Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 378/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 29 tháng 3 năm 2016 |
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;
- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;
- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
- Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Chính phủ về Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 17/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 1123/KH-UBND ngày 22/9/2015 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch hành động số 177/KH-UBND ngày 03/02/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh triển khai ứng dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2016;
- Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;
- Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Môi trường pháp lý
- Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của UBND tỉnh ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 18/6/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm QLVB&ĐH trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 9/6/2015 của UBND tỉnh quy định về việc giao nhiệm vụ quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và Cổng/Trang thông tin điện tử được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh;
- Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015”.
2. Hạ tầng kỹ thuật
- 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã có hệ thống mạng LAN; 98% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đã được trang bị máy vi tính.
- 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã được kết nối mạng TSLCD, kết nối đường truyền Internet tốc độ cao.
- Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông được thiết kế và đầu tư theo đúng chuẩn quốc gia, hoạt động 24/24.
- Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, Internet bước đầu đáp ứng yêu cầu đặt ra, từng bước hiện đại, đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các cơ quan nhà nước
- Các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh được triển khai, ứng dụng hiệu quả trong các cơ quan nhà nước như: Cổng thông tin điện tử; Thư điện tử công vụ; Quản lý văn bản và điều hành; Quản lý hồ sơ và đánh giá, phân loại CCVC.
- Các sở, ban, ngành, địa phương đã đưa vào ứng dụng hiệu quả các phần mềm chuyên ngành như phần mềm kế toán, quản lý tài sản, quản lý hộ tịch…
- Cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng máy vi tính, thư điện tử, truy nhập Internet để phục vụ công việc chuyên môn nghiệp vụ.
4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- 7/8 UBND cấp huyện, 2/159 UBND cấp xã đã được trang cấp hệ thống một cửa điện tử.
- 2291 dịch vụ công trực tuyến (100%) được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trong đó 1521 dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 2; 98 dịch vụ công đã được cung cấp ở mức độ 3.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 26/6/2013, có địa chỉ: www.quangbinhtrade.vn.
5. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
- Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh đã được thành lập và phát huy hiệu quả cao trong việc chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT và một số sở, ban, ngành, đơn vị cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT.
- 6/30 cơ quan cấp tỉnh có đơn vị chuyên trách CNTT; 95% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, với 100% cán bộ chuyên trách hoặc kiểm nghiệm có trình độ cao đẳng CNTT trở lên.
- 98% cán bộ, công chức đã qua các khóa đào tạo tin học cơ bản; 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc.
6. Các chương trình, dự án và kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015: Phụ lục I kèm theo.
7. Đánh giá chung
a) Kết quả đạt được
Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, thúc đẩy CCHC, hiện đại hóa công sở, cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Hạ tầng CNTT đã được đầu tư, nâng cấp. Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh hoạt động 24/24; mạng TSLCD được triển khai và đưa vào khai thác; các hệ thống phần mềm dùng chung được triển khai đồng bộ, thống nhất: Cổng thông tin điện tử, Quản lý văn bản và điều hành, Quản lý Hồ sơ và đánh giá CBCCVC, Thư điện tử công vụ...
Nguồn nhân lực CNTT được nâng cao về chất lượng, số lượng. Cơ quan QLNN về CNTT từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường về số lượng cũng như chất lượng; Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh và một số cơ quan, đơn vị đã được thành lập và phát huy hiệu quả cao trong việc chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
b) Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong 05 năm qua tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc:
- Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp nên một số hệ thống phần mềm dùng chung chưa được đầu tư, triển khai nhân rộng.
- Chưa có cơ chế khuyến khích trọng dụng người có trình độ chuyên môn cao làm việc trong lĩnh vực CNTT.
- Hạ tầng CNTT mới đáp ứng được yêu cầu cơ bản về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Vấn đề bảo mật an toàn, an ninh thông tin vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Các máy chủ đặt tại các đơn vị phân tán thường xuyên gặp sự cố hư hỏng, không thể sửa chữa khắc phục kịp thời, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng.
- Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không đồng đều nên việc đào tạo, tập huấn mang lại hiệu quả chưa cao.
- Lãnh đạo, nhất là người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quyết liệt trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
- Số lượng cán bộ tin học chuyên trách còn mỏng chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT; chưa có chế độ đãi ngộ hợp lý cho cán bộ chuyên trách về CNTT.
III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
1. Mục tiêu tổng quát
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn, gắn kết, thúc đẩy CCHC, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, công sở điện tử.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
- Tin học hóa các dịch vụ hành chính công ở mức độ 3 và 4. Giảm dần số lần người dân phải đến cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước:
- 100% các cơ quan nhà nước ứng dụng, khai thác có hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh, như: Cổng thông tin điện tử; Thư điện tử công vụ; Quản lý văn bản và điều hành; theo dõi sự chỉ đạo điều hành; Quản lý hồ sơ và đánh giá, phân loại CCVC; Báo cáo trực tuyến; Số hóa tài liệu; Quản lý tài sản, kế toán,...
- 60% - 80% văn bản của cơ quan nhà nước được trao đổi trên môi trường mạng. 100% cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên môi trường mạng.
- 50% cuộc họp trực tuyến từ tỉnh đến huyện; 100% cuộc họp trực tuyến từ tỉnh đến Trung ương được thông suốt.
- 95% - 100% nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành của cơ quan nhà nước được ứng dụng công nghệ thông tin, như: quản lý giáo dục, y tế, giao thông,...
- Hạ tầng CNTT, các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung được hoàn thiện, kết nối, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- 100% UBND cấp huyện; 100% sở, ban, ngành, 90% xã, phường triển khai phần mềm một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông.
- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. Tin học hóa 50% dịch vụ công ở UBND cấp huyện và 40% dịch vụ công ở sở, ban, ngành và 30% dịch vụ công ở UBND cấp xã đạt ở mức độ 3. Triển khai một số dịch vụ công có số lượng hồ sơ lớn đạt mức độ 4.
- 100% thông tin hoạt động của các cơ quan nhà nước được cung cấp trên cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử, sàn thương mại điện tử.
1. Hạ tầng kỹ thuật
- Nâng cấp mở rộng Trung tâm Dữ liệu điện tử của tỉnh hiện đại, an toàn, bảo mật, đảm bảo triển khai hiệu quả các hệ thống dùng chung, các CSDL của tỉnh, của ngành và lĩnh vực.
- Nâng cấp hạ tầng CNTT cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong toàn tỉnh phục vụ cho việc xây dựng chính quyền điện tử.
- Xây dựng mạng diện rộng (WAN) của cơ quan nhà nước trên cơ sở mạng TSLCD, đảm bảo tất cả các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã liên kết, chia sẻ thông tin với tốc độ cao.
- Nâng cấp, mở rộng Hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt các cuộc họp trực tuyến từ tỉnh đến Trung ương, từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã. Từng bước triển khai đến cấp xã.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan nhà nước trong tỉnh phục vụ công tác quản lý, điều hành và phát triển kinh tế xã hội, như: CSDL thông tin KT-XH, CSDL đất đai, CSDL tài nguyên khoáng sản, CSDL BCVT, du lịch, y tế, giáo dục, quy hoạch đô thị...
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng viễn thông băng rộng, đảm bảo chất lượng đường truyền Internet phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan nhà nước.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước.
2. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
- Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hệ thống cơ quan nhà nước; gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống chất lượng ISO.
- Tiếp tục nâng cấp, triển khai nhân rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh: Cổng thông tin điện tử; Thư điện tử công vụ; Quản lý văn bản và điều hành; Quản lý hồ sơ và đánh giá, phân loại CCVC; Báo cáo trực tuyến.
- Tập trung đầu tư mở rộng các hệ thống thông tin, các phần mềm dùng chung: Cổng thông tin địa lý; Hệ thống báo cáo trực tuyến; Hệ thống theo dõi sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp; Số hóa tài liệu, công tác thi đua khen thưởng, quản lý hộ tịch, quản lý dân cư lưu trú...
- Tăng cường trao đổi các văn bản điện tử, kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản và điều hành với Trung ương, với cơ sở.
- Thống nhất, đồng bộ các phần mềm, như: phần mềm kế toán, quản lý tài sản, cơ sở vật chất... thành phần mềm dùng chung.
- Tiếp tục đẩy nhanh việc tin học hóa các nghiệp vụ chuyên ngành trong các cơ quan nhà nước, như: quản lý học tập, bệnh án, quản lý giá cả,....
- Tập trung triển khai ứng dụng chữ ký số phục vụ công tác trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Tập trung triển khai phần mềm một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông ở các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
- Tập trung triển khai dịch vụ hành chính công ở mức độ cao, liên thông, tích hợp với các phần mềm chuyên ngành.
- Tăng cường hoạt động thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng; tăng cường đối thoại trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Nghiên cứu xếp hạng các đơn vị, người dân đối với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý nhà nước.
4. Đảm bảo an toàn thông tin
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên đầu tư trang thiết bị ATTT cho Trung tâm Dữ liệu điện tử của tỉnh; trang thiết bị an ninh bảo mật cho các hệ thống ứng dụng, hệ thống mạng.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTT; bố trí cán bộ trực tiếp phụ trách ATTT; triển khai các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc hại cho máy tính cá nhân; triển khai giải pháp lưu nhật ký đối với các hệ thống thông tin quan trọng.
- Xây dựng Quy chế phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Tổ chức ứng cứu sự cố máy tính theo Thông tư số 27/2011/TT-BTTTT ngày 04/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
5. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2011 - 2020.
- Sắp xếp, kiện toàn hệ thống đơn vị chuyên trách, cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước.
- Tổ chức đào tạo kiến thức CNTT theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 05/5/2015 quy định tiêu chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.
- Thường xuyên nâng cao kiến thức CNTT cho đội ngũ chuyên trách CNTT; nâng cao kỹ năng CNTT cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng khai thác Internet cho người dân.
- Ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ cho triển khai các đề tài nghiên cứu, làm chủ công nghệ mới.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn theo yêu cầu về nguồn nhân lực CNTT.
1. Giải pháp tài chính
- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển cho các chương trình, dự án về ứng dụng và phát triển CNTT. Bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho sự nghiệp CNTT.
- Thu hút mọi nguồn lực cho ứng dụng CNTT; kết hợp đầu tư mới với việc chuyển giao công nghệ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các hệ thống CNTT làm nền tảng.
- Tạo cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; sử dụng hình thức đầu tư trả góp.
2. Giải pháp triển khai và đánh giá
- Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các hệ thống đã được đầu tư; đánh giá hiệu quả của các hệ thống phần mềm để loại bỏ những phần mềm kém hiệu quả và tiếp tục triển khai ứng dụng, nhân rộng những phần mềm mang lại hiệu quả cao.
- Triển khai thí điểm mô hình ứng dụng và phát triển CNTT cho từng cấp sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hiệu quả và lợi ích khi ứng dụng CNTT.
- Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Lập dự án tổng thể; triển khai từng hạng mục, từng giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện kinh phí.
- Triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình đã được phê duyệt.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng chỉ số ứng dụng CNTT của các sở, ban, ngành, địa phương.
- Xây dựng tiêu chí thi đua về ứng dụng CNTT trong bộ tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua hàng năm của các tập thể, cá nhân.
3. Giải pháp tổ chức và môi trường pháp lý
- Tăng cường các hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT; kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong triển khai ứng dụng CNTT.
- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy chuyên trách CNTT trong hệ thống cơ quan nhà nước; tăng cường số lượng cán bộ CNTT cho các sở, ban, ngành, địa phương nhằm vận hành thông suốt các ứng dụng và đảm bảo an toàn thông tin.
- Tăng cường số lượng cán bộ quản lý nhà nước về CNTT tại các phòng VHTT của huyện, thị xã, thành phố.
- Quy định về ngân sách cho sự nghiệp ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước theo Điều 63 của Luật CNTT.
- Nghiên cứu xây dựng, đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
- Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực CNTT; ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT.
- Khẩn trương xây dựng, ban hành Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp CNTT phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu Công nghệ thông tin tập trung.
- Xây dựng và ban hành các quy chế quy định về quản lý, vận hành các hệ thống CNTT.
- Xây dựng và ban hành Đề án xã hội hóa hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT Quảng Bình.
- Xây dựng Đề án, Dự án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
- Xây dựng và ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình phù hợp với khung Chính phủ điện tử Quốc gia.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về biên chế, thu hút, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ CNTT.
1. Năm 2016: Rà soát, loại bỏ các văn bản không còn phù hợp; ban hành những văn bản cần thiết; đánh giá lại các hệ thống đã triển khai từ đó xác định việc nâng cấp, triển khai nhân rộng; xác định các chương trình dự án cần đầu tư mới để làm các thủ tục tiếp theo; ban hành Quy hoạch CNTT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; kiến trúc khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình; lập dự án phát triển Chính quyền điện tử giai đoạn 2016-2020 tại Quảng Bình, dự án một cửa điện tử liên thông.
2. Năm 2017 - 2018: Nâng cấp, mở rộng Trung tâm Dữ liệu điện tử của tỉnh; Xây dựng, đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước; tập trung nâng cấp, triển khai nhân rộng các hệ thống phần mềm dùng chung; lựa chọn những CSDL và phần mềm dùng chung để tiến hành đầu tư.
3. Năm 2019 - 2020: Tiếp tục hoàn thiện các chương trình, dự án, các CSDL, các phần mềm dùng chung và hạ tầng CNTT; cơ bản hoàn thành Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
1. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến gần 357 tỷ đồng. Trong đó tổng kinh phí sự nghiệp phục vụ cho nâng cấp, sửa chữa, mua sắm thiết bị, phần mềm, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, duy trì, vận hành các hệ thống, thuê đường truyền… là 47 tỷ đồng; kinh phí đầu tư thuộc các chương trình, dự án là 310 tỷ đồng.
2. Nguồn kinh phí
2.1. Nguồn kinh phí địa phương
- Ngân sách của tỉnh bố trí cho việc triển khai các chương trình dự án thống nhất từ tỉnh đến cơ sở và các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong các sở, ban, ngành; ưu tiên hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương thực sự khó khăn khi triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh điều tiết, bố trí kinh phí sự nghiệp được cấp để triển khai các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình, như: triển khai hệ thống QLVB&ĐH; Báo cáo trực tuyến; Quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức và đánh giá kết quả làm việc…
- Các huyện, thành phố, thị xã cân đối kinh phí của địa phương đảm bảo thực hiện các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động thuộc phạm vi của địa phương mình.
2.2. Nguồn kinh phí Trung ương
- Tranh thủ sự đầu tư của Trung ương cho ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử tại tỉnh Quảng Bình.
- Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã chủ động làm việc với Bộ, ngành chủ quản để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí và được tham gia vào các chương trình, dự án của Bộ, ngành.
2.3. Nguồn kinh phí khác
Kinh phí triển khai các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được lồng ghép trong các chương trình dự án khác; một dự án có thể được bố trí từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau.
VIII. DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ
1. Danh mục các chương trình, dự án trọng tâm
TT | Tên dự án | Thời gian | Kinh phí | Ghi chú |
1 | Phát triển Hạ tầng Chính phủ điện tử tại Quảng Bình giai đoạn 2016-2020 | 2016-2020 | 60 |
|
2 | Đầu tư nâng cấp triển khai nhân rộng phần mềm một cửa điện tử liên thông và dịch vụ hành chính công tỉnh Quảng Bình | 2016-2020 | 30 |
|
3 | Đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở | 2016-2020 | 30 |
|
4 | Đầu tư, nâng cấp Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh Quảng Bình | 2018-2020 | 20 |
|
5 | Đầu tư xây dựng mạng WAN | 2018-2020 | 50 |
|
6 | Đầu tư xây dựng các CSDL của tỉnh, chuyên ngành, như: thông tin địa lý; đất đai, BCVT, GTVT... | 2017-2020 | 30 | Danh mục tại Phụ lục II |
7 | Đầu tư xây dựng các phần mềm chuyên ngành, như: báo cáo trực tuyến, cấp phép xây dựng, quản lý lưu trú, quản lý tài sản, số hóa tài liệu, công tác thi đua khen thưởng... | 2017-2020 | 30 | Danh mục tại Phụ lục II |
8 | Đầu tư Hệ thống giao ban trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở | 2017-2020 | 10 |
|
9 | Đầu tư xây dựng nền tảng kết nối chia sẻ quy mô cấp tỉnh. | 2017-2020 | 50 | Chuyển giao công nghệ |
Tổng cộng: |
| 310 |
| |
Bằng chữ: Ba trăm mười tỷ đồng./. |
2. Danh mục các hạng mục đầu tư thuộc kinh phí sự nghiệp
TT | Tên hạng mục | Kinh phí | Ghi chú |
1 | Đầu tư, nâng cấp, triển khai nhân rộng: Cổng thông tin điện tử Tỉnh, Thư điện tử công vụ, Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành và Hệ thống phần mềm Quản lý nhân sự | 10 |
|
2 | Sửa chữa trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước | 5 |
|
3 | Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về kiến thức nâng cao CNTT | 5 |
|
4 | Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức CNTT cho người dân. | 5 |
|
5 | Quản lý, duy trì các hệ thống CNTT, cập nhật, lưu trữ dữ liệu | 10 |
|
6 | Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin | 10 |
|
7 | Xây dựng quy hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật | 2 |
|
Tổng cộng: | 47 |
| |
Bằng chữ: Bốn mươi bảy tỷ đồng./. |
IX. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH
1. Kế hoạch được ban hành và triển khai thực hiện sẽ xác định lộ trình thống nhất, đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước; tránh việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước manh mún, gây lãng phí nguồn vốn Nhà nước; hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lượng hiệu quả công việc của các cơ quan nhà nước; đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính. Giảm bớt chi phí, giảm bớt thời gian làm việc; nhanh chóng, kịp thời, chính xác; quy trình gọn nhẹ, đơn giản.
2. Hiệu quả về mặt xã hội: giảm bớt phiền hà, đi lại, rút ngắn thời gian, tăng niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước.
3. Xác định rõ việc thúc đẩy CCHC, xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình, lộ trình ứng dụng CNTT trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quy định tại Kế hoạch này.
Ưu tiên bố trí kinh phí, nhân lực cho đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT theo lộ trình hằng năm.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai việc ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh và các ứng dụng chuyên ngành của cơ quan, đơn vị mình.
Định kỳ hàng quý có báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện theo kế hoạch gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đối với cán bộ chuyên trách về CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể; sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về CNTT; thu hút nguồn nhân lực cao về CNTT.
Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí cho việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ, CCVC.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT của đội ngũ CBCCVC trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh quy định mục chi ngân sách cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT theo quy định tại Điều 63 Luật Công nghệ thông tin; bố trí kinh phí sự nghiệp cho các nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển cho các chương trình, dự án về CNTT.
5. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Nghiên cứu tham mưu xây dựng các Nghị quyết của HĐND tỉnh về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, chế độ đãi ngộ, thu hút nguồn lực phát triển CNTT.
Khẩn trương lập và triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước hàng năm và 05 năm; Kế hoạch và lộ trình triển khai chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.
Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các Dự án, Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.
Tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua về ứng dụng CNTT hàng năm.
Tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra ứng dụng CNTT trong hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương; tổ chức hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu sự cố máy tính, hướng dẫn, hỗ trợ các sở, ban, ngành, địa phương triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT.
Nghiên cứu xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; chủ động phòng ngừa và xử lý tình huống phát sinh trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin.
Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc để xem xét, tháo gỡ.
Yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện. Trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, điều chỉnh phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
STT | Tên chương trình | Đơn vị thực hiện | Thời gian | Kinh phí |
1 | Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tiếp công dân và triển khai áp dụng phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phục vụ các cấp, các ngành tỉnh Quảng Bình | VP UBND tỉnh Quảng Bình | 2013-2014 |
3.914.121.000 đ
|
2 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2013, định hướng đến 2015 | Sở Tài chính | 2011-2013 | 14.889.000.000 đ |
3 | Xây dựng hệ thống QLVB&ĐH tỉnh Quảng Bình | Sở Thông tin và Truyền thông | 2010-2011 | 3.020.000.000đ |
4 | Nâng cấp hệ thống mạng LAN của các sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Quảng Bình | Sở Thông tin và Truyền thông | 2010-2014 | 14.736.000.000đ |
5 | Đầu tư nâng cấp Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Quảng Bình | Sở Thông tin và Truyền thông | 2013-2015 | 6.900.000.000đ |
6 | Xây dựng Cổng thông tin điện tử và nâng cấp, tích hợp Trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước lên cổng thông tin của tỉnh Quảng Bình | Sở Thông tin và Truyền thông | 2013-2015 | 8.500.000.000đ |
7 | Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật mạng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Bình | Trung tâm tin học - Công báo tỉnh | 2013-2014 | 2.623.425.000đ |
8 | Đầu tư trang thiết bị và số hóa tài liệu lưu trữ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1945 - 2008 | Sở Nội vụ | 2014-2015 | 4.606.000.000đ |
9 | Hệ thống mạng sản xuất chương trình, phát sóng kỹ thuật số Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình | Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình | 2011-2012 | 5.999.000.000đ |
10 | Đầu tư nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Bình | Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình | 2014-2015 | 3.607.000.000đ |
11 | Điều tra, thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường vùng biển, ven biển và hải đảo tỉnh Quảng Bình | Sở Tài nguyên và môi trường | 2013-2014 | 2.650.074.000đ |
12 | Xây dựng hệ thống công nghệ số liên hoàn dự báo thời tiết và sóng biển, nâng cao năng lực phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Quảng Bình | Sở Tài nguyên và môi trường | 2013-2014 | 1.449.400.000đ |
13 | Đầu tư nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch tỉnh Quảng Bình | Sở Tư pháp | 2014-2015 | 1.000.000.000đ |
14 | Phát triển thương mại điện tử | Sở Công thương | 2010-2020 | 2.200.000.000 đ |
15 | Đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trong CCHC tại UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh QB | VP HĐND &UBND huyện Quảng Ninh | 2011 | 1.907.000.000 đ |
16 | Đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trong CCHC tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh QB | VP HĐND &UBND huyện Lệ Thủy | 2011 | 1.840.000.000 đ |
17 | Công trình UDCNTT thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại UBND xã Bảo Ninh và UBND Phường Bắc Lý TP Đồng Hới | UBND xã Bảo Ninh, phường Bắc Lý, UBND TP Đồng Hới | 2012 | 996.000.000 đ |
18 | Đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trong CCHC tại UBND huyện Minh Hóa | VP HĐND &UBND huyện Minh Hóa | 2012 | 2.200.000.000đ |
19 | Đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trong CCHC tại UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình | VP HĐND &UBND huyện Minh Hóa | 2012 | 1.920.000.000đ |
Tổng cộng: | 84.957.020.000đ | |||
Bằng chữ: Tám mươi bốn tỷ, chín trăm năm mươi bảy triệu, không trăm hai mươi ngàn đồng chẵn. |
DANH MỤC CƠ SỞ DỮ LIỆU, HỆ THỐNG PHẦN MỀM DÙNG CHUNG VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1. Danh mục Cơ sở dữ liệu | Đăng ký doanh nghiệp |
Tài chính | |
Thông tin Kinh tế - Xã hội | |
Đất đai | |
Tài nguyên Khoáng sản | |
Dân cư | |
Bưu chính Viễn thông | |
Giao thông vận tải | |
Giáo dục | |
Y tế | |
Thống kê tổng hợp về dân số | |
Bảo hiểm | |
Số hóa tài liệu... | |
2. Danh mục Hệ thống phần mềm dùng chung | Quản lý văn bản và điều hành |
Thư điện tử công vụ | |
Quản lý Hồ sơ cán bộ công chức, viên chức và Đánh giá kết quả làm việc | |
Cổng thông tin điện tử | |
Báo cáo trực tuyến | |
Theo dõi sự chỉ đạo điều hành | |
Thi đua khen thưởng | |
Kế toán | |
Quản lý tài sản... | |
3. Dịch vụ công | Danh mục các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Chính phủ về Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 |
Danh mục các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến mức độ 4 tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Chính phủ về Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 |
- 1Quyết định 112/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2018
- 2Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2017
- 3Kế hoạch 632/KH-UBND về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Quyết định 63/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 27/2011/TT-BTTTT quy định về điều phối hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 1136/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2011 - 2020
- 7Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 8Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2014 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 26/2014/QĐ-UBND Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 12Quyết định 2407/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2015 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 14Công văn 1178/BTTTT-THH năm 2015 về khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Thông tư 11/2015/TT-BTTTT quy định chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2015 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử của Thủ tướng Chính phủ
- 17Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình
- 18Công văn 2634/BTTTT-THH năm 2015 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 19Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 41/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Quảng Bình
- 22Quyết định 112/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2018
- 23Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2017
- 24Kế hoạch 632/KH-UBND về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018
- 25Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 26Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2015 triển khai ứng dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2016
- 27Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2015 về giao nhiệm vụ quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và Cổng/Trang thông tin điện tử được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
Kế hoạch 378/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 378/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 29/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Tiến Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra