Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 304/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 09 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2013 - 2016” ĐẾN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 215/KH-HLGVN ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Hội Luật gia Việt Nam triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016” đến năm 2021; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016” đến năm 2021, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016” đến năm 2021 góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
- Phát huy vai trò các cấp Hội Luật gia, các tổ chức khác và cá nhân tham gia xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa Hội Luật gia với các cơ quan nhà nước, Đoàn Luật sư, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn để thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; phát huy những thành quả đạt được giai đoạn 2013 - 2016 để xác định nội dung công việc, tiến độ thực hiện. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của Hội Luật gia, các cơ quan hữu quan, đoàn thể trong quá trình tổ chức, phối, kết hợp tổ chức thực hiện Đề án.
- Phối, kết hợp các hoạt động của Đề án với chương trình, đề án khác có liên quan về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu
- Bảo đảm 100% Sở, ngành, đoàn thể có liên quan, các địa phương và Hội Luật gia các cấp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý với nội dung và hình thức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện thực tế ở đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.
- Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lên báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền pháp luật, hội viên Hội Luật gia được cập nhật thông tin, hỗ trợ tài liệu pháp luật, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Giữ vững và nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại cơ sở đã thực hiện tại các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; Hội, Chi hội luật gia cơ sở.
- Tiếp tục nghiên cứu mô hình và hình thành tổ chức hoạt động Trung tâm pháp luật cộng đồng tại một số xã để rút kinh nghiệm và từng bước nhân rộng mô hình này.
II. GIẢI PHÁP, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Kiện toàn Ban điều hành Đề án, ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện giai đoạn và hàng năm trong Ban điều hành và các cấp Hội.
Hội Luật gia tỉnh chủ trì thời gian thực hiện: Năm 2017
2. Kế thừa kết quả đạt được trong giai đoạn 2013 - 2016; hướng mạnh hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở, phát huy tính chủ động của các cấp Hội Luật gia, phát huy nguồn lực xã hội tham gia phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, thời điểm và theo yêu cầu quần chúng, nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế ưu đãi, định mức chi hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Luật gia, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
Hội Luật gia tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các đoàn thể thực hiện trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
3. Củng cố, mở rộng mô hình, thiết chế thực hiện có hiệu quả tại cơ sở của các đoàn thể, đơn vị tham gia, chú ý mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội Luật gia tỉnh và các đoàn thể thực hiện trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
4. Tổ chức các hình thức bồi dưỡng kiến thức pháp luật phù hợp nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các cá nhân tham gia hoạt động; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho các đoàn thể, đơn vị tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Hội Luật gia tỉnh thực hiện trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
5. Tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý thông qua các hoạt động của các trung tâm tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở…
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội Luật gia thực hiện trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
6. Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa đoàn thể với cơ quan nhà nước, đoàn thể với đoàn thể tạo sức mạnh tổng hợp, toàn diện trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Hội Luật gia thực hiện trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
7. Tổ chức, kiểm tra, sơ kết, tổng kết định kỳ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để kịp thời điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp với địa bàn, đối tượng, lĩnh vực, thời điểm. Động viên khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án.
Hội Luật gia và các cơ quan, đoàn thể thực hiện theo định kỳ hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Luật gia tỉnh
- Củng cố Ban điều hành thực hiện Đề án để điều hành, tổ chức thực hiện Đề án hiệu quả hơn.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đoàn thể có liên quan triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016” đến năm 2021.
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, kỹ năng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho hội viên Hội Luật gia, luật sư, cán bộ Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể, cán bộ Trung tâm trợ giúp pháp lý.
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Luật gia, các đoàn thể, các cơ quan đơn vị tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn dự trù kinh phí thực hiện Đề án cho các đơn vị ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở.
2. Sở Tư pháp
- Phối hợp với Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, kỹ năng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho hội viên Hội Luật gia, Luật sư, cán bộ Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể, cán bộ Trung tâm trợ giúp pháp lý.
- Phối hợp với Hội Luật gia, Sở Tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Luật gia, các đoàn thể, các cơ quan đơn vị tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Phối hợp với Hội Luật gia tỉnh đánh giá và nhân rộng mô hình Trung tâm tư vấn pháp luật và chi nhánh gắn kết hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn cấp tỉnh, huyện; nghiên cứu xây dựng mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng hoặc tương tự để rút kinh nghiệm và từng bước nhân rộng.
- Biên soạn, cung cấp kịp thời các tài liệu phổ biến pháp luật phù hợp với nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; chủ động hướng dẫn, định hướng chủ đề, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với thời điểm, nhu cầu của cán bộ, nhân dân và nhiệm vụ chính trị.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Hội có đông hội viên như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... củng cố, hình thành Trung tâm Tư vấn pháp.
3. Sở Tài chính
- Cân đối ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Hội Luật gia hướng dẫn dự trù kinh phí thực hiện Đề án cho các đơn vị ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở.
- Phối hợp với Hội Luật gia tỉnh, Sở Tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Luật gia, các đoàn thể, các cơ quan đơn vị tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
4. Đoàn Luật sư
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Hội Luật gia tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, kỹ năng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho hội viên Hội Luật gia, Luật sư, cán bộ Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể, cán bộ Trung tâm trợ giúp pháp lý.
- Phối hợp với Hội Luật gia tỉnh, Sở Tư pháp tuyên truyền và phổ biến các quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho luật sư, cán bộ, hội viên Hội Luật gia có tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.
5. Các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đồng thời có Kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tiễn hoặc lồng ghép triển khai, thực hiện với các Kế hoạch thực hiện các Đề án khác có liên quan.
- Cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) nhằm giúp các đơn vị, đoàn thể được giao trách nhiệm thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Đề án.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, quản lý nhằm củng cố, mở rộng mô hình, thiết chế thực hiện có hiệu quả tại cơ sở của các đoàn thể, đơn vị tham gia, chú ý mô hình Trung tâm giáo dục cộng đồng.
- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án này, xây dựng Kế hoạch chủ động triển khai thực hiện bảo đảm thiết thực, chất lượng, hiệu quả. Hội Luật gia tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 2704/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 2Kế hoạch 7433/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục triển khai Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định 705/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3Kế hoạch 2664/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục triển khai Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 101/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Kế hoạch 393/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Kế hoạch 394/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 8Kế hoạch 411/KH-UBND năm 2018 triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2018-2021” trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Kế hoạch 7656/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 2704/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 4Kế hoạch 7433/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục triển khai Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định 705/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Kế hoạch 2664/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục triển khai Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 101/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 7Kế hoạch 393/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8Kế hoạch 394/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 9Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Kế hoạch 411/KH-UBND năm 2018 triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2018-2021” trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 11Kế hoạch 7656/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 304/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/11/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Thanh Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra