Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; văn bản số 7262/BNN-TCTS ngày 20/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2021; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Nhằm phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời về chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản từ đó khuyến cáo, hướng dẫn cho các cơ sở nuôi thủy sản các biện pháp xử lý, kiểm soát môi trường nước, phòng bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả cao, là cơ sở phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố.

- Nâng cao năng lực, chuyên môn cho cán bộ, người nuôi thủy sản về công tác quan trắc, cảnh báo và xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

2. Yêu cầu

- Quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tập trung, trọng điểm, tại những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với các vùng nuôi khác.

- Quan trắc, cảnh báo môi trường được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản làm căn cứ quản lý, chỉ đạo sản xuất, kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

a) Công tác tập huấn, hội thảo

- Đối tượng được tập huấn, hội thảo: người nuôi thủy sản, cán bộ thú y, thủy sản cấp xã.

- Nội dung tập huấn, hội thảo:

Các thông số cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.

Các biện pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước trong ao nuôi, bể nuôi thủy sản, các biện pháp xử lý khi môi trường nước nuôi thủy sản bị ô nhiễm.

Hướng dẫn trong công tác sử dụng các test nhanh về môi trường nước, máy đo môi trường,...

- Thời gian thực hiện: vào mùa vụ sản xuất chính hoặc vào thời điểm giao mùa, thời điểm xảy ra dịch bệnh.

- Địa điểm tập huấn, hội thảo: tại các xã có vùng nuôi thủy sản có nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.

- Số lượng lớp tập huấn, hội thảo: dự kiến 50 lớp (50 người/lớp).

b) In ấn Sổ tay, tờ rơi về quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

- In ấn sổ tay: từ năm 2022 đến 2025, mỗi năm in ấn 500 cuốn.

- In ấn và phát tờ rơi: năm 2021 là 4.500 tờ; từ 2022-2025 mỗi năm là 6.000 tờ.

- Đối tượng nhận sổ tay, tờ rơi: người nuôi thủy sản, cán bộ cấp xã, huyện trên địa bàn Thành phố.

2. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

2.1. Quan trắc môi trường thủy sản

a) Đối tượng quan trắc

Tập trung tại các vùng nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực của Thành phố như: cá chép, trắm cỏ, rô phi và các đối tượng có giá trị khác.

b) Địa điểm quan trắc

Quan trắc tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quyết định 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố, trên địa bàn các huyện: Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì, Thanh Oai, Quốc Oai, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thường Tín và các vùng nuôi thủy sản khác có nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. Địa điểm quan trắc đảm bảo ổn định, đại diện cho thủy vực nơi cần quan trắc.

- Năm 2021: 06 điểm/vùng x 08 vùng x 06 lần/năm = 288 mẫu;

- Năm 2022: 05 điểm/vùng x 09 vùng x 09 lần/năm = 405 mẫu;

- Năm 2023: 05 điểm/vùng x 10 vùng x 09 lần/năm = 450 mẫu;

- Năm 2024: 05 điểm/vùng x 11 vùng x 09 lần/năm = 495 mẫu;

- Năm 2025: 05 điểm/vùng x 12 vùng x 09 lần/năm = 540 mẫu.

c) Thông số và tần suất quan trắc

- Thông số quan trắc:

Năm 2021: nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), N-NH4 , N-NO2-, N-NO3.

Năm 2022: pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), N-NH4 , N-NO2-, N-NO3-, H2S, NH3, kim loại nặng (Chì, thủy ngân).

Năm 2023: pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), N-NH4 , N-NO2-, N-NO3-, H2S, NH3, kim loại nặng (Chì, thủy ngân), sắt tổng số.

Năm 2024: pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), N-NH4 , N-NO2-, N-NO3-, H2S, NH3, kim loại nạng (Chì, thủy ngân), sắt tổng số, hóa chất bảo vệ thực vật gốc Clo hữu cơ.

Năm 2025: pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), N-NH4 , N-NO2-, N-NO3-, H2S, NH3, kim loại nặng (Chì, thủy ngân), sắt tổng số, hóa chất bảo vệ thực vật gốc Clo hữu cơ, tổng chất rắn lơ lửng (TSS).

- Tần số quan trắc: Năm 2021: 6 lần/năm; từ năm 2022 đến năm 2025 tần số quan trắc: 9 lần/năm.

- Tùy theo tình hình diễn biến của thời tiết, môi trường và dịch bệnh xảy ra, tần suất lấy mẫu có thể thay đổi ở từng khu vực để xác nguyên nhân gây hại cho động vật thủy sản nuôi. Tiến hành quan trắc đột xuất khi có diễn biến bất thường hoặc xảy ra dịch bệnh tại vùng nuôi thủy sản.

- Thời điểm quan trắc tập trung vào thời điểm giao mùa, thời điểm nắng nóng, thời điểm mưa bão, thời điểm hay xuất hiện dịch bệnh, mùa vụ sản xuất để tổ chức lấy mẫu nhằm đưa ra các biện pháp cảnh báo kịp thời phù hợp và hiệu quả cho người nuôi.

d) Phương pháp quan trắc:

- Quan trắc nhanh:

Đối với các chỉ tiêu dễ biến động trong quá trình bảo quản mẫu quan trắc bằng các thiết bị đo nhanh môi trường (test nhanh), các chỉ tiêu đo nhanh bao gồm: pH, oxy hòa tan (DO), khí độc H2S, NH3.

Phương pháp quan trắc nhanh: cung cấp các test đo nhanh tại mỗi điểm đo để người nuôi trồng thủy sản có điểm quan trắc thực hiện. Số lượng bộ test nhanh cung cấp tại mỗi vùng hàng năm là 06 bộ/vùng/năm.

- Quan trắc bằng phương pháp lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm:

Đối với các chỉ tiêu còn lại: nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), N-NH4 , N-NO2-, N-NO3-, kim loại, nặng (Chì, thủy ngân), sắt tổng số, hóa chất bảo vệ thực vật gốc Clo hữu cơ, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) quan trắc bằng cách lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.

2.2. Cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

- Kết quả quan trắc được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản) cập nhật, xử lý và thông báo, hướng dẫn đến UBND các huyện (qua Phòng Kinh tế) có điểm quan trắc môi trường. Kết quả quan trắc chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản được cảnh báo kịp thời đến người nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau: trên phương tiện thông tin truyền thanh, mạng lưới thú y viên của địa phương,...

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản) thiết lập cơ sở dữ liệu về quan trắc, cảnh báo môi trường cho các vùng nuôi trồng thủy sản được giám sát theo quy định.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 là: 10.891 triệu đồng (Bằng chữ: Mười tỷ tám trăm chín mươi mốt triệu đồng chẵn) từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó: Năm 2021: 740 triệu đồng; Năm 2022: 1.655 triệu đồng; Năm 2023: 1.987 triệu đồng; Năm 2024: 3.085 triệu đồng; Năm 2025: 3.424 triệu đồng (phụ lục kinh phí chi tiết kèm theo).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các nội dung quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

- Hàng năm căn cứ tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, lập dự toán chi tiết, tổng hợp cùng dự toán kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

- Chủ trì tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ nội dung Kế hoạch, khả năng cân đối ngân sách, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu UBND Thành phố bố trí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo quy định.

4. UBND các huyện và thị xã Sơn Tây

- Thông tin và tuyên truyền về nhiệm vụ của Kế hoạch, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

- Giao đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, phổ biến đến người nuôi trồng thủy sản về các biện pháp xử lý môi trường nước hiệu quả; đồng thời kịp thời xây dựng kế hoạch triển khai xử lý, bảo vệ môi trường nước nuôi trồng thủy sản theo điều kiện thực tế trên địa bàn.

5. Người nuôi trồng thủy sản và các tổ chức, cá nhân liên quan

Thực hiện tốt các quy định về nuôi trồng thủy sản, về bảo vệ môi trường cũng như công tác thông tin, báo cáo khi tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo (gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung, tham mưu) UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở: NN&PTNT, TN&MT, TC, KH&ĐT, KH&CN;
- UBND các huyện, thị xã;
- VPUB, CVP, các PCVP, KT,
KGVX, ĐT, TBKT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Mạnh Quyền

 

KINH PHÍ DỰ KIẾN

KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 23/02/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

 Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Công tác tuyên truyền

 

 

 

218,000

280,000

280,000

280,000

280,000

1

Tuyên truyền, tập huấn

Lớp

50

18,200

182,000

182,000

182,000

182,000

182,000

2

Tờ rơi

Tờ

28.500

0,008

36,000

48,000

48,000

48,000

48,000

3

Sổ tay quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Quyển

2.000

0,100

 

50,000

50,000

50,000

50,000

II

Quan trắc và cảnh báo môi trường

 

 

 

456,960

1.271,925

1.583,350

2.708,915

3.045,360

1

Quan trắc môi trường

 

 

 

444,960

1.215,675

1.520,850

2.640,165

2.970,360

a

Thu mẫu phân tích phòng thí nghiệm

 

 

 

444,960

1.164,375

1.463,850

2.577,465

2.901,960

(1)

Xác định hàm lượng Nitơ amôn (NH4 )

Chỉ tiêu

2.178

0,340

97,920

137,700

153,000

168,300

183,600

(2)

Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD)

Chỉ tiêu

2.178

0,276

79,488

111,780

124,200

136,620

149,040

(3)

Xác định nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

Chỉ tiêu

2.178

0,309

88,992

125,145

139,050

152,955

166,860

(4)

Xác định hàm lượng Nitrit (NO2-)

Chỉ tiêu

2.178

0,343

98,784

138,915

154,350

169,785

185,220

(5)

Xác định hàm lượng Nitrat (NO3-)

Chỉ tiêu

2.178

0,277

79,776

112,185

124,650

137,115

149,580

(6)

Kim loại nặng (Chì)

Chỉ tiêu

1.890

0,569

 

230,445

256,050

281,655

307,260

(7)

Kim loại nặng (Thủy ngân)

Chỉ tiêu

1.890

0,761

 

308,205

342,450

376,695

410,940

(8)

Sắt tổng số

Chỉ tiêu

1.485

0,378

 

 

170,100

187,110

204,120

(9)

Hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ

Chỉ tiêu

1.035

1,954

 

 

 

967,230

1.055,160

(10)

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Chỉ tiêu

540

0,167

 

 

 

 

90,180

b

Mua thiết bị đo nhanh phục vụ công tác quan trắc nhanh

 

 

 

 

51,300

57,000

62,700

68,400

 

Bộ đo nhanh môi trường

Bộ

210

1,140

 

51,300

57,000

62,700

68,400

2

Cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

 

 

 

12,000

56,250

62,500

68,750

75,000

 

Phát thanh cảnh báo

Lần phát thanh

426

0,250

12,000

20,250

22,500

24,750

27,000

 

Xây dựng các biển cảnh báo

Chiếc

42

4,000

 

36,000

40,000

44,000

48,000

III

Chi khác (Thuê xe thu mẫu, dụng cụ thu mẫu, đấu thầu, văn phòng phẩm, phân tích mẫu trầm tích khi cần thiết,...)

 

 

 

65,040

103,075

123,650

96,085

98,640

 

Tổng cộng

 

 

 

740,000

1.655,000

1.987,000

3.085,000

3.424,000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2021 về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 46/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/02/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản