- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 3Kết luận 21-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 4Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012
- 5Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập
- 6Thông tư 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn thi hành quy định về minh bạch tài sản, thu nhập do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 8Chỉ thị 50-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 9Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3606/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 17 tháng 05 năm 2017 |
Thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 09/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích:
Nhằm tiếp tục quán triệt, thực hiện đồng bộ hiệu quả các quan điểm, mục tiêu về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận số 21-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị, Chương trình số 13-CTr/TU, Kế hoạch số 47-KH/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 09/3/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 10-KL/TW. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; vai trò, trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chú trọng cả phòng và chống, lấy phòng ngừa là chính; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai.
Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao năng lực phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, lãng phí; loại bỏ dần các yếu tố, điều kiện phát sinh tham nhũng, xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tụy, liêm chính, chí công vô tư, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển; kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí theo Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị.
Nâng cao nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các cơ quan thông tin đại chúng và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về chủ trương, chính sách, quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải được tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục và lâu dài với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với công tác xây dựng chính quyền.
Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một tiêu chí để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tỉnh đánh giá, bình xét, phân loại chất lượng hàng năm.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Các cấp, các ngành phải xác định công tác Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cấp bách để tập trung chỉ đạo; trong các cuộc họp thường kỳ của cơ quan, đơn vị phải có nội dung về Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay theo Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện chuyển hóa” trong nội bộ; gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
- Nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí với phương châm: Đảng viên gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ càng giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải cam kết về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh Phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tại ngành và địa phương mình; thường xuyên chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, lãng phí, nhất là các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan có chức năng Phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ; tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức bằng nhiều hình thức để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện tham nhũng, lãng phí; tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ dưới quyền để kiểm điểm, xác minh, kết luận khi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH11 và Luật số 27/2012/QH13 và các văn bản quy định pháp luật hiện hành, nhất là khâu: Tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật...Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng, lãng phí gây dư luận xấu, làm giảm sút uy tín. Thực hiện có hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp huyện, cấp xã không phải là người địa phương; không bố trí những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc dễ xảy ra tham nhũng.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; thực hiện có hiệu quả việc, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...
- Thực hiện nghiêm quy định cấm sử dụng công quỹ làm quà tặng, chiêu đãi, tiếp khách không đúng quy định. Quy định cụ thể về những trường hợp được tặng quà và nhận quà tặng, có cơ chế khuyến khích việc từ chối nhận quà tặng và tự giác nộp lại quà tặng cho cơ quan có thẩm quyền. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, đơn vị, triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc. Xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định, pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và theo quy định pháp luật hiện hành.
- Thực hiện tốt quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Tiếp tục triển khai thực hiện việc công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập ở nơi công tác và nơi cư trú. Mở rộng diện kê khai và phạm vi công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
- Thực hiện quy định về trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, những khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn; người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình nguồn gốc phận tài sản tăng thêm không chỉ đối với tài sản của bản thân mình mà còn đối với tài sản của vợ (chồng) và con chưa thành niên. Đối với người kê khai tài sản không trung thực phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chủ động kiểm tra, xác minh kết quả kê khai tài sản, thu nhập đối với những người thuộc quyền quản lý.
- Thực hiện nghiêm quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin phải thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng theo Kế hoạch số 06-KH/TU, ngày 02/3/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy; thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng”. Đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm, cần chủ động yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo để cho chỉ đạo xử lý, bảo đảm kịp thời đúng quy định của pháp luật, với nguyên tắc: Tích cực, khẩn trương; làm rõ đến đâu xử lý ngay đến đó; bất kể người có hành vi tham nhũng, lãng phí là ai, đã có dấu hiệu tội phạm thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Những vụ việc vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý hành chính nghiêm minh. Có giải pháp phù hợp, an toàn để khuyến khích nhân dân phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí. Riêng đối với các cơ quan chức năng chống tham nhũng, ngoài việc thực hiện theo các yêu cầu trên còn phải thực hiện các nội dung sau:
Đối với Thanh tra tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
Đối với Công an tỉnh: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng. Công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng cần tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án đã khởi tố, kết luận điều tra đúng thời hạn; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bắt, giam giữ, xử lý tội phạm tham nhũng.
Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng và kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.
Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh: Có trách nhiệm xét xử, hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm về tham nhũng, tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo các phán quyết của Tòa án đúng pháp luật, bảo vệ công lý và quyền con người, quyền công dân; phấn đấu không để xảy ra oan và bỏ lọt tội phạm.
Thực hiện tốt quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thanh tra, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra phát hiện. Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện tốt công tác giám định; khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập liên quan đến việc trưng cầu giám định trong các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp. Áp dụng kịp thời các biện pháp kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Có cơ chế khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả trong các vụ án tham nhũng, lãng phí.
- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài. Các hành vi vi phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra phải kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đặc biệt các sai phạm liên quan đến các dự án thua lỗ, kéo dài, gây lãng phí, thất thoát lớn, dư luận xã hội quan tâm.
- Triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về: “Tăng cường cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng” theo chỉ đạo của cấp trên.
- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng đưa công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, xử lý vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án tham nhũng, lãng phí; công tác kiểm tra rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước vào chương trình công tác hàng năm.
- Đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường hoạt động giám sát đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trước hết là giám sát hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cơ quan truyền thông trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí. Giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí. Xử lý kiên quyết, kịp thời những hành vi tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng và những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
- Các cấp, các ngành thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng cụ thể hơn về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trình UBND tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền.
- Các cơ quan chuyên trách thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh cần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường phương tiện làm việc.
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt kế hoạch này đến cán bộ, đảng viên, đồng thời xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa để triển khai thực hiện tại ngành, địa phương mình và tổ chức thực hiện. Định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm tổng hợp tình hình phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí tại ngành, địa phương, báo cáo về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo và tổng hợp.
2. Giao Thanh tra tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện; thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp, xây dựng báo cáo của UBND tỉnh để báo cáo cấp trên theo quy định; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về đánh giá, xếp loại đối với công tác Thanh tra; Tiếp dân; giải quyết Khiếu nại, Tố cáo, Kiến nghị, Phản ánh, tranh chấp đất đai và Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Kế hoạch 485/KH-UBND năm 2018 triển thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2018 về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 3Kết luận 21-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 4Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012
- 5Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập
- 6Thông tư 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn thi hành quy định về minh bạch tài sản, thu nhập do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 8Chỉ thị 50-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 9Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 10Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về đánh giá, xếp loại đối với công tác Thanh tra; Tiếp dân; giải quyết Khiếu nại, Tố cáo, Kiến nghị, Phản ánh, tranh chấp đất đai và Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Kế hoạch 485/KH-UBND năm 2018 triển thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 12Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2018 về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Kế hoạch 3606/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch 28-KH/TU thực hiện Kết luận 10-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 3606/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Phạm Ngọc Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định