Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 361/KH-UBND

Lào Cai, ngày 12 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021-2025.

Triển khai Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình), UBND tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng và phát triển hoạt động phân phối lưu thông hàng hóa tại khu vực miền núi vùng sâu vùng xa trong tỉnh nhằm nâng cao mức sống, thu nhập của người dân.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo về chất lượng công việc và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ.

- Xác định rõ nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai Chiến lược.

2. Yêu cầu

- Xây dựng tiến độ cụ thể thực hiện các nhiệm vụ theo đúng các nội dung của Chương trình, bảo đảm việc thực hiện Chương trình nghiêm túc, hiệu quả và đúng mục tiêu.

- Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các sở, ban, ngành; địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện.

- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng hàng hóa góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao thu nhập của người dân, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt mức tăng trưởng 9% - 10% hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Phát triển các sản phẩm OCOP, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để đưa vào hệ thống phân phối trên toàn quốc và từng bước vươn ra nước ngoài.

- Phát triển các thành phần kinh tế tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa; mỗi năm tăng trung bình 8%-9% trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

III. NỘI DUNG, KINH PHÍ

1. Nội dung Kế hoạch

1.1. Khuyến khích thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương.

- Xây dựng tối thiểu mỗi địa phương (huyện, thị xã, thành phố) 01 mô hình điểm mua bán và phân phối hàng hóa là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

- Xây dựng mô hình liên kết cung ứng - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm tại 5 địa phương: thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Văn Bàn. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

- Duy trì và nâng cao hiệu quả của điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc thù của các địa phương tại thành phố Lào Cai. Hình thành cơ sở trưng bày giới thiệu và bán hàng hóa là sản phẩm đặc thù của tỉnh tại Hà Nội. Dành không gian phù hợp cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.

- Hỗ trợ, hướng dẫn cho các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Đưa các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của địa phương lên các chuyên trang thông tin về sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo như website: www.sanphamvungmien.vn, hay ấn phẩm “Hàng hóa thương hiệu miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo Việt Nam” để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

- Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt động trao đổi cư dân biên giới thông qua các cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở, cặp chợ biên giới.

- Định hướng đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt là sản phẩm đặc sản của địa phương tại khu vực vùng sâu vùng xa.

1.2. Gắn hoạt động thương mại - dịch vụ với du lịch

- Khuyến khích thương nhân đầu tư kinh doanh các điểm dừng chân để giới thiệu và bán sản phẩm đặc thù của địa phương trên các tuyến, tại các điểm du lịch.

- Cải tạo nâng cấp, tổ chức hoạt động các chợ vùng cao đặc trưng để đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa và tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc.

- Lựa chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề đặc sắc để tập trung hỗ trợ, giới thiệu tuyên truyền, đưa vào các điểm bán làm quà tặng, hàng lưu niệm của khách du lịch.

1.3. Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

- Lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư các chợ vùng sâu vùng xa theo định hướng phát triển chợ giai đoạn 2020 - 2025 tại Quyết định 1621/QĐ-UBND ngày 03/6/2020 của UBND tỉnh Lào Cai (hoặc Đề án phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025). Thực hiện các giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư.

- Tiếp tục duy trì và phát huy bản sắc văn hóa chợ vùng sâu, vùng xa gắn với rà soát, từng bước xây dựng chợ văn minh thương mại đặc sắc, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa và thu hút khách du lịch.

- Hướng dẫn hoạt động kinh doanh các cửa hàng thương mại vùng sâu vùng xa đảm bảo đạt tiêu chí cơ sở vật chất thương mại nông thôn, từng bước nâng cấp thành cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích phấn đấu đến năm 2025 tất cả các xã đều có cửa hàng tiện ích.

- Khuyến khích đầu tư mạng lưới cửa hàng xăng dầu, khí hóa lỏng theo định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2020 - 2025 tại Quyết định 1608/QĐ-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh Lào Cai (hoặc Đề án phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025).

- Định hướng đầu tư cơ sở chế biến, kho hàng hóa tại các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ thu mua tiêu thụ hàng hóa. Lồng ghép, phối hợp với nội dung, danh mục đầu tư tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

1.4. Phát triển hoạt động dịch vụ hỗ trợ

- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại tại các huyện miền núi, biên giới.

- Đào tạo, tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại, nghiệp vụ quản lý chợ, kinh doanh thương mại cho: Doanh nghiệp, hợp tác xã... tại các huyện miền núi, biên giới.

- Hỗ trợ tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; đưa sản phẩm đặc sản của khu vực vào chuỗi các siêu thị trên toàn quốc; tăng cường quảng bá các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với nét đẹp văn hóa vùng miền tới thị trường nước ngoài.

- Tổ chức các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa, hội nghị giao thương giữa các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ đối với sản phẩm hàng hóa của các huyện miền núi, biên giới.

- Nghiên cứu tổ chức gian hàng đặc sắc (các sản phẩm OCOP) của tỉnh trên các sàn thương mại điện tử nhằm ứng dụng TMĐT để quảng bá, xúc tiến và kết nối đưa sản phẩm OCOP của các địa phương khác lên sàn TMĐT tỉnh Lào Cai.

- Thực hiện Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 26/4/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

- Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh theo Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển Thương mại điện tử tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

1.5. Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức viên chức

- Xây dựng cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; bên cạnh đó khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại là người dân tại địa phương.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Phối hợp với Bộ, ngành Trung ương tổ chức, tham dự các chương trình, hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng,... cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý và phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2. Nhu cầu và khái toán kinh phí

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách địa phương và huy động từ nguồn vốn ngoài nhà nước. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 là 256,25 tỷ đồng (Hai trăm năm sáu tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng). Trong đó:

- Ngân sách địa phương: 2,65 tỷ đồng (theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành)

- Ngân sách trung ương: 1,6 tỷ đồng.

- Vốn ngoài nhà nước: 252 tỷ đồng.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Công thương để triển khai thực hiện kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các ngành liên quan tham mưu nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ công tác kế hoạch và đầu tư.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương do Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi (nếu có) để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

3. Cơ quan Tài chính:

Căn cứ nội dung của Kế hoạch được duyệt, cơ quan Tài chính các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định kinh phí phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát quỹ đất phục vụ xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn.

6. Sở Nội vụ:

Chủ trì rà soát và thống nhất ban hành danh sách các xã thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.

7. Ban Dân tộc:

Phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành có liên quan, căn cứ quy định, tiêu chí phân bổ vốn tham mưu bố trí lồng ghép nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2025 để thực hiện kế hoạch; Phối hợp tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chương trình theo quy định.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Chủ động xây dựng triển khai các nội dung liên quan trên địa bàn

Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT. UBND tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, KT2.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC NỘI DUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 361/KH-UBND ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Nhu cầu và khái toán kinh phí (Triệu đồng)

Nguồn vốn

 

 

 

 

 

Tổng

NSTW

NSĐP

Vốn khác

 

I

Khuyến khích thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng mô hình điểm mua bán và phân phối hàng hóa là sản phẩm đặc trưng của địa phương

UBND các huyện

Sở Công Thương

2021 - 2025

800

 

800

 

NS các huyện

2

Xây dựng mô hình liên kết cung ứng - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm tại Tp Lào Cai, thị xã Sa Pa và các huyện Mường Khương, Bảo Thắng Văn bản

Sở Công Thương

UBND các huyện

2022-2024

2.500

1.500

1.000

 

NSTW: 3 mô hình

NS huyện: 2 mô hình

3

Duy trì và nâng cao hiệu quả của điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc thù của các địa phương tại thành phố Lào Cai

Trung tâm KC& XTTM

UBND các huyện, Hội tiêu thụ nông sản

2021 - 2025

250

 

250

 

Chính sách khuyến công

4

Hình thành cơ sở trưng bày giới thiệu và bán hàng hóa là sản phẩm đặc thù của tỉnh tại Hà Nội

Trung tâm KC &XTTM

UBND các huyện, Hội tiêu thụ nông sản

2021-2022

 

 

 

 

Có đề án riêng

5

Hỗ trợ hướng dẫn cho các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Sở Khoa học và Công nghệ

UBND các huyện; đơn vị sản xuất

2022-2025

 

 

 

 

Nguồn: 600 triệu đồng NSĐP (nhiệm vụ khoa học)

6

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.

Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở KH&ĐT. Sở Tài chính, Sở KH&CN, Công Thương; TN&MT, Ngân hàng nhà nước - CN tỉnh Lào Cai.

2021-2025

 

 

 

 

Tổng nhu cầu vốn là 148,9 tỷ đồng đã được phê duyệt tại Đề án số 01 - ĐA/TU ngày 11/12/2020

II

Gắn hoạt động thương mại - dịch vụ với du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đầu tư các điểm dừng chân để giới thiệu và bán sản phẩm đặc thù của địa phương trên các tuyến, tại các điểm du lịch

Doanh nghiệp

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông – Xây dựng

 

2.000

 

 

2.000

Nguồn vốn ngoài ngân sách

III

Phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đầu tư các chợ vùng sâu vùng xa

UBND các huyện

Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

2022-2025

 

 

 

 

Thực hiện theo QĐ 1621/QĐ-UBND và tập trung huy động vốn ngoài ngân sách.

2

Đầu tư mạng lưới cửa hàng xăng dầu,

Doanh nghiệp

Sở Công Thương Sở Kế hoạch và Đầu tư

2021-2025

150.000

 

 

150.000

Nguồn vốn ngoài ngân sách

3

Đầu tư cơ sở chế biến, kho hàng

Doanh nghiệp

 

2021-2025

100.000

 

 

100.000

Nguồn vốn ngoài ngân sách

IV

Phát triển hoạt động dịch vụ hỗ trợ, vùng xa.

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại tại các huyện miền núi, biên giới

Sở Công Thương

Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ.

2023-2025

300

 

300

 

NS tỉnh

2

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại

Trung tâm KC &XTTM

 

2021 - 2025

 

 

 

 

Lồng ghép chương trình XTTM của tỉnh

V

Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan

Sở Công Thương

UBND các huyện,thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

2022-2023

100

100

 

 

NSTW (BCT hỗ trợ)

2

Tổ chức các lớp đào tạo về thương mại điện tử; kinh doanh thương mại; Hội nhập kinh tế, xúc tiến thương mại...

Sở Công thương

UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, các đơn vị kinh tế liên quan

2022 -2025

300

 

300

 

NS tỉnh

 

Cộng

 

 

 

256.250

1.600

2.650

252.000

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 361/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 361/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 12/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Hoàng Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/10/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản