Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UBND TỈNH NINH BÌNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/KH-BCĐ | Ninh Bình, ngày 17 tháng 03 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI NĂM 2016
Năm 2015, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng của tỉnh Ninh Bình đã được các cấp, các ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia; đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người; chủ động phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm có liên quan đến mua bán người; đồng thời làm tốt công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân, giúp nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, từng bước ổn định cuộc sống. Do đó, đã kiềm chế được hoạt động của loại tội phạm này, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2016, do tác động của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và tội phạm nói chung, nhất là di cư bất hợp pháp, chuyển dịch lao động giữa các quốc gia nên tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người trên cả nước nói chung và trong tỉnh ta nói riêng tiếp tục diễn biến phức tạp.
Để chủ động phòng ngừa tội phạm mua bán người có hiệu quả; thực hiện Kế hoạch số 06/KH-BCĐ ngày 11/01/2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP Chính phủ về việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2016, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực cá nhân, gia đình và toàn xã hội nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng. Mỗi tháng có ít nhất 01 thông tin về phòng, chống mua bán người được đăng tải trên Đài PTTH tỉnh, Báo Ninh Bình. Làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, đảm bảo 100% thông tin liên quan đến mua bán người được phân loại, xử lý theo quy định.
3. Tập trung lực lượng điều tra khám phá và xử lý nghiêm các tổ chức, đường dây mua bán người; đồng thời thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về địa phương. Thực hiện có hiệu quả các hiệp định, điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần đảm bảo ANTT, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. Công tác trọng tâm
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo
- Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH và XDPT toàn dân bảo vệ ANTQ của tỉnh chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020.
- Các sở, ngành liên quan và Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố căn cứ chỉ đạo và nội dung, chỉ tiêu của các đề án thuộc Chương trình, chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra những nội dung, biện pháp và chỉ tiêu cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện.
- Thường trực Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH và XDPT toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tại các cấp, các ngành và Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố; duy trì giao ban định kỳ, thường xuyên ra thông báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của bọn tội phạm, kết quả đấu tranh của lực lượng Công an, các chính sách, pháp luật, cũng như các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay trong công tác này.
2. Công tác truyền thông giáo dục, phòng ngừa
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng thời lượng phát sóng, đưa tin các chuyên mục về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan đẩy mạnh và đa dạng hóa nội dung và các hình thức truyền thông phòng, chống mua bán người như: cung cấp tài liệu, tọa đàm, thi tìm hiểu, hoạt động văn hóa du lịch, sinh hoạt cộng đồng... Tập trung vào các xã, phường, trị trấn trọng điểm, vùng sâu, vùng có nhiều người nước ngoài đến lao động, làm việc.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo các cấp hội triển khai “Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng”. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; tổ chức truyền thông chung, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với Hội Phụ nữ các tỉnh; hướng dẫn các cấp hội thực hiện “Bộ tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người”; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương; khảo sát, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa hiệu quả về phòng, chống mua bán người; tổ chức tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng, chống mua bán người và thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, vận động các hội viên, đoàn viên, thanh thiếu niên và toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm nhất là tội phạm mua bán người; cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư... góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
3. Công tác đấu tranh
3.1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm mua bán người, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp làm công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này, nhất là lực lượng ở cơ sở.
- Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp và vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào công tác phòng ngừa xã hội, hạn chế các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm này.
- Tăng cường công tác điều tra khảo sát, nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm mua bán người, xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp, đối tượng nổi lên, nhất là số chủ mưu, cầm đầu đường dây phạm tội, số có tiền án, tiền sự về tội danh mua bán người để phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn. Phát hiện, xử lý triệt để các trung tâm môi giới trá hình, kết hôn trái pháp luật, các đối tượng cò mồi dẫn dắt đưa người ra nước ngoài bán. Phối hợp các ban, ngành chức năng, chính quyền cơ sở tăng cường công tác quản lý nhà nước, phòng ngừa xã hội nhằm giải quyết các nguy cơ phát sinh tội phạm mua bán người.
- Phối hợp chặt chẽ với Công an các tỉnh lân cận và các tỉnh có đường biên giới nhằm trao đổi thông tin, lập đường dây nóng, xác định cơ quan đầu mối phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về. Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ khẩn trương điều tra, khám phá các vụ án mua bán người, tổ chức cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với các tỉnh lân cận và các tỉnh có đường biên giới để nắm chắc mọi tình hình, diễn biến của tội phạm mua bán người cũng như phương thức, thủ đoạn hoạt động để có biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu khắc phục những sơ hở trong công tác quản lý đối tượng, quản lý người nước ngoài, quản lý nhân hộ khẩu, dịch vụ Internet, đường biên giới trên biển... không để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động mua bán người.
3.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng. Quản lý, giám sát chặt chẽ tuyến đường thủy nội địa và khu vực ven biển Kim Sơn, không để các đối tượng lợi dụng đưa người ra nước ngoài bán.
3.3. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo thanh tra, kiểm tra theo ngành dọc cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ mua bán người; chỉ đạo 3 ngành làm án cấp huyện lựa chọn các vụ án điểm để tập trung điều tra, truy tố và đưa ra xét xử lưu động nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quần chúng nhân dân; làm tốt công tác bảo vệ nạn nhân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người.
4. Công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Cụ thể:
+ Chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức điều tra, thống kê, khảo sát, đánh giá số nạn nhân bị mua bán trở về và hiệu ứng xã hội đối với họ. Kịp thời xác minh, xác định và hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định. Đảm bảo 100% nạn nhân đã tiếp nhận được tiến hành thủ tục xác minh, xác định, bảo vệ và có nhu cầu thì được hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
+ Tăng cường chỉ đạo, quản lý chặt chẽ và hướng dẫn xuất khẩu lao động an toàn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm lợi dụng lừa bán.
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chỉ đạo Công an các huyện, thành phố kịp thời xác minh, xác định nạn nhân; tham mưu cho chính quyền cùng cấp chỉ đạo tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân bị mua bán trở về.
5. Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật
- Sở Tư pháp chủ động nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp luật đang có hiệu lực, trên cơ sở đó phát hiện những sơ hở, thiếu sót để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ không để tội phạm lợi dụng hoạt động mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản pháp luật, các chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo của cấp trên để kịp thời rút kinh nghiệm; đồng thời, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định về hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
- Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật phòng, chống mua bán người và các văn bản khác có liên quan nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống mua bán người và cho người dân.
- Các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
6. Công tác hợp tác quốc tế
Tỉnh Ninh Bình là địa phương không có chung đường biên giới đất liền với các nước láng giềng. Tuy nhiên, trong trường hợp có mua bán người ra nước ngoài, lực lượng Công an cần chủ động phối hợp với lực lượng Cảnh sát, Biên phòng các nước liên quan để trao đổi thông tin, xác minh, truy bắt đối tượng, giải cứu nạn nhân, truy nã tội phạm...
III. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ các nội dung của Kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ được phân công, các sở, ngành liên quan và Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2016 để tập trung chỉ đạo thực hiện; đồng thời, duy trì chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH và XDPT toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh (qua Công an tỉnh) để chỉ đạo.
2. Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống mua bán người, đảm bảo ổn định tình hình, loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện, sơ hở thiếu sót ngay từ cơ sở, không để tội phạm này có điều kiện hoạt động.
3. Giao Công an tỉnh là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH và XDPT toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh, có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này và tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 138/CP Chính phủ theo quy định./.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
- 1Quyết định 836/2008/QĐ-UBND về Quy chế công tác phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Quyết định 18/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 35/KH-BCĐ năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 567/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Quyết định 04/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 6Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2016 tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 2Quyết định 836/2008/QĐ-UBND về Quy chế công tác phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 18/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 35/KH-BCĐ năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Ninh Bình
- 5Kế hoạch 567/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 6Quyết định 04/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 7Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2016 tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 36/KH-BCĐ thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2016 Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 36/KH-BCĐ
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra