Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4680/KH-UBND

Kon Tum, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 175/QĐ-TTG NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG RÁC THẢI NHỰA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sử dụng, quản lý rác thải nhựa; thực hiện có hiệu quả các sáng kiến, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng rác thải nhựa khó phân hủy và thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường.

2. Yêu cầu

- Nội dung và hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng nhóm đối tượng, từng khu vực , thành thị, nông thôn, miền núi, có trọng tâm trọng điểm; được thực hiện thường xuyên và liên tục. Việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

- Các đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Bản cam kết “Chung tay thực hiện phong trào chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Kon Tum” ngày 26 tháng 11 năm 2019.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị, địa phương cùng chung tay nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử trách nhiệm của toàn dân trong việc sử dụng, quản lý rác thải nhựa, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước về quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tại địa phương viết về lƿnh vực môi trường và xã hội; cán bộ, công chức đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về công tác phòng, chống rác thải nhựa.

- 90% người lao động làm việc trong các doanh nghiệp; học sinh, sinh viên các cấp học trên địa bàn tỉnh được cung cấp kiến thức, thông tin thiết yếu về phòng, chống rác thải nhựa.

- Người dân, cộng đồng dân cư địa phương được cung cấp kiến thức, thông tin thiết yếu về phòng, chống rác thải nhựa, hạn chế tối đa nhất việc sử dụng rác thải nhựa.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đoàn thể và Nhà nước trên địa bàn tỉnh được cung cấp kiến thức, thông tin thiết yếu về phòng, chống rác thải nhựa.

III. ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN

- Cộng đồng dân cư địa phương (phân theo khu vực nông thôn, khu vực đô thị…); chú trọng tuyên truyền tại thành phố, nơi tập trung đông dân cư ….

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức Hội đặc thù; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…

- Phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

- Cán bộ truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã.

- Học sinh, sinh viên các cấp học trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường; phòng, chống rác thải nhựa.

- Tác hại của chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường.

- Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tái chế rác thải nhựa; hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm, có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường; kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh,…

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong phong trào thu gom, phân loại, vận chuyển, và xử lý chất thải, rác thải nhựa.

2. Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên tất cả các loại hình báo chí: báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử…

- Tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở: Hệ thống truyền thanh cấp huyện và Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; xe loa lưu động; tổ chức các hội thi, hội diễn.

- Tuyên truyền trên hệ thống thông tin điện tử: trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; mạng xã hội.

- Tuyên truyền trực quan: pa-nô, băng rôn, cờ phướn, bảng điện tử,...(hạn chế sử dụng vật liệu nhựa, khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện môi trường).

- Tuyên truyền trên xuất bản phẩm: poster, tập gấp, tờ rơi , áp phích...

- Công tác tuyên truyền thông qua việc tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn… của cơ quan, đơn vị.

- Triển khai các mô hình hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 01 lần, giảm thiểu rác thải nhựa,… có sự tham gia của cộng đồng dân cư; sân khấu hóa, tổ chức cuộc thi, triển lãm ảnh,…

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào nhiệm vụ được giao, hằng năm xây dựng kế hoạch kinh phí tuyên truyền trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý ngân s ách Nhà nước hiện hành.

2. Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương; các nguồn xã hội hóa, đóng góp của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung theo phân công tại Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế tại địa phương.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Số lượng: 01 Hội nghị tập huấn/năm

+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai công tác tuyên truyền qua hệ thống báo chí địa phương, hệ thống thông tin cơ sở, tuyên truyền qua các bản tin công cộng, trên các hệ thống truyền thông số.

- Xuất bản tờ rơi, tờ gấp, áp phích, sản xuất các video clip truyền thông; chương trình hỏi, đáp, xây dựng chương trình phát thanh có biên dịch ra tiếng địa phương về phòng, chống rác thải nhựa để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tỉnh; hệ thống truyền thanh- truyền hình các huyện, thành phố xây dựng chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa.

+ Số lượng: Từ 03 - 05 chương trình/năm; Từ 03 - 05 sản phẩm/năm.

+ Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa cho các cơ quan báo chí, các Sở, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố…

- Tổ chức ra quân, phát động hưởng ứng về phong trào phòng, chống rác thải nhựa gắn với các sự kiện môi trường thường niên do quốc gia và quốc tế phát động.

+ Số lượng: 01 cuộc/năm

+ Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường, phòng, chống rác thải nhựa cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Hội đặc thù và các doanh nghiệp.

+ Số lượng: 01 lớp tập huấn/năm.

+ Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

- Chủ trì cùng với các đơn vị, địa phương liên quan phối hợp với cơ quan Trung ương tổ chức hoạt động triển lãm, trưng bày lưu động tại tỉnh.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì triển khai công tác tuyên truyền qua các cơ sở giáo dục: Tổ chức mít tinh hưởng ứng, các cuộc thi, chương trình phát động về phòng, chống rác thải nhựa cho học sinh, sinh viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, khu vực, trường học…

- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo lồng ghép nội dung tuyên truyền trong việc giảng dạy, học tập trong chương trình giáo dục hằng năm.

- Thời gian thực hiện: Định kỳ theo năm học.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan trên hệ thống Pano, áp phích, tranh cổ động; tuyên truyền trên xe loa lưu động, trung tâm thương mại.

+ Số lượng: Từ 10-15 sản phẩm/năm

+ Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai công tác tuyên truyền tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch khác tại các khu, điểm du lịch.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống rác thải nhựa với các hình thức: băng rôn, áp phích, tờ rơi, tờ gấp… tại các khu vực lễ tân, đón tiếp, trong các cơ sở lưu trú; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như: túi, cốc, chai, hộp, ống hút… bằng vật liệu có nguồn gốc hữu cơ hoặc tái sử dụng nhiều lần; tổ chức tuyên truyền hoặc lồng ghép tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn… của đơn vị.

+ Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng năm.

5. Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu, bố trí tăng thời lượng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự, phim tài liệu… nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2022-2025.

- Tuyên truyền, biểu dương những mô hình hay trong công tác phòng,

chống rác thải nhựa giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên liên tục.

6. Sở Tài chính: Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các quy định có liên quan và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện theo

Đề án, kế hoạch tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan tham mưu triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền Đề án, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh trên các phương tiện thông tin cơ sở.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2022-2025; phát huy vai trò hệ thống truyền thanh của xã, phường, thị trấn; hệ thống thông tin cơ sở, vận động các hộ dân ký cam kết hạn chế sử dụng, tiến đến không sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường và thực hiện bỏ chất thải đúng nơi quy định; không vứt chất thải xuống đường phố, kênh mương, cống rãnh, ao hồ, sông, suối, đặc biệt là chất thải nhựa, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Căn cứ nội dung Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện; định kỳ trước ngày 15/12 hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông ( b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- Các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ quan báo chí tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnhKGVX;
- Lưu: VT, Cổng TTĐT, KGVX.PTDL

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc