Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 11 tháng 05 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016- 2020 như sau:
Nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ em về phòng chống tai nạn, thương tích; loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em trong môi trường sống ở gia đình và cộng đồng nhằm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tử vong và tàn tật do tai nạn, thương tích gây ra.
1. Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em.
2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a) Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 500/100.000 trẻ em.
b) Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 15/100.000 trẻ em.
c) 70.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 160 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 05 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn.
d) Giảm 30% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015.
đ) Giảm 8% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015.
e) 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông.
g) 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
h) 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
i) 60% huyện, thành phố triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em.
k) 100% cán bộ cấp huyện và 80% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích trẻ em.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện: Trẻ em trên địa bàn tỉnh.
2. Thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.
1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội
Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội; nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể.
a) Tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước, tai nạn giao thông. Tổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng, phát triển, sản xuất các sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
b) Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan; tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế ở cơ sở về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và sơ cứu, cấp cứu ban đầu.
2. Xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp và tư vấn trực tiếp tại các gia đình, nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình;
b) Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong gia đình;
c) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chí Ngôi nhà an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các ngôi nhà đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
3. Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
b) Triển khai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học;
c) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn Trường học an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
4. Xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng. Phát triển hệ thống sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế;
b) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn. Theo dõi, giám sát về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em và công nhận cộng đồng đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
5. Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em
a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình An toàn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho học sinh. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em;
b) Rà soát và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông đường bộ cho trẻ em;
c) Rà soát và hoàn thiện các quy định về an toàn giao thông đường bộ; kiểm tra, giám sát về thực hiện các quy định an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em.
6. Phòng, chống đuối nước trẻ em
a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiện toàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước. Triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em;
b) Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong môi trường nước cho trẻ em;
c) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em;
d) Rà soát, hoàn thiện các quy định về an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em;
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.
7. Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
a) Áp dụng bộ chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá về việc thực hiện Chương trình phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em do Trung ương hướng dẫn trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình tại địa phương.
b) Thực hiện khảo sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình tai nạn, thương tích trẻ em.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
2. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, hộ gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội.
3. Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan về công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
4. Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng các mô hình Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em và các mô hình an toàn khác.
5. Triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; đảm bảo thực hiện các quy định an toàn trong môi trường nước, các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy theo quy định.
6. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về việc thực hiện Kế hoạch.
7. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.
8. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
9. Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm và vận động các tổ chức xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 được huy động từ các nguồn: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp khác.
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến là 6,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1,3 tỷ đồng, bao gồm:
- Ngân sách Trung ương: 3 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 600 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: 2,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 500 triệu đồng.
- Huy động cộng đồng: 1 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 200 triệu đồng.
(Có biểu phụ lục chi tiết kèm theo).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch hàng năm và giai đoạn 2016 - 20120 để triển khai thực hiện;
b) Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên ngành lao động - thương binh và xã hội làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em; xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em;
c) Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
4. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban an toàn giao thông tỉnh triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của ngành giao thông vận tải về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với sở Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý bể bơi và hoạt động dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 (theo Quyết định số 641/QĐ- TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ) và Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định số 2198/QĐ- TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).
6. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn về trật tự an toàn giao thông, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm; trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Làm tốt công tác kiểm tra, tuần tra, kiểm soát kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Thiết lập hệ thống thống kê, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, tai nạn, thương tích do cháy, nổ, do các hành vi tội phạm xâm hại trẻ em. Giám sát thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại công an các huyện, thành phố.
7. Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham gia thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tham gia xây dựng pháp luật, chính sách và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động hàng năm về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với Kế hoạch và các văn bản hướng dẫn có liên quan; bố trí ngân sách, nhân lực của địa phương để thực hiện Kế hoạch tại địa phương; kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch hiệu quả. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện của địa phương, đơn vị về sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 11/5/2016 của UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung hoạt động |
| Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||||||
| T.W | ĐP | VĐ | T.W | ĐP | VĐ | T.W | ĐP | VĐ | T.W | ĐP | VĐ | T.W | ĐP | VĐ | T.W | ĐP | VĐ |
1.Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội. | 800 | 500 | 200 | 160 | 100 | 40 | 160 | 100 | 40 | 160 | 100 | 40 | 160 | 100 | 40 | 160 | 100 | 40 |
2. Xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống TNTTTE | 450 | 400 | 150 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 |
3. Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống TNTTTE | 450 | 400 | 150 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 |
4. Xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống TNTTTE | 450 | 400 | 150 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 | 90 | 80 | 30 |
5. Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho TE. | 300 | 300 | 150 | 60 | 60 | 30 | 60 | 60 | 30 | 60 | 60 | 30 | 60 | 60 | 30 | 60 | 60 | 30 |
6. Phòng, chống đuối nước trẻ em | 350 | 300 | 100 | 70 | 60 | 20 | 70 | 60 | 20 | 70 | 60 | 20 | 70 | 60 | 20 | 70 | 60 | 20 |
7. Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về phòng, chống TNTTTE | 200 | 200 | 100 | 40 | 40 | 20 | 40 | 40 | 20 | 40 | 40 | 20 | 40 | 40 | 20 | 40 | 40 | 20 |
Tổng cộng | 3000 | 2500 | 1000 | 600 | 500 | 200 | 600 | 500 | 200 | 600 | 500 | 200 | 600 | 500 | 200 | 600 | 500 | 200 |
- 1Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2016 về chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
- 5Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 6Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016–2020
- 7Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Kế hoạch 1904/KH-UBND năm 2016 thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020
- 9Kế hoạch 3106/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6Quyết định 234/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 8Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2016 về chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 9Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
- 10Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 11Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016–2020
- 12Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 13Kế hoạch 1904/KH-UBND năm 2016 thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020
- 14Kế hoạch 3106/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020
- Số hiệu: 40/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra