Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 323/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 26 tháng 9 năm 2016 |
Thực hiện văn bản số 6559/BNN-TCTL ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tại 21 tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, năm 2016 với những nội dung sau:
I. ĐIỀU KIỆN (HIỆN TRẠNG) VÀ CÁC MỤC TIÊU VỆ SINH VÀ CẤP NƯỚC CỦA TỈNH
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Kạn có 122 xã, phường, thị trấn thuộc 08 huyện thành phố, trong đó có 110 xã nông thôn, số thôn bản là 1.421, dân số toàn tỉnh là 313.084 người gồm 7 dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa, Sán Chay với 77.221 hộ, trong đó hộ nông thôn là 61.516 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 29,4%, mức thu nhập của người dân còn thấp.
1. Hiện trạng vệ sinh và cấp nước
1.1. Hiện trạng vệ sinh
Hiện nay 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% các trạm y tế xã hoạt động triển khai đầy đủ các chương trình y tế quốc gia tại xã. Đến hết năm 2015 đã có 86/122 xã phường đạt trạm chuẩn quốc gia về Y tế xã. Tỷ lệ trạm y tế có nhà tiêu và giếng nước chiếm 97,5% (119 trạm). Có 03 trạm công trình vệ sinh đã xuống cấp cần xây mới hoàn toàn. Một số trạm mặc dù có công trình nước và nhà tiêu HVS nhưng số lượng nhà tiêu không đủ theo quy định, chưa có nhà tiêu riêng cho cán bộ trạm vẫn dùng chung với bệnh nhân.
Riêng đối với công tác vệ sinh môi trường với những nỗ lực của Trung tâm YTDP tỉnh về chỉ đạo và phối hợp với y tế cơ sở đã triển khai tốt các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên và tăng cường truyền thông tại cộng đồng mà tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu đạt 89,4% trong đó có số nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 65,3%.
Thực trạng vệ sinh trường học: Toàn tỉnh hiện có 352 trường mầm non, phổ thông, trong đó: 124 trường mầm non, 112 trường tiểu học, 19 trường PTCS, 82 trường THCS, 15 trường THPT. Hiện tại có 113 trường học chưa có nguồn nước sạch, nhà tiêu, hố xí hợp vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch bảo đảm để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày khi học sinh đến trường.
1.2. Hiện trạng cấp nước
Tính đến cuối năm 2015, có 95,01% dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 22,25% được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia (nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009); 99% các trường học (trường chính) có đủ nước hợp vệ sinh; 95,08% các trạm y tế xã có đủ nước hợp vệ sinh. Trên địa bàn toàn tỉnh có 615 công trình cấp nước tập trung, tuy nhiên chỉ có 88% công trình đưa vào sử dụng khai thác đảm bảo yêu cầu, còn 12 % số công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động.
2.1. Mục tiêu về vệ sinh:
Các mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh đến hết năm 2016 như sau:
- 100% hộ dân trong 02 xã “Vệ sinh toàn xã” được tuyên truyền, vận động xây và sử dụng nhà tiêu cải thiện, thông qua cung cấp thông tin về các loại nhà tiêu cải thiện, cũng như cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu đúng quy cách;
- 100% hộ dân trong 02 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;
- 100% giáo viên và học sinh các trường mầm non và tiểu học (không kể các điểm trường) trong 02 xã “Vệ sinh toàn xã” được cung cấp kiến thức về sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách, rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Các chủ cửa hàng, nhà sản xuất vật liệu xây dựng đồng ý trở thành CHTI và cộng tác viên, thợ xây của họ trong 02 xã “Vệ sinh toàn xã” được đào tạo tập huấn về thị trường vệ sinh, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng để xây dựng và phát triển thành hệ thống cửa hàng tiện ích.
- 95% cán bộ TYT xã, y tế thôn bản tham gia thực hiện Chương trình được đào tạo tập huấn về các mô hình thúc đẩy vệ sinh; truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh; thúc đẩy thị trường vệ sinh, kiểm tra, giám sát vệ sinh nhà tiêu HGĐ; nhà tiêu trường học và trạm y tế.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp tại địa phương được cung cấp thông tin về tầm quan trọng và các nội dung vệ sinh nông thôn và đưa chỉ tiêu tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu cải thiện, số thôn bản đạt ODF, vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương các cấp và cam kết thực hiện.
2.2. Mục tiêu về cấp nước:
Mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 nâng cao tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 98%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia là 32%; tỷ lệ cấp nước trạm Y tế xã 100%; tỷ lệ cấp nước Trường học 100%.
Mục tiêu cụ thể trong năm 2016 khởi công xây dựng mới và sửa chữa 2 công trình cấp nước và lập dự án đầu tư xây dựng và phê duyệt 10 công trình đưa vào kế hoạch thực hiện năm 2017. Số đấu nối đạt được trong năm 2016 là 1.007 đấu nối và trong năm 2017 là 2.654 đấu nối. Nâng tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 96%.
3. Khó khăn và chiến lược giải quyết
3.1. Về vệ sinh:
Bắc Kạn vẫn là tỉnh nghèo, mức thu nhập người dân thấp, điều kiện vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh cộng đồng chưa được cải thiện nhiều, tình trạng bệnh tật và dịch bệnh tiêu chảy cấp có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường vẫn xảy ra rải rác hàng năm. Nhận thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân còn hạn chế, nhiều người chưa biết rửa tay sau khi đi vệ sinh, vẫn còn nhiều hộ gia đình sử dụng phân tươi trong trồng trọt, nhiều hộ dân miền núi cao vẫn còn phóng uế bừa bãi trên đồi, trên nương.
3.2. Về cấp nước:
Bắc Kạn là tỉnh miền núi điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, dân tộc thiểu số chiếm đa số, nhiều người dân còn mang tính trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư các nguồn lực trong xã hội cho Chương trình nước sạch. Địa hình miền núi, chia cắt. Dân cư phân bố không tập trung, dân trí thấp, tập quán còn lạc hậu; Công trình quy mô nhỏ, từng nguồn nước phục vụ ở phạm vi hẹp 1-2 thôn; đầu nguồn lấy nước tự chảy thường ở các khe suối nhỏ, xa khu dân cư, việc quản lý bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Nhiều công trình cấp nước đã xây dựng không đảm bảo được tính bền vững do công tác vận hành và bảo dưỡng chưa tốt.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nâng cao tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 98%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia là 32%; tỷ lệ cấp nước trạm Y tế xã 100%; tỷ lệ cấp nước Trường học 100%. Để đạt được mục tiêu đề ra tỉnh Bắc Kạn rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn kinh phí từ Trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ khác.
3.3. Cách giải quyết:
Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” hiện đã được phê duyệt tại 21 tỉnh là chương trình hỗ trợ có tính đột phá với những phương pháp tiếp cận và thực hiện mới, tổng hợp về các mặt thuộc lĩnh vực nước sạch và vệ sinh.
Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) vệ sinh đồng thời hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh nhằm cải thiện thói quen rửa tay với xà phòng, chấm dứt phóng uế bừa bãi và tăng cường sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Tăng cường tiếp cận bền vững với nước sạch và tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn miền núi và DTTS thông qua việc thay đổi sâu sắc về nhận thức và tiếp cận của các cấp, các ngành đặc biệt là cộng đồng trong các khâu đầu tư và quản lý.
Hoàn thiện chính sách và thể chế, tăng cường năng lực của các tổ chức cấp trung ương và địa phương. Xây dựng và áp dụng các sáng kiến/mô hình mới, phù hợp và bền vững với điều kiện vùng miền; đặc biệt tại khu vực nông thôn miền núi, thúc đẩy vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân của người DTTS; kinh phí từ Chương trình sẽ giúp các tỉnh triển khai được tốt công tác truyền thông vận động cộng đồng về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Xây dựng và triển khai một chương trình vận động chính sách cấp tỉnh và quốc gia dành cho các cán bộ công chức Nhà nước và những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng; tăng cường nhận thức của các cấp chính trị về tầm quan trọng của vệ sinh nông thôn, đưa mục tiêu xóa bỏ phóng uế bừa bãi vào các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tài trợ cho lĩnh vực này.
II. KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA TỈNH NĂM 2016
Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” tập trung nhiều vào tăng cường sự bền vững của hạ tầng cơ sở bằng cách tăng cường nỗ lực vận hành và bảo dưỡng, và khôi phục chi phí cấp nước. Ngoài ra, Chương trình còn được thực hiện với những cách tiếp cận mới, tăng cường cộng tác giữa đầu tư vệ sinh và xúc tiến vệ sinh để đạt được diện vệ sinh toàn xã. Để đạt được hiệu quả, những lĩnh vực trọng tâm mới, tỉnh cần được hỗ trợ để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện chương trình.
- Nâng cao khả năng quản lý chương trình vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả cho các cán bộ của các bên liên quan.
- Nâng cao khả năng quản lý, đảm bảo bền vững các công trình cấp nước nông thôn (bao gồm cả vận hành và bảo dưỡng) cho cán bộ các cấp, đặc biệt những người chịu trách nhiệm chính về quản lý công trình.
- Nâng cao khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông về vệ sinh và cấp nước trong cộng đồng và trong trường học cho cán bộ truyền thông để tăng tỷ lệ đấu nối và chấp nhận đóng phí sử dụng nước tại cộng đồng.
- Tăng cường khả năng áp dụng và thực hiện phương pháp tiếp cận mới trong tiếp thị vệ sinh cho cán bộ y tế các cấp nhằm mục đích tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và đảm bảo tính bền vững của các dịch vụ vệ sinh.
2. Các hoạt động tăng cường năng lực năm 2016
2.1. Ngành Nông nghiệp và PTNT:
2.1.1. Quản lý chương trình:
Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” lần đầu được triển khai tại Bắc Kạn, do đây là Chương trình với phương pháp tiếp cận mới, khác với những chương trình nước và vệ sinh mà tỉnh đã thực hiện nên sự nắm bắt về cơ chế, quy định của Chương trình của cán bộ tham gia thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ các ban ngành liên quan còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch, quản lý tài chính, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá Chương trình. Vì vậy, tỉnh đề xuất những hoạt động nâng cao năng lực sau:
- Tham dự các lớp tập huấn ở Trung ương: Cử đại diện của UBND tỉnh, các Sở liên quan đi tham dự các lớp tập huấn ở Trung ương để nắm bắt được phương pháp tiếp cận, quy định, chính sách của chương trình. Sau đó họ sẽ là những giảng viên nòng cốt tại tỉnh để có thể phổ biến tiếp tục cho cán bộ thực hiện chương trình các cấp các nội dung cần thiết trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát/đánh giá và kiểm đếm kết quả.
- Tổ chức hội thảo phổ biến về chương trình, về cơ chế PforR cho cán bộ từ UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý cấp huyện nhằm mục đích giúp họ hiểu rõ hơn về cơ chế dựa trên kết quả của Chương trình, từ đó góp phần thúc đẩy thực hiện và giải ngân Chương trình.
- Tổ chức họp Ban điều hành định kỳ để có kế hoạch chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chung và từng dự án của Chương trình.
2.1.2. Nhu cầu về nâng cao tính bền vững các công trình cấp nước:
Do là tỉnh miền núi, công trình chủ yếu là công trình cấp nước tự chảy với quy mô nhỏ, mô hình quản lý công trình sau đầu tư là cộng đồng quản lý (Tổ quản lý do cộng đồng bầu ra UBND xã quyết định). Tuy nhiên, năng lực của cán bộ trong việc quản lý bền vững các công trình cấp nước còn hạn chế, chưa có trình độ chuyên môn nên biện pháp quản lý vận hành và bảo dưỡng công trình chưa đạt hiệu quả cao, chỉ sau một thời gian sử dụng công trình đã xuống cấp, nhiều công trình hỏng hóc nhỏ để lâu dần trở thành hư hỏng lớn. Thêm vào đó nhận thức của người dân chưa cao trong công tác gìn giữ tài sản chung, chia sẻ nguồn nước còn khó khăn tại một số địa phương. Vì vậy, việc để người dân nắm được thông tin về các công trình cấp nước sắp có cũng như trang bị cho họ những kiến thức/thông tin cần thiết cho việc sử dụng và bảo quản công trình một cách bền vững sẽ là những công việc đòi hỏi phải thực hiện song song với công tác đầu tư công trình.
Các hoạt động tăng cường năng lực về nâng cao tính bền vững của các công trình cấp nước được đề xuất như sau:
- Tập huấn về các quy định trong cấp nước nông thôn và các quy định liên quan đến chương trình; các vấn đề quản lý, sử dụng nước sạch và quản lý các công trình cấp nước nông thôn: Đối tượng tham gia sẽ là UBND cấp huyện, xã, và đại diện từ các đơn vị liên quan. Tập huấn sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về cơ chế thực hiện chương trình, sự cần thiết trong công tác xây dựng, quản lý và vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn cũng như những cam kết khi tham gia thực hiện.
- Tập huấn về vận hành và bảo dưỡng công trình công trình cấp nước: Tập huấn tại xã đang xây dựng công trình và trong trường học, đại diện thôn bản và đơn vị quản lý vận hành công trình nước, trường học… nhằm tăng cường tính bền vững của công trình.
- Tham quan học tập: Tổ chức tham quan học tập mô hình quản lý công trình cấp nước tại tỉnh khác.
2.2. Ngành Y tế
- Tập trung vào nội dung: Nhu cầu về tăng cường thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững các dịch vụ vệ sinh.
Truyền thông thay đổi hành vi dựa trên cơ chế thị trường sẽ tạo bước đột phá lớn trong việc nâng cao tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn cho cán bộ ngành y tế. Nhiều hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được lên kế hoạch thực hiện cùng với việc hỗ trợ hình thành các mô hình cung cấp dịch vệ sinh phù hợp cho người dân đòi hỏi ngành y tế phải có lực lượng cán bộ đủ về số lượng và chất lượng. Để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và các ban ngành liên quan trong việc thực hiện các hoạt động thay đổi hành vi vệ sinh và đảm bảo tỉnh bền vững của các dịch vụ vệ sinh, rất nhiều các hoạt động sau được đề xuất:
- Tổ chức Hội nghị triển khai về Chương trình vệ sinh, tại 03 cấp: cấp tỉnh, huyện, xã qua đó thấy được tầm quan trọng của vệ sinh, phương pháp thực hiện và sự hỗ trợ cần thiết của các cấp lãnh đạo để thúc đẩy vệ sinh nông thôn. Giúp các bên liên quan nắm được cơ chế, cách thức thực hiện Chương trình và tham gia vào quá trình ra quyết định.
- Tập huấn cho giảng viên nòng cốt (TOT): Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ hỗ trợ TTYT huyện, TYT xã trong việc lựa chọn các cán bộ tham gia tập huấn và triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng. Các giảng viên nòng cốt được tập huấn ở Trung ương sẽ là các giảng viên cho các cấp thấp hơn để truyền đạt lại các kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng. Các lớp tập huấn TOT ở các cấp tại địa phương sẽ tập trung vào các nội dung sau:
+ Kỹ năng truyền thông vận động cộng đồng thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường;
+ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình;
+ Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chương trình; Xây dựng và sử dụng nhà tiêu cải thiện, tiếp thị vệ sinh và kết nối chuỗi cung - cầu.
- Các khóa tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình:
+ Cấp huyện: Xây dựng năng lực về lập kế hoạch cấp huyện, vận động chính sách, hỗ trợ và giám sát, điều phối giữa các hoạt động Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) và tăng cường chuỗi cung cấp khu vực tư nhân...;
+ Cấp xã: Xây dựng năng lực về lập kế hoạch cấp xã, hỗ trợ và giám sát thực hiện và kết nối với khu vực tư nhân;
+ Cấp thôn/bản bao gồm cán bộ y tế, trưởng thôn/bản, tổ chức quần chúng xây dựng năng lực về: triển khai các hoạt động truyền thông, theo dõi và báo cáo.
- Tập huấn cho khu vực tư nhân để phát triển thị trường vệ sinh, phát triển các mô hình kinh doanh nhằm thúc đẩy thị trường vệ sinh phát triển. Hoạt động này bao gồm các khóa tập huấn sau:
+ Tập huấn về kỹ năng xây dựng nhà tiêu cho CHTI và thợ xây bao gồm: Các loại nhà tiêu và cấu tạo từng loại; các vật liệu thay thế để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh giá rẻ; các kỹ thuật xây nhà tiêu.
+ Tập huấn về kỹ năng tiếp thị bán hàng cho công tác viên thôn bản.
+ Tập huấn cho CHTI, các chủ cửa hàng bán vật liệu xây dựng và cá nhân tham gia kinh doanh về lập kế hoạch kinh doanh, cung cấp các thông tin về thị trường vệ sinh tiềm năng ở địa phương và giúp cửa hàng dự đoán thị trường và dự tính tài chính trước khi triển khai mô hình kinh doanh CHTI.
2.3. Ngành Giáo dục và đào tạo
- Tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên về Chương trình, cách truyền thông thay đổi hành vi cho học sinh, lập kế hoạch, triển khai (04 trường học/02 xã).
- Triển khai các hoạt động truyền thông trong trường học: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động Đội (04 trường học/02 xã).
- In tài liệu truyền thông và HD sử dụng cho các trường học (in tại tỉnh và cấp cho 04 trường học).
- Tổ chức các hoạt động Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh…(01 lần/trường tại 04 trường học thuộc 02 xã).
Tổng nguồn kinh phí từ Chương tình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”: 598.180.000 đồng, bao gồm:
STT | Đơn vị thực hiện | Các hoạt động tăng cường năng lực năm 2016 | Kinh phí |
1 | Ngành Y tế | 07 hoạt động | 348.000.000 |
2 | Ngành Giáo dục và đào tạo | 04 hoạt động | 100.000.000 |
3 | Ngành Nông Nghiệp và PTNT | 05 hoạt động | 150.180.000 |
| Tổng |
| 598.180.000 |
(Có biểu chi tiết 01, 02, 03 kèm theo)
Trên đây là Kế hoạch tăng cường năng lực năm 2016 Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí kinh phí để địa phương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Biểu số 01: Hoạt động tăng cường năng lực
TT | Chủ đề hoặc Hoạt động | Kết quả dự kiến và tác động đến việc đạt được Kết quả Chương trình | Nhóm mục tiêu (người hưởng lợi) | Phương thức thực hiện | Cơ quan chịu trách nhiệm | Ngân sách | Thời gian | Tài liệu/báo cáo |
| THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC DO TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC | |||||||
1 | Tham gia hội nghị, tập huấn ở cấp trung ương (của 3 ngành) |
| đại diện từ UBND tỉnh và các sở liên quan | Tham gia vào lớp tập huấn tại TW | Bộ NN&PTNT | 38.400.000 | 10- 12/2016 | |
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VÀ PTNT | ||||||||
I. | Quản lý chương trình |
| ||||||
2 | Nâng cao kiến thức về cơ chế PforR cho cán bộ cấp tỉnh, huyện | - Hiểu rõ hơn về cơ chế dựa trên kết quả của Chương trình - Góp phần thúc đẩy thực hiện và giải ngân Chương trình. - UBND tỉnh sẽ hiểu rõ vai trò của họ trong việc giải quyết các vướng mắc, cản trở ứng vốn thực hiện trước. | Cấp tỉnh - UBND tỉnh - Cán bộ chủ chốt của Sở Y tế và TT YTDP - Cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT và Trung tâm Nước SH&VSMTNT Cán bộ chủ chốt của Sở GD&ĐT - Đại diện các đơn vị liên quan - Đại diện UBND các huyện | Hội thảo | Sở NN&PTNT | 14.880.000 |
| - Biên bản họp - Bản đăng ký - Ảnh chụp tại các hội thảo |
3 | Hoạt động Ban điều hành |
| Thành viên Ban điều hành | Hội nghị | PCERWASS | 8.900.000 |
|
|
II. | Nâng cao tính bền vững các công trình cấp nước |
| ||||||
4 | Tập huấn về các quy định trong cấp nước nông thôn và các quy định liên quan trong chương trình; Các vấn đề quản lý việc sử dụng nước sạch và quản lý các công trình cấp nước nông thôn tại địa phương | - Nâng cao tỷ lệ đấu nối HGĐ - Nâng cao tỷ lệ trả phí cấp nước - Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo quản công trình cấp nước tại cộng đồng | - UBND huyện - UBND xã - Y tế, giáo dục huyện | Lớp tập huấn | PCERWASS | 39.600.000 | Tháng 10/2016 |
|
5 | Tập huấn về vận hành và bảo dưỡng công trình công trình cấp nước | Tăng cường tính bền vững của công trình | - UBND xã và các đơn vị đoàn thể - Trạm y tế, trường học - Bí thư, trưởng thôn | 2 Lớp tập huấn | PCERWASS | 35.200.000 | Tháng 12/2016 |
|
6 | Tham quan học tập | Nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành công trình cấp nước | - Cán bộ Trung tâm Nước SH&VSMTNT | tham quan | PCERWASS | 24.000.000 | tháng 10/2016 |
|
NGÀNH Y TẾ | ||||||||
IV. | Tăng cường thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững các dịch vụ vệ sinh (Theo Kế hoạch BCC) |
| ||||||
7 | Tổ chức hội nghị giới thiệu chương trình, triển khai kế hoạch 2016, giai đoạn 2016-2020 | Các bên liên quan nắm được cơ chế, cách thức thực hiện chương trình và tham gia vào quá trình ra quyết định | Cấp tỉnh - Sở y tế - Sở GD&ĐT - Trung tâm Nước SH&VSMTNT | Hội thảo | Sở Y tế | 34.250.000 | Tháng 9/2016 |
|
Cấp huyện UBND huyện và các đơn vị liên quan | Hội thảo | Y tế dự phòng | 20.910.000 | Tháng 9/2016 |
| |||
Cấp xã UBND xã, các đoàn thể, đại diện thôn bản | Hội thảo | Y tế dự phòng | 27.020.000 | Tháng 9/2016 |
| |||
8 | Đào tạo Giảng viên nòng cốt (TOT) tại tỉnh | Tăng cường khả năng hiểu và thực hiện các hoạt động BCC trong chương trình, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh | Cán bộ y tế cấp tỉnh, huyện | Lớp TH | TTYTDP | 76.170.000 | Tháng 9/2016 |
|
9 | Tập huấn cho cán bộ xã và tuyên truyền viên. | Tăng cường khả năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh tại địa phương | Cán bộ y tế xã, CTV | Lớp tập huấn | TTYTDP | 79.880.000 | tháng 9/2016 |
|
10 | Tập huấn cho CHTI về lập kế hoạch kinh doanh | Phát triển bền vững mô hình kinh doanh vệ sinh | Các CH kinh doanh vệ sinh Thợ xây | Lớp tập huấn | TTYTDP | 13.900.000 | tháng 9/2016 |
|
11 | Tập huấn cho thợ xây về kỹ thuật xây dựng NTSVS | Đảm bảo chất lượng xây dựng nhà tiêu | Tuyên truyền viên cấp xã và thôn bản | Lớp tập huấn | TTYTDP | 6.500.000 | tháng 10/2016 |
|
12 | Tập huấn cho CTV về tiếp thị vệ sinh | Tăng tỷ lệ HGĐ sử dụng dịch vụ kinh doanh mới | Cộng tác viên bán hàng của các CHTI | Lớp tập huấn | TTYTDP | 22.560.000 | tháng 10/2016 |
|
13 | Hỗ trợ cho triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực (Mua máy ảnh, sửa chữa máy tính) | Đảm bảo các hoạt động có ảnh chụp phục vụ kiểm đếm, Tăng cường khả năng thực hiện các hoạt động BCC của Cán bộ y tế xã, CTV | Cán bộ y tế cấp tỉnh, Cán bộ y tế xã, CTV |
| TTYTDP | 56.010.000 | tháng 10, 11,12 |
|
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ||||||||
14 | Tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên về Chương trình, cách truyền thông thay đổi hành vi cho học sinh, lập kế hoạch, triển khai (04 trường học/02 xã) | - Tăng cường khả năng hiểu và thực hiện hoạt động BCC trong trường học - Thay đổi hành vi của học sinh trong việc sử dụng và bảo quản nhà tiêu - Duy trì tính bền vững của công trình cấp nước, vệ sinh | Ban giám hiệu, Giáo viên các trường học | Báo cáo viên lên lớp tập huấn | Sở GD&ĐT | 40.000.000
| Tháng 10,11 |
|
15 | Triển khai các HĐ truyền thông trong trường học: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoại khóa, HĐ Đội (04 trường học/02 xã) | - Hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng - Đảm bảo đạt được các chỉ số đề ra | Giáo viên, học sinh | Giáo viên | Sở GD&ĐT | 20.000.000 | Tháng 10,11,12 |
|
16
| In tài liệu truyền thông và HD sử dụng cho các trường học (in tại tỉnh và cấp cho 04 trường học) | - Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng tốt. | Giáo viên, học sinh | In ấn tài liệu, phát cho giáo viên, học sinh |
| 20.000.000 | Tháng 11 |
|
17 | Tổ chức các hoạt động Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh…(01 lần/ trường tại 04 trường học thuộc 02 xã). | - Hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng - Đảm bảo đạt được các chỉ số đề ra | Giáo viên, học sinh | Tổ chức cuộc thi | Sở Giáo dục và Đào tạo | 20.000.000 | Tháng 10,11 |
|
Biểu số 02: Phân bổ Ngân sách và Nguồn lực cho công tác tăng cường năng lực
TT | Hợp phần tăng cường năng lực | Ngân sách | Phân bổ nguồn vốn (VND) | ||||
TW | Tỉnh | Khác | Chương trình RB-SupRSWS | Tổng | |||
I | NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT | 150.180.000 |
|
|
| 150.180.000 |
|
1 | Quản lý Chương trình | 34.180.000 |
|
|
| 51.380.000 |
|
2 | Tăng cường tính bền vững các công trình cấp nước | 52.650.000 |
|
|
| 98.800.000 |
|
II | NGÀNH Y TẾ | 348.000.000 |
|
|
| 348.000.000 |
|
| Tăng cường thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững của các dịch vụ vệ sinh | 348.000.000 |
|
|
| 348.000.000 |
|
III | NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | 100.000.000 |
|
|
| 100.000.000 |
|
| Tăng cường nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh về vệ sinh và cấp nước | 100.000.000 |
|
|
| 100.000.000 |
|
| Tổng | 598.180.000 |
|
|
| 598.180.000 |
|
Biểu số 03: DỰ TOÁN CHI TIẾT KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NĂM 2016
TT | Nội dung hoạt động | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
TỔNG CỘNG |
|
|
| 598.180.000 |
| |
| NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT |
|
|
| 150.180.000 |
|
I | Quản lý chương trình |
|
|
| 51.380.000 |
|
1 | Tham gia tập huấn tại Trung ương: 2 lớp tại Hà Nội, 4 người/ lớp, 2 ngày/ lớp |
|
|
| 27.600.000 |
|
2 | Hội thảo: Nâng cao kiến thức về cơ chế PforR cho cán bộ cấp tỉnh, huyện (01 ngày tại tỉnh) UBND tỉnh 2 người + 2 người x 08 huyện = 18 người Cán bộ của Sở Y tế và TT YTDP: 4 Cán bộ của Sở NN&PTNT và TT nước tỉnh: 4 Cán bộ của Sở GD&ĐT: 2 Các thành viên của Ban điều hành: 5 --> Tổng cộng: 33 người |
|
|
| 14.880.000 |
|
3 | Hoạt động Ban điều hành (15 người Họp tại tỉnh 2 lần) |
|
|
| 8.900.000 |
|
II | Nhu cầu về nâng cao tính bền vững các công trình cấp nước |
|
|
| 98.800.000 |
|
1 | Tập huấn về các quy định trong cấp nước nông thôn và các quy định liên quan trong chương trình; Các vấn đề quản lý việc sử dụng nước sạch và quản lý các công trình cấp nước nông thôn tại địa phương (02 lớp tại tỉnh, 1 ngày/lớp): Đại diện 3 sở, UBND cấp huyện: 2x8 = 16 người, xã:20 x 2 = 40 người; Y tế huyện + giáo dục huyện:02 người x 8 huyện = 16; --> Tổng cộng: 75 người |
|
|
| 39.600.000 |
|
2 | Tập huấn về vận hành và bảo dưỡng công trình công trình cấp nước: 02 lớp tại 02 xã triển khai xây dựng công trình năm 2016 trong 02 ngày: lãnh đạo UBND xã, y tế xã, hiệu trưởng trường học,trưởng các ban ngành đoàn thể của xã, bí thư thôn, trưởng thôn, --> Tổng cộng: 40 người/lớp ( tính trung bình 01 xã có 15 thôn) |
|
|
| 35.200.000 |
|
3 | Tham quan học tập | lượt | 1 | 24.000.000 | 24.000.000 |
|
| NGÀNH Y TẾ |
|
|
|
|
|
| Tăng cường thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững các dịch vụ vệ sinh |
|
|
| 348.000.000 |
|
I | Hỗ trợ cán bộ tham gia tập huấn tại Trung ương: 2 lớp tại Hà Nội, 2 ngày/ lớp |
|
|
| 10.800.000 |
|
1 | Hỗ trợ đi lại | Người | 8 | 300.000 | 2.400.000 |
|
2 | Khách sạn: 8 người x 2 đêm | phòng | 4 | 900.000 | 3.600.000 |
|
3 | Công tác phí: 8 người x 2 ngày | người | 16 | 300.000 | 4.800.000 |
|
II | Tổ chức các hội nghị triển khai tại các cấp |
|
|
| 82.180.000 |
|
1 | Cấp tỉnh tổ chức 01 hội nghị giới thiệu chương trình, triển khai kế hoạch 2016, giai đoạn 2016-2020 | Hội nghị | 1 |
| 34.250.000 |
|
2 | Cấp huyện Tổ chức 02 hội nghị triển khai tại 02 huyện | Hội nghị | 2 |
| 20.910.000 |
|
3 | Cấp xã tổ chức 02 hội nghị tại 02 xã | Hội nghị | 2 |
| 27.020.000 |
|
III | Tập huấn |
|
|
| 199.010.000 |
|
1 | Đào tạo Giảng viên nòng cốt (TOT) tại tỉnh | 01 lớp | 1 |
| 76.170.000 |
|
2 | Tập huấn cho cán bộ xã và tuyên truyền viên | Lớp | 2 |
| 79.880.000 |
|
3 | Tập huấn cho CHTI về lập kế hoạch kinh doanh | Lớp | 4 |
| 13.900.000 |
|
4 | Tập huấn cho thợ xây về kỹ thuật xây dựng NTSVS | Lớp | 2 |
| 6.500.000 |
|
5 | Tập huấn cho CTV về tiếp thị vệ sinh 2 ngày/lớp | Lớp | 2 |
| 22.560.000 |
|
IV | Kinh phí hỗ trợ cho Kế hoạch nâng cao năng lực |
|
|
| 56.010.000 |
|
| NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
|
|
| 100.000.000 |
|
1 | Tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên về Chương trình, cách truyền thông thay đổi hành vi cho học sinh, lập kế hoạch, triển khai (04 trường học/02 xã) |
| 02 |
| 40.000.000 |
|
2 | Triển khai các HĐ truyền thông trong trường học: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoại khóa, HĐ Đội (04 trường học/02 xã) |
| 12 |
| 20.000.000 |
|
3 | In tài liệu truyền thông và HD sử dụng cho các trường học (in tại tỉnh và cấp cho 04 trường học) |
| 01 |
| 20.000.000 |
|
4 | Tổ chức các hoạt động Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh…(01 lần/ trường tại 04 trường học thuộc 02 xã). |
| 04 |
| 20.000.000 |
|
- 1Quyết định 2510/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt nông thôn do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 2611/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh mục công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung cần chuyển đổi mô hình quản lý để đầu tư cải tạo, nâng cấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 3Kế hoạch 324/KH-UBND truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, năm 2016 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Quyết định 3049/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế hoạt động của Ban điều hành Chương trình Mở rộng quy mô Vệ sinh và Nước sạch nông thôn dựa trên Kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 479/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 2510/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt nông thôn do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 2611/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh mục công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung cần chuyển đổi mô hình quản lý để đầu tư cải tạo, nâng cấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 3Kế hoạch 324/KH-UBND truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, năm 2016 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Quyết định 3049/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế hoạt động của Ban điều hành Chương trình Mở rộng quy mô Vệ sinh và Nước sạch nông thôn dựa trên Kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 479/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch 323/KH-UBND tăng cường năng lực thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, năm 2016 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- Số hiệu: 323/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra