Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 320/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 22 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

HIỆP ĐỒNG ỨNG PHÓ THẢM HỌA, SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN; PHÒNG, CHỐNG CHÁY NỔ, CHÁY RỪNG, CỨU SẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2023

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.859km2, trong đó 80% diện tích là rừng núi, địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều núi cao, sông suối. Dân số khoảng 323,7 nghìn người, có 07 dân tộc chính, gồm: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống theo từng cụm dân cư, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 88% toàn tỉnh.

Đường sá trên địa bàn tỉnh gồm: Quốc lộ 3 mới (từ xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới đến Khu công nghiệp Thanh Bình); Quốc lộ 3 (từ tỉnh Thái Nguyên qua tỉnh Bắc Kạn và đến tỉnh Cao Bằng); Quốc lộ 3B (từ huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đến huyện Na Rì - Đèo Áng Toòng - Quốc lộ 3 - huyện Chợ Đồn - huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang); Quốc lộ 279 (từ xã Cư Lễ, huyện Na Rì - Đèo Khau Pi - thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn đến huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 254 (từ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn - đến huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 252B (từ thị trấn Vân Tùng đến xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn); Tỉnh lộ 253 (từ xã Hà Hiệu đến xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 254B (từ xã Bình Trung đến xã Đồng Thắng, huyện Chợ Đồn); Tỉnh lộ 256 (từ thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới đến xã Dương Sơn, huyện Na Rì); Tỉnh lộ 257B (từ xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn đến xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 258 (từ Thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông qua thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể đến xã Khang Ninh, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 258B (từ xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể qua xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm - đến xã Cao Thượng, huyện Ba Bể); Tỉnh lộ 259 (từ xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới đến xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn); Tỉnh lộ 259B (từ xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới đến xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn); ngoài ra còn có các tuyến đường liên thôn, liên xã bảo đảm xe ô tô cơ động tốt. Các tuyến đường Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 3 mới; Tỉnh lộ 258 là đường mới được cải tạo, nâng cấp có mặt đường rộng, hệ thống cầu cống tải trọng lớn, các đường đều có đặc điểm chung đó là: mặt đường hẹp, tải trọng cầu, cống nhỏ, không đồng bộ; hầu hết các tuyến đường đều bám theo đường bình độ, do vậy dễ bị sạt lở, gây ách tắc bởi thiên tai (nhất là đường 258; Quốc lộ 3B…) hoặc ngập lụt (như Tỉnh lộ 254 đoạn xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; Quốc lộ 3, đoạn phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn).

Hệ thống sông suối, hồ trên địa bàn tỉnh tương đối đa dạng: Ngoài 2 sông lớn là: sông Cầu chảy từ huyện Chợ Đồn đến thành phố Bắc Kạn qua huyện Chợ Mới đến tỉnh Thái Nguyên; sông Năng chảy từ huyện Pác Nặm vào hồ Ba Bể và sông Bắc Giang chảy từ huyện Ngân Sơn đến huyện Na Rì qua xã Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn có lượng nước tương đối lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh, nhất là vào mùa mưa, lũ. Còn lại là các con suối nhỏ, khô cạn về mùa khô, nhưng dễ tạo lũ cục bộ với tốc độ nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn vào mùa mưa. Hệ thống hồ, đập trên địa bàn tỉnh có 32 hồ lớn, nhỏ, trong đó có 04 hồ có dung tích trên 500.000m3 đó là: Hồ Ba Bể, có dung tích 90.000.000m3; Hồ Nặm Cắt thuộc xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn có dung tích 12.000.000m3; Hồ Khuổi Khe thuộc xã Kim Lư, huyện Na Rì có dung tích 1.890.000m3; Hồ Bản Chang thuộc xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn có dung tích 1.772.000m3.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các khu khai thác khoáng sản tập trung tại các xã Bằng Lãng, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn. Các khu khai thác mỏ quặng đều có hệ thống các bể chứa thải lớn và các hệ thống đường hầm phục vụ khai thác, các khu khai thác trên đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập chứa thải, sập hầm cao.

* DỰ KIẾN MỘT SỐ MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM, XUNG YẾU TRÊN ĐỊA BÀN

1. Dự kiến các khu vực trọng điểm về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

- Ngập lụt: Phường Đức Xuân, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn; xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới; xã Khang Ninh, xã Quảng Khê, xã Cao Thượng, huyện Ba Bể; xã Kim Hỷ, huyện Na Rì.

- Lốc xoáy: Thị trấn Phủ Thông, xã Tân Tú, huyện Bạch Thông; xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm; xã Xuân Dương, xã Dương Sơn, xã Cư Lễ, huyện Na Rì.

- Lũ ống, lũ quét: Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông; xã Hà Hiệu, xã Chu Hương, huyện Ba Bể; xã Bình Văn, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới.

- Sạt lở, sụt lún: Thôn Đèo Gió, công trình CZ4 thuộc xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; xã Đồng Thắng, xã Ngọc Phái, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn; xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm; xã Côn Minh, huyện Na Rì.

- Sự cố đập Hồ Nặm Cắt: xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn.

2. Dự kiến khu vực trọng điểm cháy rừng

- Khu rừng CZ4 và K98b, thuộc huyện Ngân Sơn.

- Khu rừng căn cứ chiến đấu tỉnh tại xã Sỹ Bình, rừng K98a thuộc thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông.

- Khu rừng Đại đội 29/PKT thuộc xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn.

Ngoài ra, còn có rừng tại các khu vực do kho K380/Binh chủng Pháo binh, Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 quản lý; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn và Vườn quốc gia Ba Bể; Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, huyện Na Rì và diện tích rừng đã giao cho Nhân dân quản lý trên địa bàn.

3. Dự kiến khu vực trọng điểm cháy, nổ

- Kho K380/Binh chủng Pháo binh trên địa bàn các xã Lương Bằng, xã Bằng Lãng, xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn.

- Kho K15/QK1 trên địa bàn phường Xuất Hoá, thành phố Bắc Kạn.

- Các khu vực đóng quân, kho vũ khí đạn, trạm cấp phát xăng dầu của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị.

- Chợ Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn; các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn các huyện, thành phố.

4. Dự kiến khu vực trọng điểm sập đổ công trình

- Công trình CZ4, các khu vực khai thác khoáng sản thuộc xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn.

- Khu khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn.

- Công trình dân dụng trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và các huyện.

II. QUYẾT TÂM XỬ TRÍ

Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực, bảo đảm khả năng huy động lực lượng, phương tiện xử trí hiệu quả mọi tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng về công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập (PCTT-TKCN; PCCN, CR, CS). Khi có tình huống, chỉ huy, chỉ đạo chặt chẽ các lực lượng, bảo đảm khả năng xử trí của lực lượng tại chỗ là chính. Sẵn sàng sử dụng lực lượng cơ động của tỉnh và các lực lượng hiệp đồng trên địa bàn tham gia xử trí hiệu quả các tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản. Nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định tình hình địa bàn nơi xảy ra tình huống.

III. DỰ KIẾN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ NHIỆM VỤ

A. DỰ KIẾN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ

1. Tình huống 1: Ngập úng tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể

Do mưa lớn kéo dài và nước lũ từ các nơi khác dồn về làm mực nước Hồ Ba Bể dâng lên cao và gây ngập lụt ở các thôn Pắc Ngòi, Bản Cám, Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; thôn Nà Lình, Nà Mèo, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn làm cuốn trôi tài sản, hoa màu của Nhân dân, đồng thời làm sạt lở đất với khối lượng lớn, vùi lấp hoa màu, nhà cửa của Nhân dân ở các khu vực trên; hệ thống giao thông từ huyện Ba Bể đi Chợ Đồn bị tê liệt. Đồng thời bão, lốc xoáy làm lật một số tàu, xuồng của Nhân dân trên hồ Ba Bể... Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy PTDS; PCTT-TKCN, PCCC&CNCH các cấp (viết tắt là Ban Chỉ huy) đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do quy mô và mức độ thiệt hại lớn, vượt quá khả năng ứng cứu, khắc phục hậu quả của địa phương và Ban Chỉ huy huyện. Do đó, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:

* Phương án xử trí: Tiếp tục chỉ huy thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ huy các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị nhanh chóng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đưa người và tài sản ra khỏi khu bị ngập lụt, sạt lở…; sau thiên tai nhanh chóng giúp đỡ Nhân dân ổn định chỗ ăn, ở; tham gia phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành tìm kiếm, trục vớt các tàu, xuồng, tài sản trên hồ Ba Bể (nếu có).

* Tổ chức và sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ: Từ 90 - 100 đồng chí (đ/c) Dân quân (DQ) tại chỗ, DQ cơ động; các ban, ngành đoàn thể của xã.

- Lực lượng cơ động:

+ Các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c;

+ Ban Chỉ huy quân sự huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn: Mỗi đơn vị 25 - 30 đ/c;

+ Công an huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c;

+ Dân quân cơ động huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể: 2 - 4 trung đội;

+ Bộ CHQS tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;

+ Công an tỉnh: 100 đ/c;

+ Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: 50 - 60 đ/c.

- Lực lượng hiệp đồng: Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 = 30 đ/c; Kho K380/Binh chủng Pháo binh = 30 đ/c; Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.

- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ và Công an xã = 10 đ/c.

2. Tình huống 2: Sự cố đập Hồ Nặm Cắt

Do mưa lớn kéo dài, hệ thống kè chống sạt lở qua thời gian sử dụng và ảnh hưởng của các đợt thiên tai đến nay công trình đập Hồ Nặm Cắt đã bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn và xảy ra sự cố, gây nguy hại tới tài sản, hoa màu, nhà ở của Nhân dân tại các khu vực dọc 2 bên sông cầu (thôn Bản Bung, thôn Bản Pẻn, xã Dương Quang đến phường Sông Cầu). Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, di dời vật chất, tài sản của Nhân dân 2 bên bờ sông. Tuy nhiên, do số hộ dân cư 2 bên bờ sông đông, vượt quá khả năng di dời, ứng cứu, khắc phục hậu quả của cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy thành phố Bắc Kạn. Do đó, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:

* Phương án xử trí: Tiếp tục chủ động triển khai các phương án đề phòng, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để nhanh chóng di dời vật chất, tài sản của Nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ ảnh hưởng của sợ cố. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, khắc phục đoạn sạt lở và khu vực xung yếu; di chuyển người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị tham gia khắc phục hậu quả, cứu chữa người, tài sản; khôi phục nhà cửa, sản xuất, ổn định đời sống cho Nhân dân. Phối hợp với các lực lượng bố trí phương tiện vận chuyển, di chuyển người và tài sản của Nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

* Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ: Từ 50 - 60 đ/c Dân quân tại chỗ, Dân quân cơ động; các ban, ngành, đoàn thể của xã sở tại.

- Lực lượng cơ động:

+ Các phòng, ban,ngành, đoàn thể thành phố Bắc Kạn: 35 - 40 đ/c;

+ Công an thành phố Bắc Kạn: 35 - 40 đ/c;

+ Ban Chỉ huy quân sự thành phố Bắc Kạn: 20 đ/c;

+ Dân quân thành phố Bắc Kạn: 1 - 2 trung đội;

+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;

+ Công an tỉnh: 100 đ/c;

+ Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: 50 - 60 đ/c.

- Lực lượng hiệp đồng: Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.

- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ, Công an xã.

3. Tình huống 3: Sạt lở đất thôn Đèo Gió, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn

Do mưa lớn kéo dài, hệ thống kè chống sạt lở yếu nên đã xảy ra sạt lở trên địa bàn thôn Đèo Gió với khối lượng đất, đá lớn, làm sập nhà và tài sản, hoa màu của Nhân dân và gây ách tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 279. Việc sạt lở cũng gây hư hại, vùi lấp đường vào và các cửa đường hầm thuộc chốt CZ4. Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, nhưng do quy mô và mức độ thiệt hại lớn, vượt quá khả năng ứng cứu, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy huyện Ngân Sơn. Do đó, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:

* Phương án xử trí: Tiếp tục chủ động triển khai phương án đề phòng, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khắc phục sạt lở đất, giải phóng ách tắc giao thông, tiếp tục gia cố không cho sạt lở. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, khắc phục đoạn sạt lở và khu vực xung yếu; di chuyển người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức lực lượng cơ động của tỉnh và lực lượng hiệp đồng của các đơn vị tham gia khắc phục hậu quả, cứu chữa người, tài sản; khôi phục nhà cửa, ổn định đời sống cho Nhân dân. Phối hợp với các lực lượng bố trí phương tiện vận chuyển, san ủi đất, đá sạt lở thông đường Quốc lộ 3, Quốc lộ 279.

* Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ: Từ 50 - 60 đ/c Dân quân tại chỗ, Dân quân cơ động; các ban, ngành, đoàn thể của xã.

- Lực lượng cơ động:

+ Các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Ngân Sơn: 35 - 40đ/c;

+ Công an huyện Ngân Sơn: 35 - 40 đ/c;

+ Ban Chỉ huy quân sự huyện Ngân Sơn: 20 đ/c;

+ Dân quân huyện Ngân Sơn: 1-2 trung đội;

+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;

+ Công an tỉnh: 100 đ/c;

+ Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: 50 - 60 đ/c.

- Lực lượng hiệp đồng: Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.

- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ, Công an xã và lực lượng trông coi chốt CZ4 = 15 đ/c (Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1).

4. Tình huống 4: Cháy, nổ kho K29 tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn

Do thời tiết hanh khô kéo dài, ý thức của một số cán bộ, chiến sỹ không chấp hành nghiêm công tác phòng, chống cháy nổ đã làm cháy kho K29; do Nhân dân đốt rừng làm nương gây cháy lan... đã làm cháy, nổ kho K29. Khi xảy ra cháy, cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, nhưng do quy mô, mức độ thiệt hại lớn, vượt quá khả năng xử lý của chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy thành phố Bắc Kạn. Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:

* Phương án xử trí: Tiếp tục chỉ đạo, chỉ huy lực lượng tại chỗ khống chế đám cháy và sơ tán vũ khí, đạn ra khỏi vị trí đám cháy, đồng thời nhanh chóng hiệp đồng với các lực lượng, phương tiện đến ứng cứu, khẩn trương dập tắt đám cháy và khắc phục sự cố, kiên quyết không để cháy lan ra các khu vực xung quanh, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra thương vong. Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ an toàn vật tư, vũ khí trang bị kỹ thuật.

* Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ, ứng cứu tại chỗ: Kho K29 và Phòng kỹ thuật: 25 đ/c.

- Lực lượng cơ động ứng cứu sơ tán, vận chuyển:

+ Các phòng, ban ngành, đoàn thể thành phố Bắc Kạn: 35 - 40đ/c;

+ Công an thành phố Bắc Kạn: 35 - 40 đ/c;

+ Ban Chỉ huy quân sự thành phố: 25 - 30 đ/c;

+ Dân quân cơ động xã Nông Thượng và thành phố Bắc Kạn: 2 - 3 trung đội;

+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương;

+ Công an tỉnh: 100 đ/c, trong đó có lực lượng công an PCCC;

+ Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: 50 - 60 đ/c.

- Lực lượng hiệp đồng: Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.

- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân cơ động và Công an xã = 08 đ/c.

5. Tình huống 5: Cháy rừng tại một số khu vực thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể

Một số người dân sinh sống gần khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể sử dụng lửa để xử lý thực bì trồng rừng, làm nương rẫy, do bất cẩn để cháy lan vào lô a, khoảnh 1, tiểu khu 124 rừng đặc dụng. Cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy các cấp đã huy động tối đa các lực lượng tham gia chữa cháy, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do cháy lớn, quá khả năng xử lý của chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy PCCN, CR, CS. Do đó, Trưởng ban Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo:

* Phương án xử trí: Tiếp tục chỉ huy lực lượng tại chỗ, các cơ quan đóng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh sử dụng các trang bị khống chế đám cháy, khoanh vùng khu vực cháy không để cháy lan sang khu vực khác; thông báo cho các địa phương giáp ranh biết, huy động lực lượng, phương tiện phối hợp tham gia chữa cháy. Đồng thời nhanh chóng hiệp đồng với các lực lượng vũ trang thuộc các đơn vị của Bộ, Quân khu đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp xử lý.

* Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ: Ban Quản lý VQG Ba Bể 25 - 30 đ/c; Dân quân tại chỗ, DQ cơ động và các ban, ngành, đoàn thể xã Nam Mẫu, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.từ 100 - 150 đ/c.

- Lực lượng cơ động:

+ Các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Ba Bể, Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c

+ Công an huyện Ba Bể, Chợ Đồn: 70 - 80 đ/c.

+ Ban chỉ huy quân sự huyện Chợ Đồn, Ba Bể: Mỗi đơn vị 25 - 30 đ/c.

+ Dân quân cơ động huyện Chợ Đồn, Ba Bể: Mỗi đơn vị 2 - 4 trung đội.

+ Bộ CHQS tỉnh: 100 đ/c thuộc lực lượng tiền phương.

+ Công an tỉnh: 100 đ/c.

+ Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh: 50 - 60 đ/c.

- Lực lượng hiệp đồng: Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 = 30 đ/c; Kho K380/Binh chủng Pháo binh = 30 đ/c; Sư đoàn 346/Quân khu 1 = 200 đ/c; Bệnh viện Quân y 91/Cục Hậu cần/Quân khu 1 = 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản 18 đ/c; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn = 05 đ/c.

- Lực lượng tuần tra, bảo vệ: Dân quân tại chỗ và Công an xã = 30 - 35 đ/c.

B. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ

1. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Phòng chống thiên tai. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Nghị định 30/2017/NĐ-CP); chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động (05 đ/c) tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.

1.2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị định 30/2017/NĐ- CP. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động (100 đ/c) thuộc lực lượng tiền phương tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.

1.3. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo Nghị định 30/2017/NĐ-CP. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động (100 đ/c) tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.

1.4. Các sở, ngành, đoàn thể còn lại

Phối hợp với Sở NN&PTNT, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về công tác PTDS, PCTT và TKCN, PCCC và CNCH; thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác PTDS, PCTT và TKCN, PCCC và CNCH. Chủ động xây dựng, rà soát, bổ sung hệ thống văn kiện, kế hoạch PTDS, PCTT và TKCN, PCCC và CNCH do ngành chủ trì xây dựng để bảo đảm thực hiện khi có sự cố xảy ra. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng huy động tham gia xử trí các tình huống trên địa bàn khi có lệnh.

(Lực lượng huy động tham gia theo Phụ lục 1 kèm theo)

2. Đối với UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng chủ động nắm chắc tình hình, khu vực trọng điểm thiên tai trên địa bàn, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hiệp đồng với các đơn vị quân đội của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn cụ thể đối với từng tình huống. Rà soát, thống kê sẵn sàng huy động vật tư, phương tiện máy móc, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân trên địa bàn, bảo đảm huy động được ngay khi có yêu cầu. Chỉ đạo cơ quan quân sự, Công an, Phòng NN&PTNT tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị định 30/2017/NĐ-CP; xây dựng phương án bố trí, sắp xếp vị trí tập kết cho các đơn vị hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn. Mỗi huyện, thành phố sẵn sàng huy động 35 - 40 cán bộ thuộc các phòng, ban, ngành; 20 - 25 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự; 35 - 40 cán bộ, chiến sỹ cơ quan công an; 2 - 3 Trung đội dân quân cơ động và các trang bị, phương tiện; chuẩn bị tốt mọi điều kiện, sẵn sàng động viên 01 Đại đội dự bị động viên để xử trí các tình huống phức tạp trên địa bàn quản lý và địa phương giáp ranh.

- UBND thành phố Bắc Kạn và UBND huyện Chợ Mới: Mỗi địa phương sẵn sàng huy động 160 - 180 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự, công an, dân quân tự vệ (DQTV) và các ban, ngành kèm theo trang bị cầm tay; hiệp đồng cùng Kho K15/CKT/QK1 xử trí tình huống cháy nổ, cháy rừng và khắc phục hậu quả theo yêu cầu của chỉ huy Kho K15.

- UBND huyện Ngân Sơn: Sẵn sàng huy động 160 -180 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự, công an, DQTV và các ban, ngành kèm theo trang bị cầm tay tham gia xử trí tình huống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập cùng lực lượng trông coi công trình CZ4 (Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1).

- UBND huyện Chợ Đồn: Sẵn sàng huy động 160 - 180 cán bộ, chiến sỹ cơ quan quân sự, công an, DQTV và các ban, ngành kèm theo trang bị cầm tay tham gia xử trí tình huống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập tại các khu vực, mục tiêu theo kế hoạch hiệp đồng của chỉ huy Tiểu đoàn 4 thuộc Lữ đoàn Công binh 72 và Kho K380 thuộc Binh chủng Pháo binh.

3. Các đơn vị của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn tỉnh

Chủ động xây dựng kế hoạch, hiệp đồng cụ thể với các địa phương nơi đóng quân để xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập tại các khu vực, mục tiêu do đơn vị quản lý; đồng thời phối hợp, hiệp đồng cùng tỉnh Bắc Kạn tham gia xử trí các tình huống thiên tai, sự cố trên địa bàn, trong đó trọng điểm tại một số khu vực như sau:

3.1. Đối với Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72 và Kho K380/Binh chủng Pháo binh

Mỗi đơn vị sẵn sàng huy động 30 đồng chí và các trang bị cầm tay tham gia xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập trên địa bàn huyện Chợ Đồn tập trung vào các tình huống như: Ngập lụt ở xã Nam Cường; Sạt lở đất ở xã Đồng Thắng; Ứng cứu sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng; Ứng cứu sụt lún tại thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn.

3.2. Đối với Kho K15/Cục Kỹ thuật/Quân khu 1

Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện thuộc biên chế của đơn vị, phối hợp cùng lực lượng của Ban CHQS và DQTV huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn, tham gia ứng cứu, chữa cháy nổ, cháy rừng khu vực kho K15/Cục Kỹ thuật; đồng thời hiệp đồng cụ thể về lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, phòng, chống cháy nổ theo phương án của đơn vị.

3.3. Đối với Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn

Sẵn sàng huy động 05 đồng chí và các phương tiện, trang bị có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, hiệp đồng xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, cứu sập trên địa bàn theo yêu cầu của tỉnh.

3.5. Đối với Sư đoàn 346/Quân khu 1

Sẵn sàng huy động 200 đ/c và trang bị cầm tay tham gia xử trí, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các tình huống sau:

- Giông lốc trên địa bàn xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm;

- Giông lốc trên địa bàn xã Tân Tú, huyện Bạch Thông;

- Sạt lở đất, đá tại thôn Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn;

- Sạt lở đất, đá tại khu vực thuộc thôn Nà Lay, xã Côn Minh, huyện Na Rì;

- Lũ quét, lũ ống tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể;

- Ngập lụt tại phường Sông Cầu, phường Đức Xuân và xã Dương Quang, tp. Bắc Kạn;

- Ngập lụt trên địa bàn thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới;

- Ngập úng tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể;

- Sập đổ khu khai thác khoáng sản tại xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn;

- Sập đổ công trình CZ4, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn;

- Cháy, nổ Kho K29, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn;

- Ứng cứu sụt lún tại thị trấn Bằng Lũng và xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn;

- Ứng phó sự cố đập Hồ Nặm Cắt thuộc xã Dương Quang, tp. Bắc Kạn.

3.6. Đối với Bệnh viện Quân y 91/Quân khu 1

Sẵn sàng huy động 01 đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản (gồm 18 đ/c) và các trang bị, dụng cụ y tế, thuốc tham gia cứu, chữa người bị nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai, thảm họa gây ra trên địa bàn tỉnh theo các tình huống dự kiến.

3.7. Đối với Tiểu đoàn 2/ Lữ đoàn Công binh 575

Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện (bộ phận trông coi công trình) phối hợp cùng lực lượng của Ban CHQS và DQTV huyện Ngân Sơn, tham gia ứng cứu, chữa cháy nổ, cháy rừng cứu sập khu vực công trình CZ4, đồng thời hiệp đồng cụ thể về lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, phòng, chống cháy nổ theo phương án của đơn vị.

(Vị trí tập kết trong xử trí một số tình huống theo phụ lục 2 kèm theo)

IV. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm kinh phí, vật chất, trang bị, phương tiện

- Kinh phí bảo đảm cho huy động lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố thiên tai, thảm họa thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT- BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng phương tiện, trang bị theo kế hoạch đã được phê duyệt; đồng thời nghiên cứu, xem xét phối hợp bảo đảm một số trang bị, phương tiện cho các đơn vị hiệp đồng khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

- Giao Sở Y tế bảo đảm 01 Tổ cứu thương cùng cơ số thuốc, dụng cụ y tế trực tiếp tham gia công tác ứng phó với các thảm họa và khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra.

- Các đơn vị hiệp đồng tự bảo đảm phương tiện, trang bị theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ PCTT-TKCN, PCCN, CR, CS của đơn vị mình; đồng thời chủ động phối hợp, hiệp đồng với các địa phương để thống nhất bảo đảm các trang bị, phương tiện khác theo yêu cầu của từng tình huống.

2. Bảo đảm thông tin liên lạc và thông báo, báo động

- Các cấp sử dụng hệ thống loa truyền thanh, kết hợp sử dụng hệ thống thông tin bưu chính viễn thông, mạng quân sự, Viettel và hệ thống trực ban của các đơn vị quân đội, công an để trực PCTT- TKCN, PCCN, CR, CS (số điện thoại các cơ quan, đơn vị tại Phụ lục 3 kèm theo).

- Khi có tình huống thiên tai xảy trên địa bàn của từng địa phương khẩn trương thông báo, báo cáo Ban Chỉ huy các cấp và các cơ quan thường trực; đồng thời thông báo cho các đơn vị hiệp đồng biết để sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện xử trí tình huống ứng cứu kịp thời khi được yêu cầu.

3. Bảo đảm hậu cần

- Các huyện, thành phố chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn phương án bố trí, sắp xếp vị trí tập kết cho các đơn vị bộ đội chủ lực (đơn vị hiệp đồng) và bảo đảm các nhu yếu phẩm cho bộ đội sinh hoạt theo hiệp đồng, thống nhất cụ thể của chỉ huy các đơn vị khi có tình huống phải huy động.

- Đề nghị các đơn vị bộ đội chủ lực khi thực hiện nhiệm vụ tự bảo đảm lương thực, thực phẩm theo quy định về lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu và chủ động hiệp đồng với địa phương nơi làm nhiệm vụ để phối hợp bảo đảm các mặt cho thực hiện nhiệm vụ.

4. Bảo đảm cơ động

- Khi có các tình huống do thảm họa gây ra, Sở Giao thông vận tải tỉnh chủ động tham mưu cho UBND tỉnh huy động 10 - 12 xe ô tô 29 chỗ ngồi và các phương tiện, trang bị khác làm nhiệm vụ ứng cứu, khắc phục thiên tai, thảm họa trên địa bàn.

- Các đơn vị hiệp đồng, địa phương tự bảo đảm phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ.

V. TỔ CHỨC CHỈ HUY

1. Căn cứ vào mức độ sự cố, vụ việc xảy ra và đề xuất của địa phương, Ban Chỉ huy tỉnh thành lập Sở chỉ huy tiền phương để trực tiếp chỉ huy, điều hành toàn bộ lực lượng tham gia xử trí, khắc phục hậu quả.

2. Khi xảy ra các thảm họa, các địa phương căn cứ vào mức độ sự cố, vụ việc, chỉ đạo cơ quan chức năng tham mưu thành phần Sở chỉ huy để chỉ huy lực lượng cấp mình tham gia thực hiện nhiệm vụ.

VI. MỘT SỐ QUY ĐỊNH

1. Sở NN&PTNT, Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh là các cơ quan thường trực Ban Chỉ huy cấp tỉnh, chịu trách nhiệm tham mưu tổ chức, triển khai các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng phó với các thảm họa theo lĩnh vực được phụ trách. Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh làm đầu mối hiệp đồng với các đơn vị quân đội của Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn và báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu theo quy định.

2. Các đơn vị quân đội thuộc Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn tỉnh, chủ động hiệp đồng với cơ quan quân sự nơi đóng quân (theo Mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 1) xây dựng kế hoạch ứng phó sát thực tế, hiệu quả. Hằng năm khi có điều chỉnh thay đổi về lực lượng, phương tiện các đơn vị phải thống nhất với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trước khi trình cấp trên phê duyệt.

3. Trường hợp phải tăng số người so với kế hoạch hiệp đồng do tình trạng nguy cấp, đề nghị các đơn vị hiệp đồng tạo điều kiện giúp đỡ địa phương, đồng thời báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo. Khi có tình huống khẩn cấp xảy ra người chỉ huy đơn vị được quyền chủ động sử dụng lực lượng, phương tiện thuộc quyền (kể cả phương tiện chiến đấu đối với cơ quan quân sự) để ứng cứu khắc phục kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra, đồng thời báo cáo cấp trên theo quy định.

4. Căn cứ các nhiệm vụ tại kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các địa phương chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao để đảm bảo xử trí các tình huống do các thảm họa gây ra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tham mưu/QK1 (thay b.cáo)
- TT Tỉnh ủy; (thay b.cáo)
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCH PTDS; PCTT và TKCN; PCCC và CNCH tỉnh;
- Bộ CHQS, Công an tỉnh;
- VP/BCH PCTT-TKCN;
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh;
- fBB346/QK1, K15/CKT/QK1, VQY91/CHC/QK1, d2/Lữ 575/QK1;
- K380/BCPB; d4/Lữ72/BCCB; Viettel Bắc Kạn;
- Các sở, ban, ngành có liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Hoàng.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đăng Bình

 

PHỤ LỤC 1

LỰC LƯỢNG THAM GIA ỨNG CỨU, KHẮC PHỤC SỰ CỐ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN CỦA CÁC SỞ, NGÀNH THUỘC TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

TT

ĐƠN VỊ

LỰC LƯỢNG

GHI CHÚ

1

Bộ CHQS tỉnh

100 đ/c

 

2

Công an tỉnh

100 đ/c

 

3

Sở NN&PTNT

05 đ/c

 

4

Các sở, ngành còn lại

60 đ/c

 

4.1

Sở Kế hoạch và đầu tư

03 đ/c

 

4.2

Sở Giao thông vận tải

03 đ/c

 

4.3

Sở Y tế

03 đ/c

 

4.4

Sở Thông tin và Truyền thông

03 đ/c

 

4.5

Sở lao động thương binh và xã hội

03 đ/c

 

4.6

Sở Công thương

03 đ/c

 

4.7

Sở Tài chính

03 đ/c

 

4.8

Sở Tài nguyên và Môi trường

03 đ/c

 

4.9

Sở Xây dựng

03 đ/c

 

4.10

Sở Giáo dục và Đào tạo

03 đ/c

 

4.11

Sở Nội vụ

03 đ/c

 

4.12

Sở Khoa học và Công nghệ

03 đ/c

 

4.13

Sở Tư pháp

03 đ/c

 

4.14

Đài Phát thanh và Truyền hình

03 đ/c

 

4.15

Thanh tra Nhà nước tỉnh

03 đ/c

 

4.16

Công ty Điện lực

03 đ/c

 

4.17

Bưu điện tỉnh

03 đ/c

 

4.18

Viễn thông tỉnh

03 đ/c

 

4.19

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

02 đ/c

 

4.20

Hội Liên hiệp phụ nữ

02 đ/c

 

4.21

Tỉnh đoàn

02 đ/c

 

 

Tổng

265 đ/c

 

* Ngoài lực lượng đã huy động trên, các sở, ngành sẵn sàng huy động thêm lực lượng, phương tiện xử trí các tình huống khi được Ban Chỉ huy PTDS; PCTT và TKCN; PCCC và CNCH tỉnh đề nghị.

 

PHỤ LỤC 2

VỊ TRÍ TẬP KẾT TRONG XỬ TRÍ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRỌNG ĐIỂM CỦA CÁC ĐƠN VỊ HIỆP ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

1. Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn Công binh 72

- Ngập lụt ở xã Nam Cường; vị trí tập kết tại UBND xã Nam Cường(74606);

- Sạt lở đất ở xã Đồng Thắng, vị trí tập kết tại thôn Khuổi Phẩy, xã Đồng Thắng (5068 8);

- Ứng cứu sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng, vị trí tập kết tại Đèo Lũng Váng, xã Bằng Lãng (4860 9).

- Ứng cứu sụt lún thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, vị trí tập kết tại Sân Phòng VHTT huyện Chợ Đồn (4988 3).

2. Kho K380/Binh chủng Pháo binh

- Ngập lụt ở xã Nam Cường, vị trí tập kết tại UBND xã Nam Cường (7460 6);

- Sạt lở đất ở xã Đồng Thắng, vị trí tập kết tại Khuổi Phẩy xã Đồng Thắng (5068 8);

- Ứng cứu sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng, vị trí tập kết tại Đèo Lũng Váng xã Bằng Lãng (4860 9).

- Ứng cứu sụt lún thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, vị trí tập kết tại Sân Phòng VHTT huyện Chợ Đồn (4988 3)

3. Kho K15/Cục Kỹ thuật/Quân khu 1; Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn công binh 575; Viện QY91/Cục Hậu cần/Quân khu 1; Chi nhánh Công trình Viettel Bắc Kạn

Vị trí tập kết theo từng tình huống, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hiệp đồng trực tiếp.

4. Sư đoàn 346/Quân khu 1

- Sạt lở đất, đá tại các xã: Công Bằng, Nhạn Môn, Giáo Hiệu huyện Pác Nặm; vị trí tập kết tại trụ sở UBND các xã nơi xảy ra tình huống.

- Giông lốc trên địa bàn xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm; vị trí tập kết tại thôn Nà Lạnh, xã Bộc Bố (0018 1).

- Giông lốc trên địa bàn xã Tân Tú, huyện Bạch Thông; vị trí tập kết tại thôn Cốc Nao (6286 7).

- Sạt lở đất, đá tại thôn Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; vị trí tập kết tại Tây Nam Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn (7896 7).

- Sạt lở trên địa bàn xã Côn Minh, huyện Na Rì; vị trí tập kết tại thôn Nà Lay, xã Côn Minh (4402 5).

- Lũ quét, lũ ống tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể; vị trí tập kết tại Cốc Lùng, xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể (7886 4).

- Ngập lụt tại Phường Sông Cầu, Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn; vị trí tập kết tại Sân Tổng Đích, tổ 5 P. Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn (4884).

- Ngập lụt, sạt lở tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn; xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; vị trí tập kết tại UBND xã Nam Cường(7460 6).

- Ngập lụt trên địa bàn thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới; vị trí tập kết tại tổ 8,9 thị trấn Đồng Tâm (2280 3).

- Sập đổ khu khai thác khoáng sản xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn; vị trí tập kết tại Tòng Mu, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn (465 8).

- Sập đổ công trình CZ4 xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn; vị trí tập kết tại Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn (789 6).

- Cháy, nổ Kho K29 xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn; vị trí tập kết tại Lũng Hoàn, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn (468 6).

- Ứng cứu sụt lún thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, vị trí tập kết tại Sân Phòng VHTT huyện (4988 3).

- Ứng phó sự cố đập Hồ Nặm Cắt trên địa bàn xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn; vị trí tập kết tại thôn Quan Nưa, thôn Nà Ỏi, xã Dương Quang (5084 8)./.

 

PHỤ LỤC 3

SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC CƠ QUAN TỈNH BẮC KẠN VÀ ĐƠN VỊ HIỆP ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

TT

ĐƠN VỊ

SỐ ĐIỆN THOẠI

GHI CHÚ

Quân sự

Dân sự

Di động

Trực ban

1

Thường trực Ban chỉ huy PTDS; PCTT và TKCN; PCCC và CNCH tỉnh

 

02093.870.655

 

 

 

2

Thường trực về công tác cháy rừng tỉnh

 

0209.3870.559

 

 

 

3

Thường trực về công tác cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ

 

0209.3870.655

 

 

 

4

Trực ban tác chiến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

 

02093. 870.147

 

069.868.011

 

5

Trực ban Công an tỉnh

 

 

 

069.2546.112

 

6

Các đơn vị hiệp đồng

 

 

 

 

 

6.1

Tiểu đoàn 4/Lữ đoàn 72/BTL Công binh

 

 

0338.567.575

 

 

6.2

Kho K380/BC Pháo binh

069.868.903

 

0389.284.868

069.868.915

 

6.3

Kho K15/CKT/QK1

 

 

0963.668.865

069.861.454

 

6.4

Sư đoàn 346/QK1

069.863.112

 

 

069.863.115

 

6.5

Bệnh viện QY91/CHC/QK1

069.863.612

 

0983.724.875

069.863.603

 

6.6

Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1

 

 

0989.591.387

861.841

 

6.7

Viettel Bắc Kạn

 

 

0972.200.386

0209.6250.000

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 320/KH-UBND về hiệp đồng ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2023

  • Số hiệu: 320/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 22/05/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
  • Người ký: Nguyễn Đăng Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/05/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản