Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3743/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM VÀ HỘ CÓ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI HÀNG THÁNG TẠI CỘNG ĐỒNG PHÁT SINH THƯỜNG XUYÊN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2018

Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-LĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt hoạt động thu thập và cập nhật dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc và hộ có đối tượng tăng thêm của dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” không thuộc diện hộ nghèo tại 4 tỉnh Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1485/SLĐTBXH-BTXH ngày 15/6/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm và hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng phát sinh thường xuyên từ năm 2016 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp điều tra

1. Mục đích

- Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020, làm cơ sở xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, từng địa phương, từng vùng, từng lĩnh vực;

- Thu thập và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia và hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Đối tượng và phạm vi điều tra

a) Đối tượng điều tra

- Toàn bộ các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn tỉnh từ 06 tháng trở lên, không phụ thuộc vào tình trạng hộ khẩu (có hay không) và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú hoặc thậm chí không đăng ký);

- Hộ và đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội phát sinh thường xuyên.

b) Phạm vi điều tra

- Đơn vị điều tra là: Thôn thuộc các xã, tổ dân phố thuộc các phường và tổ dân phố hoặc khu vực thuộc các thị trấn.

- Phạm vi điều tra: Thực hiện điều tra trong phạm vi toàn tỉnh.

3. Phương pháp điều tra

- Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận đa chiều các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Chương II và tại Phụ lục số 1a, 1b, 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 3a, 3b, 3c, 3d, 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Điều tra thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ và hộ có đối tượng hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng phát sinh thường xuyên (theo tháng) là cuộc điều tra sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin trực tiếp vào phiếu phỏng vấn.

Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu thu thập thông tin.

II. Nội dung thực hiện

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các cấp.

2. Tổ chức tập huấn quy trình, phương pháp và công cụ điều tra, rà soát thường xuyên và định kỳ cho Giám sát viên tỉnh, huyện và điều tra viên đảm bảo nội dung tại điều 3, điều 5, điều 6 Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và điều tra thông tin hộ có đối tượng hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng phát sinh thường xuyên (theo tháng).

3. Tổ chức rà soát

- Thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 trên địa bàn tỉnh theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 theo Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và quy trình, phương pháp và công cụ điều tra, rà soát theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016.

- Tổ chức thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016, 2017, 2018 theo chuẩn giai đoạn 2016-2020 theo mẫu Phiếu C.

- Hằng tháng điều tra thông tin hộ có đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng phát sinh hoặc hộ có thay đổi về đối tượng và mức trợ cấp (từ năm 2016 đến năm 2018) theo mẫu Phiếu C1.

4. Cập nhật thông tin

Nghiệm thu phiếu C và C1 đảm bảo thông tin được thu thập chính xác và được nhập đầy đủ vào hệ thống thông tin quản lý giảm nghèo và trợ giúp xã hội (Mis POSASoft).

(Yêu cầu kỹ thuật chi tiết về thu thập và cập nhật dữ liệu về hộ nghèo, cận nghèo và hộ có người hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng theo phụ lục 01 đính kèm).

III. Lực lượng điều tra

Tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định bố trí lực lượng điều tra theo hướng sau đây:

Điều tra viên điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố cùng với Mặt trận và các Hội đoàn thể (Nông dân, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Thanh niên) của thôn, tổ dân phố. Mỗi thôn, tổ dân phố thành lập 01 tổ điều tra để thực hiện điều tra. Số lượng điều tra viên của từng thôn, tổ dân phố tùy thuộc vào số lượng hộ cần điều tra, song cần phải lựa chọn những người có kinh nghiệm trong điều tra khảo sát, đánh giá chính xác về tài sản hộ gia đình sau khi đã được tập huấn nghiệp vụ điều tra, có đủ sức khỏe và thông thuộc địa bàn điều tra.

Riêng đối với khu vực miền núi, để cuộc điều tra đạt kết quả, tùy theo điều kiện mỗi địa phương, UBND các huyện phải có kế hoạch huy động, trưng dụng cán bộ công chức của huyện và lực lượng khác làm lực lượng điều tra, giúp cho cán bộ xã, thôn, bản thực hiện đảm bảo mục đích yêu cầu của cuộc điều tra.

Đối với điều tra thông tin hộ có đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng thì Điều tra viên là cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội cấp xã, phường, thị trấn.

IV. Kinh phí điều tra

Tổng kinh phí thực hiện là 5.001.917.406 đồng, trong đó ngân sách tỉnh được giao hằng năm cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 4.299.158.000 đồng, kinh phí hỗ trợ của Ban Quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”: 702.759.406 đồng.

Được phân kỳ theo từng năm như sau:

- Năm 2016: 1.812.876.836 đồng, trong đó ngân sách tỉnh: 1.492.000. 000 đồng (đã bố trí năm 2016 tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2016), kinh phí hỗ trợ của Ban Quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam: 320.876.836 đồng. (Riêng kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 đã được tổ chức rà soát và thu thập thông tin phiếu C với tổng kinh phí thực hiện 1.492.000.000 đồng).

- Năm 2017: 1.685.912.620 đồng, trong đó ngân sách tỉnh: 1.450.000. 000 đồng (đã bố trí năm 2017 tại Quyết định số 686a/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2016), kinh phí hỗ trợ của Ban Quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam: 235.912.620 đồng.

- Năm 2018: 1.503.127.950 đồng, trong đó ngân sách tỉnh: 1.357.158.000 đồng, kinh phí hỗ trợ của Ban Quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam: 145.969.950 đồng.

(Chi tiết theo phụ lục 02 đính kèm).

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho cấp huyện. Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng trên địa bàn đúng quy trình và đúng thời gian quy định.

b) Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp huyện trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại.

c) Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, công nhận; Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện với Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” và các cơ quan liên quan để tổng hợp, báo cáo.

d) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng vào hệ thống Mis POSASoft. Thực hiện nghiệm thu dữ liệu tại cấp huyện và bàn giao dữ liệu cho Ban quản lý dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” theo quy định.

2. Cục Thống kê tỉnh: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cấp huyện, cấp xã phối hợp tham gia tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đảm bảo phục vụ cho công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn giai đoạn 2016-2020 để cuộc điều tra đạt chất lượng và tiến độ. Đồng thời thẩm định dự toán, cấp phát kinh phí và hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.

4. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các Hội đoàn thể chỉ đạo Mặt trận và Hội đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt cuộc điều tra này.

5. Trách nhiệm UBND huyện, thành phố

a) Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện; giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực và bổ sung thành viên là cơ quan thống kê cùng cấp để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bảo trợ xã hội;

- Tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho Giám sát viên, điều tra viên cho các xã, phường, thị trấn và điều tra viên của thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn quản lý thực hiện đảm bảo đúng theo mục đích, yêu cầu, nội dung, quy trình rà soát theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1998/SLĐTBXH-BTXH ngày 26/9/2016; tổ chức triển khai nghiệp vụ điều tra thông tin hộ bảo trợ xã hội (theo phiếu C1) cho các điều tra viên (nội dung này đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập huấn vào cuối năm 2015, đầu năm 2016).

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bảo trợ xã hội trên địa bàn; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bảo trợ xã hội trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định;

- Thẩm định hồ sơ, thủ tục thực hiện rà soát hộ nghèo, cận nghèo đối với từng thôn, tổ, xã, phường, thị trấn đảm bảo theo đúng quy trình trước khi báo cáo kết quả cho các cấp thẩm quyền.

b) Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại.

c) Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Nghiệm thu phiếu C và C1 đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác trước khi nhập vào hệ thống Mis POSASoft.

d) Tổ chức thực hiện cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào vào hệ thống Mis POSASoft.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn với nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở các thành viên thuộc Ban giảm nghèo cấp xã.

- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên các phương tiện truyền thông; khuyến khích các hộ gia đình chủ động đăng ký tham gia.

- Xây dựng phương án kế hoạch, kinh phí, tổ chức lực lượng tham gia công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và hộ Bảo trợ xã hội có thay đổi thông tin, phát sinh hàng tháng trên địa bàn.

b) Tổng hợp, phân loại và lập danh sách chi tiết các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn sau khi có kết quả rà soát chính thức. Trên cơ sở kết quả rà soát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận và chỉ đạo tổ chức việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo kết quả để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và có ý kiến thẩm định.

c) Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm; theo dõi, cập nhật bổ sung thông tin đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phần mềm quản lý khi phát sinh những thay đổi.

VI. Thời gian thực hiện

1. Thời điểm tổ chức rà soát

- Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm rà soát.

- Thời điểm điều tra thông tin hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng đối với đối tượng phát sinh và đối tượng thay đổi thông tin thực hiện hàng tháng.

2. Thời điểm cập nhật thông tin vào hệ thống Mis POSASoft

a) Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo:

- Chậm nhất đến hết tháng 8/2017: Hoàn thành cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016.

- Chậm nhất đến hết tháng 3/2018: Hoàn thành cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017.

- Chậm nhất đến hết tháng 02/2019: Hoàn thành cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018.

b) Đối với hộ bảo trợ xã hội:

- Cập nhật tăng, giảm và thay đổi thông tin hộ bảo trợ xã hội trên cơ sở dữ liệu gốc cho đến thời điểm danh sách chi trả bảo trợ xã hội của tháng 12/2016 hoàn thành vào trước tháng 8/2017.

- Thời gian cập nhật thông tin hộ bảo trợ xã hội trên cơ sở dữ liệu tại tháng 12/2016 cho đến tháng 12/2017 hoàn thành vào trước tháng 02/2018.

- Thời gian cập nhật thông tin hộ bảo trợ xã hội trên cơ sở dữ liệu tại tháng 12/2017 cho đến tháng 12/2018 được cập nhật theo từng tháng, hoàn thành dữ liệu trước ngày 10 của tháng sau.

* Lưu ý dữ liệu tại thời điểm mỗi tháng phải khớp với danh sách chi trả BTXH hàng tháng của tháng đó.

Yêu cầu các sở ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc, kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, tham mưu) để giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- VPQG về giảm nghèo;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh;
- Ban QLDA tăng cường hệ thống trợ giúp XH Việt Nam, Bộ LĐTB&XH;
- Các Thành viên BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh;
- Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cục Thống kê tỉnh;
- Các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: C, PCVP(KT,VX), P.TH, VX, CB;
- Lưu VT, P.KT Việt314

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Trường Thọ

 

PHỤ LỤC 1

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHI TIẾT

HOẠT ĐỘNG THU THẬP VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU VỀ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VÀ HỘ CÓ NGƯỜI ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP/TRỢ GIÚP XÃ HỘI HÀNG THÁNG TẠI CỘNG ĐỒNG

I. Mục tiêu

Một trong những mục tiêu chính của dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam (Dự án TGXH) là xây dựng một cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn quốc về hộ gia đình nghèo, cận nghèo (phiếu C) và hộ gia đình có người hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (phiếu C1). Cơ sở dữ liệu này phải đầy đủ, chính xác và được cập nhật theo thời gian nhằm đảm bảo cho hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội (MIS POSASoft) hoạt động hiệu quả. Dự án đã hỗ trợ tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước điều tra thu thập thông tin phiếu C và C1 năm 2015, đã nhập liệu, kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao cho tất cả các tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm dựa trên kết quả rà soát có phát sinh mới về hộ nghèo, hộ cận nghèo và thông tin về các hộ nghèo, cận nghèo cũ cũng có những thay đổi. Các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội (TCXH) hàng tháng tại cộng đồng và người hưởng kinh phí chăm sóc (KPCS) cũng thường xuyên có biến động và thông tin của các cá nhân và hộ gia đình có người hưởng TCXH cũng thay đổi. Những thay đổi, biến động nói trên cần được cập nhật đầy đủ vào hệ thống MIS POSASoft để có một bộ CSDL giảm nghèo và trợ giúp xã hội hoàn chỉnh, quản lý thống nhất trên toàn quốc.

II. Nội dung công việc

2.1. Thông tin cần thu thập và cập nhật

Thông tin biến động tăng, giảm; thông tin về hộ cũng như các thành viên trong hộ phải đảm bảo độ chính xác cao để làm cơ sở kết nối với CSDL quốc gia về dân cư do Bộ Tư pháp đang phối hợp với Bộ Công an thực hiện và CSDL của cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Thông tin cần cập nhật cho các năm 2016, 2017, 2018 gồm:

a) Thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo

• Đối với các hộ đã có trong CSDL hộ nghèo, hộ cận nghèo năm trước:

- Cập nhật thông tin về thay đổi tình trạng nghèo và cận nghèo của hộ.

- Cập nhật những thay đổi thông tin của hộ và các thành viên trong hộ (sử dụng phiếu C).

- Cập nhật trực tiếp thông tin vào CSDL trực tiếp qua hệ thống hoặc các tệp dữ liệu Excel xuất ra từ hệ thống (nghiên cứu Video hướng dẫn sử dụng phần mềm hệ thống MIS POSASoft do Dự án TGXH cung cấp).

• Đối với những hộ nghèo, cận nghèo mới: Thu thập thông tin về hộ và thành viên hộ theo mẫu phiếu C (được quy định tại thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH). Nhập thông tin hộ mới được thu thập thông tin vào CSDL.

Hộ nghèo, cận nghèo mới được hiểu là những hộ nghèo, cận nghèo mới phát sinh trong năm đang được cập nhật dữ liệu mà không có trong danh sách hộ nghèo hay hộ cận nghèo năm trước đó.

b) Thông tin về hộ có người hưởng chính sách bảo trợ xã hội (BTXH)

• Đối với các hộ BTXH cũ (hộ có người hưởng TCXH/KPCS hàng tháng đã có trong hệ thống MIS POSASoft): Cập nhật các thay đổi về thông tin chung của hộ (nếu có), các thay đổi về chính sách của các đối tượng BTXH là thành viên hộ (theo mẫu phiếu C1). Nếu hộ này có thành viên mới được hưởng TCXH/KPCS thì cập nhật đầy đủ mọi thông tin của thành viên. Nếu thành viên này đã có tên trong hộ, chỉ cập nhật thông tin về chính sách được hưởng và những thông tin liên quan

• Đối với những hộ BTXH mới: Thu thập thông tin và điền vào phiếu C1 bao gồm thông tin chung của hộ và thông tin về những đối tượng hưởng TCXH/KPCS. Nhập thông tin từ phiếu C1 vào CSDL.

Hộ BTXH mới được hiểu là những hộ có người hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng phát sinh trong năm cập nhật dữ liệu.

2.2. Phần mềm và thiết bị cho việc cập nhật

Phần mềm được sử dụng cho việc cập nhật dữ liệu là hệ thống MIS POSASOFT với các chức năng liên quan đến việc cập nhật thông tin hộ gia đình và đối tượng / thành viên.

Sở LĐTBXH các tỉnh chủ động nghiên cứu Video hướng dẫn sử dụng phần mềm hệ thống MIS POSASoft và chỉ đạo các Phòng LĐTBXH nghiên cứu để thực hiện việc nhập liệu.

2.3. Chuẩn bị phiếu thu thập thông tin C, C1

Sở LĐTBXH và phòng LĐTBXH có trách nhiệm photo các mẫu phiếu thu thập thông tin (C và C1) để phát cho các điều tra viên thực hiện điều tra phiếu với các hộ mới phát sinh.

Đối với phiếu C: Thu thập đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định trong Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH về “Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”.

Đối với hộ BTXH mới: thu thập theo mẫu phiếu C1 đã được sử dụng trong tổng điều tra nghèo và bảo trợ xã hội năm 2015.

2.4. Thời gian, tiến độ thực hiện

Căn cứ theo tiến độ kế hoạch dự kiến trong Quyết định 577/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt hoạt động thu thập và cập nhật dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc và hộ có đối tượng tăng thêm của dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tại 4 tỉnh Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh, các Sở LĐTBXH đưa ra kế hoạch thực hiện thu thập và cập nhật dữ liệu của mỗi tỉnh và gửi về Ban Quản lý dự án TGXH để làm căn cứ phối hợp thực hiện và theo dõi tiến độ thanh quyết toán.

Nội dung kế hoạch bao gồm các hoạt động tập huấn, thu thập thông tin, nhập thông tin, giám sát và nghiệm thu dữ liệu. Nếu mỗi đợt có thay đổi trong kế hoạch, cần gửi văn bản điều chỉnh kế hoạch cho Ban Quản lý dự án TGXH.

Thời gian dự kiến như sau:

a) Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo:

- Chậm nhất đến hết tháng 8/2017: hoàn thành cập nhật thông tin hộ nghèo, cận nghèo năm 2016.

- Chậm nhất đến hết tháng 3/2018: hoàn thành cập nhật thông tin hộ nghèo, cận nghèo năm 2017.

- Chậm nhất đến hết tháng 2/2019: hoàn thành cập nhật thông tin hộ nghèo, cận nghèo năm 2018.

b) Đối với hộ bảo trợ xã hội:

- Cập nhật tăng, giảm và thay đổi thông tin hộ BTXH trên cơ sở dữ liệu gốc cho đến thời điểm danh sách chi trả BTXH của tháng 12/2016 hoàn thành vào trước tháng 8/2017.

- Thời gian cập nhật thông tin hộ BTXH trên cơ sở dữ liệu tại tháng 12/2016 cho đến tháng 12/2017 hoàn thành vào trước tháng 2/2018

- Thời gian cập nhật thông tin hộ BTXH trên cơ sở dữ liệu tại tháng 12/2017 cho đến tháng 12/2018 được cập nhật theo từng tháng, hoàn thành dữ liệu trước ngày 10 của tháng sau

* Lưu ý dữ liệu tại thời điểm mỗi tháng được khớp với danh sách chi trả BTXH hàng tháng của tháng đó.

2.5. Kiểm tra, giám sát quá trình thu thập

Phòng LĐTBXH bố trí đủ cán bộ có năng lực để tổ chức giám sát và kiểm tra 100% phiếu C, C1 thu thập thông tin hộ phát sinh mới và việc cập nhật thông tin vào CSDL; kiểm tra và nghiệm thu kết quả cập nhật trên hệ thống.

Sở LĐTBXH kiểm tra và nghiệm thu kết quả cập nhật trên hệ thống.

Ban QLDA có thể tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tại địa phương khi thấy cần thiết.

Ban QLDA chủ trì, phối hợp với Văn phòng quốc gia về Giảm nghèo, Cục BTXH kiểm tra và nghiệm thu trực tiếp trên hệ thống MIS Posasoft số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có người đang hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng theo từng đợt và nghiệm thu kết quả cuối cùng khi hoàn thành toàn bộ cập nhật dữ liệu cho các năm 2016, 2017, 2018.

III. Yêu cầu kỹ thuật chi tiết đối với dữ liệu kết quả

3.1. Dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo sau mỗi đợt cập nhật phải trùng khớp với kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tương ứng với các năm 2016, 2017, 2018 dựa trên danh sách phê duyệt hộ nghèo hộ cận nghèo từng xã và các báo cáo tổng hợp về công tác giảm nghèo của các đơn vị hành chính các cấp.

3.2. Dữ liệu về hộ và đối tượng BTXH sau mỗi đợt cập nhật phải đảm bảo cho hệ thống có thể đưa ra được chính xác danh sách chi trả TCXH/KPCS trùng khớp với danh sách chi trả của tháng được xác định là tháng chốt dữ liệu cập nhật BTXH cho đợt cập nhật.

3.3. Không nhập trùng một hộ, một thành viên/đối tượng lặp nhiều lần trong hệ thống

Mỗi hộ/cá nhân đều là duy nhất trong hệ thống thông tin quản lý và có mã định danh duy nhất. Một hộ đã từng được nhập vào hệ thống, cho dù sau đó đã thoát nghèo/cận nghèo và nay lại tái nghèo, tái cận nghèo của năm hiện tại, cũng không được nhập thành một hộ mới phát sinh trong hệ thống bởi dữ liệu của hệ thống cần được phân tích về quá trình thay đổi mức sống của hộ theo thời gian. Do vậy, trước khi nhập liệu cho một hộ cần kiểm tra và xác định xem hộ đó đã được định danh trong hệ thống hay chưa. Việc kiểm tra xác định hộ đã có trong CSDL chủ yếu dựa trên họ tên và địa chỉ (xã - thôn/tổ) của chủ hộ. Tuy nhiên, hộ có thể thay đổi chủ hộ (do chủ hộ di chuyển, chết hoặc hộ đổi người khác làm chủ hộ) nhưng vẫn là một hộ cũ và chỉ cập nhật thông tin thay đổi của hộ, không làm phát sinh hộ mới.

Những hộ là hộ nghèo/cận nghèo có đối tượng hưởng TCXH/KPCS cũng chỉ được nhập một lần, bao gồm cả thông tin về giảm nghèo và BTXH. Nếu thông tin trên phiếu C và C1 khác nhau (ví dụ như họ tên, ngày tháng năm sinh,...) cần kiểm tra và lựa chọn thông tin có tính pháp lý như trong đó ưu tiên nhất với thông tin trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, giấy khai sinh, rồi đến những giấy tờ khác như hộ khẩu, quyết định phê duyệt hộ nghèo, quyết định trợ cấp, v.v... Xác định chủ hộ cần nhất quán với danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt.

Mỗi người đều là duy nhất, có mã định danh duy nhất và không thay đổi và được nhập chỉ một lần trong hệ thống thông tin quản lý.

3.4. Số thành viên mỗi hộ phải khớp với số người trong hộ trong danh sách phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo

Số thành viên nhập được trong mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo cần kiểm tra đảm bảo trùng với số khẩu trong danh sách phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Cá biệt những trường hợp hộ đồng thời có người hưởng TCXH hoặc kinh phí chăm sóc (KPCS) hàng tháng nhưng những người này không thực sự được công nhận là thành viên hộ nghèo/cận nghèo mà chỉ được kê khai tại hộ do hưởng TCXH/KPCS tại đây thì những người này cần được đánh dấu là “Đối tượng BTXH nằm ngoài hộ” để đảm bảo công tác quản lý, thống kê thành viên thuộc nhóm hộ nghèo/cận nghèo được chính xác.

3.5. Thông tin được nhập phải đầy đủ và chính xác

Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và thành viên của các hộ này phải đảm bảo số lượng chính xác trùng khớp với danh sách phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã - huyện tại thời điểm cập nhật dữ liệu.

Số lượng đối tượng hưởng TCXH/KPCS hàng tháng chia theo từng nhóm đối tượng phải trùng khớp với danh sách chi trả tại tháng thực hiện cập nhật và nghiệm thu nhập liệu.

Các thông tin của hộ và các thành viên/đối tượng phải nhập đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, hệ thống sẽ thực hiện đối chiếu và kết nối với các CSDL quốc gia khác và mã an sinh xã hội, vì vậy cần đảm bảo chính xác tuyệt đối đối với những thông tin mang tính định danh hộ và cá nhân bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ (xã - thôn/tổ), chứng minh nhân dân nếu có và họ tên chủ hộ.

3.6. Nghiệm thu việc thu thập và cập nhật dữ liệu

Ban QLDA sẽ tổ chức nghiệm thu kết quả nhập liệu hàng năm theo tiến độ phù hợp với kế hoạch do các Sở LĐTBXH đề ra, dựa trên thông tin đã cập nhật vào hệ thống CSDL toàn quốc và được chiết xuất từ hệ thống. Để phục vụ công tác nghiệm thu giữa Ban QLDA và các tỉnh, Sở LĐ - TBXH tỉnh gửi cho Ban QLDA các báo cáo nghiệm thu theo từng cấp như tại phụ lục 3. Các mẫu biểu báo cáo nghiệm thu.

Các biểu 1A, 1B, 1C và 2A, 2B là biểu tự tổng hợp, số hộ tổng hợp trong biểu này là những hộ mới phát sinh trong năm, được thu thập thông tin của hộ bằng phiếu C hoặc C1.

Các biểu mẫu trên cần được kiểm tra, xác nhận đúng với số liệu thực tế đang quản lý tại địa phương, có ký và đóng dấu của Sở LĐTBXH.

Dữ liệu tại các biểu mẫu trên sẽ được kiểm tra và xác nhận trên hệ thống MIS Posasoft bởi Ban QLDA. Dữ liệu cập nhật sẽ được chấp nhận nghiệm thu khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

• Các biểu thống kê tổng hợp lấy từ hệ thống MIS POSASOFT phù hợp với số liệu trong báo cáo nghiệm thu cấp tỉnh và cấp huyện do Sở LĐTBXH cung cấp.

• Các thông tin định danh hộ và cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ chứng minh nhân dân nếu có và họ tên chủ hộ) đầy đủ và qua kiểm tra xác suất sai không quá 0,5%;

• Các thông tin khác của hộ và cá nhân qua kiểm tra xác suất không thiếu thông tin hoặc sai không quá 2%;

CÁC MẪU BIỂU BÁO CÁO NGHIỆM THU

I. Danh mục các loại mẫu biểu báo cáo nghiệm thu

1. Các mẫu biểu cấp tỉnh

- Biểu 1A: Số hộ nghèo, cận nghèo phát sinh mới không thuộc diện nghèo, cận nghèo năm trước phân theo huyện

- Biểu 1B: Số hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội mới phát sinh không có trong danh sách hộ có đối tượng bảo trợ xã hội năm trước phân theo huyện.

- Biểu 1C: Danh sách các huyện sử dụng phần mềm MIS POSASoft để cập nhật thông tin và chiết xuất các báo cáo

2. Các mẫu biểu cấp huyện

- Biểu 2A: Số hộ nghèo, cận nghèo phát sinh mới không thuộc diện nghèo, cận nghèo năm trước phân theo xã

- Biểu 2B: Số hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội mới phát sinh không có trong danh sách hộ có đối tượng bảo trợ xã hội năm trước phân theo xã

II. Các mẫu biểu báo cáo nghiệm thu

Biểu 1A: Số hộ nghèo, cận nghèo phát sinh mới không thuộc diện nghèo, cận nghèo năm trước phân theo huyện

Tên tỉnh/TP …………… Mã:....

Số liệu đến hết năm 201....

Đơn vị hành chính

Số hộ nghèo, cận nghèo phát sinh mới năm 201….

Mã huyện

Tên huyện

 

Huyện 1

 

 

Huyện 2

 

 

Huyện 3

 

 

 

 

Tổng số cả tỉnh

 

 


Đại diện Ban QLDA TW
(Ký tên, đóng dấu)

... ngày ... tháng ... năm 201...
Đại diện Sở LĐTBXH tỉnh/TP ....
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu 1B: Số hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội mới phát sinh không có trong danh sách hộ có đối tượng bảo trợ xã hội năm trước phân theo huyện

Tên tỉnh/TP ……………… Mã: ……

Số liệu đến hết năm 201....

Đơn vị hành chính

Số hộ BTXH mới phát sinh năm 201.....

Mã huyện

Tên huyện

 

Huyện 1

 

 

Huyện 2

 

 

Huyện 3

 

 

 

 

Tổng số cả tỉnh

 

 

Đại diện Ban QLDA TW
(Ký tên, đóng dấu)

... ngày ... tháng ... năm 201...
Đại diện Sở LĐTBXH tỉnh/TP ....
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu 1C: Danh sách các huyện sử dụng phần mềm MIS POSASoft để cập nhật thông tin và chiết xuất các báo cáo

Đơn vị hành chính

Huyện sử dụng phần mềm MIS POSASoft (X)

Huyện chưa sử dụng phần mềm MIS POSASoft (X)

Mã huyện

Tên huyện

 

Huyện 1

 

 

 

Huyện 2

 

 

 

Huyện 3

 

 

 

 

 

 

Tổng số cả tỉnh

 

 

 

 

... ngày ... tháng ... năm 201...
Đại diện Sở LĐTBXH tỉnh/TP ....
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu 2A: Số hộ nghèo, cận nghèo phát sinh mới không thuộc diện nghèo, cận nghèo năm trước phân theo xã

Tên tỉnh/TP …………… Mã:....

Tên huyện/quận……………….. Mã……………………

Số liệu đến hết năm 201.....                                                                               ĐVT: hộ

Đơn vị hành chính

Số hộ nghèo, cận nghèo phát sinh mới năm 201

Mã xã

Tên xã

 

Xã 1

 

 

Xã 2

 

 

Xã 3

 

 

 

 

Tổng số cả huyện

 

 


Đại diện Sở LĐTBXH....
(Ký tên, đóng dấu)

... ngày ... tháng ... năm 201...
Đại diện Phòng LĐTBXH ....
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu 2B: Số hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội mới phát sinh không có trong danh sách hộ có đối tượng bảo trợ xã hội năm trước phân theo xã

Tên tỉnh/TP …………… Mã:....

Tên huyện/quận……………….. Mã……………………

Số liệu đến hết năm 201.....                                                                               ĐVT: hộ

Đơn vị hành chính

Số hộ BTXH mới phát sinh năm 201.....

Mã xã

Tên xã

 

Xã 1

 

 

Xã 2

 

 

Xã 3

 

 

 

 

Tổng số cả huyện

 

 


Đại diện Sở LĐTBXH....
(Ký tên, đóng dấu)

... ngày ... tháng ... năm 201...
Đại diện Phòng LĐTBXH ....
(Ký tên, đóng dấu)

 

KẾ HOẠCH KINH PHÍ RÀ SOÁT TĂNG GIẢM HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO VÀ HỘ BẢO TRỢ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016-2018

ĐVT: ngàn đồng

TT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng cộng 3 năm (2016-2018)

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Chi ở tỉnh

Chi ở huyện

Chi ở tỉnh

Chi ở huyện

Chi ở tỉnh

Chi ở huyện

Chi ở tỉnh

Chi ở huyện

I

Rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo TT 17

1.492.000

188.594

1.303.406

1.450.000

162.495

1.287.505

1.357.158

154.421

1.202.737

4.299.158

505.510

3.793.648

1

Họp triển khai rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo TT 17

5.224

5.224

 

4.872

4.872

 

4.872

4.872

 

14.968

14.968

0

 

Báo cáo viên của Sở

1.000

1.000

 

0

 

 

 

0

 

1.000

1.000

0

 

Nước uống (1 ngày)

1.560

1.560

 

0

 

 

 

0

 

1.560

1.560

0

 

Phô tô tài liệu + VPP

1.664

1.664

 

0

 

 

 

0

 

1.664

1.664

0

 

Khẩu hiệu, hoa tươi trang trí

1.000

1.000

 

0

 

 

 

0

 

1.000

1.000

0

2

In mẫu điều tra, tài liệu hướng dẫn, vận chuyển

142.226

142.226

 

142.913

142.913

 

134.849

134.849

 

419.988

419.988

0

-

Tài liệu cho điều tra viên (184 x 5 quyển + 1128 thôn x 1 quyển + 14 huyện x 5 quyển)

 

42.360

 

0

 

 

 

 

 

0

42.360

0

-

In phiếu B

 

70.153

 

0

 

 

 

 

 

0

70.153

0

-

In phiếu C

 

29.713

 

0

 

 

 

 

 

0

29.713

0

3

Văn phòng phẩm điều tra (300.000 đồng/xã)

55.200

 

55.200

55.200

 

55.200

55.200

 

55.200

165.600

0

165.600

4

Kiểm tra, phúc tra cấp tỉnh

20.460

20.460

0

14.710

14.710

 

14.700

14.700

 

49.870

49.870

0

 

Thuê xe

14.300

14.300

 

0

 

 

 

 

 

14.300

14.300

0

 

Công tác phí

6.160

6.160

 

0

 

 

 

 

 

6.160

6.160

0

5

Kiểm tra, phúc tra kết quả của cấp huyện

 

 

 

43.500

 

43.500

43.500

 

43.500

87.000

0

87.000

6

Đưa cán bộ tỉnh huyện, tập huấn GN

20.684

20.684

 

0

 

 

 

 

 

20.684

20.684

0

 

Tiền xe (huyện, tỉnh)

 

11.084

 

0

 

 

 

 

 

0

11.084

0

 

Công tác phí

 

3.600

 

0

 

 

 

 

 

0

3.600

0

 

Tiền ngủ

 

6.000

 

0

 

 

 

 

 

0

6.000

0

7

Tập huấn nghiệp vụ rà soát cho điều tra viên

231.040

 

231.040

231.040

 

231.040

231.040

 

231.040

693.120

0

693.120

8

Chi cho điều tra viên (Phiếu B và Phiếu C, đồng bằng 4.000 đồng/phiếu, miền núi 6.000 đồng/phiếu)

790.484

 

790.484

735.924

 

735.924

658.666

 

658.666

2.185.074

0

2.185.074

9

Họp bình xét ở thôn, tổ dân phố (100.000 đồng/thôn)

112.800

 

112.800

112.800

 

112.800

112.800

 

112.800

338.400

0

338.400

10

Tổng hợp báo cáo cấp huyện, xã (200.000 đồng/báo cáo)

39.600

 

39.600

39.600

 

39.600

39.600

 

39.600

118.800

0

118.800

11

Cập nhật dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo vào phần mềm (nhập mới và cập nhật thay đổi của hộ đang quản lý): 1.000 đồng/hộ

74.282

 

74.282

69.441

 

69.441

61.931

 

61.931

205.654

0

205.654

II

Điều tra thông tin h BTXH và cập nhật vào phần mềm

146.855

 

146.855

146.856

 

146.856

145.970

 

145.970

439.681

0

439.681

12

Điều tra Phiếu C1 đối với hộ phát sinh mới (6.000 đồng/phiếu)

59.568

 

59.568

59.568

 

59.568

59.568

 

59.568

178.704

0

178.704

13

Nhập hộ mới (6.000 đồng/phiếu)

59.568

 

59.568

59.568

 

59.568

59.568

 

59.568

178.704

0

178.704

14

Điều chỉnh và cắt giảm đối tượng

23.748

 

23.748

23.748

 

23.748

23.748

 

23.748

71.244

0

71.244

15

In phiếu C1 (400 đồng/phiếu)

3.971

 

3.971

3.972

 

3.972

3.086

 

3.086

11.029

0

11.029

III

Chi phí khác

174.022

14.958

159.064

89.057

9.116

79.941

0

0

0

263.079

24.074

239.005

16

Hỗ trợ nghiệm thu dữ liệu trên hệ thống

10.500

 

10.500

10.500

 

10.500

 

 

 

21.000

0

21.000

17

Cập nhật dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo vào phần mềm (nhập mới và cập nhật thay đổi của hộ đang quản lý): 2.000 đồng/hộ

148.564

 

148.564

69.441

 

69.441

 

 

 

218.005

0

218.005

18

Vận chuyển phiếu, tài liệu

14.958

14.958

 

9.116

9.116

 

 

 

 

24.074

24.074

0

 

Tng cộng

1.812.877

203.552

1.609.325

1.685.913

171.611

1.514.302

1.503.128

154.421

1.348.707

5.001.917

529.584

4.472.334

 

Trong đó: Ngân sách tỉnh

1.492.000

188.594

1.303.406

1.450.000

162.495

1.287.505

1.357.158

154.421

1.202.737

4.299.158

505.510

3.793.648

 

Kinh phí của DA hỗ trợ

320.877

14.958

305.919

235.913

9.116

235.913

145.970

0

145.970

702.759

24.074

687.802