Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 20 tháng 02 năm 2025 |
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH NĂM 2025
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/ NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Căn cứ Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2025 với các nội dung cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2025 theo dự án, phương án đã được phê duyệt.
- Nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền; hỗ trợ trực cháy, chữa cháy rừng; sửa chữa, trang bị một số dụng cụ, trang thiết bị chuyên dụng cho đơn vị chức năng làm công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh năm 2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2024 triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn.
- Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ về môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất và bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, tăng bề mặt hấp thụ khí CO2, giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhất là các vùng trọng điểm cháy trên địa bàn tỉnh hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra. Nâng cao năng lực quản lý, phối hợp giữa các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong công tác chỉ đạo, phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân địa phương về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Tăng cường sự tham gia của chính quyền các địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch.
- Nâng cao trình độ, năng lực về nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong Ban quản lý, thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu hệ sinh thái, nghiên cứu bảo tồn loài và nghiên cứu thực nghiệm, chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Không ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng.
1.1. Bảo vệ rừng
Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có 28.063,43 ha trong đó diện tích giao khoán rừng 11.875,33 ha.
a. Hình thức khoán: Khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
b. Đối tượng nhận khoán: Ưu tiên các hộ gia đình sống gần, liền kề với rừng của các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
c. Biện pháp kỹ thuật: Tuân thủ quy chế quản lý rừng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm Nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
d. Khối lượng công việc: Tổng diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ được giao khoán trên địa bàn tỉnh năm 2025: 11.875,33 ha.
- Khoán bảo vệ diện tích rừng đặc dụng: 3.976,9 ha.
- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ: 7.898,43 ha, trong đó:
+ Rừng phòng hộ ven biển: 544,44 ha.
+ Rừng phòng hộ vùng đồi: 7.353,99 ha.
đ. Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
- Khoán bảo vệ rừng đặc dụng: 150.000 đồng/ha/năm.
- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ vùng đồi: 500.000 đồng/ha/năm.
- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ ven biển: 750.000 đồng/ha/năm.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 1.000.000 đồng/ha/năm.
1.2. Phòng cháy, chữa cháy rừng
- Thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Phương án số 08/PA-BCH ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về Phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được ban hành theo Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2023.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy rừng; rà soát, sửa chữa, bảo dưỡng, bổ sung trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo hoạt động hiệu quả, trực phòng cháy và chữa cháy rừng; thông tin dự báo và phát hiện sớm cháy rừng; ban hành cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2.1. Trồng rừng tập trung
- Trồng rừng tập trung: 308 ha.
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 2,3 ha.
- Chăm sóc rừng năm thứ 2, năm thứ 3 (công trình làm giàu rừng tự nhiên rừng phòng hộ năm 2024 với diện tích 78 ha; làm giàu rừng tự nhiên rừng phòng hộ năm 2023 với diện tích 105,34 ha).
- Tiếp tục chăm sóc rừng trồng ngập mặn (diện tích 9,4 ha) huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm thứ 4 thuộc nhiệm vụ phục hồi, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu trên điều kiện lập địa khó khăn thượng lưu cống CT11, đê biển Bình Minh 3.
2.2. Kế hoạch trồng cây xanh
- Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu năm 2025, toàn tỉnh trồng được 1.185.000 cây xanh.”. Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ trồng cây xanh, khu vực vườn đồi, vườn nhà, đất lâm nghiệp nhỏ lẻ, phân tán (có diện tích nhỏ hơn 0,3 ha).
+ Kinh phí triển khai thực hiện, quản lý kiểm tra, giám sát 3%.
- Xây dựng đề án trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Mục tiêu: Rà soát, xác định rõ ranh giới của rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nho Quan với các địa phương, chủ rừng lân cận; bổ sung hồ sơ phân định ranh giới rừng và cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người.
- Phạm vi: Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nho Quan.
4. Cấp đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, bàn giao mốc giới thực địa
- Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp bền vững; tạo điều kiện để triển khai những quy định, chính sách của Nhà nước trong xây dựng, quy hoạch, phát triển kinh tế, xã hội, môi trường; giúp Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với diện tích đất lâm nghiệp được trao quyền sử dụng.
- Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi 5.359,62 ha thuộc huyện Gia Viễn và thành phố Hoa Lư.
- Thực hiện theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023. Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trung tâm và được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tỉnh và Cục Kiểm lâm.
- Bổ sung các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết để khoanh vẽ các lô rừng có biến động.
- Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Điều tra xác định hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Mục tiêu:
+ Xác định được diện tích rừng, trữ lượng rừng và trữ lượng các-bon các thông tin tăng trưởng rừng, tái sinh rừng; lâm sản ngoài gỗ, lập địa, cây cá lẻ, đa đa dạng hệ sinh thái rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng động vật rừng có xương sống, côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng để quản lý bền vững và phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh.
+ Tạo cơ sở để triển khai có hiệu quả công tác kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; trong đó, tăng cường theo dõi sự biến động về diện tích, chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để có giải pháp phù hợp với từng vùng, khu vực; kiểm soát chặt chẽ tác động tiêu cực đối với hoạt động phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên nhằm tăng cường chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và phòng, chống thiên tai của hệ sinh thái rừng theo quy định pháp luật.
+ Phát huy tối đa các dịch vụ hệ sinh thái rừng theo hướng bền vững như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các - bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. Thu hút người dân sống gần rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng gắn với chia sẻ lợi ích; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
+ Tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch và an toàn, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và trồng rừng, thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng để nâng cao chất lượng rừng (đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên) nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nâng cao trữ lượng Các bon của rừng và phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.
- Phạm vi, quy mô: Trên toàn bộ diện tích rừng, đất rừng thuộc 03 loại rừng và diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp (có nguồn gốc từ đất rừng, chưa thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng) 30.302,1 ha.
IV. Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện: 46.192.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi sáu tỷ một trăm chín mươi hai triệu đồng). Trong đó:
- Ngân sách tỉnh (Kinh phí bảo vệ và phát triển rừng bền vững đã bố trí dự toán năm 2025 tại Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 22.838.000.000 đồng. Bao gồm:
+ Kinh phí đã bố trí dự toán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 15.565.000.000 đồng;
+ Kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố: 7.274.000.000 đồng.
- Nguồn huy động hợp pháp khác: 23.354.000.000 đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.
- Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nội dung Kế hoạch.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng; chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh; lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố hiện trạng rừng tỉnh Ninh Bình năm 2024; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2025 theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định thiết kế dự toán công trình lâm sinh theo quy định.
- Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin về rừng trên hồ sơ và ngoài thực địa bao gồm mục đích sử dụng rừng, diện tích, nguồn gốc, ranh giới, hiện trạng và trữ lượng rừng.
- Thường xuyên tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn các chủ rừng thực hiện trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp chưa được giao theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ khác theo Kế hoạch.
- Kiểm tra hồ sơ theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn huyện, thành phố trên cơ sở số liệu báo cáo của Hạt Kiểm lâm, quyết định công bố hiện trạng rừng trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định.
- Chỉ đạo các Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn thực hiện lập hồ sơ, phê duyệt thiết kế dự toán và nghiệm thu công trình lâm sinh (giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng); chăm sóc rừng năm thứ 2, năm thứ 3 công trình nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên theo quy định của Luật ngân sách và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hoàn thiện, triển khai thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ; hoàn thiện hồ sơ cấp đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo quy định.
- Chủ động xây dựng Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng để thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Chỉ đạo các chủ rừng, Ủy ban nhân dân các xã đang quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê và thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ. Chỉ đạo các ban, ngành, hội, đoàn thể của huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Chương trình trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
4. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể
Chủ động tuyên truyền, phổ biến và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 và Phương án số 08/PA-BCH ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về Phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-202; Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được ban hành theo Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2023; Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh; Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/02/2025 của UBND tỉnh Ninh Bình)
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Khối lượng | Đơn giá (triệu đồng) | Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) | Vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác (triệu đồng) | Vốn ngân sách nhà nước (triệu đồng) | Ghi chú | |
Ngân sách tỉnh | Ngân sách huyện, thành phố | ||||||||
| Tổng cộng |
|
|
| 46.192 | 23.354 | 15.565 | 7.274 |
|
I | Bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng |
|
|
| 6.561 | - | 2.187 | 4.374 |
|
1 | Kế hoạch bảo vệ rừng |
| 7.901 |
| 5.076 | - | 702 | 4.374 |
|
a | Khoán Bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên rừng phòng hộ | ha | 7.901 |
| 4.374 | - | - | 4.374 |
|
- | Khoán Bảo vệ rừng phòng hộ |
| 7.898 |
| 4.085 |
|
| 4.085 |
|
+ | Khoán bảo vệ rừng PH ven biển | ha | 544 | 1 | 408 |
|
| 408 | Nghị định 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 |
+ | Khoán bảo vệ rừng PH vùng đồi | ha | 7.354 | 1 | 3.677 |
|
| 3.677 | Nghị định 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 |
- | Khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ | ha | 2 | 1 | 2 |
|
| 2 | Nghị định 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 |
- | Kinh phí quản lý 7% |
|
|
| 286 |
|
| 286 | Nghị định 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 |
b | Khoán bảo vệ rừng đặc dụng |
|
|
| 702 |
| 702 |
| Nghị định 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 |
2 | Phòng cháy, chữa cháy rừng |
|
|
| 1.485 |
| 1.485 |
|
|
- | Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng năm 2025 | Kế hoạch | 1 | 1.485 | 1.485 |
| 1.485 |
| QĐ số 192/QĐ-UBND ngày 28/1/2021Về việc phê duyệt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 |
II | Kế hoạch trồng cây xanh |
|
|
| 6.631 | 2.872 | 859 | 2.900 |
|
1 | Trồng cây xanh |
|
|
| 5.772 | 2.872 | - | 2.900 |
|
- | Hỗ trợ trồng cây xanh khu vực vườn đồi, vườn nhà, đất lâm nghiệp nhỏ lẻ, phân tán (có diện tích nhỏ hơn 0,3ha) |
|
|
| 5.688 | 2.872 |
| 2.816 | Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh |
- | Kinh phí triển khai thực hiện, quản lý kiểm tra, giám sát (3%) |
|
|
| 84 |
|
| 84 | |
2 | Chi phí Xây dựng Đề án trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình |
|
|
| 859 |
| 859 |
| - Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 10/10/2024 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; - Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 01/11/2024 |
III | Phát triển rừng |
|
|
| 20.889 | 20.482 | 407 |
|
|
- | Trồng rừng tập trung | ha | 308 |
| 20.482 | 20.482 |
|
|
|
- | Chăm sóc rừng năm thứ ba (công trình làm giàu rừng tự nhiên rừng phòng hộ năm 2023) | ha | 105,34 |
| 317 |
| 317 |
| Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 28/8/2023 của UBND tỉnh |
- | Chăm sóc rừng trồng ngập mặn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm thứ tư thuộc nhiệm vụ phục hồi, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu trên điều kiện lập địa khó khăn thượng lưu cống CT11, đê biển Bình Minh 3 | ha | 9,4 |
| 90 |
| 90 |
| Quyết định số 840/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh |
IV | Hoạt động chuyên ngành |
|
|
| 12.112 |
| 12.112 |
|
|
1 | Rà soát, bổ sung hồ sơ phân định ranh giới rừng và cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình |
|
|
| 4.500 |
| 4.500 |
| QĐ số 192/QĐ-UBND ngày 28/1/2021Về việc phê duyệt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 |
2 | Cấp đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, bàn giao mốc giới thực địa |
|
|
| 1.879 |
| 1.879 |
| Văn bản 504/UBND-VP3 ngày 26/8/2024 của UBND tỉnh v/v thực hiện trồng rừng thay thế, chi trả dịch vụ môi trường rừng và đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình |
3 | Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng |
|
|
| 292 |
| 292 |
| Văn bản hợp nhất số 10/VBHN- BNNPTNT ngày 25/01/2024 của BNN Thông tư quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư 11/2024/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định định mức kinh tế kỹ thuật kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng |
4 | Kinh phí điều tra xác định hiện trạng rừng |
|
|
| 5.441 |
| 5.441 |
| KH số 211/KH-UBND ngày 22/11/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình điều tra xác định hiện trạng rừng |
- 1Quyết định 01/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đến năm 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi
- 2Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2024 tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao; áp dụng biện pháp trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững, không khai thác rừng non trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 3Quyết định 19/2024/QĐ-UBND phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch 36/KH-UBND quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2025
- Số hiệu: 36/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/02/2025
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Trần Song Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/02/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra