Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4315/KH-UBND | Quảng Trị, ngày 20 tháng 9 năm 2019 |
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 20/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
- Các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học ở miền núi và vùng dân tộc không đủ điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú nhưng có số học sinh dân tộc phải ở bán trú từ 20 em trở lên.
1. Mục tiêu chung
Phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2025:
+ Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi bậc tiểu học là 98,5%, trung học cơ sở 96,5% và 65% số người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương.
+ Phát triển quy mô trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đạt 12 lớp với 420 học sinh THPT nội trú vào năm học 2021-2022 và duy trì ổn định đến năm 2025.
+ Duy trì 04 trường phổ thông dân nội trú huyện với 30 lớp THCS với quy mô 990 học sinh nội trú.
+ Thành lập mới 08 trường phổ thông dân tộc bán trú; duy trì 05 trường phổ thông có học sinh bán trú với quy mô khoảng 4.757 học sinh ở lại bán trú.
- Phấn đấu đến năm 2030:
+ Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi ở bậc tiểu học là 99,7%, trung học cơ sở 99,0% và trung học phổ thông là 75%.
+ Tiếp tục xây dựng và thành lập mới các trường phổ thông dân tộc bán trú ở các trường có học sinh nội trú, bán trú trên địa bàn miền núi của tỉnh.
1. Phát triển quy mô trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh từ 10 lớp THPT với 350 học sinh nội trú năm học 2018-2019 lên 12 lớp THPT với 420 học sinh nội trú năm học 2021-2022 và duy trì ổn định đến năm 2025.
2. Duy trì ổn định các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện
- Trường phổ thông dân tộc nội trú Vĩnh Linh: Duy trì ổn định quy mô 08 lớp THCS tăng dần số học sinh từ 226 em của năm học 2018-2019 lên 250 em vào năm 2021-2022 và giữ ổn định đến năm 2025.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú Gio Linh: Duy trì ổn định quy mô 06 lớp THCS tăng dần số học sinh từ 142 em của năm học 2018-2019 lên 180 em vào năm 2021-2022 và giữ ổn định đến năm 2025.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú Đakrông: Duy trì ổn định quy mô 08 lớp THCS với 280 học đến năm 2025.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú Hướng Hóa: Duy trì ổn định quy mô 08 lớp THCS với 280 học đến năm 2025.
3. Phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú đến năm 2025
3.1. Duy trì và phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú hiện có
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tà Long
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Pa Nang
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Hướng Phùng
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Hướng Sơn
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Hướng Lập
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Hướng Lộc
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú Vĩnh Ô
3.2. Thành lập mới các trường phổ thông dân tộc bán trú trên cơ sở quy hoạch lại các trường phổ thông hiện có
- Năm 2019: Thành lập mới các trường:
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Hà
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Khê
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Linh Thượng
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS A Vao
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Ba Tầng
- Năm 2020: Thành lập mới các trường
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Húc
- Năm 2021: Thành lập mới các trường
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Hướng Linh
- Năm 2022: Thành lập mới các trường
+ Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Thanh
3.3. Duy trì khu bán trú cho học sinh: Duy trì các khu bán trú cho học sinh dân tộc tại Trường TH&THCS Húc Nghì, Trường TH&THCS A Ngo, Trường THCS Đakrông, Trường THCS Hướng Hiệp và Trường TH&THCS Mò Ó.
4. Chính sách đối với nội trú, bán trú
4.1. Chính sách đối với công tác nội trú
Nhân viên hợp đồng nấu ăn, bảo vệ tại các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Công văn số 2717/UB-NC ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh về việc hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính sự nghiệp, được thực hiện chế độ lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Tiền lương: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số phụ cấp thâm niên, cụ thể như sau:
Hệ số phụ cấp thâm niên lay nghề bằng 1,1 đối với người lao động đã có số năm hợp đồng dưới 5 năm;
Hệ số phụ cấp thâm niên tay nghề bằng 1,2 đối với người lao động đã có số năm hợp đồng từ 5 năm đến dưới 10 năm;
Hệ số phụ cấp thâm niên tay nghề bằng 1,4 đối với người lao động đã có số năm hợp đồng từ 10 năm đến dưới 15 năm;
Hệ số phụ cấp thâm niên tay nghề bằng 1,5 đối với người lao động đã có số năm hợp đồng từ 15 năm trở lên.
Đối với lao động hợp đồng sau ngày Nghị quyết có hiệu lực thì hệ số phụ cấp thâm niên tay nghề bằng 1,07.
- Tiền hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bằng (=) tiền lương tháng nhân (x) 21,5%.
- Tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do ngân sách nhà nước hỗ trợ và thời gian trả là 12 tháng/người/năm.
4.2. Chính sách đối với bán trú: Các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh dân tộc bán trú thực hiện hợp đồng giao khoán với người lao động làm nhiệm vụ nấu ăn cho học sinh theo Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 23/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về Quy định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Ngoài các chính sách được hưởng theo quy định, những trường phổ thông có học sinh dân tộc ở lại nội trú từ 20 học sinh trở lên thì hiệu trưởng phân công cán bộ, giáo viên phụ trách nội trú. Cán bộ, giáo viên phụ trách nội trú ở các trường phổ thông được hỗ trợ với mức 200.000 đồng/người/tháng.
5. Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị
Đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động nội trú, bán trú cho học sinh gồm: 61 phòng học, 55 phòng làm việc hiệu bộ, 49 phòng chức năng làm việc hành chính, 94 phòng ở ký túc xá và 26 phòng thực hành.
(Theo phụ lục 1 đính kèm)
Mua sắm bổ sung trang thiết bị, sửa chữa CSVC phục vụ cho giảng dạy, học tập và tổ chức nội trú, bán trú.
(Theo phụ lục 2 đính kèm)
1. Nhu cầu
Tổng kinh phí thực hiện đề án trong giai đoạn trong giai đoạn 2019-2025 là: 207.920.989.000 đồng, trong đó:
Hỗ trợ học sinh nội trú, bán trú Phụ cấp GV nội trú, bán trú, nhân viên Xây dựng bổ sung cơ sở vật chất Mua sắm trang thiết bị, duy tu sửa chữa | 21.991.297.000đ 18.869.692.000đ 102.200.000.000đ 64.860.000.000đ |
2. Phân nguồn kinh phí
- Ngân sách chi thường xuyên hàng năm cân đối thực hiện chính sách trung ương cho học sinh là: 40.860.989.000 đồng
- Ngân sách Chương trình mục tiêu giáo dục hỗ trợ mua sắm bổ sung thiết bị, sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất: 47.300.000.000 đồng
- Ngân sách Trung ương, trái phiếu chính phủ giai đoạn 2021-2025 cho đầu tư phát triển: 60.000.000.000 đồng
- Ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2019-2025: 31.000.000.000 đồng
- Ngân sách các huyện giai đoạn 2019-2025: 20.000.000.000 đồng
- Nguồn huy động các nhà tài trợ: 8.760.000.000 đồng
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì triển khai thực hiện đề án, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện đề án.
- Hằng năm, phối hợp với Sở Nội vụ và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch biên chế, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn và tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
- Làm đầu mối chủ trì, phối hợp tổ chức các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia đỡ đầu từng trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
- Phối hợp với UBND cấp huyện đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự ủng hộ của cộng đồng xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh dân tộc bán trú, nội trú; hàng năm kiểm tra tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả triển khai Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
- Tham mưu UBND tỉnh kêu gọi các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, NGOs... ủng hộ, đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, lương thực thực phẩm, các trang bị cá nhân nhằm phục vụ cho học sinh dân tộc bán trú, nội trú.
- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị tại các đơn vị thụ hưởng.
3. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh phê duyệt định mức biên chế công chức, viên chức và người lao động hợp đồng (bảo vệ, nấu ăn, vệ sinh) cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý học sinh dân tộc ở nội trú.
- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc bố trí nhân sự, giải quyết chính sách, chế độ tại các đơn vị thụ hưởng.
4. Sở Tài chính
- Căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp giáo dục cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi đảm bảo đúng chế độ chính sách.
- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc giải quyết chính sách, chế độ tại các đơn vị thụ hưởng.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện trong việc hướng nghiệp, phần luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
- Thực hiện chủ trương hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh thuộc đối tượng chính sách cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
6. Ban Dân tộc tỉnh
- Triển khai, hướng dẫn các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; phối hợp với các ngành liên quan đề xuất triển khai lồng ghép các đề án hỗ trợ nguồn lực cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc hiện hành của Đảng và Nhà nước.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương hoàn thiện hồ sơ giao quyền sử dụng đất cho các nhà trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi; đảm bảo quỹ đất cho các hoạt động dạy và học, xây nhà công vụ, nhà nội trú, nhà bếp, nhà vệ sinh, quỹ đất cho học sinh làm vườn trường, chăn nuôi...
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện cấp đất và hoàn thiện hồ sơ đất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
8. Sở Xây dựng
- Thực hiện việc thẩm định xây dựng và thiết kế mẫu phòng học, nhà ở nội trú, nhà bếp, công trình vệ sinh... cho từng địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phong tục tập quán của cộng đồng người dân tộc.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn, chịu lực, vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng.
9. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện xây dựng và hoàn thiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú, nội trú.
- Thực hiện và chỉ đạo các cơ quan y tế kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh bán trú, nội trú.
10. Cơ quan Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm và ý nghĩa của việc xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi.
- Tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... hỗ trợ ủng hộ đồng bào dân tộc trong phát triển văn hóa - giáo dục và đóng góp xây dựng các cơ sở bán trú, nội trú. Tuyên truyền tới các phụ huynh học sinh trong việc huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp, đến trường; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; cung cấp lương thực, thực phẩm cho con em; phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh.
11. UBND cấp huyện
- Tuyên truyền tới toàn thể nhân dân trong huyện về nội dung của đề án; xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện đề án. Lập, trình, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, công tác đầu tư xây dựng, công tác tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức, hợp đồng người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và giải quyết kịp thời chế độ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường phổ thông có nội trú ở miền núi theo quy định của Nhà nước.
- Ban hành quyết định chuyển đổi về loại hình phổ thông thành trường phổ thông dân tộc bán trú theo phân cấp quản lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo chính quyền các xã vận động nhân dân đưa trẻ trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác xã hội hoá; chỉ đạo quản lý chặt chẽ các nguồn đóng góp của nhân dân. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai việc thực hiện đề án.
- Chỉ đạo các Phòng, Ban chuyên môn của UBND cấp huyện triển khai, giám sát thực hiện đề án.
- Phê duyệt số lượng học sinh dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn huyện đầu các năm học để giải quyết chính sách, chế độ cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú.
- Chỉ đạo và phân công Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu tổ chức thực hiện đề án; tổng hợp kết quả thực hiện đề án, định kỳ báo cáo cho UBND huyện và cơ quan cấp tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHU CẦU XÂY DỰNG BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ
(Kèm theo Kế hoạch số 4315/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên trường | Phòng học | Thành tiền | Phòng hiệu bộ | Thành tiền | Phòng chức năng của HC | Thành tiền | Phòng ở ký túc xá | Thành tiền | Phòng thực hành | Thành tiền | Tổng nhu cầu kinh phí cho mỗi trường |
1 | Trường PTDT Nội trú Tỉnh | 3 | 1.500 | 2 | 800 |
|
| 12 | 3.000 |
|
| 5300 |
| Huyện Vĩnh Linh | 10 | 5.000 | 6 | 2.400 | 3 | 900 | 12 | 2.400 | 0 | 0 | 10.700 |
2 | Trường PTDT Nội trú Vĩnh Linh |
|
|
| 0 |
| 0 |
| 0 |
|
| 0 |
3 | Trường PTDTBT Vĩnh Ô | 4 | 2.000 | 2 | 800 | 1 | 300 |
| 0 |
|
| 3.100 |
4 | Trường PTDTBT Vĩnh Hà | 2 | 1.000 | 2 | 800 | 1 | 300 | 6 | 1.200 |
|
| 3.300 |
5 | Trường PTDTBT Vĩnh Khê | 4 | 2.000 | 2 | 800 | 1 | 300 | 6 | 1.200 |
|
| 4.300 |
| Huyện Gio Linh | 4 | 2.000 | 2 | 800 | 1 | 300 | 10 | 2.000 | 1 | 600 | 5.700 |
6 | Trường PTDT Nội trú Gio Linh |
|
|
| 0 | 1 | 300 |
|
| 0 | 0 | 300 |
7 | Trường PTDTBT TH&THCS Linh Thượng | 4 | 2.000 | 2 | 800 |
| 0 | 10 | 2.000 | 1 | 600 | 5.400 |
| Huyện Đakrông | 26 | 13.000 | 10 | 4.000 | 19 | 5.700 | 28 | 5.600 | 15 | 9.000 | 37.300 |
8 | Ti rường PTDT Nội trú Đakrông | 0 | 0 |
| 0 | 4 | 1.200 |
| 0 | 0 | 0 | 1.200 |
9 | Trường PTDTBT THCS Tà Long | 8 | 4.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 1,800 | 5.800 |
10 | T rường PTDTBT THCS Pa Nang |
| 0 | 3 | 1.200 | 3 | 900 | 8 | 1.600 |
| 0 | 3.700 |
11 | Trường PTDTBT THCS A Vao | 8 | 4.000 | 2 | 800 | 4 | 1200 | 10 | 2.000 | 0 | 0 | 8.000 |
12 | Trường TH&THCS Húc Nghi | 2 | 1.000 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| 0 | 2 | 1.200 | 2.200 |
13 | Trường TH&THCS A Ngo | 8 | 4.000 | 2 | 800 | 4 | 1.200 | 6 | 1.200 | 2 | 1.200 | 8.400 |
14 | Trường THCS Đakrông | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4 | 2.400 | 2.400 |
15 | Truông THCS Hướng Hiệp | 0 | 0 | 3 | 1.200 | 4 | 1.200 | 0 | 0 | 4 | 2.400 | 4.800 |
16 | Trường TH&THCS Mò Ó |
| 0 |
| 0 |
| 0 | 4 | 800 |
| 0 | 800 |
| Huyện Hướng Hóa | 18 | 9.000 | 35 | 14.000 | 26 | 7.800 | 32 | 6.400 | 10 | 6.000 | 43.200 |
17 | PTDT Nội trú Hướng Hóa | 0 | 0 | 6 | 2.400 | 2 | 600 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.000 |
18 | Trường PTDTBTTHCS Hướng Phùng | 0 | 0 | 6 | 2.400 | 2 | 600 |
| 0 | 2 | 1200 | 4.200 |
19 | Trường PTDTBTTH&THCS Hướng Sơn | 6 | 3.000 | 3 | 1.200 | 2 | 600 | 8 | 1.600 |
| 0 | 6.400 |
20 | Trường PTDTBTTH&THCS Hướng Lập | 6 | 3.000 | 1 | 400 | 3 | 900 | 6 | 1200 | 2 | 1200 | 6.700 |
21 | Trường PTDTBTTH&THCS Hướng Lộc |
| 0 | 6 | 2.400 | 4 | 1.200 |
| 0 | 2 | 1200 | 4.800 |
22 | Trường PTDTBTTH&THCS Hướng Linh | 0 | 0 | 1 | 400 | 3 | 900 | 5 | 1.000 | 2 | 1.200 | 3.500 |
23 | Trường PTDT BTTH&THCS Ba Tầng | 6 | 3.000 | 4 | 1.600 | 2 | 600 | 5 | 1.000 | 1 | 600 | 6.800 |
24 | Trường PTDTBT THCS Húc | 0 | 0 | 4 | 1600 | 4 | 1.200 |
| 0 | 1 | 600 | 3.400 |
25 | Trường PTDT BTTHCS Thanh | 0 | 0 | 4 | 1.600 | 4 | 1.200 | 8 | 1.600 | 0 | 0 | 4.400 |
| Cộng | 61 | 30.500 | 55 | 22.000 | 49 | 14.700 | 94 | 19.400 | 26 | 15.600 | 102.200 |
NHU CẦU MUA SẮM BỔ SUNG TRANG THIẾT BỊ, SỬA CHỮA CSVC CHO CÁC TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ, BÁN TRÚ
(Kèm theo Kế hoạch số 4315/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
STT | Tên trường | Nhu cầu kinh phí | |||||
Bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế | Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp | Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng khu nội trú | Sửa chữa cải tạo nhà ăn, bếp ăn | Sửa chữa, cải tạo khu nội trú | Cộng | ||
I | Trường PTDTBT | 8.400 | 7.700 | 7.700 | 3.189 | 1.111 | 28.099 |
1 | Trường PTDTBT TH&THCS Hướng Sơn | 1.200 | 1.100 | 1.100 | 379 | 403 | 4.181 |
2 | Trường PTDTBT TH&THCS Hướng Lộc | 1.200 | 1.100 | 1.100 | 713 |
| 4.113 |
3 | Trường PTDTBT THCS Hướng Phùng | 1.200 | 1.100 | 1.100 | 424 |
| 3.824 |
4 | Trường PTDTBT TH&THCS Hướng Lập | 1.200 | 1.100 | 1.100 | 500 |
| 3.900 |
5 | Trường PTDTBT THCS Pa Nang | 1.200 | 1.100 | 1.100 |
| 708 | 4.108 |
6 | Trường PTDTBT THCS Tà Long | 1.200 | 1.100 | 1.100 | 530 |
| 3.930 |
7 | Trường PTDT bản trú tiểu học Vĩnh Ô | 1.200 | 1.100 | 1.100 | 643 |
| 4.043 |
II | Trường phổ thông công lập có học sinh bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP | 10.790 | 10.400 | 10.400 | 3.475 | 1.502 | 36.567 |
1 | Trường tiểu học Vĩnh Hà | 830 | 800 | 800 | 475 | 130 | 3.035 |
2 | Trường tiểu học Vĩnh Khê | 830 | 800 | 800 | 424 |
| 2.854 |
3 | Trường TH&THCS Linh Thượng | 830 | 800 | 800 | 250 | 495 | 3.175 |
4 | Trường TH&THCS A Vao | 830 | 800 | 800 | 693 |
| 3.123 |
5 | Trường TH&THCS Húc Nghì | 830 | 800 | 800 | 549 |
| 2.979 |
6 | Trường THCS Húc | 830 | 800 | 800 | 893 |
| 3.323 |
7 | Trường TH&THCS Ba Tầng | 830 | 800 | 800 |
| 334 | 2.764 |
8 | Trường TH&THCS Hướng Việt | 830 | 800 | 800 |
|
| 2.430 |
9 | Trường THCS Thanh | 830 | 800 | 800 |
|
| 2.430 |
10 | Trường TH&THCS Hướng Linh | 830 | 800 | 800 | 191 | 542 | 3.164 |
11 | Trường TH&THCS A Dơi | 830 | 800 | 800 |
|
| 2.430 |
12 | Trường THCS Hướng Tân | 830 | 800 | 800 |
|
| 2.430 |
13 | Trường THCS Tân Hợp | 830 | 800 | 800 |
|
| 2.430 |
III | Giám sát, đánh giá và triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương |
|
|
|
|
| 194 |
1 | Giám sát, đánh giá và triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương |
|
|
|
|
| 194 |
| Cộng | 19.190 | 18.100 | 18.100 | 6.664 | 2.612 | 64.860 |
- 1Quyết định 18/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện hỗ trợ tiền ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý
- 2Quyết định 16/2019/QĐ-UBND quy định về đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau
- 3Nghị quyết 10/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ nhân viên trường phổ thông dân tộc bán trú và phổ thông dân tộc nội trú; định mức khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2021 về phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 5Nghị quyết 62/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí tổ chức nuôi dưỡng học sinh trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- 2Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND quy định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 18/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện hỗ trợ tiền ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý
- 4Quyết định 16/2019/QĐ-UBND quy định về đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau
- 5Nghị quyết 10/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ nhân viên trường phổ thông dân tộc bán trú và phổ thông dân tộc nội trú; định mức khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2019 về phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 7Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2021 về phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 8Nghị quyết 62/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí tổ chức nuôi dưỡng học sinh trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Kế hoạch 4315/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 19/NQ-HĐND về phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 4315/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Hoàng Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra