Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 23 tháng 02 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001 VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ- TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 116/ 2015/TT-BTC ngày 11/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định công tác quản lý tài chính đối với việc tư vấn, xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
- Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh về cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020;
- Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 - 2020;
- Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh về nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2017 và những năm tiếp theo;
- Kết quả triển khai Đề án thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2017;
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thông qua việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh và nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 19/2014/QĐ- TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Tiếp tục duy trì và cải tiến HTQLCL đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đang áp dụng, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của tỉnh;
- Tiếp tục triển khai việc xây dựng và áp dụng HTQLCL đối với UBND cấp xã nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa quy trình xử lý công việc hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho người đứng đầu UBND cấp xã kiểm soát được quá trình giải quyết công việc ở địa phương; góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, tiến tới mở rộng áp dụng đạt hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 70% số đơn vị hành chính cấp xã công bố áp dụng HTQLCL phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
2.1. Yêu cầu chung
- Xây dựng và áp dụng HTQLCL đối với tất cả các hoạt động liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;
- Đảm bảo sự tham gia của lãnh đạo, các đơn vị và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng HTQLCL;
- Việc xây dựng và áp dụng HTQLCL phải gắn với việc quản lý các hoạt động nội bộ, hoạt động khác của cơ quan để nâng cao hiệu quả công tác quản lý; đảm bảo phù hợp với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công.
2.2. Yêu cầu cụ thể
- Đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, UBND cấp huyện đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: Thường xuyên duy trì, cải tiến HTQLCL; thực hiện chuyển đổi HTQLCL từ phiên bản của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản mới của Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng với TCVN ISO 9001:2015 khi có hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Đối với UBND cấp xã, đến hết năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh có ít nhất 70% đơn vị cấp xã hoàn thành việc áp dụng HTQLCL theo mô hình khung và thực hiện hoạt động công bố HTQLCL theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của công chức đối với việc xây dựng, áp dụng HTQLCL tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện duy trì, cải tiến HTQLCL đối với các đơn vị áp dụng trên địa bàn tỉnh.
3. Triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL, cụ thể như sau:
3.1. Đối với cơ quan hành chính cấp tỉnh, UBND cấp huyện đã áp dụng HTQLCL:
- Các cơ quan đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với tất cả thủ tục hành chính được công bố theo các Quyết định hiện hành của UBND tỉnh: Thực hiện việc công bố HTQLCL theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg; thường xuyên thực hiện duy trì, cải tiến HTQLCL theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg;
- Các cơ quan đã áp dụng HTQLCL nhưng phạm vi áp dụng chưa bao gồm toàn bộ các thủ tục hành chính được công bố theo các quyết định hiện hành của UBND tỉnh: Thực hiện điều chỉnh HTQLCL để đảm bảo tất cả thủ tục hành chính được đưa vào áp dụng trong HTQLCL; thực hiện duy trì, cải tiến HTQLCL, công bố lại HTQLCL theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, của Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg;
- Thực hiện chuyển đổi áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3.2. Đối với UBND các xã chưa áp dụng HTQLCL:
Nhân rộng, triển khai tại UBND cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh. Mỗi năm, mỗi đơn vị cấp huyện lựa chọn khoảng 05 đơn vị cấp xã để triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL, cụ thể là:
- Năm 2018: Triển khai tại 50 đơn vị cấp xã thực hiện áp dụng HTQLCL.
- Năm 2019: Triển khai tại 42 đơn vị cấp xã thực hiện áp dụng HTQLCL.
- Năm 2020: Đánh giá tổng kết giai đoạn.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn thu hợp pháp khác.
2. Dự toán kinh phí và mức chi
Tổng kinh phí hoạt động chung cho giai đoạn 2018 - 2020 là: 3.060.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba tỷ không trăm sáu mươi triệu đồng chẵn), trong đó:
2.1. Kinh phí thực hiện trong năm 2018 là 1.600.000.000 đồng, bao gồm:
- Kinh phí duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo ISO tỉnh: 100.000.000 đồng (Gồm kinh phí kiểm tra các đơn vị đã áp dụng HTQLCL; tổ chức các hội nghị; tham gia các lớp đào tạo về tư vấn, đánh giá, kiểm tra HTQLCL...);
- Kinh phí thực hiện xây dựng và áp dụng HTQLCL tại UBND các xã: 1.500.000.000 đồng (Tổng số: 50 xã; mức chi 30.000.000 đồng/xã).
2.2. Kinh phí thực hiện trong năm 2019 là 1.360.000.000 đồng, bao gồm:
- Kinh phí duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo ISO tỉnh là: 100.000.000 đồng;
- Kinh phí thực hiện xây dựng và áp dụng HTQLCL tại UBND các xã: 1.260.000.000 đồng (Tổng số: 42 xã; mức chi 30.000.000 đồng/đơn vị).
2.3. Kinh phí thực hiện trong năm 2020 là 100.000.000 đồng:
Kinh phí cấp cho Ban Chỉ đạo ISO tỉnh thực hiện nhiệm vụ và duy trì hoạt động là: 100.000.000 đồng (Gồm kinh phí kiểm tra các đơn vị đã áp dụng HTQLCL; hội nghị tổng kết;.....);
2.4. Đối với các cơ quan có cán bộ đủ năng lực tự xây dựng HTQLCL mà không cần thuê tư vấn thì thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 4 Thông tư số 116/2015/TT-BTC ngày 11/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Các cơ quan sử dụng kinh phí thực hiện quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
(Chi tiết về kinh phí tại Biểu kèm theo).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo ISO tỉnh
- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp kết quả, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo căn cứ nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc kiểm tra các cơ quan có liên quan trong việc triển khai kế hoạch; tổng hợp kết quả, đề xuất các giải pháp với UBND tỉnh nhằm thực hiện tốt có hiệu quả việc áp dụng HTQLCL.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo ISO tỉnh, chủ trì thực hiện:
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo ISO của tỉnh, các kế hoạch, báo cáo theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo yêu cầu, nội dung và tiến độ;
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện; tổng hợp, lập dự toán kinh phí cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo ISO của tỉnh và các hoạt động đảm bảo thực hiện Kế hoạch này;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng HTQLCL đối với các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL của các cơ quan theo Kế hoạch;
- Hướng dẫn triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL vào hoạt động của UBND cấp xã;
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn; tổ chức kiểm tra việc xây dựng, áp dụng HTQLCL tại các cơ quan;
- Tổng hợp, tham mưu xây dựng báo cáo gửi UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
3. Sở Tài chính
Phối hợp thẩm định dự toán kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định. Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra khi có yêu cầu.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động liên quan đến xây dựng và áp dụng HTQLCL của các cơ quan trên địa bàn tỉnh.
5. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo ISO tỉnh
Theo nhiệm vụ phân công, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện việc áp dụng HTQLCL tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
6. UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện kế hoạch tại đơn vị; có trách nhiệm lựa chọn đơn vị cấp xã tham gia thực hiện Kế hoạch (ưu tiên đơn vị cấp xã đã đạt chuẩn nông thôn mới); lập dự toán kinh phí để thực hiện theo nội dung và tiến độ của Kế hoạch;
- Tổng hợp báo cáo tiến độ triển khai và tình hình áp dụng HTQLCL tại các xã áp dụng trên địa bàn, khi có văn bản yêu cầu báo cáo của Ban Chỉ đạo ISO tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có văn bản quy định, hướng dẫn mới thay thế, bổ sung đối với văn bản hiện hành sẽ áp dụng theo văn bản mới. Các cơ quan, đơn vị gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện gửi báo cáo về UBND tỉnh qua Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, đề xuất giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
BIỂU TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2018 -2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /02/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT | NỘI DUNG | NĂM | TỔNG CỘNG | GHI CHÚ | ||
2018 | 2019 | 2020 | ||||
I | CHI HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO ISO TỈNH | 100 | 100 | 100 | 300 |
|
1 | Kiểm tra các đơn vị áp dụng | 15 | 15 | 30 | 45 | Theo Khoản 2, Điều 33, Thông tư số 26/2014/TT- BKHCN |
2 | Tổ chức các lớp đào tạo về việc chuyển đổi áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 | 35 | 35 | 0 | 70 | Theo khoản 4, Điều 12, Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg |
3 | Tổ chức các Hội nghị: Triển khai kế hoạch; sơ kết, tổng kết,... | 15 | 15 | 30 | 50 | Theo khoản 1, Điều 40, Thông tư số 26/2014/TT- BKHCN |
4 | Hoạt động của cơ quan thường trực, BCĐ ISO (Tham gia các lớp đào tạo về tư vấn, đánh giá, kiểm tra HTQLCL, văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính,…) | 35 | 35 | 40 | 135 |
|
II | CHI XÂY DỰNG, ÁP DỤNG HTQLCL | 1500 | 1260 | - | 2760 |
|
1 | Chi hoạt động tư vấn | 1000 | 840 | - | 1840 | Chi 20.000.000đ/xã + Năm 2018: 50 xã; + Năm 2019: 42 xã. |
2 | Chi hoạt động cơ quan thực hiện | 500 | 420 | - | 920 | Chi 10.000.000đ/xã + Năm 2018: 50 xã; + Năm 2019: 42 xã. |
| TỔNG CỘNG: I + II + III | 1600 | 1360 | 100 | 3060 |
|
* Tổng kinh phí triển khai thực hiện giai đoạn 2018-2020 là: 3.060.000.000 đồng
(Bằng chữ: Ba tỷ không trăm sáu mươi triệu đồng chẵn)./.
- 1Quyết định 194/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và quy định hiện hành cho cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2018
- 2Quyết định 195/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo về xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và quy định hiện hành cho cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2018
- 3Kế hoạch 691/KH-UBND về triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận năm 2018
- 1Quyết định 19/2014/QĐ-TTg áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 26/2014/TT-BKHCN hướng dẫn Quyết định 19/2014/QĐ-TTg áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư 116/2015/TT-BTC về Quy định công tác quản lý tài chính đối với việc tư vấn, xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Kế hoạch 130/KH-UBND nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2017 và những năm tiếp theo
- 5Quyết định 194/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và quy định hiện hành cho cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2018
- 6Quyết định 195/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo về xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và quy định hiện hành cho cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Điện Biên năm 2018
- 7Kế hoạch 691/KH-UBND về triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận năm 2018
Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2018 về áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 34/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Hồ Tiến Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra