- 1Quyết định 632/QĐ-TTg năm 2017 Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4338/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 06 tháng 7 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược); theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 169/TTr- STTTT ngày 28/6/2023; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ứng phó với thách thức từ không gian mạng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, ứng phó với thách thức từ không gian mạng.
- Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trong tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng.
- Xác định nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm triển khai thi hành Quyết định số 964/QĐ-TTg kịp thời, đồng bộ thống nhất và hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị có liên quan xác định rõ trách nhiệm, phân công triển khai thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg nghiêm túc, hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.
- Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và đề ra giải pháp thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg; tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.
1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Xây dựng Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.
- Từng bước hình thành lực lượng đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
- Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Quảng Nam thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và an ninh mạng.
- Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
- Phấn đấu 70% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- Kinh phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Góp phần duy trì, nâng cao năng lực, thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu.
- Xây dựng được Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng với sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân dân.
- Củng cố, tăng cường lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- Phấn đấu 90% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
a) Thường xuyên phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn, an ninh mạng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
- Thời gian: thường xuyên.
b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, chịu trách nhiệm về công tác an toàn, an ninh mạng, chủ động rà soát, xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo thực hiện.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
- Thời gian: thường xuyên.
c) Xây dựng Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng kết hợp chặt chẽ với Thế trận Quốc phòng toàn dân trên không gian mạng.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh.
- Phối hợp, thực hiện: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: thường xuyên.
d) Phát huy sự tham gia có hiệu quả của quần chúng Nhân dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ động ứng phó với các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
- Thời gian: thường xuyên.
2. Hoàn thiện văn bản về an toàn, an ninh mạng
Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho giao dịch điện tử, chuyển đổi số, hạ tầng số, nền tảng số, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng bảo đảm phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về an toàn, an ninh mạng.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
- Phối hợp, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: thường xuyên.
3. Bảo vệ cơ sở hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số
a) Bảo vệ cơ sở hạ tầng số
- Đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng số; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng; gắn kết công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng với công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số.
Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
Phối hợp, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
Thời gian: thường xuyên.
- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho quá trình triển khai Chính quyền điện tử, chuyển đổi số.
Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
Phối hợp,thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
Thời gian thực hiện: thường xuyên. b) Bảo vệ nền tảng số
- Chủ động giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam thuộc phạm vi quản lý trên các nền tảng số.
Chủ trì tham mưu, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian: thường xuyên.
- Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền rà soát, phát hiện và xử lý thông tin, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên môi trường mạng thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
Phối hợp, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
Thời gian: thường xuyên.
c) Bảo vệ dữ liệu của tổ chức, cá nhân
- Rà soát, nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh bảo đảm đạt tiêu chuẩn quy định cho Trung tâm dữ liệu.
Chủ trì tham mưu, thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian: thường xuyên.
- Rà soát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo cấp độ cho các cơ sở dữ liệu quan trọng theo quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Chủ trì tham mưu, thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp: Công an tỉnh, các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
Thời gian: thường xuyên.
- Báo cáo, chia sẻ thông tin, giám sát và cảnh báo sớm; tăng cường thu thập, phân tích, nghiên cứu, phán đoán và cảnh báo sớm về thông tin rủi ro bảo mật dữ liệu, đặc biệt là tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.
Chủ trì tham mưu, thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
Thời gian: thường xuyên.
a) Nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ quản hệ thống thông tin với trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Chủ trì thực hiện: Chủ quản hệ thống thông tin.
- Kiểm tra, phối hợp: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
- Thời gian: thường xuyên.
b) Xây dựng, cập nhật, vận hành hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh mạng
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Chủ quản hệ thống thông tin.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: thường xuyên.
c) Rà soát, lập hồ sơ đề nghị đưa các hệ thống thông tin trọng yếu, phù hợp với quy định của pháp luật vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: thường xuyên.
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo vệ an ninh mạng
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh.
- Phối hợp, thực hiện: Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: Thường xuyên.
đ) Xác định cấp độ và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ và triển khai mô hình 04 lớp trước khi đưa vào sử dụng; nhất là hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Chủ quản hệ thống thông tin.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh.
- Thời gian: thường xuyên.
e) Chủ động thường xuyên giám sát, kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng trong quá trình thi công, lắp đặt thiết bị trong các hệ thống thông tin
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Chủ quản hệ thống thông tin.
- Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: thường xuyên.
f) Đầu tư nguồn lực, thường xuyên nâng cấp hệ thống, cập nhật bản quyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Chủ quản hệ thống thông tin.
- Thời gian: thường xuyên.
g) Tối thiểu mỗi năm tổ chức 01 lần diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng; nhất là ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
- Phối hợp, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: hằng năm.
h) Phối hợp với cơ quan chuyên trách về an ninh mạng của Bộ Công an để kết nối với Trung tâm An ninh mạng quốc gia để giám sát an ninh mạng
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh.
- Phối hợp, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: thường xuyên.
i) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, các hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, vận hành
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng), Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).
- Phối hợp, thực hiện: UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: thường xuyên.
j) Xây dựng, hình thành Mạng lưới ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng trên phạm vi toàn tỉnh, lấy lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng làm trung tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Công an tỉnh.
- Thời gian: thường xuyên.
k) Phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin khắc phục, xử lý nguy cơ đe dọa an ninh mạng, sự cố an ninh mạng, điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, phần cứng độc hại được triển khai
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và chủ quản hệ thống thông tin có liên quan.
- Thời gian: thường xuyên.
l) Triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hành chi xâm phạm an ninh mạng, hoạt động của các đối tượng, thế lực thù địch sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh
- Phối hợp: Các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian: thường xuyên.
Thiết lập đường dây nóng, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm mạng từ không gian mạng để quần chúng nhân dân phản ánh kịp thời, trực tiếp thông tin, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với thực tiễn chuyển đổi số. Phát huy vai trò của Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng. Giám sát, phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nền tảng số xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: thường xuyên.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: các Sở, ban ngành và các cơ quan liên quan.
- Thời gian: thường xuyên.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp: Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: thường xuyên.
8. Đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện
a) Bố trí đủ nhân lực chuyên trách, chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng trong các cơ quan, đơn vị; đầu tư nguồn lực để xây dựng hệ thống kỹ thuật, công cụ và triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng và trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: từ năm 2023 đến hết năm 2030.
b) Bố trí kinh phí chi cho an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Thời gian: từ năm 2023 đến hết năm 2030.
c) Ngân sách bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ.
- Chủ trì tham mưu, thực hiện: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phối hợp: Các Sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2023 đến hết năm 2030.
1. Tiểu ban An toàn, An ninh mạng giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thống nhất việc tổ chức triển khai Kế hoạch này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện các nhiệm vụ về an toàn thông tin mạng được giao tại Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ khả năng cân đối ngân sách ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và đầu tư công.
4. Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xong trước ngày 15/10 và gửi về Công an tỉnh để theo dõi, tổng hợp. Định kỳ hằng năm (trước ngày 15/11), báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) về tình hình, kết quả triển khai thực hiện và khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất.
Ưu tiên bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, điều kiện để triển khai hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong nội bộ của cơ quan, đơn vị, lĩnh vực quản lý.
5. Công an tỉnh chủ trì theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh mạng và các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Định kỳ, đột xuất tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Bộ Công an và Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2023 về thực hiện Quyết định 964/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Kế hoạch 972/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 3131/KH-UBND năm 2023 hành động thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Kế hoạch 471/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 964/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 6Kế hoạch 326/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Kế hoạch 226/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 8Kế hoạch 395/KH-UBND năm 2023 triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về tăng cường các biện pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên không gian mạng do Thành phố Hải Phòng ban hành
- 1Quyết định 632/QĐ-TTg năm 2017 Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2023 về thực hiện Quyết định 964/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 972/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Kế hoạch 3131/KH-UBND năm 2023 hành động thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Kế hoạch 471/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 964/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 8Kế hoạch 326/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Kế hoạch 226/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Kế hoạch 395/KH-UBND năm 2023 triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về tăng cường các biện pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên không gian mạng do Thành phố Hải Phòng ban hành
Kế hoạch 4338/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 4338/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 06/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết