Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4787/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 18 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO SẢN XUẤT, LƯU THÔNG, CUNG ỨNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ- CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ Ban hành Quy định tạm thời “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”;

Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”;

Căn cứ Quyết định số 1994/QĐ- BCĐ ngày 06/8/2021 của Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Thọ;

Căn cứ Quyết định số 2221/QĐ-TTCH ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh-Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên của Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Thọ;

Theo đề nghị của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Đảm bảo sản xuất, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đảm bảo sản xuất, lưu thông vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường, phục vụ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, nhằm khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

2. Yêu cầu

- Có sự phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, các tổ chức hội, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Các doanh nghiệp, cơ sở SXKD hàng hóa thiết yếu đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu.

- Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến theo từng cấp độ dịch, các doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, kinh doanh và đảm bảo cung ứng hàng hóa theo sự điều phối của các cơ quan chức năng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.

II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGUỒN CUNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU PHỤC VỤ TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Tình hình nguồn cung hàng hóa

- Nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh: 1.481.884 người.

- Năng lực cụ thể:

Các doanh nghiệp bình ổn thị trường chiếm 10%- 20% thị phần.

Các thương nhân chợ đầu mối, chợ truyền thống (các mặt hàng rau, củ quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản) chiếm 60%-70% thị phần.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác chiếm 30%- 40% thị phần.

- Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong trường hợp cần điều chuyển và huy động các nguồn lực đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng công tác phòng chống dịch.

2. Hệ thống phân phối cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh

- Tổng số trên địa bàn tỉnh hiện có:

Hệ thống chợ truyền thống là; 197 chợ, Trong đó có 3 chợ hàng 1, 13 chợ hạng 2 và 181 chợ hạng 3.

Các siêu thị kinh doanh hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm: 13 siêu thị.

Hệ thống cửa hàng tiện ích: 200 cửa hàng tiện ích ( quy mô nhỏ như siêu thị mini).

Ngoài ra còn có trên 10.000 cửa hàng tạp hoá kinh doanh hàng hóa thiết yếu và các cửa hàng kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.

III. PHÂN CẤP ĐỘ DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Áp dụng xây dựng phương án theo các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch của Bộ Y tế hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021)

1. Cấp 1: Nguy cơ thấp ( bình thường mới) tương ứng với màu xanh:

Đối với cấp 1 thì việc cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong khu vực khoanh vùng cách ly y tế (phong tỏa) do chính quyền địa phương của các xã, phường, thị trấn và UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm trên cơ sở với phương án đảm bảo 4 tại chỗ.

2. Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng

Việc cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong khu vực khoanh vùng cách ly y tế (phong tỏa) do chính quyền địa phương của các xã, phường, thị trấn và UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm trên cơ sở với phương án đảm bảo “4 tại chỗ”, nếu vượt quá khả năng thì đề nghị Ban chỉ đạo Phòng chống dịch hỗ trợ, điều tiết hàng hóa.

2. Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam

Việc cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong khu vực khoanh vùng cách ly y tế (phong tỏa) do chính quyền địa phương của các xã, phường, thị trấn và UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm trên cơ sở với phương án đảm bảo 4 tại chỗ, nếu vượt quá khả năng thì đề nghị Ban chỉ đạo Phòng chống dịch hỗ trợ, điều tiết hàng hóa.

4. Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ

Đối với cấp 4 thì việc cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong khu cách ly y tế (phong tỏa) ngoài việc đảm bảo nguồn cũng theo phương châm 4 tại chỗ sẽ có sự hỗ trợ tích cực từ Ban chỉ đạo tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể.

IV. NỘI DUNG:

1. Khai thác, dự trữ và cung ứng hàng hóa thiết yếu

a) Đối với nhóm hàng lương thực

- Nhu cầu 1 tháng: Với nhu cầu tiêu thụ gạo bình quân 1 người/tháng là 12 kg, dân số toàn tỉnh là 1.481.884 người, số lượng gạo cần là 17.782.608 kg (nhu cầu toàn tỉnh). Sản lượng thóc gạo dự trữ trong dân và sản xuất tại địa phương có thể đáp ứng 20.233.000 kg/tháng, ngoài ra nếu khan hiếm cục bộ có thể khai thác nguồn cung cấp từ các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và các địa phương lân cận như: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định....

- Các doanh nghiệp được giao khai thác, dự trữ nguồn hàng gồm: Công ty TNHH Thái Hưng (hệ thống Siêu thị Aloha); Công ty Cổ phần EB Hải Phòng tại Phú Thọ (Siêu thị EB Việt Trì); Chi nhánh Việt Trì Công ty CP Dịch vụ Thương mại tổng hợp Vincommerce (Hệ thống Siêu thị Vinmart và chuỗi cửa hàng vinmart ); Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Phú Hưng (Siêu thị Phú Hưng); Chi nhánh Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh tại Việt Trì (Hệ thống siêu thị Co.opmart); Công ty CP Vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, các HTX dịch vụ Nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh…

b) Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống

* Nhóm thịt gia súc, gia cầm và thủy sản

- Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, gà, thủy hải sản của tỉnh: 6.535.108 kg/tháng, tiêu thụ trứng: 22.228.260 quả/tháng.

- Sản lượng tại địa phương có thể đáp ứng khoảng: 17.502.000 kg/tháng (trong đó thịt lợn: 10.961.000 kg/tháng, thịt gia cầm: 3.205.000 kg/tháng, thủy sản: 3.336.000 kg/tháng), trứng: 35.833.333 quả/tháng, ngoài ra còn cung cấp cấp các loại gia cầm, thủy sản như gà, cá cho thị trường.

- Khi nhu cầu tăng, khan hiếm cục bộ có thể khai thác các mặt hàng trên khoảng 1.000 tấn, từ các tỉnh, thành không có dịch và giao cho một số siêu thị trên địa bàn cung ứng.

* Nhóm rau xanh các loại:

- Nhu cầu tiêu thụ rau của 1 người cần 9,6kg/tháng, tổng nhu cầu rau xanh là 14.226.086 kg/tháng. Sản lượng tại chỗ có thể đáp ứng khoảng: 19.333.000 kg/tháng, từ nguồn trồng trong dân cư sẵn có và một số đầu mối như: HTX rau an toàn Tân Đức, HTX Nông nghiệp Trường Thịnh, HTX rau an toàn Tứ Xã, Công ty cổ phần OMEGA Phú Thọ, HTX rau an toàn Tu Vũ, Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Biển xanh, HTX rau Đỗ Xuyên, …

- Khi có nhu cầu tăng và khan hiếm cục bộ có thể khai thác từ các tỉnh thành lân cận.

(Chi tiết danh sách các cơ sở, đơn vị sản xuất các nhóm hàng về lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh chi tiết theo địa bàn có quy mô được thể hiện phụ lục kèm theo).

c) Đối với nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng

* Về nhu cầu:

- Thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, nước mắm, bột canh, mỳ chính, mỳ tôm; lương khô, dầu ăn, muối Iốt ước khoảng 4.000 tấn/1 tháng.

- Nước đóng chai nhu cầu tiêu dùng 1 tháng: 88.913.040 lít; Giấy vệ sinh nhu cầu tiêu thụ: 3.156.413 cuộn.

Hiện nay nguồn đã có sẵn tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh là 3.000 tấn, các sản phẩm này hoàn toàn phải nhập từ các cơ sở chế biến trong nước, do vậy khi có nhu cầu sẽ phải nhập thêm khoảng 1.000 tấn từ các địa phương, hoặc các cơ sở sản xuất, chế biến trong nước.

- Các mặt hàng này giao cho các đơn vị, nhà phân phối khai thác, dự trữ: Công ty TNHH Vạn Liên,Công ty TNHH Thái Hưng (Siêu thị Aloha mall); Chi nhánh Công ty Cổ phần EB Hải Phòng tại Phú Thọ ( Siêu thị BigC Việt Trì); Chi nhánh Việt Trì Công ty CP Dịch vụ Thương mại tổng hợp Vincommerce ( Siêu thị Vimart, Siêu thị Vimart; vimart ); Siêu thị co.opmart Việt Trì; Siêu thị Phú Cường, Siêu thị Phú Hưng …

* Các mặt hàng khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, chăn, màn

- Nhu cầu tiêu thụ khẩu trang kháng khuẩn 1 tháng là: 8.891.304 chiếc; nước sát khuẩn là 311.196 lít.

- Nhu cầu sử dụng: từ 500 – 1.000 bộ (gồm đệm, chăn, gối, màn) chủ yếu phục vụ bổ sung cho các khu vực cách ly tập trung, mới được thiết lập.

- Nguồn cung ứng: Tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng dược và các chợ trung tâm các huyện, thị xã, thành phố đủ cung ứng các sản phẩm phục vụ khi có nhu cầu trong vòng 1 tháng.

d) Đối với nhóm hàng xăng dầu, điện

- Xăng dầu: Nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 tháng là 28.000 m3. Nguồn hàng xăng, dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân được 03 doanh nghiệp đầu mối và phân phối có kế hoạch dự trữ khoảng 31.000 m3 xăng dầu các loại bao gồm: Công ty xăng dầu Phú Thọ, Công ty TNHH Hải Linh, Công ty CP xăng dầu dầu khí Phú Thọ và 250 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đảm bảo duy trì trong vòng 1 tháng khi thực hiện khoanh vùng, cách ly.

Trường hợp cần thiết dự trữ thêm khoảng: 5.000 m3, khai thác từ các doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối cung ứng kịp thời.

- Điện, nước: Công ty Điện lực Phú Thọ, Công ty CP cấp nước Phú Thọ cung ứng bảo đảm đủ điện, nước cho phòng chống dịch và cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

đ. Nhóm hàng chất đốt: Than, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Tổng nhu cầu tiêu dùng 1 tháng khoảng 800 tấn khí LPG, 150 tấn than.

Đối với mặt hàngkhí LPG: Tổng sản lượng dự trữ khoảng 900 tấn, do các đơn vị kinh doanh trên địa bàn đảm nhiệm, trong đó có 03 trạm triết nạp và 13 tổng đại lý dự trữ khoảng trên 400 tấn, còn lại tại hệ thống trên 500 cửa hàng kinh doanh khí LPG trên địa bàn tỉnh dự trữ tại các điểm bán với khoảng trên 500 tấn.

Mặt hàng này giao cho các doanh nghiệp: Công ty CP Gas Phú Thọ; Công ty xăng dầu Phú Thọ; Công ty CP kinh doanh khí Miền Bắc Chi nhánh Phú Thọ…

Than: Tổng sản lượng dự trữ khoảng trên 200 tấn chủ yếu do Công ty kinh doanh Than Tây Bắc.

e. Nhóm hàng hóa vật tư nông nghiệp duy trì cho sản xuất nông nghiệp

Cung cấp vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi nhằm duy trì phát triển sản xuất- kinh doanh đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm, nông sản phục cho công tác cung ứng trên địa bàn tỉnh như: Công ty CP Supe phốt phát & Hóa chất Lâm Thao, Công ty CP Đầu tư Tiến Đông, Công ty TNHH Tân Tiến… (cung cấp phân bón); Công ty CP Phát triển thực vật Đông Nam Á, Công ty TNHH Dịch vụ & Thương mại Vinh Sơn, Công ty TNHH Trác Ngọc…( Cung cấp thuốc bảo vệ thực vật), Công ty TNHH Minh Hiếu Hưng Yên, Công ty Dinh dưỡng Hồng Hà…( cung cấp thức ăn chăn nuôi).

2. Dự báo tình hình về giá cả các loại hàng hóa

- Đối với hiện nay: nguồn cung hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm) trên thị trường vẫn ổn định (thịt gia súc, gia cầm, rau xanh), do tại Phú Thọ thời tiết thuận lợi nên thúc đẩy hoạt động chăn nuôi, sản xuất nông sản của nhân dân, bên cạnh đó do dịch bệnh khách du lịch đến Phú Thọ đã giảm đến 70-80% so cùng kỳ năm trước và so với tháng trước tết Nguyên đán, đã làm giảm sức mua và tác động đến giảm giá nhóm hàng này.

- Dự báo khi có dịch: Sản lượng tiêu dùng và giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ có xu hướng tăng khi có trường hợp lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh mà phải thực hiện giãn cách xã hội (vì tâm lý người dân lo sợ lây lan dịch bệnh sẽ mua tích lũy hàng hóa). Do vậy có thể sẽ gây nên tình trạng khan hàng, tăng giá cục bộ.

3. Đảm bảo lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu

- Ngoài việc chủ động thực hiện phương châm 4 tại chỗ tại địa phương, cần tăng cường thông tin, truyền thông về khả năng cung ứng hàng hóa để người dân yên tâm không tích trữ và hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.

- Các doanh nghiệp tổ chức thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, cam kết đảm bảo lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, trong tình hình dịch theo cấp độ được UBND tỉnh công bố và tình hình thực tế của các huyện, thị xã, thành phố để áp dụng các phương án, cụ thể như sau:

3.1. Cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các khu dân cư

3.1.1. Cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các huyện bằng các chuyến hàng lưu động của doanh nghiệp

- Hệ thống các siêu thị Aloha, Coomart, Vinmart, EB Việt Trì, Phú Hưng bố trí xe bán hàng lưu động, đảm bảo nguồn hàng, tổ chức thu tiền của dân theo đúng hóa đơn, bảng giá quy định của siêu thị.

- Xe vận chuyển, phân phối đến trung tâm tập kết chung chuyển của các huyện thành thị (theo địa điểm do sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND các huyện, thành, thị bố trí) sẽ do các đơn vị Logictics gồm Bưu điện tỉnh Phú Thọ, Viettel Pots, các doanh nghiệp vận tải… đảm nhận.

- Địa điểm dự kiến triển khai: Các huyện khi có dịch bệnh thực hiện việc giãn cách, hoặc khoanh vùng cách ly y tế.

3.1.2. Tổ chức tập kết hàng hóa và bán hàng bình ổn thị trường tại các điểm tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức tập kết hàng hóa: Các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa được ưu tiên bố trí tại khu vực sân vận động, khu đất trống, khu đất đấu giá, khu đất trống trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trung tâm thể thao, sân bến xe khách, nhà văn hóa khu trên địa bàn các huyện (chi tiết được thể hiện tại kế hoạch cụ thể của từng địa phương).

- Thiết lập các điểm bán hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường tại các trung tâm các xã, phương, thị trấn cho người dân đến trực tiếp mua hàng.

- Đơn vị cung cấp: Siêu thị Aloha, Co.opmart, Vinmart, EB Việt Trì, Phú Hưng.

- Lực lượng vận chuyển: xe vận tải của Bưu điện tỉnh Phú Thọ (15 xe và 350 Shipper); Viettel Post (15 xe và 300 Shipper) và huy động một số doanh nghiệp chuyển phát và vận tải trên địa bàn tỉnh.

- Lực lượng bán hàng và cung ứng: Huy động lực lượng các doanh nghiệp bán lẻ, các tổ Covid cộng đồng, hội viên hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ tự vệ tại địa phương; các Shipper của doanh nghiệp chuyển phát, đoàn viên thanh niên tại các huyện, thành, thị; khi cần thiết có thể huy động lực lượng dân quân, tự vệ và bộ đội các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh.

3.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp trực tiếp liên hệ với nhà phân phối, hệ thống siêu thị Aloha, Coomart, Vinmart, EB Việt Trì, Phú Hưng đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.3 Cung ứng hàng hóa tại các chợ truyền thống

Đối với các chợ đầu mối và chợ bán lẻ tại các khu vực trong diện bị phong tỏa, nếu hoạt động thì đơn vị quản lý chợ, hộ kinh doanh, người bán hàng, người lao động và khách hàng vào chợ phải thực hiện, đảm bảo quy định phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế kèm theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021.

3.4. Cung ứng hàng hóa bằng hình thức “đặt hàng trực tuyến”

Khuyến khích người dân tăng cường công tác mua hàng trực tuyến bằng số điện thoại online hoặc các app của siêu thị trên điện thoại.

Riêng đối với các khu vực phong tỏa: Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện, xã tùy theo tình hình thực tế tại địa phương chủ động sắp xếp bố trí nhận đơn hàng của các người dân theo các hình thức khác nhau như: online, google form, giấy…. để bố trí lực lượng ra điểm bưu cục mua và nhận hàng thay thế người dân.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tùy theo tình hình thực tế công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan Trung ương. UBND tỉnh sẽ cân đối, bố trí nguồn lực phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch khi trên địa bàn tỉnh thực hiện phòng dịch ở các cấp độ.

2. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan và UBND các huyện thành thị tổng hợp đề xuất kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện hỗ trợ theo đúng quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở kế hoạch này, yêu cầu các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thành, thị căn cứ chức năng nhiệm vụ và các quy định có liên quan chủ động xây dựng phương án của đơn vị và địa phương mình tương ứng với từng cấp độ cụ thể. Trong đó, tập trung một số nội dung sau:

1. Sở Tài chính

- Phối hợp với Cục Quản lý Thị trường, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về giá (Theo Luật Giá) đối với đảm bảo hàng hóa và các nhu yếu phẩm thiết yếu không tăng giá trong thời gian dịch bệnh xảy ra.

- Đề xuất cơ chế, giải pháp đảm bảo nguồn lực cho phòng chống dịch, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa thiết yếu, huy động hàng hóa (trưng mua) khi cần thiết đặc biệt trong trường hợp dịch bệnh xảy ra diện rộng.

- Nghiên cứu tham mưu đề xuất UBND tỉnh các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, các doanh nghiệp về các chính sách an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ và của UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh & Xã hội có giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo phục hồi sản xuất- kinh doanh.

2. Sở Công Thương

- Chỉ đạo công tác đảm bảo hàng hóa, nguyên liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan động viên các doanh nghiệp tham gia bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất- kinh doanh. Chủ động nắm bắt tình hình, dự báo nhu cầu thị trường, đảm bảo công tác phân phối, lưu thông, dự trữ hàng hóa, ổn định thị trường, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên liệu như xăng dầu, gas và điện đảm bảo cho công tác phòng chống dịch.

- Theo dõi sát diễn biến tình hình lưu thông hàng hóa trong nước, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hóa nông sản, thông tin cho các địa phương trong nước biết để điều hành xuất khẩu hàng hóa đặc biệt là hàng hóa nông sản sản xuất trong tỉnh.

- Thực hiện kết nối doanh nghiệp sản xuất cung ứng hàng hóa trên địa bàn với siêu thị, cửa hàng tiện ích để giải quyết tình trạng thiếu hàng hóa do ảnh hưởng nguồn cung và giao thông từ bên ngoài tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì, khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

- Phối hợp với Cục QLTT tỉnh, các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống đầu cơ găm hàng, tăng giá trục lợi và các hành vi gian lận thương mại.

- Báo cáo Bộ Công Thương chỉ đạo một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, một số địa phương trong nước chưa có dịch hỗ trợ cung ứng sản phẩm hàng hóa cho Phú Thọ khi cần thiết.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ động điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất nông nghiệp để tránh thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới. Chỉ đạo các đơn vị chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn và có nguồn cung ổn định tham gia phân phối hoặc cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp bình ổn thị trường của tỉnh; định hướng, giới thiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết trong quá trình đầu tư, phát triển sản xuất-kinh doanh, tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng thời tiết thuận lợi, tăng cường hoạt động sản xuất nông sản, chăn nuôi gia súc gia cầm. Chú ý phòng tránh dịch cho đàn gia súc gia cầm. Mỗi địa phương giao cho một đơn vị làm đầu mối để tổng hợp danh sách các đơn vị cung ứng sản phẩm nông sản (lương thực, thực phẩm, rau củ quả) để khi có nhu cầu tiện liên hệ trực tiếp.

- Chủ động tìm kiếm nguồn tiêu thụ các nông sản đến thời kỳ thu hoạch, nhất là tại các vùng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp trọng điểm và phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, các địa phương đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi, thông suốt cho vận chuyển, tiêu thụ nông sản.

- Thường xuyên tổng hợp cung cấp số liệu thực tế về tình hình sản xuất nông sản, thực phẩm trên địa bàn cung cấp cho Sở Công Thương để tổng hợp tính toán nhu cầu bình ổn thị trường khi cần thiết.

4. Sở Giao thông Vận tải

- Rà soát hướng dẫn, kế hoạch hoạt động giao thông, vận tải liên tỉnh, lưu thông hàng hóa, đảm bảo liên tục chuỗi cung ứng sản xuất, … thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

- Hướng dẫn hoạt động vận tải vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa duy trì công tác vận chuyển, phân phối nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu, nguyên vật liệu sản xuất... phân phối hàng hoá bình ổn thị trường, hàng hóa thiết yếu đến các điểm bán hàng, để cung ứng cho người dân.

- Triển khai phương án giao thông phù hợp, phương án huy động các phương tiện vận chuyển công cộng tham gia vận chuyển hàng hóa trong giai đoạn khẩn cấp.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Y tế các tỉnh, thành, xây dựng, triển khai các phương án tổ chức giao thông phù hợp, đảm bảo lưu thông các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến đến các điểm dự trữ, tránh ùn ứ, đảm bảo công tác phòng chống dịch.

- Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan cấp giấy đi đường cho người dân, doanh nghiệp trong điều kiện giãn cách xã hội khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.

5. Sở Y tế

- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, phương tiện kịp thời để triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo các cấp độ; phân bổ và quản lý việc sử dụng kinh phí chống dịch theo đúng quy định.

- Xây dựng phương án tiếp nhận viện trợ, tài trợ về thuốc, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị từ Trung ương và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ.

- Đầu mối chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch tại các địa phương; chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn triển khai công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch theo từng tình huống; hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị triển khai công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Hỗ trợ sớm tiêm Vacxin phòng Covid-19 cho đối tượng là các cán bộ, người lao động trong các đơn vị cung ứng mặt hàng thiết yếu, giao nhận, vận chuyển.

- Cung cấp cho Sở Công Thương danh sách các đơn vị cung ứng các sản phẩm vật tư y tế (khẩu trang y tế, nước rửa tay y tế…) để thông báo rộng rãi cho nhân dân, các cơ quan khi có nhu cầu tiêu dùng.

- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải triển khai các phương án kiểm soát phương tiện, hàng hóa, tài xế ra vào tỉnh, đảm bảo công tác phòng chống, dịch, lưu thông hàng hóa.

6. Sở Kế hoạch & Đầu tư

Chủ trì xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp; chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

7. Sở Lao động- Thương binh & Xã hội

Chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động; đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.

8. Công an tỉnh

- Chủ trì tổ chức các lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại các địa bàn, khu vực cách ly y tế; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh các loại tội phạm, đặc biệt là chống lại các lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch Covid-19; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, hỗ trợ phương tiện vận tải chở hàng hóa thiết yếu lưu thông trên đường đảm bảo an toàn, tiện lợi đến tận khu vực bị phong tỏa. Phối hợp với Ban chỉ đạo 389 của tỉnh, Cục Quản lý Thị trường Phú Thọ, UBND các huyện và các đơn vị liên quan tăng công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (nếu có vi phạm) đối với các cơ sở dịch vụ bán hàng; đảm bảo hàng hóa và các nhu yếu phẩm thiết yếu không tăng giá trong thời gian dịch bệnh xảy ra.

- Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan tổ chức cấp giấy đi đường cho người dân, doanh nghiệp trong điều kiện giãn cách xã hội khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.

9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, phương tiện, lực lượng phối hợp với các ngành kịp thời để triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo các cấp độ; phân bổ và quản lý việc sử dụng kinh phí chống dịch theo đúng quy định. Hỗ trợ con người, phương tiện tham gia vận chuyển cung ứng hàng hóa thiết yếu khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh.

10. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài PTTH tỉnh

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch; Hướng dẫn tuyên truyền các tổ chức, cá nhân sử dụng các ứng dụng khai báo y tế điện tử.

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nâng cao nhận thức của người dân trong tình hình mới. Cung cấp thông tin nhanh, chính xác về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch, các khu vực bị phong tỏa hoặc khu vực có ổ dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng… để người dân được biết và chủ động thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp, bảo đảm lưu thông và cung ứng hàng hóa.

11. Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ

- Chỉ đạo các đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; găm hàng, tăng giá; tung tin thất thiệt để tăng giá trục lợi…

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, các sở, ngành, Ban chỉ đạo 389 của tỉnh, UBND các huyện. thành, thị nắm bắt tình hình thị trường, đề xuất kiến nghị hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn bị cách ly.

12. Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú Thọ

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh có cơ chế, giải pháp hỗ trợ việc giảm lãi suất vay vốn, cơ cấu lại các khoản nợ cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong tình hình dịch bệnh xảy ra; hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vay vốn mức lãi suất ưu đãi để dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Thúc đẩy mạnh mẽ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, không tiếp xúc trực tiếp.

13. Ban quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp trong các khu Công nghiệp và các Cụm Công nghiệp (Bạch Hạc, Đồng Lạng) xây dựng phương án tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của công nhân trong khu công nghiệp khi thực hiện việc khoanh vùng cách ly y tế hay thực hiện giãn cách xã hội để ổn định sản xuất kinh doanh.

Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất theo phương án 3 tại chỗ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp phải khoanh vùng cách ly y tế đảm bảo không đứt gẫy chuỗi sản xuất.

14. UBND các huyện, thành, thị

- Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo sản xuất, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường để “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn theo các cấp độ từ khu dân cư, đến xã, huyện (với phương châm 4 tại chỗ), chỉ đạo bộ máy theo thẩm quyền chủ động xây dựng phương án cụ thể, tổ chức cung ứng hàng hóa cho người dân phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đủ hậu cần hàng hóa lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để phục vụ người dân trên địa bàn. Phân công trách nhiệm, đơn vị đầu mối triển khai thực hiện hiệu quả, khả thi, đảm bảo kiểm soát dịch Covid-19. Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.

- Chỉ đạo đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm chắc tình hình dịch bệnh, tình hình thị trường, nhu cầu của người dân có phương án đảm bảo nguồn hàng hóa, tổ chức bán hàng. Có phương án bố trí về con người, phương tiện để sẵn sàng vận chuyển hàng hóa phục vụ người dân khi trên địa bàn có khu vực thực hiện cách ly y tế về dịch bệnh, thông tin kịp thời với tiểu ban hậu cần của Ban chỉ đạo tỉnh để phối hợp điều phối.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn chủ động nắm bắt tình hình nguồn cung và sản lượng sản xuất hàng hóa đặc biệt là hàng hóa nông sản, thực phẩm kịp thời báo cáo UBND huyện, thành, thị Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan kết nối tiêu thụ hàng hóa khi có nhu cầu.

- Chỉ đạo các chốt kiểm soát dịch bệnh, các địa phương triển khai thực hiện linh hoạt tạo điều kiện cho các phương tiện, doanh nghiệp sau khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch covid-19 được ra vào địa phương để được cung ứng, thu mua hàng hóa.

- Chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; đảm bảo phương châm “ 4 tại chỗ”;

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra đến cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.

15. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, các hội, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội tỉnh

- Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh… phát huy tinh thần sáng tạo của nhân dân trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép.

- Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.

- Phối hợp ban chỉ đạo huy động lực lượng để đưa hàng hóa thiết yếu đến các điểm bán hàng và cung ứng cho khu công nghiệp và người dân khi có diễn biến phức tạp theo các cấp độ dịch.

- Vận động các doanh nghiệp, các hảo tâm tham gia ủng hộ kinh phí, vật chất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 để triển khai các mô hình sáng tạo kịp thời hỗ trợ người dân như: Siêu thị, phiên chợ 0 đồng…

16. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

- Tổ chức tốt hoạt động sản xuất- kinh doanh, có kế hoạch điều tiết, luân chuyển hàng hóa kịp thời tại các điểm bán hàng để phục vụ nhân dân; trong trường hợp cần thiết xây dựng phương án điều tiết lượng hàng hóa bán ra đối với từng người để đảm bảo phục vụ được nhiều người tiêu dùng nhất, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá tại các điểm bán.

- Công ty điện lực Phú Thọ, Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ điều chỉnh, bổ sung xây dựng phương án đảm bảo cung cấp nguồn điện, nước trong điều kiện phòng chống dịch, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện, nước phục vụ sản xuất-kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Sẵn sàng phối hợp với tiểu ban hậu cần phòng chống dịch Covid -19 tỉnh điều tiết nguồn hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh khi dịch bệnh xảy ra, đặc biệt khi có dịch xảy ra trên diện rộng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là Kế hoạch đảm bảo sản xuất, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kế hoạch có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- VPCP, BCĐ QG PCD; (để b/c)
- TTTU, TT HĐND tỉnh; (để b/c)
- CT, các PCT UBND tỉnh; (để b/c)
- UB MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, TH1, VX3, KT4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hải

 

PHỤ LỤC 1.

NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

STT

Khu vực (địa bàn các huyện, thành, thị)

Tổng số nhân khẩu

Dự kiến nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính cho 30 ngày

Gạo tẻ
(kg)

Thịt lợn
(kg)

Thịt gà
(kg)

Trứng
(quả)

Thủy hải sản
(kg)

Thực phẩm chế biến
(kg)

Rau củ
(kg)

Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc: Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô… (gói)

Muối ăn
(kg)

Dầu ăn
(lít)

Nước đóng chai (lít)

Khẩu trang kháng khuẩn (chiếc)

Nước sát khuẩn (lít)

Giấy vệ sinh (cuộn)

1

Thành phố Việt Trì

217.085

2.605.020

293.065

325.628

3.256.275

338.653

293.065

2.084.016

13.025.100

32.563

195.377

13.025.100

1.302.510

45.588

462.391

2

Thị xã Phú Thọ

71.175

854.100

96.086

106.763

1.067.625

111.033

96.086

683.280

4.270.500

10.676

64.058

4.270.500

427.050

14.947

151.603

3

huyện Phù Ninh

112.270

1.347.240

151.565

168.405

1.684.050

175.141

151.565

1.077.792

6.736.200

16.841

101.043

6.736.200

673.620

23.577

239.135

4

huyện Lâm Thao

108.640

1.303.680

146.664

162.960

1.629.600

169.478

146.664

1.042.944

6.518.400

16.296

97.776

6.518.400

651.840

22.814

231.403

5

huyện Tam Nông

89.746

1.076.952

121.157

134.619

1.346.190

140.004

121.157

861.562

5.384.760

13.462

80.771

5.384.760

538.476

18.847

191.159

6

huyện Cẩm Khê

140.004

1.680.048

189.005

210.006

2.100.060

218.406

189.005

1.344.038

8.400.240

21.001

126.004

8.400.240

840.024

29.401

298.209

7

huyện Yên Lập

94.451

1.133.412

127.509

141.677

1.416.765

147.344

127.509

906.730

5.667.060

14.168

85.006

5.667.060

566.706

19.835

201.181

8

huyện Thanh Sơn

135.918

1.631.016

183.489

203.877

2.038.770

212.032

183.489

1.304.813

8.155.080

20.388

122.326

8.155.080

815.508

28.543

289.505

9

huyện Tân Sơn

87.045

1.044.540

117.511

130.568

1.305.675

135.790

117.511

835.632

5.222.700

13.057

78.341

5.222.700

522.270

18.279

185.406

10

huyện Đoan Hùng

116.538

1.398.456

157.326

174.807

1.748.070

181.799

157.326

1.118.765

6.992.280

17.481

104.884

6.992.280

699.228

24.473

248.226

11

huyện Hạ Hòa

105.735

1.268.820

142.742

158.603

1.586.025

164.947

142.742

1.015.056

6.344.100

15.860

95.162

6.344.100

634.410

22.204

225.216

12

huyện Thanh Thủy

86.205

1.034.460

116.377

129.308

1.293.075

134.480

116.377

827.568

5.172.300

12.931

77.585

5.172.300

517.230

18.103

183.617

13

huyện Thanh Ba

117.072

1.404.864

158.047

175.608

1.756.080

182.632

158.047

1.123.891

7.024.320

17.561

105.365

7.024.320

702.432

24.585

249.363

 

Tổng

1.481.884

17.782.608

2.000.543

2.222.826

22.228.260

2.311.739

2.000.543

14.226.086

88.913.040

222.283

1.333.696

88.913.040

8.891.304

311.196

3.156.413

Trong đó theo định mức: Gạo 12 kg/người/30 ngày; thịt lợn 1,35 kg/người/30 ngày; thịt gà 1,5kg/người/30 ngày; trứng 15 quả/người/30 ngày; Thủy hải sản 1,56 kg/người/30 ngày; thực phẩm chế biến 1,35 kg/người/30 ngày; rau củ 9,6 kg/người/30 ngày; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô ...) 60 gói/người/30 ngày; muối ăn 0,15 kg/người/30 ngày; Dầu ăn 0,9lit/người/30 ngày; nước đóng chai 60 lit/người/30 ngày; Khẩu trang kháng khuẩn 6 chiếc/người/30 ngày; nước sát khuẩn 0,21 lit/người/30 ngày; Giấy vệ sinh 3,13 cuộn/người/30 ngày

 

PHỤ LỤC 2.

NGUỒN HÀNG CUNG ỨNG PHỤC VỤ NHU CẦU NGƯỜI DÂN

STT

Nhóm mặt hàng

ĐVT

Nhu cầu thiết yếu

Dự tính khả năng cung ứng theo tính toán (30 ngày)

Bình quân 1 ngày

30 ngày

Đơn giá (đồng)

Thành tiền

DN bình ổn thị trường

Thương nhân các chợ

Doanh nghiệp khác

Khối lượng

Thành tiền (đồng)

Khối lượng

Khối lượng

1

Gạo tẻ

kg

592.754

17.782.608

14.000

248.956.512.000

1.778.261

24.895.651.200

10.669.565

5.334.782

2

Thịt lợn

kg

66.685

2.000.543

120.000

240.065.208.000

200.054

24.006.520.800

1.200.326

600.163

3

Thịt gà

kg

74.094

2.222.826

80.000

177.826.080.000

222.283

17.782.608.000

1.333.696

666.848

4

Trứng

quả

740.942

22.228.260

3.000

66.684.780.000

2.222.826

6.668.478.000

13.336.956

6.668.478

5

Thủy hải sản

kg

77.058

2.311.739

80.000

184.939.123.200

231.174

18.493.912.320

1.387.043

693.522

6

Thực phẩm chế biến (thịt hộp)

kg

66.685

2.000.543

74.000

148.040.211.600

200.054

14.804.021.160

1.200.326

600.163

7

Rau củ

kg

474.203

14.226.086

15.000

213.391.296.000

1.422.609

21.339.129.600

8.535.652

4.267.826

8

Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…)

gói

2.963.768

88.913.040

4.000

355.652.160.000

8.891.304

35.565.216.000

53.347.824

26.673.912

9

Muối ăn

kg

7.409

222.283

21.000

4.667.934.600

22.228

466.793.460

133.370

66.685

10

Dầu ăn

lít

44.457

1.333.696

40.000

53.347.824.000

133.370

5.334.782.400

800.217

400.109

11

Nước đóng chai

lít

2.963.768

88.913.040

10.000

889.130.400.000

8.891.304

88.913.040.000

53.347.824

26.673.912

12

Khẩu trang kháng khuẩn

chiếc

296.377

8.891.304

7.000

62.239.128.000

889.130

6.223.912.800

5.334.782

2.667.391

13

Nước sát khuẩn

lít

10.373

311.196

120.000

37.343.476.800

31.120

3.734.347.680

186.717

93.359

14

Giấy vệ sinh

cuộn

105.214

3.156.413

3.000

9.469.238.760

315.641

946.923.876

1.893.848

946.924

 

Tổng lượng

 

8.483.786

254.513.577

 

2.691.753.372.960

25.451.358

269.175.337.296

152.708.146

76.354.073

 

PHỤ LỤC 3.

DANH SÁCH ĐƠN VỊ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU

STT

Tên đơn vị, cơ sở kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh

Địa chỉ

Đầu mối liên hệ

Ghi chú

1

Chi nhánh liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh - Co.opmart Việt Trì

Kinh doanh thương mại bao gồm hàng hóa thiết yếu (hệ thống siêu thị Co.opmart Việt Trì)

Phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

0911859437

 

2

Chi nhánh Việt Trì Công ty CP dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce

Kinh doanh thương mại bao gồm hàng hóa thiết yếu (hệ thống siêu thị Vinmart)

Phường Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ

0904492168

 

3

Công ty TNHH Thái Hưng
(Hệ thống 06 siêu thị Aloha trên địa bàn các huyện, thành, thị)

Kinh doanh thương mại bao gồm hàng hóa thiết yếu (Hệ thống siêu thị Aloha)

Số 2269 đường Hùng Vương- Nông Trang- Việt Trì

0918146888

 

4

Công ty TNHH Thành Đạt Phú Thọ

Kinh doanh thương mại bao gồm hàng hóa thiết yếu (hệ thống siêu thị tổng hợp Thành Đạt)

Khu 2- xã Xuân Lộc- Thanh Thủy

0359119999

 

5

Chi nhánh Công ty CP EB Hải Phòng tại Phú Thọ (Siêu thị EB Việt Trì )

Kinh doanh thương mại bao gồm hàng hóa thiết yếu (hệ thống siêu thị EB Việt Trì)

Phường Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ

0982983102

 

6

Công ty CP Đầu tư công nghệ Phú Hưng

Kinh doanh thương mại bao gồm hàng hóa thiết yếu (Siêu thị Phú Hưng)

Tổ 1A, khu Bãi Thơi, thị trấn Phong Châu, Huyện Phù Ninh, Phú Thọ

0866628928

0913181932

 

 

PHỤ LỤC 4.

KHẢ NĂNG CUNG CẤP MỘT SỐ HÀNG HÓA THIẾT YẾU CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

STT

Khu vực (địa bàn các huyện, thành, thị)

Dự kiến khả năng cung cấp một số hàng hóa thiết yếu tính cho 1 năm

Gạo tẻ
(tấn/năm)

Thịt lợn
(tấn/năm)

Thịt gà
(tấn/năm)

Trứng
(nghìn quả/năm)

Thủy hải sản
(tấn/năm)

Rau củ
(tấn/năm)

1

TP Việt Trì

8.000

2.530

860

7.300

2.500,9

9.000

2

TX Phú Thọ

6.000

7.500

1.000

2.800

1.132,9

9.500

3

Huyện Phù Ninh

12.500

16.900

4.400

7.100

1.656,9

15.000

4

Huyện Lâm Thao

23.000

6.300

1.200

7.600

2.925,6

26.500

5

Huyện Tam Nông

15.000

8.500

3.000

41.900

4.994,9

12.000

6

Huyện Cẩm Khê

25.900

15.700

6.000

250.000

7.489,1

39.500

7

Huyện Yên Lập

24.500

13.200

2.300

1.500

1.453,3

15.000

8

Huyện Thanh Sơn

24.500

10.500

2.000

10.600

1.181,0

19.000

9

Huyện Tân Sơn

17.500

4.600

1.500

8.500

494,7

6.500

10

Huyện Đoan Hùng

23.800

17.000

6.600

22.800

4.794,3

17.500

11

Huyện Hạ Hòa

28.000

9.100

2.200

20.100

3.694,6

25.000

12

Huyện Thanh Thủy

12.600

9.200

1.800

13.000

4.683,9

12.500

13

Huyện Thanh Ba

21.500

10.500

5.600

36.800

3.032,1

25.000

 

Tổng

242.800

131.530

38.460

430.000

40.034,2

232.000

 

PHỤ LỤC 5.

DANH SÁCH MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHĂN NUÔI CÓ QUY MÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TT

Tên cơ sở, đơn vị sản xuất

Địa chỉ

 

 

Khu

Huyện

(tấn/năm )

Điện thoại liên hệ

I

Chăn nuôi lợn thịt

20.475,6

 

1

Nguyễn Mạnh Hùng

Khu 8

Chu Hóa

TP. Việt Trì

252,7

0983.205.910

2

Lê Văn Thức

Khu Lũng Thượng

Hà Thạch

TX. Phú Thọ

335,7

0974795800

3

Cấn Thị Thìn

Khu 3

Phú Hộ

TX. Phú Thọ

314,6

0982740757

4

Nguyễn Thị Dung

9

Tứ Xã

Lâm Thao

258,5

0912965859

5

Trại CTTNHH RTD Bắc Giang ( AFARM) CS2

3

Cao Xá

Lâm Thao

350,6

0384025248

6

Bùi Đức Luận

6

Sơn Vi

Lâm Thao

436,6

0983132012

7

Vũ Công Hoàng

Ngọc Tỉnh

TT Lâm Thao

Lâm Thao

350,6

0981132889

8

Bùi Quang Hiệu

14

Tiên Kiên

Lâm Thao

467,5

0983288647

9

Trần Xuân Mỹ

1

TT Phong Châu

Phù Ninh

327,2

0986998437

10

Phạm Tiến Phúc (CT Xinan Hải Dương thuê)

7

Bảo Thanh

Phù Ninh

350,6

0962572886

11

Phạm Thị Thu Hằng

1

Phú Lộc

Phù Ninh

307,4

0915139729

12

Nguyễn Văn Hùng

1

TT Thanh Thủy

Thanh Thủy

467,5

0983287418

13

Vũ Thừa Vũ

1

TT Thanh Thủy

Thanh Thủy

467,5

0912311331

14

Nguyễn Quang Đàm

10

Đào Xá

Thanh Thủy

233,7

 

15

Trần Lưu Vỵ

6

Trung Nghĩa

Thanh Thủy

280,5

0974155628

16

Lê Bích Hậu

5

Tân Phương

Thanh Thủy

233,7

0913552158

17

Lê Thị Hải

1

Quang Húc

Tam Nông

701,2

0982327455

18

Nguyễn Thúy Anh

1

Tề Lễ

Tam Nông

1.122,0

0367714284

19

Phùng Văn Ứng

1

Tề Lễ

Tam Nông

280,5

0976761957

20

Tạ Diên Đồng

8

Dị Nậu

Tam Nông

514,2

0988564369

21

Nguyễn Thế Anh

1

Tề Lễ

Tam Nông

210,4

0966162294

22

Nguyễn Quốc Hùng

Vinh Quang

Minh Đài

Tân Sơn

308,5

0399305555

23

Bùi Văn Mười

Mu Vố

Mỹ Thuận

Tân Sơn

467,5

0378835235

24

Nguyễn Văn Long

Tân Lực

Mỹ Thuận

Tân Sơn

467,5

0978546901

25

Nguyễn Hữu Mùi

Tân Thịnh

Văn Luông

Tân Sơn

467,5

0966356883

26

Nguyễn Văn Tuệ

Tân Thịnh

Văn Luông

Tân Sơn

467,5

0965865281

27

Phạm Văn Toàn

7

Hương Lung

Cẩm Khê

471,0

0973563316

28

Phạm Hồng Diến

3

TT Cẩm Khê

Cẩm Khê

432,4

0978295044

29

Vũ Văn Lựu

Khu 7

Ngọc Đồng

Yên Lập

467,5

0971426211

30

Lê Cao Phi

Quang Tiến 1

Ngọc Lập

Yên Lập

935,0

0353110786

31

Nguyễn Văn Lý

2

Minh Côi

Hạ Hòa

935,0

0983802186

32

Trần Văn Vinh

3

Minh Côi

Hạ Hòa

935,0

0963318898

33

Đỗ Quốc Dũng

9

Vô Tranh

Hạ Hòa

701,2

0984335555

34

Đỗ Quốc Dũng

8

Tứ Hiệp

Hạ Hòa

701,2

0984335555

35

Đoàn Anh Đức

2

Xuân Áng

Hạ Hòa

701,2

0912463755

36

Nguyễn Ngọc Nghiệp

15

Xuân Áng

Hạ Hòa

701,2

0985835522

37

Nguyễn Thanh Tú

Đa Nghệ

Thắng Sơn

Thanh Sơn

233,7

0974383800

38

Đinh Thanh Hà

Đa Nghệ

Thắng Sơn

Thanh Sơn

233,7

0984691726

39

Phạm Tiến Luật

Đành

Yên Lãng

Thanh Sơn

1.402,5

0982952468

40

Đoàn Văn Khiêm

Von Mỏ

Yên Sơn

Thanh Sơn

280,5

0982680655

41

Trịnh Bá Thông

Trại Yên

Yên Sơn

Thanh Sơn

280,5

0868242126

42

Nguyễn Văn Chiến

Lèo

Hương Cần

Thanh Sơn

621,8

0978789180

II

Chăn nuôi gà thịt (gia cầm)

2.929,2

 

1

Triệu Văn Bình

Khu 1

Hy Cương

TP. Việt Trì

40,7

0983657987

2

Nguyễn Toàn Thắng

Khu 1

Hà Lộc

TX. Phú Thọ

33,6

0977015700

3

Nguyễn Trọng Chiến

1

Cao Xá

Lâm Thao

20,2

0977981783

4

Bùi Quang Hiệu

14

Tiên Kiên

Lâm Thao

16,8

0983288647

5

Trần Mạnh Hùng

15

Tiên Phú

Phù Ninh

40,3

0974552152

6

Đào Minh Vương

4

An Đạo

Phù Ninh

67,2

0963431368

7

Đỗ Văn Hiếu

9

An Đạo

Phù Ninh

50,4

0968858078

8

Nguyễn Xuân Ngọc

8

Bảo Thanh

Phù Ninh

100,8

0977853526

9

Khuất Hà Thanh (gia công cho công ty Greenfeed)

3

Phú Lộc

Phù Ninh

134,4

0387017566

10

Triệu Văn Khánh (gia công cho công ty Japfa)

9

Phú Lộc

Phù Ninh

70,6

0988667935

11

Phan Hải Quyền (gia công gà cho công ty Greefed)

11

Phú Lộc

Phù Ninh

67,2

0977033797

12

Vũ Công Thành (nuôi gia công cho công ty Greenfeed)

3

Phú Lộc

Phù Ninh

40,3

0906060609

13

CT TNHH Linkfarm (Thuê trại Vũ Công Thành)

3

Phú Lộc

Phù Ninh

134,4

0388788136

14

Vũ Thị Thu Thiện (gia công gà cho công ty Japfa)

11

Phú Lộc

Phù Ninh

80,6

0915240642

15

Nguyễn Tiến An

1

Sơn Thủy

Thanh Thủy

40,3

0977856160

16

Lê Văn Lương

Đỗ Sơn 1

Đỗ Sơn

Thanh Ba

33,6

0981851666

17

Lê Thành Sự

Đỗ Sơn 2

Đỗ Sơn

Thanh Ba

84,0

0962606486

18

Phan Văn Đông

Khu 3

Khải Xuân

Thanh Ba

33,6

0983613862

19

Tạ Đình Thau (Liễu)

6

Dị Nậu

Tam Nông

134,4

0368041967

20

Tạ Diên Đồng

8

Dị Nậu

Tam Nông

100,8

0988564369

21

Trần Văn Quỳnh

2

Hương Nộn

Tam Nông

94,1

0368868267

22

Nguyễn Bá Tú

12

Lam Sơn

Tam Nông

33,6

0914 335 708

23

Phùng Văn Minh

13

Lam Sơn

Tam Nông

33,6

0983 480 816

24

Nguyễn Mạnh Trí

22

Vạn Xuân

Tam Nông

67,2

0976 715 497

25

Phùng Mạnh Hùng

Muỗi Bòng

Xuân Đài

Tân Sơn

33,6

0989974716

26

Phạm Văn Hải

Vân Tiến 3

Vân Du

Đoan Hùng

67,2

0975586555

27

Nguyễn Tiến huy

Vạn thắng

Đồng Lương

Cẩm Khê

37,0

387853707

28

Nguyễn Thành Nhân

Đoài Ngoài

Phú khê

Cẩm Khê

23,5

0966017838

29

Ngô Văn Khánh

10

Tiên Lương

Cẩm Khê

53,8

0972869830

30

Vũ Xuân Dũng

Suối 2

Hương Lung

Cẩm Khê

30,2

0982103226

31

Đinh Công Kha

Xóm Thượng

Cấp Dẫn

Cẩm Khê

43,7

0986309795

32

Cty TNHH TACN Golden Star

 

Điêu Lương

Cẩm Khê

168,0

0356999369

33

Trại gà thịt Japfa (Trại Đinh Công Khải)

Xóm Thượng

Cấp dẫn

Cẩm Khê

37,6

0379499078

34

Đinh Thị Thu Thủy

Khu 6

Ngọc Đồng

Yên Lập

134,4

0843582287

35

Nguyễn Thanh Hải

Đình- Thượng

Thượng Long

Yên Lập

168,0

0983870304

36

Phạm Quốc Tuân

Chiềng

Địch Quả

Thanh Sơn

134,4

0985715669

37

Nguyễn Phi Hùng

Khu 4.1

Cự Thắng

Thanh Sơn

241,9

0913029523

38

RFC Thanh Sơn Đặng Xuân Đạt

Đa Nghệ

Thắng Sơn

Thanh Sơn

42,0

0329766019

39

Nguyễn Thị Hải

Tân Thành

TT.Thanh Sơn

Thanh Sơn

60,5

0982276876

40

Nguyễn Chí Thắng (Cty CPTM TQ)

Xem

Tất Thắng

Thanh Sơn

100,8

0976971161

III

Cơ sở cung cấp trứng gà sạch

 

1

Hà Quang Đạo

8

Liên Hoa

Phù Ninh

3.000.000

 

2

Nguyễn Văn Kiểm

7

Trung Giáp

Phù Ninh

2.470.000

 

3

Nguyễn Văn Long

2

Sơn Thủy

Thanh Thủy

1.500.000

 

4

Nguyễn Hữu Huệ

4

Bảo Yên

Thanh Thủy

1.300.000

 

5

Lỗ Quốc Kiên

3

Bảo Yên

Thanh Thủy

390.000

 

6

Hoàng Tiến Đạt

Khu 1

Thanh Hà

Thanh Ba

370.000

 

7

Bùi Xuân Trường

3

Hương Nộn

Tam Nông

900.000

 

8

Nguyễn Hữu Sáng

Đoài Ngoài

Phú khê

Cẩm Khê

617.000

 

9

Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ

Vạn Thắng

Đồng Lương

Cẩm Khê

230.000.000

 

10

Nguyễn Xuân Hải

Hạ Khê

Minh Tân

Cẩm Khê

350.000

 

IV

Cơ sở sản xuất, chế biến gạo

 

 

1

Công ty CP Vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam

4

Vân Phú

Việt Trì

500

0210 3 970404

V

Cơ sở sản nuôi trồng thủy sản

1.256,7

 

1

Nguyễn Văn Hoan

5

Hùng Lô

TP.Việt Trì

40,3

0966 640 129

2

Trần Duy Tân

1

Phượng Lâu

TP.Việt Trì

62,0

0396 907 728

3

Lê Minh Đức

Phú Hưng

Hà Thạch

TX. Phú Thọ

26,4

 

4

Nguyễn Đức Học

Phú Hưng

Hà Thạch

TX. Phú Thọ

24,5

 

5

Nguyễn Quốc Tuấn

 

Phú Mỹ

Phù Ninh

49,0

0 346272285

6

Ng Văn Thanh

 

Phú Mỹ

Phù Ninh

24,5

0 393834612

7

Hoàng Đình Luyến

 

Bình Phú

Phù Ninh

87,5

0 988353828

8

Đỗ Đình Chiều

Đồng Thấu, Kênh Tam Thanh

Hương Nộn

Tam Nông

35,5

0979 226 146

9

Nguyễn Văn Chung (Thân)

Trù Dương

TT. Cẩm Khê

Cẩm Khê

22,2

0345374837

10

Hoàng Đức Giang

Trù Dương

TT. Cẩm Khê

Cẩm Khê

25,3

0345226550

11

Nguyễn Văn Khoa

Hồ Thượng Long

Thượng Long

Yên Lập

45,0

0978 649 929

12

HTX Cl Thanh Sơn Đập Suối Cái

Đập Suối Cái

Giáp Lai

Thanh Sơn

54,0

0 962585811

13

Nguyễn Văn Mai

Xuân Sơn

Xuân Đài

Tân Sơn

30,0

0972 016 541

 

Nguyễn Văn Cường

Tân Minh

Hùng Long

Đoan Hùng

122,5

 

15

Triệu Quốc Trung

Đồng Ao

Hùng Long

Đoan Hùng

155,0

 

16

Triệu Văn Đông

Đồng Ao

Hùng Long

Đoan Hùng

137,5

 

17

Nguyễn Văn Ánh

Việt Hưng

Hùng Long

Đoan Hùng

67,5

 

18

Vũ Tất Thành

Việt Hưng

Hùng Long

Đoan Hùng

80,0

 

19

Đỗ Tiến Dự (HC)

Hồ Xuân Dương

Xuân Lộc

Thanh Thủy

84,0

0354941683

20

Mạc Kế Nghiệp

 

Thạch Đồng

Thanh Thủy

84,0

0982108693

VI

Cơ sở sản xuất rau an toàn

8.344

 

1

HTX rau an toàn Tân Đức

 

Minh Nông

TP. Việt Trì

500

0313 774 756

2

Hợp tác xã Nông nghiệp Sông Lô

 

Sông Lô

TP. Việt Trì

300

02103 853 669

3

Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Ecofarm

 

Hùng Lô

TP. Việt Trì

100

0911 194 135

4

Công ty TNHH thực phẩm công nghệ Tâm Xuân

 

Tiên Cát

TP. Việt Trì

24

0917 992 579

5

HTX Nông nghiệp Trường Thịnh

 

Phong Châu

Thị xã Phú Thọ

500

0976 066 833

6

HTX Nông nghiệp và dịch vụ Ngân Hà

 

Thanh Minh

Thị xã Phú Thọ

200

0918 925 855

7

HTX rau an toàn Tứ Xã

 

Tứ Xã

h. Lâm Thao

1.300

0981 106 632

8

Công ty cổ phần OMEGA Phú Thọ

 

Tứ Xã

h. Lâm Thao

1.000

0973 014 888

9

HTX NNDV điện năng Hương Nộn

 

Hương Nộn

Huyện Tam Nông

400

0356 236 763

10

HTX rau củ quả sạch Mạnh Liên

 

Hương Nộn

Huyện Tam Nông

300

0977 369 642

11

HTX Nông nghiệp hữu cơ Bắc Bộ

 

Chương Xá

Huyện Cẩm Khê

300

0985 929 778

12

Hộ trồng rau Hà Quang Trung

 

Minh Tân

Huyện Cẩm Khê

250

0988 430 556

13

Công ty TNHH công nghệ sinh học Cosmos

 

Yên Sơn

Huyện Thanh Sơn

60

0977 266 888

14

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thỏ Hòa Phát

 

Hương Cần

Huyện Thanh Sơn

450

0915 840 054

15

Công ty TNHH XNK nông lâm sản Trường Đạt

 

Tứ Hiệp

Huyện Hạ Hòa

60

0906 202 585

16

Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Xuân Phúc Phú Thọ

 

Xuân Áng

Huyện Hạ Hòa

250

0988 549 545

17

HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Ngọc Linh

 

Vĩnh Chân

Huyện Hạ Hòa

450

0392 345 101

18

Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Biển xanh

 

Mai Tùng

Huyện Hạ Hòa

600

0933 119 192

19

HTX rau an toàn Tu Vũ

 

Tu Vũ

Huyện Thanh Thủy

600

01635 848 197

20

HTX rau Đỗ Xuyên

 

Đỗ Xuyên

Huyện Thanh Ba

700

0988 078 764

 

PHỤ LỤC 6.

DANH SÁCH CƠ SỞ GIẾT MỔ CÓ QUY MÔ TRÊN ĐỊA BÀN

TT

Tên cơ sở giết mổ

Địa chỉ

Quy mô, công suất

Điện thoại liên hệ

Khu

Huyện

Cơ sở giết mổ tập trung (từ 20 - 200 con lợn/ngày, đêm)

Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (từ <20 con lợn/ngày, đêm)

Tổng
(con)

1

Cơ sở giết mổ thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hùng Anh Phú Thọ.

Phú Lợi

Phong Châu

Tx. Phú Thọ

30

 

30

0985129173

2

Công ty CP NN An Tâm

Tân Lập

Lương Sơn

Yên Lập

20

 

20

0965324777

3

Hợp tác xã Công nghệ thực phẩm sạch Đoan Hùng

8

Tiêu Sơn

Đoan Hùng

20

 

20

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4787/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo sản xuất, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

  • Số hiệu: 4787/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 18/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Nguyễn Thanh Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/10/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản