Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 4 năm 2024 |
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1391/TTr-SNNPTNT ngày 09/4/2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, áp dụng biện pháp trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững, không khai thác rừng non trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, như sau:
1. Mục đích
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho các chủ rừng cũng như các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội các quy định về giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao; các biện pháp áp dụng để trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững, không khai thác rừng non trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
b) Từng bước thay đổi thói quen của chủ rừng và các bên liên quan trong công tác phát triển rừng, nhất là trong công tác sản xuất, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có nguồn gốc đảm bảo theo các quy định.
2. Yêu cầu
a) Công tác tuyên truyền cần tiến hành thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; nội dung thông tin tuyên truyền phải đầy đủ, cập nhật; lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển rừng với các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước khác có liên quan.
b) Hình thức tuyên truyền cần đổi mới, đa dạng hóa, phù hợp với từng đối tượng; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn về nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, hướng đến thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen trong tiêu dùng, sản xuất, sinh hoạt, góp phần thực hiện tốt công tác phát triển rừng bền vững.
c) Công tác tuyên truyền cần phải khắc phục tồn tại, hạn chế, kết hợp chặt chẽ, tranh thủ các nguồn lực hợp tác quốc tế; các tổ chức chính trị xã hội; tổ chức phi chính phủ trên các lĩnh vực. Đồng thời, ghi nhận những ý kiến phản hồi từ xã hội, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến công tác tuyên truyền lĩnh vực lâm nghiệp, nhất là giống cây trồng lâm nghiệp.
1. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng sử dụng giống cây trông lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, áp dụng biện pháp trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững, không khai thác rừng non trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm theo từng năm, từng giai đoạn;
2. Tổ chức thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thông qua các hình thức phù hợp, tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về ý thức bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là trong công tác sản xuất, kinh doanh sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, áp dụng biện pháp trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững, hạn chế khai thác rừng non nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng của xã hội, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng để phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có giá trị và tính cạnh tranh cao, bền vững; đa dạng hóa sản phẩm của rừng trồng sản xuất, phát huy tối đa tiềm năng, nâng cao thu nhập của cá nhân, hộ gia đình và tổ chức tham gia sản xuất lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh.
a) Tuyên truyền các chủ rừng sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài phát thanh và truyền hình, Báo Quảng Ngãi; các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hàng năm.
b) Hướng dẫn các chủ rừng sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
a) Tuyên truyền cho các chủ rừng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững, không khai thác rừng non
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài phát thanh và truyền hình, Báo Quảng Ngãi; các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hàng năm.
b) Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây chủ lực của tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Tuyên truyền vận động các chủ rừng tham gia liên kết hình thành vùng rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng, không khai thác rừng non
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Các Sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài phát thanh và truyền hình, Báo Quảng Ngãi; các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển rừng trên địa bàn quản lý
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
IV. HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN
- Biên soạn, phát hành hệ thống tài liệu tuyên truyền;
- Xây dựng mô hình thử nghiệm để đánh giá, làm cơ sở tuyên truyền;
- Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông tại các cơ quan, đơn vị liên quan; các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp, các chủ rừng;
- Tổ chức hội thảo, .... giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp;
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Cung cấp thông tin tới đội ngũ cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, khuyến lâm các cấp.
1. Căn cứ Kế hoạch này, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng Kế hoạch cụ thể hàng năm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó cần đảm bảo nguồn lực thực hiện các nội dung (bao gồm: Tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, thanh tra,... thuộc phạm vi quản lý) theo quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; đồng thời, chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ chủ trì, theo dõi kết quả kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ 06 tháng, 01 năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (lồng ghép vào báo cáo kết quả thực hiện chương trình chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thực hiện thuộc phạm vi nhiệm vụ của đơn vị mình; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này; kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Kế hoạch đề ra.
4. Kinh phí thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung được phân công và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để xây dựng dự toán trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách và khả năng cân đối ngân sách để thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý. Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 614/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Trung tâm Phát triển lâm, nông nghiệp Vĩnh Phúc
- 2Kế hoạch 39/KH-UBND về quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2023
- 3Quyết định 01/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đến năm 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 988/QĐ-UBND năm 2024 bổ sung loài cây trồng lâm nghiệp chính để trồng rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 614/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Trung tâm Phát triển lâm, nông nghiệp Vĩnh Phúc
- 3Kế hoạch 39/KH-UBND về quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2023
- 4Quyết định 01/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đến năm 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 988/QĐ-UBND năm 2024 bổ sung loài cây trồng lâm nghiệp chính để trồng rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2024 tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao; áp dụng biện pháp trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững, không khai thác rừng non trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- Số hiệu: 94/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 16/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Phước Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra