ-HĐND ngày 29/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030.

2. Căn cứ thực tiễn thực hiện Dự án nâng cao năng suất chất lượng

Thực hiện Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang (Dự án năng suất chất lượng), tỉnh đã tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, quảng bá nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc cải tiến hoạt động, nâng cao năng lực quản lý, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng. Đã hỗ trợ 46 lượt doanh nghiệp xây dựng và áp dụng 37 hệ thống quản lý tiên tiến, 48 công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; 08 lượt doanh nghiệp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm; 15 lượt doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia; 17 lượt doanh nghiệp của tỉnh thực hiện mô hình nâng cao năng suất tổng thể. đã góp phần nâng cao được năng suất lao động của doanh nghiệp. Qua đó, nhận thức của doanh nghiệp dần tiến bộ, quan tâm cải tiến năng suất và chất lượng thông qua đổi mới trong quản lý, sản xuất; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thương hiệu, cải thiện tính cạnh tranh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, áp dụng các giải pháp hữu ích,... góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 30 doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng. Trong đó, ít nhất có 30 hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng được đưa vào áp dụng tại doanh nghiệp; 20 doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; 40 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

b) Tổ chức 10 hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn về năng suất, chất lượng, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng,...; đào tạo được khoảng 20 chuyên gia về năng suất, chất lượng tại các sở, ban, ngành; trường Đại học, cao đẳng và doanh nghiệp.

III. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng tham gia thực hiện

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

2. Đối tượng được hỗ trợ

Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong đó thứ tự ưu tiên như sau:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh;

c) Doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước (đặc biệt là sử dụng nguyên liệu trong tỉnh để tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao);

d) Doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị;

đ) Doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao; tiềm năng xuất khẩu lớn.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng

a) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh, phát triển cộng đồng.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền về năng suất, chất lượng

a) Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp;

b) Triển khai các hình thức thông tin tuyên truyền thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo; thực hiện phóng sự tuyên truyền, quảng bá về các gương điển hình trong hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang; tổ chức học tập, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất và chất lượng tại các doanh nghiệp đã áp dụng các mô hình hay, hiệu quả trong và ngoài tỉnh;

c) Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng, đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.

3. Đào tạo nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng

a) Đào tạo đội ngũ chuyên gia về năng suất và chất lượng của địa phương, có khả năng triển khai thực hiện, đánh giá, kiểm tra hiệu quả việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp;

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất, chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

4. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; tham gia các chương trình đào tạo của quốc tế

a) Áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố;

b) Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

c) Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp;

d) Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

đ) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

5. Quy định về quản lý thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp

a) Nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh;

b) Công tác thông tin, tuyên truyền về năng suất, chất lượng; đào tạo nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng thực hiện theo nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí và nguồn thực hiện

a) Kinh phí: 5.938.700.000 đồng (năm tỷ, chín trăm ba mươi tám triệu, bảy trăm nghìn đồng). Chi tiết xem tại Phụ lục đính kèm.

b) Nguồn thực hiện: Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).

2. Quản lý, sử dụng kinh phí

Việc quản lý và sử dụng kinh phí triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nghị quyết số 40/2022/NQ-HĐND ngày 29/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các văn bản quy định có liên quan.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

Là cơ quan thường trực, đầu mối triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình UBND tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện Kế hoạch này, cụ thể như sau:

a) Xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này;

b) Hướng dẫn doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh lập thủ tục đăng ký, cam kết thực hiện;

c) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và UBND cấp huyện thông tin, tuyên truyền và vận động doanh nghiệp tham gia thực hiện nội dung Kế hoạch;

d) Khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng tại doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng áp dụng phù hợp tại từng doanh nghiệp;

đ) Đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp thực hiện, nội dung, nhiệm vụ cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế triển khai thực hiện Chương trình;

e) Tổ chức phát động phong trào thi đua chuyên đề trong việc khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương, cũng như khen thưởng các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;

g) Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng Xét chọn doanh nghiệp để hỗ trợ; Hội đồng Tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; Hội đồng Đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

h) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trong phạm vi thẩm quyền, chức năng quản lý nhà nước được giao. Định kỳ, trước ngày 15/12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, trên cơ sở dự toán chi tiết của Sở Khoa học và Công nghệ, các văn bản quy định hiện hành và các hồ sơ có liên quan, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.

3. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các ngành có liên quan tổ chức phát động phong trào thi đua chuyên đề trong việc khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương, cũng như khen thưởng các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

4. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các hội, hiệp hội

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp, hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc cử cán bộ có chuyên môn tham gia các Hội đồng tuyển chọn, Hội đồng nghiệm, thu.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ sở, ban, ngành tỉnh, tình hình cụ thể của từng địa phương, lồng ghép nội dung thực hiện Kế hoạch này vào các kế hoạch nhiệm vụ có liên quan; phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, vận động lựa chọn doanh nghiệp của tỉnh tham gia thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Giai đoạn 2023-2025 thực hiện Kế hoạch này và thay thế Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 08/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TT. Tỉnh ủy;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể);
- Trường Đại học Kiên Giang;
- Liên hiệp các Hội KH và KT tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh;
- Hội Nữ doanh nhân tỉnh;
- Hiệp hội Du lịch tỉnh;
- Hiệp hội Vận tải tỉnh;
- Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Các doanh nghiệp nhà nước tỉnh;
- Các doanh nghiệp của tỉnh;
- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- UBND các huyện, thành phố;
- Website Kiên Giang;
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- Chuyên viên nghiên cứu;
- Lưu: VT, nvthanh.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Lưu Trung

 

PHỤ LỤC

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 50/KH-UBND ngày đến 22/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: Đồng.

STT

Tên nhiệm vụ

Số lượng

Đơn giá

Tổng kinh phí

Dự toán kinh phí

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Công tác thông tin, tuyên truyền về năng suất chất lượng

 

 

270.600.000

80.200.000

85.200.000

105.200.000

1.1

Xây dựng chương trình truyền thông về năng suất chất lượng

1

20.000.000

20.000.000

0

0

20.000.000

1.2

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến, tập huấn kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng

6

40.100.000

240.600.000

80.200.000

80.200.000

80.200.000

1.3

Tạo lập, duy trì và khai thác phát triển cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuẩn đối sánh, thực hành tốt về năng suất để phục vụ doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu liên quan khác

2

5.000.000

10.000.000

0

5.000.000

5.000.000

2

Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

 

 

 

 

 

 

2.1

Biên soạn tài liệu phục vụ công tác đào tạo, tập huấn về nâng cao năng suất chất lượng

1

20.000.000

20.000.000

0

20.000.000

0

2.2

Đào tạo đội ngũ chuyên gia năng suất chất lượng, giảng viên năng suất chất lượng, cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng; mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

 

 

294.600.000

15.000.000

209.640.000

69.960.000

-

Đào tạo công chức, đội ngữ quản lý tại các cơ quan kiến thức về tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng, phương pháp triển khai các hoạt động về năng suất và chất lượng của địa phương

3

15.000.000

45.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

-

Tổ chức các khóa Đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng (Theo chương trình chuẩn của Tổ chức Năng suất Châu Á - APO) cho công chức, đội ngũ quản lý tại địa phương, giảng viên trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp

1

158.000.000

158.000.000

0

158.000.000

0

-

Đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

10

9.160.000

91.600.000

0

36.640.000

54.960.000

2.3

Thuê chuyên gia, giảng viên trong nước tham gia các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định

2

40.000.000

80.000.000

0

40.000.000

40.000.000

3

Công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình năng suất chất lượng

 

 

773.500.000

126.180.000

223.845.000

423.475.000

3.1

Chi tuyển chọn các nhiệm vụ của Chương trình Năng suất chất lượng; kiểm tra, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ của Chương trình Năng suất chất lượng; tổ chức hội thảo khoa học

 

 

501.490.000

93.180.000

190.845.000

217.465.000

-

Chi tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ

6

41.355.000

248.130.000

82.710.000

82.710.000

82.710.000

-

Chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ khoa học và công nghệ

6

5.235.000

31.410.000

10.470.000

10.470.000

10.470.000

-

Kiểm tra việc thực hiện Chương trình Năng suất chất lượng tại doanh nghiệp

 

 

60.000.000

0

30.000.000

30.000.000

-

Chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ

6

22.555.000

135.330.000

0

67.665.000

67.665.000

-

Tổ chức các hội thảo khoa học

1

26.620.000

26.620.000

0

0

26.620.000

3.2

Các nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất địa phương và doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; các nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng

1

150.000.000

150.000.000

0

0

150.000.000

3.3

Công tác phí; tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình Năng suất chất lượng

 

 

104.010.000

27.000.000

27.000.000

50.010.000

-

Tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn, học tập kinh nghiệm

 

 

81.000.000

27.000.000

27.000.000

27.000.000

-

Tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình Năng suất chất lượng

1

23.010.000

23.010.000

0

0

23.010.000

3.4

Chi văn phòng phẩm, thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, nước, thông tin liên lạc) phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Chương trình Năng suất chất lượng

 

 

18.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

4

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh từ năm 2023

30

150.000.000

4.500.000.000

278.620.000

1.881.380.000

2.340.000.000

TỔNG CỘNG

 

 

5.938.700.000

500.000.000

2.460.065.000

2.978.635.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025

  • Số hiệu: 50/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 22/02/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Nguyễn Lưu Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/02/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản