Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/KH-UBND | Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 126/NQ-CP NGÀY 29/11/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng (PCTN) theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính quyền Thành phố, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh và góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020 của Thành phố.
- Việc thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP gắn liền với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) của Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành TW Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Kết luận số 10-KL/TW ngày 29/11/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015- 2020, Chương trình số 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2020”, Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị Thành phố trong công tác PCTN với phương châm phòng ngừa là chính; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kết hợp chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng.
II. NỘI DUNG
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Thành phố xác định công tác PCTN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, quan trọng, cấp bách; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Công tác PCTN được gắn liền với việc tiếp tục thực hiện các Văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác PCTN; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chương trình số 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy; Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố...
- Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo công tác PCTN; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng; nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác PCTN. Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Lấy kết quả công tác phòng chống tham nhũng làm một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN với phương châm: Cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
2. Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ
- Thường xuyên rà soát các cơ chế chính sách để đề xuất, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý; chú trọng tới chức trách của từng vị trí công tác theo quy định của pháp luật và các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ.
- Xử lý trách nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ có biểu hiện tham nhũng, gây dư luận theo quy định của pháp luật; khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cải cách thủ tục hành chính; xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
3. Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ để phòng ngừa tham nhũng
- Thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là trong một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng: quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, tài sản công, tổ chức cán bộ...
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; các quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập; kiểm soát tài sản thu nhập. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai kê khai tài sản thu nhập và xác minh tài sản thu nhập theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt; quyền tiếp cận thông tin; bảo vệ bí mật nhà nước; kiểm soát việc thực thi quyền lực trong các hoạt động quản lý nhà nước; trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước...
4. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng
- Các sở, ban, ngành thường xuyên rà soát, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý thị trường tài chính, ngân hàng; cấp phép đầu tư; đầu tư xây dựng cơ bản; giáo dục, y tế...
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thanh tra; Luật, Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành theo phạm vi, thẩm quyền, trong đó tập trung vào các nội dung liên quan đến công tác PCTN.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng
- Thực hiện các quy định về giải quyết tố cáo, nhất là tố cáo về tham nhũng; bảo vệ người tố cáo, người làm chứng trong tố giác và phát hiện tham nhũng.
- Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch công tác PCTN, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra hàng năm và chỉ đạo tổ chức thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực có nhiều dư luận, có nguy cơ phát sinh tham nhũng như: quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính ngân sách, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ... Thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội.
- Tập trung xác minh, điều tra làm rõ, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vụ việc, vụ án tham nhũng; thực hiện nghiêm các quy định về giám định, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí giám định ở một số lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, khoa học công nghệ, công thương, thông tin và truyền thông... Những vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra các cấp với các cơ quan điều tra tố tụng trong điều tra, hướng dẫn điều tra xử lý các vụ án nói chung, vụ án kinh tế, tham nhũng nói riêng, hạn chế thấp nhất trường hợp điều tra bổ sung, điều tra lại giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; xác định rõ trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan. Xử lý kiên quyết, kịp thời đúng pháp luật về xử lý tài sản tham nhũng; những hành vi tham nhũng, những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.
- Quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCTN, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN
- Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban thanh tra nhân dân, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và nhân dân trong việc nâng cao nhận thức, phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện tham nhũng.
- Phát huy vai trò của báo chí trong phát hiện tham nhũng, gắn trách nhiệm của cơ quan báo chí trong việc phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan chức năng để phục vụ việc xem xét, xử lý vụ việc tham nhũng mà báo chí đã phát hiện, đăng tải, đồng thời đảm bảo cơ chế bảo vệ nguồn tin, bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN; tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đối thoại về PCTN theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của đơn vị mình, xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, bảo đảm việc tổ chức thực hiện được triển khai đến cơ sở. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 126/NQ-CP đến cán bộ, công chức, viên chức. Tổng hợp kết quả thực hiện theo các kỳ thống kê quý, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm trong báo cáo định kỳ về công tác PCTN (qua Thanh tra Thành phố) để tập hợp báo cáo UBND theo quy định.
2. Giao Thanh tra Thành phố: chủ trì, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này, tham mưu UBND Thành phố báo cáo kết quả thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ.
3. Giao Sở Tư pháp: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về PCTN.
4. Giao Sở Giáo dục đào tạo, Sở Lao động - thương binh và xã hội, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề trực thuộc Thành phố: tiếp tục triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
5. Giao Sở Thông tin và truyền thông: chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí, truyền hình của Thành phố triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 126/NQ-CP và các quy định của pháp luật về PCTN.
6. Giao Công an Thành phố: phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các đơn vị có liên quan để chủ động nắm thông tin, tình hình các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; tập trung xác minh, điều tra xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.
7. Các Sở, Ban, ngành trực thuộc Thành phố chủ động tham mưu giúp UBND Thành phố triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, các nhiệm vụ thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của ngành, đơn vị mình theo chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố phối hợp tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Thành phố Hà Nội. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND Thành phố để chỉ đạo giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2017 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2018 về tổ chức triển khai Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của tỉnh Yên Bái
- 4Kế hoạch 271/KH-UBND về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Kế hoạch 26/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 7Kế hoạch 539/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8Kế hoạch 540/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 9Quyết định 670/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo Nghị quyết 126/NQ-CP
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Luật thanh tra 2010
- 4Luật tố cáo 2011
- 5Kết luận 21-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 6Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2013 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 33-CT/TW năm 2014 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Bộ luật hình sự 2015
- 9Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 10Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 11Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020
- 12Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2017 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của thành phố Hà Nội
- 13Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 14Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2018 về tổ chức triển khai Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của tỉnh Yên Bái
- 15Kế hoạch 271/KH-UBND về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 16Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 17Kế hoạch 26/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 18Kế hoạch 539/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 19Kế hoạch 540/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 20Quyết định 670/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo Nghị quyết 126/NQ-CP
Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 31/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/01/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra