Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4472/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KHẢO SÁT, TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2022

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 được Tỉnh ủy thông qua tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 02/12/2021, HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 11/12/2021;

Căn cứ Quyết định số 472/QĐ-UBND ngày 23/08/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Chương trình ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU KHẢO SÁT

1. Mục đích

- Thu thập thông tin cơ bản về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp năm 2022 nhằm đảm bảo đánh giá đúng thực trạng và phân tích biến động năng suất lao động, tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp TFP vào GRDP của Ninh Thuận năm 2022.

- Tính toán năng suất lao động phân theo ngành kinh tế cấp I năm 2022.

2. Yêu cầu

Khảo sát kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng các nội dung quy định trong Kế hoạch khảo sát. Phạm vi, nội dung khảo sát phải đầy đủ, thống nhất và không trùng chéo với các khảo sát khác.

- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng khảo sát theo quy định của Luật Thống kê.

- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc khảo sát đúng theo chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

- Kết quả khảo sát phải đáp ứng sát đúng thực tế của địa phương và yêu cầu của người dùng tin.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ KHẢO SÁT VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT

1. Đối tượng khảo sát: hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc các ngành, các lĩnh vực kinh tế năm 2022.

2. Đơn vị khảo sát:

Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp, Luật HTX/Liên hiệp HTX đang hoạt động sản xuất sản xuất, kinh doanh năm 2022 và được chọn mẫu điều tra.

3. Phạm vi khảo sát: khảo sát chọn mẫu Doanh nghiệp, HTX (gọi tắt là Doanh nghiệp) tại 7 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh có hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022. Khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm 20 ngành kinh tế cấp I.

III. THỜI GIAN KHẢO SÁT VÀ THỜI KỲ THU THẬP SỐ LIỆU

1. Thời gian khảo sát

Từ ngày 20/10/2022 đến 05/11/2022.

2. Thời kỳ thu thập số liệu

Thu thập số liệu thực hiện của 9 tháng, dự tính số liệu của 03 tháng cuối năm 2022.

IV. NỘI DUNG KHẢO SÁT VÀ PHIẾU KHẢO SÁT

1. Nội dung phiếu khảo sát

Nội dung phiếu khảo sát bao gồm:

(1) Thông tin nhận dạng đơn vị khảo sát: Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ e-mail của đơn vị khảo sát; mã số thuế của đơn vị khảo sát; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh chính.

(2) Thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh, tình hình hoạt động:

- Số lượng lao động và thu nhập của người lao động.

- Kết quả sản xuất kinh doanh: Doanh thu, tài sản, tình hình nộp thuế …

- Thông tin chuyên ngành: Sản phẩm công nghiệp, xây dựng, trị giá vốn bán ra…

2. Phiếu khảo sát

Khảo sát áp dụng 01 loại phiếu: Phiếu 01/DN-TFP: Phiếu thu thập thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;

V. DANH MỤC SỬ DỤNG TRONG KHẢO SÁT

Khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp áp dụng các bảng danh mục sau:

1. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Danh mục các đơn vị hành chính ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và những thay đổi đã được cập nhật đến thời điểm khảo sát.

3. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật theo Tổng khảo sát kinh tế năm 2021.

VI. LOẠI KHẢO SÁT, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

1. Loại khảo sát

Khảo sát chọn mẫu đối với cơ sở doanh nghiệp. Mẫu khảo sát được chọn để suy rộng cho cấp tỉnh.

- Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào danh sách các doanh nghiệp có từ kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2021, tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp theo độ dốc doanh thu từ cao xuống thấp với các nhóm ngành thuộc phạm vi khảo sát. Chọn mẫu đường cắt ngang chiếm tỷ trọng cao trong nhóm ngành để suy rộng. Đường cắt được xác định trong mỗi danh sách cơ sở doanh nghiệp của từng ngành là đường phân cách ngay dưới dòng có tỷ trọng doanh thu cộng dồn. Đường cắt chia danh sách thành hai nhóm: nhóm một là nhóm gồm những cơ sở doanh nghiệp trên đường cắt và nhóm hai gồm những cơ sở doanh nghiệp ở dưới đường cắt. Tùy vào số lượng từng nhóm ngành để xác định tỷ trọng đường cắt.

- Tổng hợp và suy rộng kết quả khảo sát: Phương pháp suy rộng kết quả như sau:

Suy rộng chỉ tiêu thu nhập của người lao động:

công thức sau:

Tổng thu nhập LĐ kỳ báo cáo của tổng thể chung

=

Tổng thu nhập LĐ tổng thể mẫu kỳ b/c

x 100

Tỷ trọng (%) thu nhập LĐ tổng thể mẫu kỳ gốc

 

Thu nhập bình quân của người LĐ kỳ báo cáo của tổng thể chung

=

Tổng thu nhập LĐ kỳ báo của tổng thể chung

x 100

Tổng số LĐ của tổng thể chung

Suy rộng chỉ tiêu doanh thu khi doanh nghiệp:

công thức sau:

Doanh thu thuần kỳ báo cáo của tổng thể chung

=

Doanh thu thuần của tổng thể mẫu kỳ b/c

x100

Tỷ trọng (%) DT thuần tổng thể mẫu kỳ gốc

Suy rộng chỉ tiêu thuế sản xuất doanh nghiệp

Thuế sản xuất kỳ báo cáo của tổng thể chung

=

Tổng thuế sản xuất của tổng thể mẫu kỳ b/c

x100

Tỷ trọng (%) thuế sản xuất tổng thể mẫu kỳ gốc

 

Khấu hao TS kỳ báo cáo của tổng thể chung

=

Khấu hao TS của tổng thể mẫu kỳ b/c

x100

Tỷ trọng (%) Khấu hao TS tổng thể mẫu kỳ gốc

 

Lợi nhuận trước thuế kỳ báo cáo của tổng thể chung

=

Lợi nhuận trước thuế của tổng thể mẫu kỳ b/c

x100

Tỷ trọng (%) lợi nhuận trước thuế tổng thể mẫu kỳ gốc

Quy trình chọn mẫu, tổng hợp và suy rộng kết quả khảo sát được thực hiện bằng chương trình máy tính để tính hệ số thu nhập của người lao động/Giá trị tăng thêm của Doanh nghiệp trong năm .

2. Phương áp thu thập thông tin

Cuộc khảo sát kết hợp hai phương pháp thu thập:

- Thu thập gián tiếp: khảo sát viên hướng dẫn cách ghi phiếu khảo sát để các đơn vị khảo sát tự ghi thông tin vào phiếu và gửi lại cho khảo sát viên theo thời gian và địa chỉ quy định. Phương pháp này áp dụng đối với khối doanh nghiệp và hợp tác xã.

- Thu thập trực tiếp: Trường hợp Doanh nghiệp không tự ghi phiếu thì Khảo sát viên có thể trực tiếp phỏng vấn đơn vị khảo sát để điền thông tin vào phiếu khảo sát.

VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA

1. Phương án xử lý, tổng hợp thông tin

Thông tin thu thập từ các đơn vị khảo sát được Cục Thống kê tỉnh nhập tin, xử lý. Số liệu sau khi đã kiểm tra, làm sạch, nhập tin, tổng hợp và suy rộng theo từng ngành chi tiết tổng hợp chung cho tất cả các ngành thuộc phạm vi khảo sát của toàn tỉnh theo doanh nghiệp/hợp tác xã.

2. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát được tổng hợp để phục vụ tính toán năng suất lao động, tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp TFP vào GRDP của Ninh Thuận từ năm 2017 đến năm 2022.

VIII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Công tác chuẩn bị

- Xây dựng Quyết định và Kế hoạch khảo sát;

- Thiết kế phiếu khảo sát;

- Lập danh sách đơn vị khảo sát;

- Chọn mẫu cơ sở khảo sát;

- Chuẩn bị tài liệu và hướng dẫn thực hiện Kế hoạch khảo sát.

2. Triển khai khảo sát

Kế hoạch khảo sát về hoạt động sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp được chọn mẫu được thực hiện trong tháng 10/2022. Cục Thống kê tỉnh triển khai đến khảo sát viên thu thập thông tin theo phiếu khảo sát từ ngày 20 đến 05/11/2022.

3. Xử lý, tổng hợp, báo cáo kết quả khảo sát

- Thông tin trên phiếu khảo sát được thu thập và lưu trữ ngay sau khi việc thu thập, xử lý và nhập tin được hoàn thành tại Cục Thống kê;

- Kết quả suy rộng từ cuộc khảo sát này được tổng hợp chung, tính năng suất lao động chung, từng ngành kinh tế; tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp TFP vào GRDP trên địa bàn tỉnh năm 2022 đồng thời cập nhật cho giai đoạn 2017-2022.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thu thập, xử lý, tổng hợp số liệu và Báo cáo phân tích kết quả khảo sát theo kế hoạch.

2. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

3. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai, thực hiện kế hoạch khảo sát.

4. Giám đốc doanh nghiệp có hoạt động kinh tế được chọn mẫu khảo sát, chịu trách nhiệm cung cấp thông tin theo nội dung phiếu khảo sát đúng quy định Kế hoạch.

X. KINH PHÍ KHẢO SÁT

- Cuộc khảo sát này được thực hiện bằng ngân sách nhà nước địa phương và được phân bổ theo Quyết định 1306/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Cục Thống kê tỉnh căn cứ vào nội dung Kế hoạch khảo sát, kinh phí đã được phân bổ và chế độ tài chính hiện hành quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả để tổ chức thực hiện tốt cuộc khảo sát, bảo đảm chất lượng thông tin./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố ;
- VPUB: LĐVP, các phòng, ban;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP NĂM 2022

Phiếu 1/DN-TFP

Mã số thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP NĂM 2022

 

Thực hiện Kế hoạch số      /KH-UBND ngày      /10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Khảo sát, tính toán Năng suất lao động và Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022

Thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ nhằm phụ vụ công tác thống kê và được bảo mật theo Luật định

A. THÔNG TIN CHUNG CỦA TOÀN DOANH NGHIỆP

A1  THÔNG TIN CHUNG

A.1.1 Tên doanh nghiệp …………………………………………………………………………

A.1.2 Địa chỉ doanh nghiệp:

Tỉnh/TP trực thuộc TW: ……………………………………………

 

 

 

Huyện/quận (thị xã, TP thuộc tỉnh): ………………………………

 

 

 

 

Xã/phường/thị trấn: …………………………………………………

 

 

 

 

 

Thôn, ấp (số nhà, đường phố): ……………………………………………………………………………

A1.3 Số điện thoại

 

A1.4 Email: …………………………………………………………………………………………………

A1.5 Loại hình doanh nghiệp

(Chọn 01 lựa chọn phù hợp nhất)

О 01. Doanh nghiệp Nhà nước

О 02. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

О 03. Doanh nghiệp FDI

A1.6 Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

О 1. Đang hoạt động

О 2. Tạm ngừng hoạt động

О 3. Ngừng hoạt động chờ giải thể

О 4. Giải thể, phá sản 

>> Kết thúc trả lời

>> Kết thúc trả lời

A2 NGÀNH HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2022

Ngành SXKD chính

Ngành: ……………………………………………

Mã ngành kinh tế cấp 5: …………………

Ngành SXKD khác: (ghi các ngành SXKD ngoài ngành chính)

Ngành 1: …………………………………………

Mã ngành kinh tế cấp 5: …………………

Ngành 2: …………………………………………

Mã ngành kinh tế cấp 5: …………………

A3 THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

A3.1 Lao động làm việc trong năm 2022

Đơn vị tính: Người

 

Chỉ tiêu

Mã số

Tổng số

9 tháng đầu năm 2022

Dự kiến 3 tháng cuối năm

Dự kiến năm 2022 tăng/ giảm so với 2021 (%)

 

A

B

1=2 3

2

3

4

Tổng số

01

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

Lao động nữ

02

 

 

 

 

Lao động không trả công, trả lương

03

 

 

 

 

Phân theo ngành SXKD

 

 

 

 

 

Ngành SXKD chính:

04

 

 

 

 

Ngành SXKD khác:

 

 

 

 

 

Ngành 1:

05

 

 

 

 

Ngành 2:

06

 

 

 

 

A3.2 Các khoản chi liên quan đến người lao động

Đơn vị tính: đồng

 

Chỉ tiêu

Mã số

Tổng số

9 tháng đầu năm 2022

Dự kiến 3 tháng cuối năm

Dự kiến năm 2022 tăng/ giảm so với 2021 (%)

 

A

B

1=2 3

2

3

4

Tổng số

01

 

 

 

 

Tổng số tiền phải trả người lao động

02

 

 

 

 

Bảo hiểm xã hội thay lương (theo chế độ ốm đau, thai sản…)

03

 

 

 

 

A4 THÔNG TIN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NĂM 2022

Đơn vị tính: Đồng

 

STT

Loại tài sản

Mã số

Nguyên giá

Hao mòn lũy kế đến 01/01/2022

Hao mòn dự kiến trong năm 2022

 

Thời điểm 01/01/2022

Tăng tài sản từ tháng 01 đến 30/9/2022

Dự kiến tăng 3 tháng cuối năm

A

B

C

1

2

3

4

5

I

Tài sản cố định hữu hình

01

 

 

 

 

 

1

Nhà cửa, vật kiến trúc

02

 

 

 

 

 

2

Máy móc, thiết bị

03

 

 

 

 

 

3

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

04

 

 

 

 

 

4

Thiết bị, dụng cụ quản lý

05

 

 

 

 

 

5

Tài sản cố định hữu hình khác

06

 

 

 

 

 

II

Tài sản cố định vô hình

07

 

 

 

 

 

1

Quyền sử dụng đất

08

 

 

 

 

 

2

Phần mềm máy tính

09

 

 

 

 

 

3

Bản quyền, bằng phát minh sáng chế

10

 

 

 

x

x

4

Tài sản vô hình khác

11

 

 

 

 

 

III

Xây dựng cơ bản dở dang

12

 

 

 

 

 

A5 Doanh nghiệp có bán sản phẩm nào khác qua hình thức trực tuyến như Website của Doanh nghiệp, Ứng dụng trên điện thoại (mobile app), Mạng xã hội (Facebook, Zalo…), Sàn giao dịch thương mại điện tử (Lazada, Shopee, Alibaba, Sendo, Vatgia, Chotot, Amazon…) không?

 

1. Có

2. Không

B. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NĂM 2022

 

Tên chỉ tiêu

Mã số

Mã ngành/ mã sản phẩm

Đơn vị tính

Thực hiện 9 tháng đầu năm

Dự kiến 3 tháng cuối năm

Dự kiến năm 2022 tăng/ giảm so với năm 2021 (%)

Tỷ trọng doanh thu bán hàng sử dụng thương mại điện tử (%)

 

A

B

C

D

1

2

3

4

I. Doanh thu thuần

01

 

Đồng

 

 

 

 

Ngành SXKD chính: ………………………

02

 

 

 

 

 

Ngành SXKD khác: ………………………

03

 

 

 

 

 

Ngành 1: ………………………

04

 

 

 

 

 

Ngành 2: ………………………

05

 

 

 

 

 

II. Trị giá vốn hàng bán (áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại, ăn uống)

06

 

 

 

 

 

III. Sản phẩm sản xuất ngành công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1. Khối lượng sản phẩm sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 1: ………………………

07

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 2: ………………………

08

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 3: ………………………

09

 

 

 

 

 

 

2. Khối lượng sản phẩm xuất kho tiêu thụ

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 1: ………………………

10

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 2: ………………………

11

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 3: ………………………

12

 

 

 

 

 

 

3. Trị giá sản phẩm xuất kho tiêu thụ (tương ứng với sản phẩm xuất kho tiêu thụ)

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 1: ………………………

13

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 2: ………………………

14

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm 3: ………………………

 

 

 

 

 

 

 

IV. Kết quả hoạt động xây dựng

 

x

 

 

 

 

 

1. Tổng chi phí cho hoạt động xây dựng

15

x

 

 

 

 

 

Chia ra

 

x

 

 

 

 

 

Chi phí vật liệu trực tiếp

16

x

 

 

 

 

 

Chi phí nhân công trực tiếp

17

x

 

 

 

 

 

Chi phí sử dụng máy thi công

18

x

 

 

 

 

 

Chi phí sản xuất chung

19

x

 

 

 

 

 

Chi phí quản lý doanh nghiệp

20

x

 

 

 

 

 

Chi phí thực hiện hạng mục công trình do nhà thầu phụ thi công (nếu có)

21

x

 

 

 

 

 

Chi phí lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng

21

x

 

 

 

 

 

Chi phí khác

23

x

 

 

 

 

 

2. Lợi nhuận từ hoạt động xây dựng

24

x

 

 

 

 

 

3. Giá trị sản xuất xây dựng

25

x

 

 

 

 

 

C. TÌNH HÌNH NỘP THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2022

Thuế, phí, lệ phí các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2022

Đơn vị tính: đồng

 

Tên chỉ tiêu

Mã số

Số phát sinh phải nộp

 

Thực hiện 9 tháng đầu năm

Dự kiến 3 tháng cuối năm

Dự kiến năm 2022 tăng/ giảm so với năm 2021 (%)

A

B

1

2

3

Tổng số

01

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa

02

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

03

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

04

 

 

 

- Thuế xuất khẩu

05

 

 

 

- Thuế nhập khẩu

06

 

 

 

D. TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Trong năm 2022, doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ không?

О Có

О Không

Nếu có, các hình thức đổi mới công nghệ:

1

2

3

4

5

Đưa ra sản phẩm mới.

Đưa ra một phương pháp sản xuất mới hoặc thương mại mới.

Chinh phục thị trường mới.

Sử dụng nguồn nguyên liệu mới.

Tổ chức mới đơn vị sản xuất.

E. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

1. Cơ sở có sử dụng máy tính phục vụ cho công việc không? (Bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng)?

1 Có

2 Không →

Câu 3

2. Tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng máy tính cho công việc

 

%

3. Cơ sở có sử dụng Internet hoặc mạng máy tính khác cho công việc khác không (thông qua máy tính, điện thoại)?

1 Có

2 Không →

Câu 5

4. Tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng Internet hoặc mạng máy tính khác trong công việc (ít nhất 1 lần/tuần)

 

%

5. Cơ sở có cổng thông tin/trang thông tin điện tử riêng không?

1 Có

2 Không →

Kết thúc phỏng vấn

6. Cơ sở có sử dụng Internet và mạng máy tính khác để thực hiện những công việc nào dưới đây? (Khoanh vào các lựa chọn thích hợp)

1. Điều hành tác nghiệp

5. Giao dịch với cơ quan, tổ chức khác (Ngân hàng, Thuế, Hải quan…)

2. Gửi và nhận email

6. Hoạt động tài chính (Internet banking……)

3. Tìm kiếm thông tin

7. Cung cấp dịch vụ trực tuyến

4. Học tập, nghiên cứu (trao đổi thông tin, tải tài liệu, học online)

8. Mục đích khác (ghi rõ) …………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


NGƯỜI PHỎNG VẤN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ninh Thuận, ngày …… tháng …… năm 2022
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)




 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4472/KH-UBND về khảo sát, tính toán Năng suất lao động và Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022

  • Số hiệu: 4472/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 14/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Lê Huyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản