Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/KH-UBND | Cà Mau, ngày 29 tháng 3 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân khóa IX, Kỳ họp thứ 15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030; Chỉ thị 05/CT-UBND ngày 23/5/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh và các văn bản có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch phát triển xuất khẩu tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Xuất khẩu hàng hóa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm duy trì sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm của người nông dân, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của công nhân lao động, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025.
- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững, mở rộng quy mô xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, xuất khẩu, thêm nhiều mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với thế mạnh của tỉnh.
- Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế theo hướng xã hội hóa và đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, thu hút khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xuất, nhập khẩu trên cơ sở đa dạng hóa thị trường, tập trung đầu tư các thị trường trọng điểm, khai thác phát triển nhiều thị trường mới, duy trì cán cân thương mại gắn với nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân khoảng 8%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 6.000 triệu USD; trong đó: ước lượng Thủy sản đạt 5.649 triệu USD, Đạm đạt 300 triệu USD và các mặt hàng khác đạt 51 triệu USD, cụ thể từng năm như sau:
- Năm 2021 ước lượng đạt 1.100 triệu USD; trong đó: Thủy sản: 1.044 triệu USD, Đạm: 55 triệu USD và các mặt hàng khác: 1 triệu USD.
- Năm 2022 ước lượng đạt 1.150 triệu USD; trong đó: Thủy sản: 1.090 triệu USD, Đạm: 55 triệu USD và các mặt hàng khác: 5 triệu USD.
- Năm 2023 ước lượng đạt 1.200 triệu USD; trong đó: Thủy sản: 1.130 triệu USD, Đạm: 60 triệu USD và các mặt hàng khác: 10 triệu USD.
- Năm 2024 ước lượng đạt 1.250 triệu USD; trong đó: Thủy sản: 1.175 triệu USD, Đạm: 60 triệu USD và các mặt hàng khác: 15 triệu USD.
- Năm 2025 ước lượng đạt 1.300 triệu USD; trong đó: Thủy sản: 1.210 triệu USD, Đạm: 70 triệu USD và các mặt hàng khác: 20 triệu USD.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 23/5/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh và các văn bản chỉ đạo có liên quan. Trên cơ sở dự báo tình hình thuận lợi, khó khăn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp và doanh nghiệp cùng phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu
1.1. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mặt hàng của Cà Mau có kim ngạch xuất khẩu lớn, ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế mạnh (như tôm đông, tôm sinh thái, bánh phồng tôm, cua biển, mực, cá, gạo, gỗ, chuối, máy cho tôm ăn, phân đạm...) phù hợp với cam kết của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
- Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế; bổ sung các danh mục các lĩnh vực, dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.
- Hỗ trợ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
1.2. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ
- Tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập vào thị trường thế giới và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có giá trị cao.
- Mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa, cải tiến mẫu mã sản phẩm, lựa chọn nguồn nguyên vật liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do.
- Nâng cao chất lượng, bảo đảm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật của nông sản xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP)...; đẩy mạnh liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ thu mua nguyên liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất và xuất khẩu.
1.3. Phát triển nguồn nhân lực
- Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Thực hiện đào tạo theo yêu cầu, định hướng, đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà nhập khẩu và doanh nghiệp. Tổ chức các hình thức thu hút nguồn lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tổ chức tập huấn về kiến thức pháp luật quốc tế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thuế, hải quan, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu, tìm kiếm thông tin thương mại... cho đội ngũ cán bộ quản lý và người làm công tác chuyên môn về xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức của người lao động hoạt động tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của đối tác về lao động trong Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.
1.4. Chính sách tài chính, tín dụng
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia chuỗi xuất khẩu (sản xuất, cung ứng nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu) được tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất thấp, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện được các hợp đồng/đơn hàng xuất khẩu.
2. Phát triển các mặt hàng phục vụ xuất khẩu
- Xây dựng những chính sách phát triển cụ thể cho từng mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, những mặt hàng đang được hưởng những điều kiện ưu đãi do hội nhập kinh tế toàn cầu, kinh tế khu vực mang lại.
- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm từ mặt hàng tôm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn, duy trì mặt hàng phân đạm, phát triển ngành hàng may xuất khẩu. Khuyến khích phát triển mặt hàng mới trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh về điều kiện tự nhiên, nhân lực, mặt bằng, công nghệ chế biến sâu từ các nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản.
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, đa dạng hóa mẫu mã, duy trì nguồn khách hàng ổn định tại các thị trường truyền thống nhằm đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Hiệp định Thương mại tự do được áp dụng.
- Chú trọng xây dựng thương hiệu, giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các hội chợ quốc tế thông qua Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, trên các kênh truyền hình lớn của khu vực và thế giới.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung sản phẩm an toàn từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản phục vụ xuất khẩu.
- Tiếp tục thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo, công nghệ thực phẩm...
- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu nông sản theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ và các tiêu chuẩn GAP (VietGAP, Global GAP,...); hình thành chuỗi cung ứng từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.
3. Giải pháp phát triển thị trường
- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu khảo sát tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường; đồng thời, củng cố thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, nhất là các nước tham gia các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như: EVFTA, CPTPP, RCEP...
- Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan Thương vụ, Tham tán Thương mại Việt Nam tại các nước để thu thập thông tin tình hình về thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu, cơ chế chính sách xuất khẩu của các nước, lộ trình cắt giảm thuế quan, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hóa và dịch vụ.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu
4.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, thu hút các dự án phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu. Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thiện, chuẩn hóa các cụm công nghiệp; đồng thời, triển khai thành lập một số cụm công nghiệp riêng để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho, bến bãi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những tuyến giao thông đang xuống cấp, gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn.
4.2. Phát triển các loại hình dịch vụ Logistics
- Tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án hạ tầng logistics nhằm phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng bến bãi tại các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng logistics có tính đa dạng kết hợp bốc xếp, kho bãi, vận chuyển, đóng gói và hỗ trợ, đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải thành lập các đại lý vận tải, giao nhận; đại lý làm thủ tục hải quan nhằm cung cấp dịch vụ vận tải, làm thủ tục hải quan trên địa bàn tỉnh.
4.3. Phát triển xuất khẩu qua thương mại điện tử
- Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện phương pháp tiếp cận thị trường theo xu hướng hiện đại như: tìm kiếm đối tác thông qua việc thuê gian hàng của các website bán hàng trực tuyến lớn trên thế giới như: Amazon, Alibaba...để tăng cường quảng bá sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website với ngôn ngữ mới, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử theo hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh lên các website chuyên ngành, cổng thông tin xuất khẩu của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại...
- Tổ chức các chương trình tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn về ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo các chủ đề chuyên sâu, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài, lộ trình miễn giảm thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do, chính sách pháp luật về ngoại thương, xuất nhập khẩu...
- Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan Thương vụ, Tham tán Thương mại Việt Nam tại các nước để tiếp nhận thông tin thị trường, về doanh nghiệp nhập khẩu, lộ trình cắt giảm thuế quan, các rào cản kỹ thuật trong thương mại,... phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp để ứng phó và hạn chế rủi ro, tổn thất.
- Tổ chức làm việc phát động các doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng hóa, giải quyết việc làm cho người lao động phấn đấu tăng trưởng các mặt tăng từ 5-10 % trở lên; rà soát cập nhật năng lực và triển vọng phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu; các dự án mời gọi thu hút để xuất khẩu; tổng hợp, cân đối nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến xuất khẩu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý II/2021.
- Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu để nắm tình hình, kịp thời giải quyết hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp, thu hút các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ, dự án sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ưu tiên phân bổ đề án khuyến công địa phương và đề xuất các đề án khuyến công quốc gia phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, rà soát đề xuất các nguồn khác đề hỗ trợ xuất khẩu không trái quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan rà soát, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng từ tôm nguyên liệu; tôm sinh thái; các chế phẩm từ đầu vỏ tôm; mặt hàng của biển; bánh phồng tôm; mặt hàng gạo, gỗ, chuối, máy cho tôm ăn; phân đạm...
- Phối hợp các sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp rà soát điều kiện còn thiếu hụt, phương hướng, giải pháp phấn đấu để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu các thị trường, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp thông qua nâng cao hiệu quả việc tổ chức, lựa chọn doanh nghiệp tham gia, tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tại các Hội chợ, triển lãm quốc tế chuyên ngành và đa ngành.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động thu mua, gia công chế biến tôm trái phép, bơm tạp chất vào tôm, không đảm bảo môi trường, xả thải ra môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất giải pháp quy định về các hành vi gian lận thương mại, lách luật nhằm đảm bảo chất lượng, mỹ quan sản phẩm khi mua bán, tạo lòng tin cho khách hàng và thị trường xuất khẩu.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động thương mại điện tử để hỗ trợ xuất khẩu và hội nhập quốc tế theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp thúc đẩy các đơn vị chức năng và doanh nghiệp thực hiện việc cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi tạo điều kiện để các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh được hưởng ưu đãi thuế quan của các nước đã ký Hiệp định Thương mại tự do đa phương và song phương với Việt Nam.
- Tổ chức học tập kinh nghiệm; theo dõi đề xuất biểu dương, khen thưởng cho các hoạt động xuất khẩu có hiệu quả; rà soát, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí cho công tác chỉ đạo điều hành và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng năm theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Rà soát, chỉ đạo nuôi trồng, khai thác thủy sản gia tăng sản lượng, chất lượng đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, chú trọng tôm sinh thái, cua biển; phối hợp xây dựng kế hoạch xuất khẩu mặt hàng gạo, gỗ, chuối,... Phát triển các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế (GlobalGap, VietGAP, EU, Seafood Wach,...) và ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.
- Phối hợp Sở Công Thương và các cơ sở chủ thể nâng tầm sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 05 sản phẩm trở lên đạt điều kiện xuất khẩu.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp chống lại các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không đúng quy định (IUU) để đảm bảo điều kiện xuất khẩu và thị trường Châu Âu.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
- Phối hợp Sở Công Thương triển khai các giải pháp thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước đã ký Hiệp định Thương mại tự do đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tạo nguồn nguyên liệu đầu, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định của các Hiệp định Thương mại tự do.
- Có kế hoạch rà soát, mời gọi dự án đầu tư và chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trong nước vào các lĩnh vực xuất khẩu; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu; khuyến khích lập doanh nghiệp xuất khẩu; cập nhật thông tin doanh nghiệp xuất khẩu gửi Sở Công Thương phối hợp theo dõi.
- Khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đáp ứng thị trường xuất khẩu.
Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương xây dựng chính sách phát triển dịch vụ logistics; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho hàng, bến bãi đáp ứng nhu cầu giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Cập nhật, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng thị trường xuất nhập khẩu.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ý tưởng mới, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm xuất khẩu; ưu tiên các đề tài và nguồn kinh phí khoa học công nghệ thúc đẩy xuất khẩu.
- Tăng cường công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, đăng ký phát triển sản phẩm độc quyền.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn lao động cho các doanh nghiệp hoạt động chế biến hàng xuất khẩu; cải thiện điều kiện làm việc, góp phần thực hiện tốt cam kết về cải thiện môi trường làm việc trong các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
7. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng
Chủ động tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách và doanh nghiệp, các nhân điển hình tốt trong hoạt động xuất khẩu.
8. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung mời gọi đầu tư các dự án phát triển sản xuất thuộc danh mục các dự án ưu tiên mời gọi đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua việc tổ chức, lựa chọn doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tại các Hội chợ, triển lãm quốc tế chuyên ngành và đa ngành; phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao liên quan về phát triển xuất khẩu.
Chỉ đạo Ban thi đua - Khen thưởng phối hợp Sở Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh quan tâm tham mưu, đề xuất biểu dương, khen thưởng cho các cá nhân tổ chức có thành tích tốt trong hoạt động xuất khẩu nhân Ngày Doanh nhân và tổng kết hàng năm; biểu dương, khen thưởng chuyên đề khi đạt danh hiệu xuất khẩu uy tín; biểu dương, khen thưởng đột xuất trong khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, để duy trì xuất khẩu giải quyết việc làm cho người lao động.
Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị và khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do liên quan đến biểu thuế xuất nhập khẩu, tiến hành đối thoại thường niên, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp.
- Phối hợp Sở Công Thương thu thập đầy đủ thông tin xuất nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, tổ chức tham gia làm thủ tục xuất nhập khẩu tại tỉnh ngày càng đầy đủ hơn.
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp nắm và thực hiện đúng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp; hoàn thuế VAT đối với doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần thu hút và duy trì doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu tại Cà Mau, vừa đảm bảo nguồn thu và doanh số xuất khẩu cho tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát số liệu doanh nghiệp xuất khẩu qua kê khai thuế định kỳ hàng tháng gửi Sở Công Thương phối hợp theo dõi.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cà Mau
Đẩy mạnh chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên dành vốn cho vay phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu; ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; phối hợp Sở Công Thương rà soát hỗ trợ từng trường hợp doanh nghiệp cụ thể.
14. Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành, địa phương khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất, nuôi trồng, thu mua, chế biến cung ứng hàng xuất khẩu.
- Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh vận động các doanh nghiệp chế biến, thủy sản xuất khẩu hợp tác, hỗ trợ nhau để tạo thế mạnh trong xuất khẩu; đẩy mạnh thông tin thị trường đến các hội viên để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro khi thị trường biến động; phát huy vai trò liên kết các đại diện hội viên để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của hội viên, nâng cao cạnh tranh trên thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Tiếp tục rà soát tiềm năng, lợi thế của địa phương để kêu gọi, khuyến khích đầu tư sản xuất, chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tăng cường nắm bắt tình hình hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp thẩm quyền.
16. Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (giao Hiệp hội doanh nghiệp triển khai đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh)
- Khuyến khích doanh nghiệp rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, chiến lược xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng/sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nghiên cứu đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu thị trường cả trong và ngoài nước, tạo dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp ở địa phương, trong nước và quốc tế.
- Chủ động nghiên cứu nắm bắt diễn biến thị trường, củng cố thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, đa dạng hóa thị trường. Tranh thủ cơ hội ưu đãi của các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã ký kết; đồng thời, vượt qua các rào cản kỹ thuật, tránh những rủi ro, tham gia có trách nhiệm các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thị trường, gia tăng hình thức xuất khẩu qua thương mại điện tử.
- Khuyến khích các doanh nghiệp giữ vững và gia tăng giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống người công nhân, lao động. Khuyến khích phát triển thêm nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, cung ứng và trực tiếp xuất khẩu.
- Tích cực tham gia các cuộc giao thương với các doanh nghiệp nước ngoài, các hội chợ triển lãm, các đoàn khảo sát thị trường; tăng cường liên hệ với các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước, kiều bào ở nước ngoài, tổ chức các hình thức phân phối trực tiếp tại các thị trường.
- Chủ động phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo đầu vào sản xuất, mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hóa sản xuất, giảm chi phí, kể cả khai thác tốt nguồn nguyên liệu và sản xuất hàng xuất khẩu ngoài tỉnh, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
- Đào tạo và thu hút lao động có tay nghề cao, đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương được trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp quốc tế, nâng cao nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, phản ảnh kịp thời những khó khăn vướng mắc để cùng tháo gỡ; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
- Báo cáo tình hình kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh theo định kỳ và đột xuất theo hướng dẫn của Sở Công Thương; khuyến khích doanh nghiệp kê khai xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh để thuận lợi cho công tác tổng hợp số liệu và thi đua khen thưởng. Duy trì và nâng cao chất lượng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được Bộ Công Thương công nhận.
17. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện và báo cáo
- Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các doanh nghiệp (do Sở Công Thương triển khai) có kế hoạch thực hiện Kế hoạch này, gửi về Sở Công Thương trước ngày 30/4/2021 để tổng hợp, báo cáo.
- Giao Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kết quả thực hiện. Hàng năm, trên cơ sở văn bản của cấp thẩm quyền và yêu cầu tình hình thực tế tham mưu Ủy ban nhân dân xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của chương trình Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh trực tiếp về Sở Công Thương để xem xét, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020
- 2Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2017 phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án "Phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 4Kế hoạch 45/KH-UBND về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá tỉnh Cà Mau năm 2021
- 5Kế hoạch 578/KH-UBND năm 2021 về phát triển xuất khẩu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 481/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án “Phát triển xuất khẩu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025”
- 1Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020
- 2Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2017 phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án "Phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 4Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 7Quyết định 174/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 9Kế hoạch 45/KH-UBND về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá tỉnh Cà Mau năm 2021
- 10Kế hoạch 578/KH-UBND năm 2021 về phát triển xuất khẩu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 11Quyết định 481/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án “Phát triển xuất khẩu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025”
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2021 về phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 46/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lâm Văn Bi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra