Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Cà Mau, ngày 29 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH CÀ MAU NĂM 2021

- Căn cứ Công văn số 1100/BNN-VPĐP ngày 24/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021;

- Trên cơ sở Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Cà Mau năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Đề án OCOP).

- Xây dựng lộ trình thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể, triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Đề án OCOP đạt hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2. Yêu cầu

- Bám sát mục tiêu Đề án OCOP và tình hình thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương đưa nội dung Kế hoạch này vào chương trình công tác trọng tâm trong năm 2021 của đơn vị, địa phương; chủ động, quyết tâm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch này nói riêng và Đề án OCOP nói chung trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

- Lồng ghép nguồn vốn các Chương trình, dự án trên địa bàn, nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác để tập trung phát triển sản xuất; trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; đồng thời, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể sản xuất phát triển bền vững các sản phẩm OCOP.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

II. MỤC TIÊU

- Về phát triển sản phẩm:

+ Phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm.

+ Công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt 3 - 4 sao.

+ Nâng hạng ít nhất 03 sản phẩm được công nhận năm 2020 (từ 3 sao lên 4 sao).

- Phát triển, nâng cấp ít nhất 28 - 30 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

- 100% cán bộ OCOP các cấp; 100% cán bộ lãnh đạo đương nhiệm các chủ thể OCOP và 50% người lao động OCOP với trình độ phù hợp cho từng đối tượng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý thực hiện Chương trình OCOP

Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Tổ Tư vấn giúp việc của Hội đồng (cấp tỉnh, huyện).

2. Tuyên truyền, truyền thông về Chương trình OCOP

2.1. Nội dung tuyên truyền:

- Mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình OCOP; về các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước và các văn bản quy định có liên quan đến Chương trình của Trung ương, địa phương... để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân và các chủ thể.

- Quảng bá các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương; các sản phẩm OCOP của tỉnh, góp phần đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng trong tỉnh, quốc gia và quốc tế.

- Phổ biến, nhân rộng những mô hình hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo, những bài học kinh nghiệm,... đồng thời, phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất cấp thẩm quyền ban hành khung pháp lý, chính sách hỗ trợ để các chủ thể phát triển sản phẩm,...

2.2. Hình thức tuyên truyền:

Tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, trang thông tin điện tử, qua các Hội nghị, Hội thảo, đối thoại, tọa đàm và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,…

(Chi tiết tại Mục II - Phụ lục 1)

3. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý điều hành Chương trình OCOP các cấp, các chủ thể, người lao động

Trên cơ sở khung đào tạo Chương trình OCOP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Quyết định số 4464/QĐ-VPĐP ngày 06/11/2020), giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và chuyên gia tư vấn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, cụ thể như sau:

3.1. Đối với cán bộ quản lý điều hành Chương trình các cấp:

Tổ chức 03 lớp đào tạo TOT. Thời gian thực hiện: Tháng 4 - 5/2021.

3.2. Đối với chủ thể và người lao động:

- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho các nhà lãnh đạo, quản lý, phụ trách kinh doanh, kế toán,… của các chủ thể mới tham gia Chương trình, về cách thức xây dựng và phương pháp triển khai thực hiện phương án kinh doanh. Thời gian thực hiện: Tháng 5 - 6/2021.

- Tổ chức 03 lớp tập huấn về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động,….cho người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Thời gian thực hiện: Tháng 6 - 7/2021.

3.3. Ngoài ra, tùy vào điều kiện, mục đích, yêu cầu thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tham mưu, đề xuất tham gia các lớp đào tạo, tập huấn Chương trình OCOP trong và ngoài nước do Trung ương và các tổ chức quốc tế tổ chức.

(Chi tiết tại Mục III - Phụ lục 1)

4. Triển khai thực hiện Chu trình OCOP

4.1. Nhận ý tưởng sản phẩm:

- UBND cấp xã: Tiếp tục rà soát các sản phẩm tiềm năng, hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện ý tưởng/sản phẩm đã đăng ký; xây dựng kế hoạch về ý tưởng/sản phẩm; lập danh mục ý tưởng/sản phẩm của địa phương gửi cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau, gọi tắt là cơ quan tham mưu cấp huyện).

- UBND cấp huyện: Hỗ trợ, hướng dẫn cấp xã rà soát các sản phẩm tiềm năng, tổng hợp danh mục sản phẩm dự kiến tham gia Chương trình; hướng dẫn các chủ thể lập phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm; tổ chức đánh giá, lựa chọn ý tưởng sản phẩm/sản phẩm; xây dựng kế hoạch tổng hợp ý tưởng/sản phẩm của cấp huyện gửi kết quả về cơ quan quản lý OCOP cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sau khi nhận kế hoạch của các huyện, tổ chức khảo sát, xây dựng và phê duyệt danh sách ý tưởng/sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của tỉnh; xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh.

Thời gian thực hiện: Quý 1/2021.

4.2. Nhận phương án sản xuất kinh doanh (phương án kinh doanh):

- Chủ thể tham gia Chương trình OCOP xây dựng phương án kinh doanh sản phẩm theo biểu quy định (do Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, cung cấp).

- UBND cấp xã phối hợp với cơ quan tham mưu cấp huyện, các tổ chức có liên quan hướng dẫn chủ thể xây dựng phương án kinh doanh.

- UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với tổ chức/chuyên gia tư vấn OCOP tổ chức đánh giá, lựa chọn các phương án kinh doanh; thông báo kết quả đánh giá, lựa chọn phương án kinh doanh cho UBND cấp xã và các chủ thể.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp danh sách kết quả lựa chọn phương án kinh doanh từ các huyện, thành phố Cà Mau; tổ chức tập huấn về phương pháp triển khai phương án kinh doanh, phát triển sản phẩm và nâng cấp sản phẩm đạt 3 sao năm 2020; lựa chọn, tuyên truyền, giới thiệu các đơn vị tư vấn độc lập, chuyên nghiệp, để tư vấn cho các chủ thể nhằm cải tiến, nâng cấp sản phẩm tham gia Chu trình OCOP theo hợp đồng tự nguyện.

Thời gian thực hiện: Tháng 4 - 5/2021.

4.3. Triển khai phương án kinh doanh:

- Các chủ thể OCOP chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý OCOP các cấp, tổ chức/chuyên gia tư vấn OCOP để tiếp cận các chính sách hỗ trợ về tín dụng, khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề,… tổ chức triển khai phương án kinh doanh và phát triển sản phẩm OCOP theo kế hoạch, quy định.

- UBND cấp xã tổ chức theo dõi tiến độ, quá trình triển khai phương án kinh doanh để phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tổ chức/chuyên gia tư vấn hỗ trợ các chủ thể OCOP.

- UBND cấp huyện hướng dẫn các chủ thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ (tín dụng, khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề,…), hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với tổ chức/chuyên gia tư vấn OCOP để hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước; các sở, ngành tổ chức các hoạt động hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Thời gian thực hiện: Tháng 4 - 6/2021.

4.4. Đánh giá, phân hạng sản phẩm:

- Trình tự, thủ tục đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, thực hiện theo Hướng dẫn số 44/HD-BCĐ ngày 27/8/2020 của Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP. Sau khi đánh giá, phân hạng tại cấp huyện, các sản phẩm năm 2020 được nâng hạng đạt 04 sao và các sản phẩm mới đạt từ 3 sao trở lên theo Bộ tiêu chí do Trung ương ban hành sẽ tiến hành tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh.

- Thời gian tổ chức đánh giá, phân hạng:

+ Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện: Đợt 1 (tháng 6/2021); đợt 2 (tháng 9/2021).

+ Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh: Đợt 1 (tháng 8/2021); đợt 2 (tháng 11/2021).

4.5. Xúc tiến thương mại:

Các sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt 3 sao trở lên (kể cả những sản phẩm OCOP năm 2020) sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ tại địa phương, từng bước tham gia thị trường quốc gia và quốc tế, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động chính gồm: Thành lập câu lạc bộ OCOP, Hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP vào các điểm bán hàng OCOP tại các khu du lịch, điểm dừng chân, khu dân cư, các trung tâm thương mại, siêu thị; quảng bá các sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện công cộng; tổ chức và tham gia hội chợ sản phẩm OCOP; xây dựng các gói quà OCOP phục vụ các dịp lễ, tết; sàn giao dịch thương mại điện tử; đưa sản phẩm lên trang Website OCOP của tỉnh; kết nối thị trường trong và ngoài nước,...

(Chi tiết tại Mục IV - Phụ lục 1)

5. Triển khai Đề án thí điểm Làng Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau gắn với các sản phẩm OCOP

Giao Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Ngọc Hiển và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án Làng Văn hóa Du lịch Đất Mũi (sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt), phấn đấu sau 03 đến 05 năm thực hiện, được đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP đạt từ 4 đến 5 sao.

Thời gian thực hiện: Từ quý II/2021.

6. Tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện chương trình OCOP

Tiếp tục tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về cách thức tổ chức, quản lý điều hành, phương pháp triển khai, thực hiện chấm điểm, các mô hình hiệu quả tại các tỉnh bạn.

Thời gian thực hiện: Tháng 6 - 11/2021.

7. Cơ chế, chính sách hỗ trợ và huy động nguồn lực triển khai Chương trình OCOP

- Hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tiếp cận các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Cà Mau (nếu cần thiết).

- Trên cơ sở nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ, tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn phù hợp; chủ động, linh hoạt lồng ghép các Chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn; tăng cường huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư thực hiện Chương trình. Đề nghị các tổ chức tín dụng trên địa bàn quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ vốn vay tín dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có kế hoạch, phương án, dự án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận nguồn vốn vay thực hiện Chương trình.

Thời gian thực hiện: Tháng 3 - 8/2021.

8. Kiểm tra, giám sát

Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các địa phương; Cơ quan thường trực chương trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tăng cường phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chất lượng và việc sử dụng nhãn hiệu đối với các sản phẩm OCOP được công nhận.

Thời gian thực hiện: Tháng 6 - 11/2021.

9. Điều tra, thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của các sản phẩm đã được công nhận năm 2020

Rà soát, đánh giá tác động của Chương trình đối với chủ thể và sản phẩm đã được công nhận năm 2020 (tỷ lệ các chủ thể tăng quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm; mức tăng bình quân tổng doanh thu; tỷ lệ giá trị gia tăng sau khi được công nhận OCOP; số lượng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP hoạt động hiệu quả,…).

Thời gian thực hiện: Năm 2021.

10. Tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình OCOP

Nhằm đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức và triển khai Chương trình OCOP năm 2021, đề ra phương hướng triển khai trong những năm tiếp theo; khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình để nhân rộng.

Thời gian thực hiện: Tháng 12/2021.

11. Về kinh phí thực hiện

Trên cơ sở kế hoạch này, Công văn số 1100/BNN ngày 24/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và nội dung của Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện; trong đó tập trung một số nội dung sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

- Đối với sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020:

+ Tổ chức làm việc với các chủ thể nhằm rà soát, khắc phục những khiếm khuyết còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện nâng hạng trong năm 2021; trong đó lựa chọn những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo điều kiện, các tiêu chí theo quy định để đưa vào kế hoạch ưu tiên hỗ trợ nâng hạng.

+ Nghiên cứu giải pháp, tổ chức quản lý chặt chẽ chất lượng các sản phẩm được công nhận.

- Đối với các sản phẩm mới năm 2021:

+ Rà soát, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tiềm năng đưa vào kế hoạch hỗ trợ.

+ Tổ chức Hội nghị kết nối các chủ thể với đơn vị tư vấn độc lập để tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tham gia Chương trình.

- Triển khai thực hiện “Ngày OCOP”, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau định kỳ (tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng và năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh) báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án OCOP về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp

Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP dưới nhiều hình thức (hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm, các Hội nghị, Hội thảo kết nối tiêu thụ sản phẩm,...); tổ chức tập huấn cho các chủ thể ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại giao dịch điện tử, website,...

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau

- Căn cứ Kế hoạch này, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình thực tế của địa phương, chủ động linh hoạt thực hiện Chương trình OCOP theo 6 bước của Chu trình OCOP Quốc gia.

- Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2021 (ưu tiên những sản phẩm có chất lượng, tiềm năng, đủ điều kiện để nâng hạng và phát triển); tuyên truyền vận động các chủ thể tham gia Chương trình.

- Chỉ đạo cơ quan tham mưu cấp huyện tăng cường tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP hoàn thiện sản phẩm theo Bộ tiêu chí tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019; Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn số 44/HD-BCĐ của Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh.

- Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4. UBND cấp xã

Tăng cường vai trò chỉ đạo và tham gia phát triển, đánh giá sản phẩm OCOP; phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia Chương trình và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Chu trình OCOP.

5. Đối với các Chủ thể có liên quan

- Các chủ thể đã được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020, trên cơ sở thông báo bảng điểm (gồm đầy đủ các điểm thành phần), tổ chức rà soát, duy trì các chỉ tiêu, tiêu chí có thang điểm cao; phấn đấu, khắc phục các chỉ tiêu, tiêu chí có thang điểm trung bình và đặc biệt quan tâm, có kế hoạch, lộ trình cụ thể cải thiện những chỉ tiêu, tiêu chí có thang điểm thấp để nâng điểm sản phẩm năm 2021 (nếu hội đủ điều kiện theo quy định).

- Tăng cường phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan (là các thành viên Tổ Tư vấn giúp việc của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã được phân công phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí; cơ quan tham mưu cấp huyện) để được tư vấn trong việc đăng ký ý tưởng/sản phẩm, lập phương án kinh doanh, triển khai phương án kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng.

- Đối với những công việc mang tính chất chuyên môn sâu, chủ thể khó thực hiện, khuyến khích các chủ thể thuê đơn vị tư vấn độc lập chuyên nghiệp để thực hiện.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Sử

 

PHỤ LỤC 1

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH CÀ MAU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 29/3/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lãnh đạo chịu trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện/hoàn thành

I

Triển khai các nhiệm vụ Chương trình OCOP

 

 

 

 

1

Trình Dự thảo kế hoạch triển khai Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau năm 2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 3/2021

2

Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Tổ Tư vấn giúp việc của Hội đồng cấp tỉnh, huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với cấp tỉnh)

Chủ tịch UBND huyện/TPCM (đối với cấp huyện)

Năm 2021

3

Triển khai và tổ chức thực hiện Đề án thí điểm Làng Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau gắn với các sản phẩm OCOP.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND huyện Ngọc Hiển, cấp huyện, UBND xã có liên quan

Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Quý II/2021 trở về sau

II

Công tác tuyên truyền Chương trình OCOP 

 

 

 

 

1

Lồng ghép thực hiện các phóng sự, chuyên đề tuyên truyền về Chương trình OCOP trên sóng phát thanh (1 kỳ/tuần)…

 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Ông Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh

Tháng 5-12/2021

 

2

Lồng ghép xây dựng chuyên trang tuyên truyền Chương trình OCOP trên báo Cà Mau, báo Đất Mũi (02 kỳ/tháng)

Báo Cà Mau

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Ông Nguyễn Quốc Danh, Phó Tổng biên tập Báo Cà Mau

Tháng 5-12/2021

3

Tổ chức cuộc thi/gameshow tìm hiểu về Chương trình OCOP

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tháng 9-10/2021

4

Lồng ghép tuyên truyền tổng quan về Chương trình OCOP; tầm quan trọng của Chương trình OCOP (qua các phương tiện thông tin đại chúng)

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Tháng 5-9/2021

5

Lồng ghép tổ chức Hội thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Ông Quách Văn Ấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Tháng 10-12/2021

6

Lồng ghép tổ chức các cuộc Hội thảo, Hội nghị tuyên truyền về Chương trình OCOP cho các hội viên nông dân các cấp

Hội Nông dân tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Tháng 5-12/2021

7

Lồng ghép tuyên truyền về Chương trình OCOP vào hoạt động của cơ quan, đơn vị

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Tháng 5-12/2021

III

 Tổ chức đào tạo, tập huấn

 

 

 

 

1

Đào tạo TOT cho các nhà quản lý, cán bộ OCOP các cấp (đoàn thể các cấp, UBND các xã, phường, thị trấn...)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 4, 5/2021 (sau khi có kinh phí TW)

2

Tập huấn cho nhà lãnh đạo, quản lý, phụ trách kinh doanh, kế toán của các chủ thể OCOP

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các viện, trường, đơn vị tư vấn; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 5, 6/2021 (sau khi có kinh phí TW)

3

Tập huấn cho người lao động của chủ thể (về sản xuất An toàn thực phẩm, an toàn lao động, môi trường...)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình.

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 6,7/2021 (sau khi có kinh phí TW)

IV

Triển khai thực hiện Chu trình OCOP

 

 

 

 

1

Tổ chức đăng ký, nhận ý tưởng sản phẩm OCOP

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn; UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 2/2021

2

Tổ chức lựa chọn ý tưởng sản phẩm

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn; UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 3/2021

3

Nhận Kế hoạch sản xuất kinh doanh, hướng dẫn tổ chức triển khai, hỗ trợ tư vấn hoàn thiện sản phẩm

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn; UBND cấp xã, các chủ thể được chọn tham gia Chương trình OCOP

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 4,5/2021

4

Triển khai phương án kinh doanh

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn; UBND cấp xã, các chủ thể được chọn tham gia Chương trình OCOP

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 4-6/2021

5

Đánh giá và phân hạng sản phẩm

Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh

Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; UBND cấp huyện

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp huyện, cấp tỉnh

Tháng 8-11/2020

5.1

Nhận hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp huyện

Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện

Các đơn vị có liên quan

Chủ tịch UBND cấp huyện

 Tháng 6/2021

5.2

Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện (dự kiến 02 đợt).

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện

UBND cấp xã, các chủ thể OCOP

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp huyện

Tháng 6 và tháng 9/2021

5.3

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện gửi Hồ sơ đăng ký và mẫu đánh giá, xếp hạng sản phẩm về Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện

Các đơn vị có liên quan

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp huyện

 Trước ngày 30/6, 30/9

5.4

Nhận hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

 Trước ngày 30/6, 30/9

5.5

Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh đợt 1

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh

Tháng 8/2021

5.6

Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh đợt 2

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Các sở, ban, ngành, tỉnh và các đơn vị có liên quan

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh

Tháng 11/2021

5.7

Tổ chức công bố, trao Giấy Công nhận sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên

UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể có liên quan

Lãnh đạo UBND tỉnh

Tháng 12/2021

6

 Xúc tiến thương mại

 

 

 

 

6.1

Thực hiện công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP; kết nối cung cầu; tổ chức hội chợ triển lãm, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ông Quách Văn Ấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Tháng 11, 12/2020

6.2

Trưng bày sản phẩm OCOP tại các điểm bán hàng trong tỉnh; liên kết với các doanh nghiệp kết nối quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh

Sở Công Thương

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ông Nguyễn Văn Đô, Giám đốc Sở Công Thương

Tháng 6-12/2020

V

Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 6-11/2021

VI

Kiểm tra, giám sát

Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh

Các sở, ngành, đoàn thể, thành viên Hội đồng đánh giá xếp hạng cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ban Chỉ đạo tỉnh

Tháng 6-9/2021

VII

 Tổng kết Chương trình OCOP

Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ban Chỉ đạo tỉnh

Tháng 12/2021

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC SẢN PHẨM VÀ CHỦ THỂ DỰ KIẾN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH CÀ MAU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 29/3/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

STT

Sản phẩm (SP)

Chủ thể

Ghi chú

Tên sản phẩm (SP)

Ngành SP

Số lượng SP

Số hiệu

Tên chủ thể

Địa chỉ

Loại hình tổ chức

A. Thịt, trứng, sữa tươi

 

 

 

 

 

 

 

1

Sò huyết

1

2

1

THT nuôi sò huyết thương phẩm

Xã Việt Thắng, huyện Phú Tân

THT

 

2

Cá ngừ đông lạnh

1

2

Công ty TNHH Quốc Đạt

TT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

DN

 

B. Các sản phẩm từ rau, củ, quả, hạt tươi

 

Chế biến từ rau, củ, quả, hạt tươi

 

 

 

 

 

 

 

1

Nha đam thiên nhiên Cà Mau

1

4

3

THT Cô Ba Gần

Huyện Đầm Dơi

THT

 Ý tưởng mới

2

Chuối xiêm ép khô

 1

4

CSSX Hai Bảo

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

3

Chuối sấy dẻo

1

5

CSSX Minh Quân

Xã Khánh Thuận, huyện U Minh

CSSX

 

4

Dưa bồn bồn Đông Hưng

1

6

Ngô Yến Ngọc

Huyện Cái Nước

Hộ kinh doanh

Dự án khởi nghiệp

C. Các sản phẩm từ gạo, ngũ cốc

 

Gạo các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Gạo sạch Từ Tâm

1

3

7

HTX Đoàn Phát

Xã Trí Lực, huyện Thới Bình

HTX

 

2

Gạo Ông Đuông

1

8

HTX Ông Đuông

Huyện Thới Bình

HTX

 

3

Gạo sạch

1

9

HTX Khánh Minh

Xã Khánh Lâm, huyện U Minh

HTX

 

 

Chế biến từ gạo, ngũ cốc

 

 

 

 

 

 

 

1

Cốm gạo trắng

1

10

10

HTX Cốm gạo Tân Thành

Phường Tân Thành, TP Cà Mau

HTX

 

2

Cốm gạo lức

1

 

3

Cốm gạo nếp

1

 

4

Bột gạo lức - mè đen - đậu xanh lòng đen

1

11

CSSX An An

Phường 7, TP Cà Mau

CSSX

 

5

Bột gạo lức - hạt sen - mè đen

1

 

6

Bột 5 loại đậu

1

 

7

Bánh hạnh nhân

1

12

Hộ kinh doanh Tuyết Giang

Huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

8

Bánh đồng tiền

1

 

9

Bánh bò thốt nốt

1

 

10

Bánh bao Chà Là

1

13

Hộ kinh doanh Hoàng Là

Huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

D. Mật ong, Các sản phẩm từ Mật ong

1

Mật ong

1

2

14

HTX 19/5

 Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh

HTX

 

2

Mật ong

1

15

HTX Lâm Đạt

Xã Khánh Hòa, huyện U Minh

HTX

 

E. Các sản phẩm từ thủy - hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế biến từ thủy - hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

Bánh phồng các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Bánh phồng tôm

1

11

16

HTX Nuôi tôm công nghiệp Tân Long

Ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi

HTX

 

2

Bánh phồng tôm

1

17

HTX Chế biến, thương mại, dịch vụ NTTS Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước

HTX

 

3

Bánh phồng tôm

1

18

CSSX Kim Tuyền

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

CSSX

 

4

Bánh phồng tôm sú Lợi

1

19

HTX Tân Phát Lợi

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

HTX

 

5

Bánh phồng tôm

1

20

CSSX Minh Luân

Xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển

CSSX

 

6

Bánh phồng tôm

1

21

HTX Bánh phồng tôm Hàng Vịnh

Xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn

HTX

 

7

Bánh phồng chuối

1

22

HTX Đồng Thuận

Ấp 15, xã Khánh Thuận, huyện U Minh

HTX

 

8

Bánh phồng môn

1

23

Công ty TNHH DV-TM Vĩnh Hòa Phát

Xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn

DN

 

9

Bánh phồng cua

1

19

HTX Tân Phát Lợi

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

HTX

 

10

Bánh phồng tôm rau củ

1

24

Công ty TNHH SXTM XD Phúc Thịnh

Phường 7, Thành phố Cà Mau

DN

 

11

Bánh phồng cua

1

 

 

Chà bông tôm

 

 

 

 

 

 

 

1

Chà bông tôm

1

1

25

HTX Tài Thịnh Phát Farm

Ấp Lung Đước, xã Tam Giang, huyện Năm Căn

HTX

 

 

Tôm khô các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Tôm đất khô

1

6

17

HTX Chế biến, thương mại, dịch vụ NTTS Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước

HTX

 

2

Tôm khô

1

26

Hộ kinh doanh Ngọc Giàu

Ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

3

Tôm khô nguyên vỏ

1

19

HTX Tân Phát Lợi

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

HTX

 

4

Tôm sinh thái một nắng Cà Mau

1

27

Hộ kinh doanh Tuấn Kiệt

Huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

Ý tưởng mới 

5

Tôm khô

1

28

Hộ kinh doanh Bùi Mười Hai

Huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

6

Tôm khô

1

29

DNTN Hồng Nhi

Huyện Đầm Dơi

DN

 

 

Tôm rang

 

 

 

 

 

 

 

1

Tôm rang sấy giòn

1

1

30

Hộ kinh doanh Minh Đức

Huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

 

Các loại chả

 

 

 

 

 

 

 

1

Chả tôm

1

2

26

Hộ kinh doanh Ngọc Giàu

Ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

2

Chả tôm sinh thái

1

25

HTX Tài Thịnh Phát Farm

Ấp Lung Đước, xã Tam Giang, huyện Năm Căn

HTX

 

 

Cá, khô các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Khô cá bổi U Minh

1

9

31

CSSX Ba Đức

TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

2

Khô cá bổi

1

32

CSSX Ba Sĩ

Xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

3

Cá phi phi lê một nắng

1

27

Hộ kinh doanh Tuấn Kiệt

Huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

4

Khô cá phi

1

17

HTX Chế biến, thương mại, dịch vụ NTTS Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước

HTX

 

5

Cá khô phi một nắng

1

33

THT Cá khô phi một nắng Hòa Tân

Xã Hòa Tân, thành phố Cà Mau

THT

 

6

Khô cá lóc bống ROXA foods

1

34

Công ty TNHH Phát triển thủy sản Rồng Xanh

Ấp 7, xã Khánh An, huyện U Minh

DN

 

7

Cá khô biển

1

35

THT Hương Quê

Xã Khánh Hội, huyện U Minh

THT

 

8

Khô cá lóc bống

1

36

THT nuôi cá đồng

Xã Khánh Lâm, huyện U Minh

THT

 

9

Cá ngừ đông lạnh

1

37

Công ty TNHH Quốc Đạt

Khóm 11, TT Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

DN

 

 

Ruốc khô

 

 

 

 

 

 

 

1

Ruốc khô

1

1

38

HTX Hương Biển

Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

HTX

 

 

Mắm các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Mắm tôm chua ngọt

1

6

39

Hộ kinh doanh Ba Khía Đầm Dơi

Xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

2

Mắm cá mào gà Mai Hoa

1

40

HTX mắm cá mào gà Mai Hoa

Huyện Đầm Dơi

HTX

 

3

Mắm cá lóc Sáu Dung

1

41

Hộ kinh doanh Sáu Dung

Huyện Đầm Dơi

Hộ kinh doanh

 

4

Mắm lóc Thới Bình

1

42

CSSX Yến Khoa

TT. Thới Bình, huyện Thới Bình

CSSX

 

5

Mắm Handicrafts

1

43

Mai Trúc Đào, Mai Lam Phương

 

Hộ kinh doanh

Dự án khởi nghiệp

6

Mắm ruốt xào

1

44

Ấp Đá Bạc B, xã Khánh Bình Tây

HTX Nông Thịnh Phát, huyện Trần Văn Thời

HTX

 

 

Bột nêm canh

 

 

 

 

 

 

 

1

Bột nêm canh

1

1

19

HTX Tân Phát Lợi

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

HTX

 

 F. Tương, nước mắm, gia vị dạng lỏng khác 

 

 

 

 

 

 

1

Nước mắm ruốc

1

2

45

CSSX Hương Thảo

Xã Khánh Hội, huyện U Minh

CSSX

 

2

Nước mắm cá biển

1

46

HTX Ngọc Trân

TT Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

HTX

 

G. Gia vị khác

1

Muối

1

1

47

HTX Sản xuất Muối Tân Thuận

Ấp Lung Hoa Mai, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi

HTX

 

H. Các sản phẩm từ chè

1

Trà xạ đen túi lọc

1

1

48

CSSX Hùng Khánh

Xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

I. Thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền

1

Nước cốt nhàu

3

1

49

Công ty TNHH SX TM XK NONI

Ấp Công nghiệp A, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời

HTX

Ý tưởng mới

K. Thủ công mỹ nghệ, gia dụng 

1

Đũa đước

4

7

50

CSSX Chí Nguyện

 Xã Viên An, huyện Ngọc Hiển

CSSX

 

2

Ví từ da cá sấu

4

51

HTX Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Kinh Giữa

Huyện Đầm Dơi

HTX

 

3

Thắt lưng từ da cá sấu

4

 

4

Mốc khóa từ da cá sấu

4

 

5

Mô hình “sản xuất thớt mù u” xã Nguyễn Phích

4

52

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện U Minh

Huyện U Minh

 

Dự án khởi nghiệp

6

Đan giỏ đi chợ bằng nguyên liệu dây chuối

4

53

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lương Thế Trân

Huyện Cái Nước

 

Dự án khởi nghiệp

7

Ống hút cở từ thiên nhiên

4

54

Công ty TNHH MTV Hoàng Duy

Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời

DN

Ý tưởng mới

 

TỔNG CỘNG

 

71

54

 

 

 

 

Ghi chú: Số hiệu là tên của các chủ thể được mã hóa bằng số thứ tự.

 

PHỤ LỤC 3

CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH OCOP

TT

Các hoạt động triển khai

Các hoạt động hỗ trợ

Kết quả cần có

1

Hình thành mới hoặc tái cơ cấu tổ chức kinh tế (HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, THT, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình…)

Tập huấn và tư vấn tại chỗ

Các tổ chức kinh tế theo tiêu chí OCOP được hình thành.

2

Hỗ trợ các chủ thể huy động nguồn lực

Tập huấn và tư vấn tại chỗ

Chủ thể OCOP có khả năng tiếp cận, kết nối sử dụng các nguồn lực

3

Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm.

Triển khai các dự án thành phần:

- Cấp tỉnh: Du lịch sinh thái U Minh và Quốc gia Mũi Cà Mau

- Cấp huyện: các dự án phát triển sản xuất...

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ thể OCOP phát triển các dịch vụ.

- Các chủ thể có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất

4

Sản xuất sản phẩm

Tư vấn tại chỗ về các vấn đề liên quan đến sản phẩm (các thủ tục hành chính, cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ...)

Chủ thể OCOP giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.

5

Xây dựng và triển khai các đề tài khoa học công nghệ

Hoàn thiện quy trình công nghệ, sản xuất thử nghiệm... (Hợp đồng với các viện, trường, nhà khoa học...)

Chủ thể OCOP tạo ra sản phẩm từ công nghệ sản xuất mới

6

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tập huấn ngắn hạn; Đào tạo CEO cho chủ thể OCOP

Chủ thể OCOP có thể từng bước tự triển khai các hoạt động sản xuất - kinh doanh sản phẩm của mình.

7

Xúc tiến thương mại - kết nối thị trường

Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Hội chợ, triển lãm;…

Sản phẩm được tham gia các kênh tiếp thị, tiêu thụ, quảng bá rộng rãi trên thị trường.