ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 362/KH-UBND | Hà Nam, ngày 29 tháng 02 năm 2016 |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA DINH DƯỠNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2016-2020 với các nội dung chủ yếu sau:
Tiếp tục giảm suy dinh dưỡng nhẹ cân và đẩy mạnh giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi. Bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Giảm tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở những nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam. Kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
2.1. Cải thiện dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ.
- Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 8%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ <5 tuổi xuống còn 21.4% đến năm 2020.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ <5 tuổi giảm xuống dưới hoặc bằng 10% đến năm 2020.
- Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ <5 tuổi dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố đến năm 2020.
- Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ dưới 10% đến năm 2020.
- Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm-2cm. Chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1cm-1,5cm so với năm 2010.
2.2. Giảm tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở nhóm có nguy cơ cao
- Giảm tỷ lệ trẻ <5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 mmol/L) xuống dưới 8%.
- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em <5 tuổi giảm còn 15%.
- Giảm tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai giảm còn 23%.
2.3. Nâng cao về kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý
- Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 35%.
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm đạt 85%.
- Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 75%.
2.4. Cải thiện về số lượng và chất lượng bữa ăn của người dân
- Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800Kcal giảm xuống 5% vào năm 2020.
- Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu ăn phần cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 75% đến năm 2020.
2.5. Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì và các yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng người trưởng thành
- Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12% vào năm 2020.
- Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2mmol/L) ở mức dưới 30% vào năm 2020.
2.6. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng
- Trên 90% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh, 50% tuyến huyện, trên 80% cán bộ chuyên trách tuyến xã và y tế thôn được tập huấn các kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cơ bản tại cộng đồng.
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng); 100% tuyến huyện có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và một số bệnh lý đặc biệt.
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện công tác triển khai can thiệp dinh dưỡng dự phòng và giám sát hỗ trợ 100% các đơn vị Y tế tuyến huyện/ thành phố.
1. Can thiệp sớm theo chu trình cuộc đời và theo hướng dự phòng.
2. Tiếp tục giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi và đẩy mạnh giảm suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi.
3. Cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ.
4. Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như ở phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ.
5. Tăng cường công tác phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em, xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý cho người dân và phòng chống các bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến dinh dưỡng.
6. Xây dựng, củng cố mạng lưới cán bộ dinh dưỡng tại các tuyến, lồng ghép hoạt động công tác viên dinh dưỡng trong hệ thống y tế thôn.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các cấp, trên cơ sở bổ sung chức năng nhiệm vụ phù hợp kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2016-2020.
- Nâng cao vai trò Ban Chỉ đạo thông qua các cuộc họp thường niên ít nhất 1 lần/năm nhằm đánh giá kết quả triển khai và xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành và huy động nguồn lực.
2. Củng cố và nâng cao năng lực mạng lưới Y tế
- Duy trì, bổ sung đủ số lượng và củng cố hệ thống chuyên trách/thư ký dinh dưỡng để đảm bảo có đủ chuyên trách dinh dưỡng tại các tuyến tỉnh/huyện/xã.
- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng xây dựng kế hoạch, nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ năng triển khai hoạt động, kỹ năng tư vấn dinh dưỡng và triển khai các hoạt động dinh dưỡng.
- Lồng ghép vai trò, hoạt động của cộng tác viên dinh dưỡng vào vai trò, hoạt động của hệ thống mạng lưới y tế thôn.
- Hàng năm tổ chức tập huấn, lồng ghép tập huấn trang bị kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho tối thiểu 50% cộng tác viên dinh dưỡng.
- Phối hợp với các đơn vị đào tạo cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực dinh dưỡng.
3. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng
- Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tin, bài, phóng sự các chủ đề liên quan đến dinh dưỡng phát trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện và hệ thống loa phát thanh tuyến xã; phổ biến kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng đăng tải trên các báo, tạp chí, báo mạng, các trang web chuyên ngành.
- Duy trì các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng thông qua các chiến dịch: “Ngày Vi chất dinh dưỡng”, “Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ”, “Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển”. Hưởng ứng các chiến dịch tuyên truyền về một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp; tập huấn nâng cao kiến thức cho bà mẹ/người chăm sóc trẻ nhỏ; nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người chăm sóc trẻ; truyền thông giáo dục lồng ghép dinh dưỡng; thực hành chế biến bữa cho trẻ; tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ phụ nữ mang thai và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ; hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung; chia sẻ kinh nghiệm và truyền thông giáo dục dinh dưỡng thông qua hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động theo nhóm tại cộng đồng.
- Sử dụng tài liệu chuyên môn, bảng biểu, các biểu mẫu giám sát hỗ trợ cho công tác kiểm tra, theo dõi và giám sát các hoạt động dinh dưỡng triển khai tại cộng đồng.
- Xây dựng các tài liệu, vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng, băng rôn, khẩu hiệu, poster, áp phích, tờ rơi... về các hoạt động dinh dưỡng.
4. Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng
- Tiếp tục duy trì có hiệu quả hoạt động bổ sung vitamin A liều cao. Tăng cường theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động. Lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe. Khuyến khích phát triển một số thực phẩm giàu vitamin A tại địa phương, bổ sung sản phẩm vi chất theo nhu cầu khuyến nghị..
- Triển khai có hiệu quả hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, kẽm, i-ốt, vitamin D... Hướng dẫn bảo quản, sử dụng, quản lý, bổ sung viên sắt/ viên đa vi chất cho phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ, tổ chức tập huấn phổ biến phác đồ đến các cơ sở y tế. Lồng ghép hoạt động truyền thông giáo dục về viên sắt và phòng chống thiếu máu thiếu sắt vào các hoạt động giáo dục truyền thông thường xuyên. Giám sát, đánh giá triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng.
5. Can thiệp phục hồi cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
- Tổ chức can thiệp sớm và can thiệp theo chu kỳ vòng đời.
- Khám sàng lọc những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính, phân loại trẻ cần được điều trị nội trú hay ngoại trú.
- Lập hồ sơ quản lý, theo dõi và đánh giá những trẻ suy dinh dưỡng nặng cần phải điều trị và trong quá trình điều trị, hồi phục dinh dưỡng của trẻ.
6. Tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình.
- Tăng cường công tác truyền thông sử dụng đa dạng thực phẩm, sử dụng thực phẩm tại chỗ trong bữa ăn hàng ngày. Hướng dẫn người dân phát triển mô hình VAC, phát triển nguồn protid thực vật có giá trị dinh dưỡng cao (vừng, lạc, đậu đỗ...) phù hợp với hộ gia đình.
- Hướng dẫn công nghệ bảo quản lương thực, thực phẩm tại chỗ sau thu hoạch.
7. Kiểm soát tình trạng thừa cân/béo phì ở trẻ em
- Nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng thừa cân/béo phì, mối liên quan đến rối loạn chuyển hóa và các bệnh không lây nhiễm; chế độ dinh dưỡng hợp lý; chế độ vận động và tập luyện hợp lý; tư vấn dinh dưỡng cho những trẻ bị thừa cân/béo phì.
- Tổ chức định kỳ cân đo và vẽ biểu đồ tăng trưởng/biểu đồ BMI để phát hiện, theo dõi và quản lý trẻ thừa cân béo phì trong cộng đồng
8. Công tác phối hợp, vận động xã hội
- Thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật, các chính sách hỗ trợ triển khai kế hoạch nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vận dụng chính sách để thu hút đầu tư cho các hoạt động dinh dưỡng.
- Phối hợp tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho mạng lưới trong và ngoài ngành.
- Phối hợp triển khai, kiểm tra, giám sát các can thiệp dinh dưỡng trong trường mầm non/mẫu giáo và trẻ suy dinh dưỡng có điều kiện đặc biệt; tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em thông qua mô hình kinh tế VAC.
- Phối hợp triển khai các nghiên cứu về dinh dưỡng; tình trạng dinh dưỡng; can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu; đánh giá dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân và các yếu tố ảnh hưởng; tình trạng dinh dưỡng của trẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non/mẫu giáo.
Căn cứ quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công và định kỳ gửi báo cáo về Sở Y tế theo quy định để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân, Bộ Y tế tình hình triển khai và kết quả thực hiện.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng cơ chế chính sách, quản lý kinh phí, giám sát, phân bổ nguồn lực thực hiện Kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn.
- Chịu trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động của Chiến lược theo kế hoạch ngân sách được phân bổ hàng năm.
- Vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho công tác dinh dưỡng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, theo kế hoạch ngân sách được phân bổ hàng năm, bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, đề án, dự án về dinh dưỡng sau khi được phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành
- Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ban ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dinh dưỡng.
- Chủ trì xây dựng chương trình giáo dục dinh dưỡng và thể chất cho học sinh từ mầm non đến đại học. Xây dựng mô hình dinh dưỡng trường học, tăng cường tổ chức bữa ăn, sữa học đường cho trẻ mầm non và tiểu học.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và các bếp ăn tập thể trường học.
- Từng bước đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo trình giảng dạy ở các cấp học.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong việc lập kế hoạch, tổ chức đào tạo, giáo dục về dinh dưỡng trong các trường học; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ các nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về dinh dưỡng, chú trọng các thông tin về dinh dưỡng hợp lý.
- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban ngành liên quan trong việc kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng và thực phẩm liên quan.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì và phối hợp các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý, thanh tra giám sát bảo đảm thực phẩm sạch, nước sạch nông thôn; xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm bảo đảm an ninh, chế biến lương thực, thực phẩm, phát triển mô hình sinh thái vườn - ao - chuồng (VAC).
- Kiểm soát dư lượng phân bón, các chất tăng trưởng, chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm nông nghiệp.
- Lồng ghép các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo, vùng khó khăn.
Căn cứ vào định hướng chuyên môn, nội dung tuyên truyền của Sở Y tế để tổ chức phổ biến các kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý cho các hội viên và các bà mẹ, vận động cộng đồng cùng tham gia phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.
- Căn cứ vào định hướng chuyên môn đưa công tác phòng chống suy dinh dưỡng trở thành Nghị quyết/nội dung hoạt động, lồng ghép với các hoạt động, tập trung vào giáo dục truyền thống phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện xã hội hóa công tác dinh dưỡng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược.
10. Các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quan tham gia
Thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
11. Ủy ban nhân các huyện, thành phố
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của huyện/thành phố, phân công nhiệm vụ cụ thể và hoạt động thường xuyên hiệu quả theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.
- Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của huyện/thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện Chiến lược trong phạm vi huyện/thành phố, đề xuất với Ban chỉ đạo tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ương những giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp cụ thể, tổ chức triển khai các hoạt động Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của huyện/thành phố.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động hàng năm và 5 năm về dinh dưỡng phù hợp với Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ.
- Chủ động, tích cực huy động nguồn lực để thực hiện Chiến lược, lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng với các Chiến lược khác có liên quan trên địa bàn.
- Đẩy mạnh phối hợp liên ngành, lồng ghép các nội dung dinh dưỡng trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chiến lược tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Chiến lược theo quy định.
Trung ương hỗ trợ, huy động từ ngân sách địa phương và ngân sách hợp pháp khác.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam yêu cầu các đơn vị quan tâm, tăng cường các hoạt động dinh dưỡng hợp lý trong lĩnh vực của mình góp phần tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 4063/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 1373/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020
- 3Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030 do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 4063/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 1373/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020
- 5Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030 do tỉnh Sơn La ban hành
Kế hoạch 362/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 362/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Bùi Quang Cẩm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định