Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4621/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI VỆ SINH NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH BÌNH THUẬN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ

Thực hiện văn bản số 6559/BNN-TCTL ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tại 21 tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng Kế hoạch Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bình Thuận thuộc Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả, với những nội dung như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VỆ SINH CỦA TỈNH

- Diện tích tự nhiên: 7.828,4 km2, gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, với 127 xã, phường, thị trấn (96 xã, 19 phường và 12 thị trấn).

- Dân số toàn tỉnh: 1.175.125 người (năm 2015), trong đó dân số nông thôn: 862.103 người; tổng số hộ gia đình: 277.145 hộ, trong đó hộ gia đình nông thôn: 204.161 hộ; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh: 4.04% (11.203/277.145).

Tính đến cuối năm 2015, theo số liệu báo cáo Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh:

- 79,83% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 162.991/204.161 hộ), 53,09% hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 4.967/9.355); tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh toàn tỉnh không đều, một số xã tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp và vẫn còn tình trạng mắc các bệnh liên quan đến sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh môi trường.

- 80,77% trạm Y tế nông thôn (trạm chính và phân trạm) có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 84/104 trạm); trong đó, trạm Y tế nông thôn có nước hợp vệ sinh: 89/42% (ứng với 93/104 trạm); trạm Y tế nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 88,46% (ứng với 92/104 trạm). So với mục tiêu chung của chương trình tỷ lệ các công trình cấp nước và nhà vệ sinh trạm Y tế chỉ đạt mức trung bình so với cả nước;

Ngành Y tế được phân công thực hiện lĩnh vực gia tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm Y tế xã, truyền thông vận động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sử dụng và bảo quản nguồn nước, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế các dịch bệnh lây truyền do ô nhiễm phân, nước, rác. Tuy nhiên, việc phóng uế bừa bãi ra môi trường vẫn còn phổ biến ở một số nơi vùng nông thôn do các hộ gia đình không có kinh phí xây nhà tiêu hợp vệ sinh và ý thức của người dân chưa cao trong việc vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường phòng chống dịch bệnh.

Tình trạng nhà tiêu và nguồn nước tại các Trường học khu vực nông thôn:

- 67,17% trường học ở khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 575/856).

- 76,75% trường học ở khu vực nông thôn có nước sạch (ứng với 657/856).

- 84,46% trường học ở khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (ứng với 723/856).

II. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI

1. Mục tiêu chung của Chương trình

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân nông thôn nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn được cải thiện cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Các mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh đến 2020 như sau:

- 100% hộ dân trong ít nhất của 10 xã can thiệp “Vệ sinh toàn xã” được tuyên truyền, vận động xây và sử dụng nhà tiêu cải thiện, thông qua cung cấp thông tin về các loại nhà tiêu cải thiện, cũng như cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu đúng quy cách;

- 100% hộ dân trong 10 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;

- 100% giáo viên và học sinh các trường mầm non và tiểu học, trung học cơ sở (không kể các điểm trường) ít nhất của 10 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách, rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;

- Các chủ cửa hàng, nhà sản xuất vật liệu xây dựng đồng ý trở thành cửa hàng tiện ích và cộng tác viên, thợ xây trong 10 xã “Vệ sinh toàn xã” được đào tạo tập huấn về thị trường vệ sinh, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng để xây dựng và phát triển thành hệ thống cửa hàng tiện ích.

- 90% cán bộ y tế xã, y tế thôn bản tham gia thực hiện Chương trình được đào tạo tập huấn về các mô hình thúc đẩy vệ sinh; truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh; thúc đẩy thị trường vệ sinh, kiểm tra, giám sát vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; nhà tiêu trường học và trạm y tế.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp và những người có vai trò lãnh đạo trong cộng đồng như trưởng thôn, già làng, trưởng bản tại địa phương được cung cấp thông tin về tầm quan trọng và các nội dung vệ sinh nông thôn.

2. Mục tiêu Hợp phần vệ sinh của tỉnh

Năm

Số huyện có can thiệp

Số xã đạt vệ sinh toàn xã

Số người được hưởng lợi

2016

03

01

4.663

2017

06

02

14.328

2018

06

03

21.891

2019

04

02

14.227

2020

04

02

17.885

III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Kế hoạch truyền thông được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

- Tích hợp ba hợp phần chính trong truyền thông (Tạo cầu và truyền thông thay đổi hành vi; phát triển thị trường vệ sinh; thúc đẩy môi trường thuận lợi). Cả 3 hợp phần cần được triển khai đồng bộ và gắn kết với nhau theo một lộ trình phù hợp.

- Chuẩn hóa các hoạt động truyền thông về vệ sinh cho mỗi cấp triển khai khác nhau (tỉnh, huyện, xã, thôn) để có thể dễ dàng nhân rộng áp dụng ra nhiều huyện. Thiết kế dạng mô-đun cho các gói hoạt động, để cấp tỉnh và huyện có thể triển khai theo từng giai đoạn, lựa chọn và ưu tiên triển khai ở một số xã nhất định trong giai đoạn đầu của chương trình và sau đó mở rộng ra các huyện, xã còn lại, hoặc triển khai chiến dịch trên diện rộng nếu có đủ kinh phí. Thời gian đề xuất triển khai một cách toàn diện kế hoạch cho một xã ít nhất là 12 tháng, các xã tiến hành các hoạt động chuẩn bị vào năm trước năm triển khai chính thức và có các hoạt động duy trì tối thiểu ít nhất là 1 năm sau năm can thiệp chính để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động can thiệp.

- Cộng đồng làm chủ, đóng vai trò quyết định loại hình nhà tiêu cần hướng đến: hợp vệ sinh, giá thành vừa phải, tiện lợi và đẹp…

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Đối tượng hưởng lợi

- Là các hộ gia đình nông thôn, ngoài ra các cán bộ tham gia cũng sẽ được tăng cường năng lực qua quá trình thực hiện Chương trình.

- Là học sinh, giáo viên ở các trường tiểu học, trường mầm non trong địa bàn của Chương trình.

2. Nội dung hoạt động

Các hoạt động dưới đây nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu của Kế hoạch truyền thông, tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Tạo môi trường thuận lợi;

- Tạo cầu; truyền thông thay đổi hành vi;

- Phát triển thị trường vệ sinh.

2.1 Tạo môi trường thuận lợi: Tập trung vào các hoạt động chính là vận động chính sách, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện; giám sát và đánh giá

a) Các hoạt động vận động chính sách;

- Vận động thông qua các kênh khác nhau bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tăng cường sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý về công tác vệ sinh thông qua hội thảo và các sự kiện, sử dụng video, tài liệu cung cấp các bằng chứng về tác động của vệ sinh đến sức khỏe và xã hội và các công cụ thông tin khác được thiết kế cho những người ra quyết định và lãnh đạo

- Các hội nghị triển khai các cấp: lồng ghép các mục tiêu thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

- Xác định và khích lệ các điển hình địa phương là điều quan trọng để thành công. Chương trình sẽ thực hiện cách tiếp cận dựa trên kết quả với phần thưởng và ghi nhận các điển hình thành công, xuất sắc.

b) Các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương trình các cấp:

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn: Máy tính, máy ảnh, máy chiếu...

- Lựa chọn giảng viên nòng cốt cho cấp tỉnh: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ lựa chọn các giảng viên nòng cốt cấp tỉnh, cử họ tham gia vào các lớp do chương trình trung ương tổ chức. Những giảng viên này sẽ tập huấn lại cho cán bộ cấp huyện.

- Tập huấn cho giảng viên nòng cốt (viết tắt là TOT): Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã trong việc lựa chọn các cán bộ tham gia tập huấn và triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng. Các giảng viên nòng cốt được tập huấn ở Trung ương sẽ là các giảng viên cho các cấp thấp hơn để truyền đạt lại các kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng. Các lớp tập huấn cho giảng viên nòng cốt ở các cấp tại địa phương sẽ tập trung vào các nội dung sau:

+ Kỹ năng truyền thông vận động cộng đồng thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường;

+ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình;

+ Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chương trình; xây dựng và sử dụng nhà tiêu cải thiện, tiếp thị vệ sinh và kết nối chuỗi cung - cầu.

- Tập huấn cho cán bộ thực hiện dự án:

+ Cấp huyện: Xây dựng năng lực về Lập kế hoạch cấp huyện, vận động chính sách, hỗ trợ và giám sát, điều phối giữa các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi (viết tắt là BCC) và tăng cường chuỗi cung cấp khu vực tư nhân…

+ Cấp xã: Xây dựng năng lực về lập kế hoạch cấp xã, hỗ trợ và giám sát thực hiện, và kết nối với khu vực tư nhân...

+ Cấp thôn, bản: Bao gồm cán bộ y tế, trưởng thôn/làng, tổ chức quần chúng - xây dựng năng lực về triển khai các hoạt động truyền thông, theo dõi và báo cáo.

- Tập huấn cho giảng viên nòng cốt của hệ thống giáo dục (TOT): Chương trình sẽ cung cấp đào tạo để cải thiện năng lực của ngành Giáo dục đào tạo và cán bộ các trường trong thực hiện chương trình/hoạt động:

+ Lồng ghép truyền thông về vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng - cho trẻ em mẫu giáo…).

+ Sử dụng và bảo quản công trình nước và vệ sinh ở trường học.

- Tập huấn cho khu vực tư nhân để phát triển thị trường vệ sinh, phát triển các mô hình kinh doanh nhằm thúc đẩy thị trường vệ sinh phát triển, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, marketing… Hoạt động này bao gồm các khóa tập huấn sau:

+ Tập huấn về kỹ năng xây dựng nhà tiêu cho Cửa hàng tiện ích (CHTI) và thợ xây bao gồm: Các loại nhà tiêu và cấu tạo từng loại; Các vật liệu thay thế để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh giá rẻ; kỹ thuật xây nhà tiêu.

+ Tập huấn về kỹ năng tiếp thị bán hàng cho cộng tác viên thôn, bản.

+ Tập huấn cho cửa hàng tiện ích, các chủ cửa hàng bán vật liệu xây dựng và cá nhân tham gia kinh doanh về lập kế hoạch kinh doanh, cung cấp các thông tin về thị trường vệ sinh tiềm năng ở địa phương và giúp cửa hàng dự đoán thị trường và dự tính tài chính trước khi triển khai mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích.

- Thăm quan học tập: Các tỉnh và huyện sẽ tổ chức các chuyến tham quan trao đổi học tập giữa các cơ quan thực hiện và học tập chéo tại thực địa giữa các huyện và xã trong tỉnh, hoặc với các tỉnh khác.

c) Giám sát và đánh giá

- Tiếp nhận và triển khai các biểu mẫu báo cáo chuẩn từ Chương trình Trung ương để theo dõi việc thực hiện các hoạt động Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) và cung cấp vệ sinh. Các báo cáo sẽ được sử dụng để thẩm tra việc thực hiện kế hoạch BCC. Báo cáo sẽ có đủ chi tiết, ví dụ họp thôn: ngày họp, số lượng người tham gia và giới tính, hoạt động, các vấn đề thảo luận,...; các sự kiện bán hàng và xúc tiến vệ sinh: ngày sự kiện, người tham gia, số lượng bán hàng,…cũng cấu thành một phần của theo dõi và báo cáo.

- Đối với hoạt động BCC tại cộng đồng do ngành y tế thực hiện: Trạm y tế xã lập báo cáo theo quý cho Trung tâm Y tế huyện; Trung tâm Y tế huyện tổng hợp báo cáo và gửi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo quý. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh báo cáo cho Cục Quản lý môi trường y tế hàng quý và cũng báo cáo lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hàng năm Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổng hợp báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau đó báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế cùng với kế hoạch BCC cho năm tiếp theo.

- Đối với Hoạt động BCC trong trường học do ngành giáo dục thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh báo cáo cho Vụ Công tác Học sinh Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng quý và cũng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp một báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau đó báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với kế hoạch BCC hàng năm cho năm tiếp theo.

- Quy trình theo dõi và báo cáo cho vệ sinh toàn xã cũng được xây dựng, bao gồm theo dõi tình hình vệ sinh được duy trì ở mẫu giáo, tiểu học và trung học công lập, và các trạm y tế cho những xã đã đạt được tình trạng Vệ sinh toàn xã sau hai năm thực hiện. Các quy trình này sẽ được kiểm toán nhà nước sử dụng để thẩm tra kết quả đạt được.

2.2 Các hoạt động tạo cầu, truyền thông thay đổi hành vi (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo)

a) Ở cấp tỉnh, huyện:

Vận động chính sách thông qua các hội nghị lập kế hoạch, hội nghị tổng kết,... để có được sự cam kết của chính quyền và các bên liên quan tạo điều kiện và thực hiện chương trình.

Các hoạt động truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát các thông điệp về vệ sinh môi trường, xây dựng các phóng sự, tin bài về tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh hoặc có thể thành lập các diễn đàn hoặc gameshow về vệ sinh sẽ được triển khai để thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như người dân đến vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong sự kiện truyền thông lớn như lễ mít tinh, lễ phát động hưởng ứng các Ngày vệ sinh yêu nước (02/7), Ngày nhà tiêu thế giới (19/11), Ngày thế giới rửa tay với xà phòng (15/10)…. Ngoài ra, các cán bộ nòng cốt thực hiện Chương trình tuyến tỉnh, huyện sẽ được tuyến trung ương hỗ trợ, đào tạo thành các giảng viên nòng cốt để có khả năng truyền đạt, hướng dẫn và hỗ trợ cán bộ tuyến dưới triển khai tốt các hoạt động của Chương trình.

b) Các hoạt động truyền thông tại cấp xã: Xã là đơn vị hành chính cơ sở với hệ thống chính trị đồng bộ, có vai trò quyết định. Cần thiết xây dựng cấp xã là cấp thực hiện cơ bản trong các Chương trình vệ sinh nông thôn (VSNT), trong đó trạm Y tế xã trở thành tổ chức thực hiện vệ sinh nông thôn chủ chốt, tiên phong trong việc vận động người dân xây và sử dụng nhà tiêu cải thiện và thay đổi hành vi vệ sinh một cách bền vững. Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về nhà tiêu cải thiện do cán bộ y tế cấp xã làm đầu mối tổ chức, điều hành với sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội như hội phụ nữ, cụ thể như sau:

- Phát tin qua loa truyền thanh.

- Tổ chức các sự kiện tại cộng đồng.

c) Các hoạt động truyền thông tại cấp thôn: Phần lớn các nỗ lực truyền thông thay đổi hành vi (BCC) sẽ được tập trung vào những mục tiêu phát huy hiệu quả nhất trong thay đổi hành vi: ở hộ gia đình, thôn/bản, ở cấp xã; ở mẫu giáo, tiểu học sau khi tiếp nhận các công trình mới trong chương trình. Cách tiếp cận chung là thông qua chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện bởi các cán bộ y tế thôn, được hỗ trợ bởi cộng tác viên, hội phụ nữ, đoàn thể...

- Vẽ bản đồ vệ sinh thôn bản;

- Các cuộc họp thôn về vệ sinh;

- Thăm hộ gia đình;

- Tuyên truyền trên loa phát thanh.

2.3. Các hoạt động phát triển thị trường vệ sinh

- Lựa chọn và phát triển các mô hình kinh doanh vệ sinh;

- Lựa chọn và thành lập Cửa hàng Tiện ích;

- Áp dụng mô hình dịch vụ tại chỗ đối với nơi thị trường chưa phát triển;

- Mô hình người dân tự xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

2.4. Các hoạt động truyền thông trong trường học

- In ấn tài liệu;

- Tập huấn, nâng cao năng lực cho giáo viên;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trong trường học.

V. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán kinh phí chi tiết và đề xuất nguồn kinh phí của tỉnh tham gia thực hiện Kế hoạch Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn giai đoạn 2016-2020, thông qua Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Phê duyệt Kế hoạch truyền thông vệ sinh thuộc Chương trình Mở rộng Quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016 của tỉnh;

- Bố trí kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của tỉnh từ nguồn kinh phí Trung ương đã giao, từ ngân sách của địa phương và tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện;

- Chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông theo lĩnh vực được phân công.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan điều phối Chương trình ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch truyền thông của tỉnh;

3. Sở Y tế: Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai các hoạt động truyền thông vệ sinh trong Chương trình.

4. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức và thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh; giám sát và đánh giá tiến độ của các hoạt động vệ sinh; phối hợp với các bên liên quan; cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát kỹ thuật cho cấp huyện và xã trong thực hiện các hoạt động vệ sinh... Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ tổng hợp bản kế hoạch Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh của tỉnh (gồm kế hoạch của ngành y tế, ngành giáo dục và ngành nông nghiệp) để gửi sang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình các cấp của tỉnh phê duyệt.

5. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức và thực hiện các hoạt động về lĩnh vực cấp nước; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để hoàn thiện bản kế hoạch Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh của tỉnh (gồm kế hoạch của ngành y tế và ngành giáo dục) để gửi sang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức và thực hiện các hoạt động về vệ sinh ở trường học; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để hoàn thiện bản kế hoạch Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh của tỉnh (gồm kế hoạch của ngành y tế và ngành giáo dục) để gửi sang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

7. Ủy ban nhân dân huyện: Chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban của huyện và Ủy ban nhân dân các xã, trạm y tế, trường học phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện công tác truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trên địa bàn.

8. Các tổ chức liên quan trong thực hiện kế hoạch BCC các cấp bao gồm Hội liên hiệp phụ nữ và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng chính sách xã hội và khu vực tư nhân như các nhà sản xuất, cung cấp, các cửa hàng tiện ích, thợ xây…

9. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phản ánh kịp thời cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Các Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bình Thuận, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu: VT, KT, Đức ( b)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phạm Văn Nam

 

KHUNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI

(Kèm theo Kế hoạch số 4621/KH-UBND, ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh)

NGÀNH TRIỂN KHAI

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

NGÀNH Y TẾ

 

CẤP TỈNH

1. Tổ chức hội nghị triển khai về chương trình vệ sinh: tầm quan trọng về vệ sinh, phương pháp thực hiện và sự hỗ trợ cần thiết của các cấp lãnh đạo để thúc đẩy vệ sinh nông thôn (cấp tỉnh, cấp huyện)

2. Xây dựng kế hoạch triển khai, giám sát thực hiện chương trình bao gồm văn bản cam kết và hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị/cấp liên quan.

3. Tập huấn TOT cho các cán bộ nòng cốt cấp tỉnh, huyện về truyền thông, phát triển thị trường vệ sinh, giám sát đánh giá…….

4. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền hình và báo) bao gồm (i) phát thông điệp truyền thông (dựa theo clip đã có), (ii) xây dựng và phát phóng sự/tọa đàm/bản tin truyền thông, (iii) Viết và đăng các bài trên báo/tập san.

5. Hướng dẫn và hỗ trợ lựa chọn mô hình kinh doanh và hoạt động phát triển thị trường: lực chọn và tập huấn cửa hàng tiện ích, hỗ trợ cửa hàng tiện ích phát triển thị trường…….

6. Hỗ trợ các huyện/xã triển khai thực hiện: giám sát,đánh giá,

7. Kiểm tra và xét nghiệm chất lượng nước theo quy chuẩn cho trường học và trạm y tế

8. Phối hợp Đơn vị kiểm đếm để xác nhận các xã đạt “vệ sinh toàn xã”

9. In ấn và phân phối tài liệu truyền thông theo hướng dẫn của Cục Quản lý Môi trường Y tế bao gồm sao chép tài liệu nghe nhìn (băng đĩa) và tài liệu truyền thông trực tiếp catalogue sản phẩm, poster, tờ rơi truyền thông, sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình tại các cấp, …

10. Phối hợp Tổ chức công nhận xã đạt vệ sinh toàn xã

11. Hỗ trợ huyện và xã giám sát để duy trì tính bền vững với các xã đã đạt vệ sinh toàn xã.

12. Hội thảo tổng kết cuối năm

CẤP HUYỆN

1. Tổ chức hội nghị triển khai về chương trình vệ sinh: tầm quan trọng về vệ sinh, phương pháp thực hiện và sự hỗ trợ cần thiết của các cấp lãnh đạo để thúc đẩy vệ sinh nông thôn (có thể lồng ghép hội nghị của tỉnh)

2. Xây dựng kế hoạch triển khai và hệ thống giám sát chương trình bao gồm văn bản cam kết và hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị liên quan.

3. Hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động phát triển thị trường: lựa chọn và tập huấn cửa hàng tiện ích, hỗ trợ cửa hàng tiện ích phát triển thị trường…

4. Tập huấn cho cửa hàng tiện ích, thợ xây và cộng tác viên bán hàng

5. Tập huấn cho cán bộ xã và tuyên truyền

6. Tổ chức công nhận xã vệ sinh toàn xã

7. Phối hợp với Đoàn kiểm, đếm công nhận các xã đạt “vệ sinh toàn xã”

8. Hỗ trợ các xã triển khai thực hiện: giám sát, đánh giá

9. Giám sát xã để duy trì tính bền vững với các xã đã đạt vệ sinh toàn xã.

CẤP XÃ

1. Xây dựng văn bản cam kết của lãnh đạo xã thực hiện chương trình đạt vệ sinh toàn xã

2. Lắp đặt các cụm pano, áp phích truyền thông, vẽ tranh tường về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tại các trạm y tế xã, trường học và nơi công cộng.

3. Phát chương trình vệ sinh trên loa phát thanh của xã

4. Hỗ trợ huyện lựa chọn cộng tác viên bán hàng, cửa hàng tiện ích và thợ xây

5. Hỗ trợ tổ chức hoạt động truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh trường học

6. Giám sát, hỗ trợ hoạt động ở thôn, báo cáo định kỳ

7. Phối hợp với Đoàn đánh giá đọc lập công nhận các xã đạt “vệ sinh toàn xã”

8. Họp giao ban và Báo cáo định kỳ

9. Giám sát xã để duy trì tính bền vững các xã đã đạt vệ sinh toàn xã.

CẤP THÔN

1. Lập bản đồ vệ sinh thôn.

2. Họp thôn về vệ sinh (ít nhất 2 lần/thôn).

3. Họp lồng ghép vào các cuộc họp thôn định kỳ/các cuộc họp của ban ngành/đoàn thể (Hội phụ nữ, đoàn thanh niên….) để duy trì và tiếp tục thúc đẩy xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

4. Thăm hộ gia đình vận động xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

5. Phối hợp với Cộng tác viên bán hàng để giới thiệu về dịch vụ xây nhà tiêu của cửa hàng tiện ích.

7. Tham gia họp giao ban, báo cáo định kỳ của xã.

8. Tham gia các hoạt động của xã.

9. Phối hợp với Đoàn đánh giá độc lập và xác nhận các xã đạt “vệ sinh toàn xã”.

10. Giám sát xã để duy trì tính bền vững với các xã đã đạt vệ sinh toàn xã.

NGÀNH GIÁO DỤC

1. Tập huấn giảng viên nòng cốt (TOT) cho sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ban giám hiệu/giáo viên trường mầm non, tiểu học.

2. Triển khai các hoạt động truyền thông trong trường học: tuyên truyền trong lễ chào cờ, giờ ngoại khóa, qua hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

3. In ấn tài liệu truyền thông và hướng dẫn sử dụng cho các trường học

4. Duy trì hoạt động truyền thông vào các hoạt động thường xuyên của trường học.

NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Công tác truyền thông, vận động xã hội tại các xã đầu tư các dự án cấp nước từ Chương trình: truyền thông thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và tiết kiệm nước cho hội viên, phụ nữ.

2. Công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình: Giám sát công tác truyền thông, xét nghiệm mẫu nước thực hiện Bộ chỉ số, vật tư lấy mẫu nước thử nghiệm, hỗ trợ cộng tác viên cơ sở.

 

PHỤ LỤC 1

: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI (BCC) THÚC ĐẨY VỆ SINH TRONG CỘNG ĐỒNG DO NGÀNH Y TẾ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 4621/KH-UBND, ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Địa bàn can thiệp

TT

Huyện

Số xã đạt vệ sinh toàn xã

Số dân hưởng lợi

1

Hàm Tân

01

1.305

2

Bắc Bình

0

15.782

3

Tánh Linh

0

11.291

Các hoạt động truyền thông cấp tỉnh

TT

Tên hoạt động

Số lần

Thời gian Dự kiến

Đơn vị thực hiện

Đầu mối

Phối hợp

1

Tổ chức hội nghị triển khai về chương trình vệ sinh: tầm quan trọng về vệ sinh, phương pháp thực hiện và sự hỗ trợ cần thiết của các cấp lãnh đạo để thúc đẩy vệ sinh nông thôn

01

Tháng 10

Trung tâm Y tế dự phòng

Các ban ngành

2

Xây dựng kế hoạch triển khai và hệ thống giám sát chương trình bao gồm văn bản cam kết và hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị

01

Tháng 10

Trung tâm Y tế dự phòng

Các ban ngành

3

Sản xuất, in ấn tài liệu truyền thông và phát triển công nghệ mới

01

Tháng 11

Trung tâm Y tế dự phòng

Trung ương

4

Tập huấn TOT cho các cán bộ nòng cốt cấp tỉnh, huyện về truyền thông, phát triển thị trường vệ sinh, giám sát đánh giá…….

01

Tháng 11

Trung tâm Y tế dự phòng

Các huyện

5

Hướng dẫn và hỗ trợ lựa chọn mô hình kinh doanh và hoạt động phát triển thị trường: lực chọn và tập huấn cửa hàng tiện ích, hỗ trợ CHTI phát triển thị trường…….

01

Tháng 9 - 10

Trung tâm Y tế dự phòng

Huyện Hàm Tân, xã Sông Phan

6

Kiểm tra và giám sát chất lượng nước theo quy chuẩn cho trường học và trạm y tế

01

Tháng 11

Trung tâm Y tế dự phòng

Trường học, TYT

7

Kiểm tra và giám sát hỗ trợ tuyến huyện, kiểm đếm VSTX

 

Tháng 12

Trung tâm Y tế dự phòng

Các huyện

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH THÚC ĐẦY VỆ SINH TRONG CỘNG ĐỒNG DO NGÀNH Y TẾ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 4621/KH-UBND, ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Địa bàn can thiệp

TT

Tên xã can thiệp để đạt vệ sinh toàn xã

Số thôn trong xã

Tổng số hộ trong xã

Số dân hưởng lợi trong xã

Tỷ lệ nhà tiêu HVS đầu năm

Mục tiêu % nhà tiêu HVS cuối năm

1

Xã Sông Phan

05

1.125

4.663

69,24%

70%

Các hoạt động truyền thông

TT

Tên hoạt động

Số lần

Thời gian

Đơn vị thực hiện

Đầu mối

Phối hợp

1

Tổ chức hội nghị triển khai về chương trình

01

Tháng 10

Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân

Các ban ngành địa phương

2

Xây dựng kế hoạch triển khai và hệ thống giám sát chương trình bao gồm văn bản cam kết và hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị/cấp liên quan

01

Tháng 10

Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân

Trung tâm Y tế dự phòng

3

Tập huấn cho các cán bộ cấp xã và tuyên truyền viên thôn, phát triển thị trường vệ sinh, giám sát đánh giá…….

01

Tháng 11

Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân

Trung tâm Y tế dự phòng

4

Hướng dẫn và lựa chọn mô hình kinh doanh và phát triển thị trường: lựa chọn và tập huấn cửa hàng tiện ích, hỗ trợ CHTI phát triển thị trường....

 

Tháng 9-10

Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân

Cửa hàng tiện ích, Xã

5

Tổ chức công nhận xã đạt VSTX

01

Tháng 12

Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân

Các ban ngành địa phương

6

Hỗ trợ các huyện/xã triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá

02

Tháng 8 - 12

Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân

Các ban ngành địa phương

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH THÚC ĐẨY VỆ SINH TRONG CỘNG ĐỒNG DO NGÀNH Y TẾ THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 4621/KH-UBND, ngày 09/ 12/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)

TT

Tên hoạt động

Số lần

Thời gian

Đơn vị thực hiện

Đầu mối

Phối hợp

HOẠT ĐỘNG CẤP XÃ

1

Xây dựng văn bản cam kết của lãnh đạo xã thực hiện chương trình đạt vệ sinh toàn xã

01

Tháng 10

Xã Sông Phan

Các thôn

2

Vẽ tranh tường tại trường học, trạm y tế, nơi công cộng

1

Tháng 11

Xã Sông Phan

Các thôn

3

Phát thông điệp tuyên truyền trên loa xã

2-4

Tháng 10 - 12

Xã Sông Phan

Các thôn

4

Họp giao ban, hội nghị tổng kết

4

Tháng 8 - 12

Xã Sông Phan

Trung tâm y tế huyện, Các thôn

5

Giám sát, hỗ trợ hoạt động ở thôn, kiểm đếm vệ sinh toàn xã

1

Tháng 8 - 12

Xã Sông Phan

Các thôn

6

Hội nghị Tổng kết

1

Tháng 12

Xã Sông Phan

Trung tâm y tế huyện, Các thôn

HOẠT ĐỘNG CẤP THÔN

1

Lập bản đồ vệ sinh thôn/bản

1

Tháng 11

Xã Sông Phan

Các thôn

2

Họp thôn về vệ sinh (ít nhất 2 lần/thôn)

10

Tháng 11

Xã Sông Phan

Các thôn

3

Thăm hộ gia đình vận động xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

3

Tháng 10 - 11

Xã Sông Phan

Các thôn

4

Phối hợp với Đoàn đánh giá độc lập và xác nhận các xã đạt “VSTX”

1

Tháng 12

Các thôn

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH THÚC ĐẦY VỆ SINH TRONG TRƯỜNG HỌC DO NGÀNH GIÁO DỤC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TRONG TRƯỜNG HỌC
(Kèm theo Kế hoạch số 4621/KH-UBND, ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)

NỘI DUNG

Số lần

Thời gian dự kiến

Đơn vị thực hiện

Đầu mối

Phối hợp

1

Tập huấn ToT cho sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, và Ban giám hiệu/giáo viên: mầm non, tiểu học

Số lần tập huấn: 10; Số người tham dự: 440.

Tháng 11

Phòng Giáo dục tiểu học

Phòng GDTrH, Phòng GDMN, Phòng KHTC.

2

Triển khai các hoạt động truyền thông trong trường học: tuyên truyền trong lễ chào cờ, giờ ngoại khóa, qua hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Số buổi: 20 buổi; Số học sinh tham dự: 187 872 học sinh.

Cả năm học

Hiệu trưởng các trường

Đội thiếu niên tiền phong HCM.

3

Duy trì hoạt động truyền thông vào các hoạt động thường xuyên của trường học.

1

 

Các trường

 

4

In ấn tài liệu truyền thông và hướng dẫn sử dụng cho các trường học

1

Tháng 12

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

5

Kiểm tra, giám sát

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

KẾ HOẠCH THÚC ĐẦY NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH DO NGÀNH NÔNG NGHIỆP THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 4621/KH-UBND, ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)

NỘI DUNG

Số lần

Thời gian dự kiến

Đơn vị thực hiện

Đầu mối

Phối hợp

1

Công tác truyền thông, vận động xã hội tại các xã đầu tư các dự án cấp nước từ Chương trình: truyền thông thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và tiết kiệm nước cho hội viên, phụ nữ

14

Tháng 10 - 12

Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

2

Công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình: Giám sát công tác truyền thông, xét nghiệm mẫu nước thực hiện Bộ chỉ số, vật tư lấy mẫu nước thử nghiệm, hỗ trợ cộng tác viên cơ sở.

1

Tháng 9 - 12

Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn

Các ban ngành tuyến tỉnh, địa phương huyện