Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/KH-UBND | Đồng tháp, ngày 18 tháng 02 năm 2016 |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG
Thực hiện Công văn số 4577/BNV-ĐT ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020; Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016-2020, như sau:
1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định; đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Các cấp, các ngành có liên quan có giải pháp hợp lý thực hiện tốt các mục tiêu của Kế hoạch; đảm bảo sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã được nâng lên đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ công vụ; triển khai thực hiện tốt, kịp thời các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
a) Cán bộ xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh và Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Công chức xã gồm có 07 chức danh: Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự, Văn phòng-thống kê, Tài chính-kế toán, Tư pháp-hộ tịch, Địa chính- nông nghiệp-xây dựng và môi trường, Văn hóa-xã hội.
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
2. Mục tiêu chung:
Phấn đấu đến năm 2020 đạt được các mục tiêu sau:
a) Về Đào tạo:
- 99% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định về trình độ chuyên môn.
- 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định về trình độ lý luận chính trị.
b) Về bồi dưỡng:
- 100% cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ.
- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân xã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.
III. MỤC TIÊU SỐ LƯỢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ
1. Mục tiêu số lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:
a) Đào tạo: 1.134 lượt cán bộ, công chức.
- Về chuyên môn: 214 cao đẳng, đại học ngành Quân sự cơ sở.
- Về lý luận chính trị: 720 trung cấp, 200 cao cấp.
b) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng: 3.552 lượt cán bộ, công chức, gồm 13 chuyên đề đã được các Bộ, Ngành Trung ương ban hành, bổ sung hoàn chỉnh.
(phụ lục I, II, III đính kèm)
2. Chế độ, chính sách:
Chế độ thù lao giảng viên và hỗ trợ cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3. Kinh phí:
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được huy động từ nhiều nguồn, ngân sách nhà nước chi trả chủ yếu là từ nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020 ước tính khoảng 16.243 triệu đồng:
- Bố trí dự toán kinh phí cho Trường Chính trị tỉnh đối với các lớp lý luận chính trị và 11 chuyên đề.
- Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh: Thực hiện theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời bố trí dự toán kinh phí cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh.
Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ theo khả năng và tình hình thực tế tổ chức các lớp theo tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
1. Kiện toàn, bổ sung đội ngũ giảng viên; đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết, phương pháp giảng dạy tích cực; bố trí giảng viên trợ giảng đối với một số chuyên đề; tăng thời lượng xử lý tình huống thường xảy ra trong thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy.
2. Đổi mới phương pháp biên soạn giáo án giảng bài, tài liệu bồi dưỡng gắn với thực tiễn của địa phương; có cập nhật, bổ sung những nội dung mới mà thực tiễn đã và đang đặt ra cần phải có hướng giải quyết hợp lý, hiệu quả, bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn theo chương trình do các Bộ, Ngành Trung ương ban hành.
3. Quán triệt nâng cao nhận thức, ý thức tổ chức đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan với cơ sở đào tạo trong việc cử cán bộ, công chức đi học và quản lý quá trình học tập, chấp hành nội quy của cán bộ, công chức; báo cáo về cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, công chức được cử đi học nhưng không đi học và không có lý do chính đáng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
4. Bố trí kinh phí đầy đủ, cấp phát kịp thời và các nguồn kinh phí khác để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đúng tiến độ.
1. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020 đối với các cơ quan, đơn vị, việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm.
- Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng hàng năm; thông báo chiêu sinh và nhập học theo kế hoạch; thông báo lịch mở lớp của từng chuyên đề đến các cơ quan, đơn vị, cử giảng viên tham gia giảng dạy, theo dõi quản lý học viên tham gia học tập và có phản hồi thông tin về các địa phương.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo định kỳ hàng năm và giai đoạn; tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chú trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nội vụ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện Kế hoạch hàng năm; trong đó, rà soát các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ các chương trình, đề án, dự án quốc gia đang thực hiện trên địa bàn tỉnh để tham mưu kết hợp, lồng ghép vào nguồn kinh phí đối ứng.
- Hướng dẫn, quản lý, sử dụng thanh quyết toán nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã được cử đi học theo kế hoạch.
- Tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề đối với chức danh công chức Tài chính-kế toán xã theo Kế hoạch.
4. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Lao động – Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm.
- Cử công chức, viên chức làm giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề có liên quan đảm bảo thời gian theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giảng dạy đạt hiệu quả và chất lượng. Trên cơ sở nội dung, chương trình tài liệu của các Bộ, Ngành Trung ương, các giảng viên soạn tài liệu trình lãnh đạo Sở phê duyệt và gửi Sở Nội vụ (gửi kèm file tài liệu vào địa chỉ email của Sở Nội vụ).
5. Trường Chính trị tỉnh:
- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng các chuyên đề: Bồi dưỡng các chức danh chuyên trách Đảng, Đoàn thể xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã; Văn phòng-thống kê.
- Lập dự toán kinh phí các lớp đào tạo, bồi dưỡng có liên quan gửi Sở Tài chính thẩm định và thanh toán theo quy định.
- Sắp xếp bố trí phòng học, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị theo lịch mở lớp; đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác mở lớp bồi dưỡng để bổ sung, cải tiến cho những năm tiếp theo.
- Phối hợp các cơ quan có liên quan báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng thực hiện Kế hoạch theo định kỳ hàng năm, sơ kết và tổng kết báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh:
- Chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát, xây dựng và bổ sung quy hoạch đội ngũ công chức xã đối với các chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã; bố trí sử dụng sau đào tạo theo quy hoạch.
- Phối hợp Uỷ ban nhân dân cấp huyện chọn cử công chức đi đào tạo ngành quân sự cơ sở, công an theo kế hoạch chung của Bộ chủ quản.
- Trường Quân sự tỉnh và Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an:
+ Lập dự toán kinh phí mở lớp bồi dưỡng chuyên đề có liên quan gửi Sở Tài chính thẩm định và thanh toán theo quy định.
+ Thông báo chiêu sinh và nhập học, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy các lớp, cử giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề được phân công.
7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp Uỷ ban nhân dân xã chọn, cử cán bộ, công chức xã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chức danh, đối tượng, số lượng theo thông báo chiêu sinh của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Quy hoạch cán bộ, công chức xã theo quy định; bố trí sử dụng có hiệu quả, theo quy hoạch sau đào tạo.
- Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng thực hiện Kế hoạch theo định kỳ hàng năm và giai đoạn về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ);
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị gửi Sở Nội vụ tổng hợp, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 79/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy định thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2015 về nghiêm túc thực hiện đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công, viên chức do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 05/2013/QĐ-UBND Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 79/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy định thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2015 về nghiêm túc thực hiện đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công, viên chức do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2016 đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020 thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 31/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Văn Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra