- 1Quyết định 678/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 – 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Kế hoạch 467/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4Quyết định 1096/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Trợ giúp pháp lý 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 01 năm 2018 |
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NĂM 2018
Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo thôn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp điển hình; Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 03/9/2013 của UBND tỉnh thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Kế hoạch số 467/KH-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025; Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 05/10/2017 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 với các nội dung cụ thể sau đây:
- Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017, tạo điều kiện cho đối tượng được TGPL nắm vững quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách TGPL của Nhà nước, trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt của Trợ giúp viên pháp lý; thu hút sự tham gia tích cực của đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia hoạt động TGPL nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được TGPL, giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp, vi phạm pháp luật, khiếu kiện, khiếu nại phức tạp, đông người, kéo dài; góp phần nâng cao dân trí pháp lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Tăng cường năng lực TGPL, sự phối hợp và phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể trong triển khai thi hành Luật TGPL năm 2017; thực hiện các hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh đồng bộ, có hiệu quả.
- Tổ chức, triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các hoạt động TGPL trên cơ sở các quy định của Luật TGPL năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương, gắn với thực hiện các chính sách pháp luật về giảm nghèo, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính;
- Công tác TGPL phải gắn với cơ sở, hướng về cơ sở, chính sách giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội...
1. Thực hiện TGPL cho người được TGPL
Theo yêu cầu, nhu cầu của người được TGPL, căn cứ quy định của Luật TGPL năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan, Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước phân công Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - Cộng tác viên hoặc Cộng tác viên TGPL thực hiện:
a) Tư vấn pháp luật: Đáp ứng 100% nhu cầu tư vấn pháp luật của người được trợ giúp pháp lý.
- Tư vấn tại trụ sở: Tăng cường hoạt động tư vấn tại trụ sở Trung tâm TGPL Nhà nước, chú trọng hình thức tư vấn tiền tố tụng, tư vấn những nội dung pháp luật cần thiết liên quan trực tiếp, mật thiết đến đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt hoạt động tư vấn pháp luật tại trụ sở.
- Tư vấn tại cơ sở: Tổ chức các đợt TGPL tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng không có khả năng về kinh tế, phương tiện đi lại giảm được thời gian và chi phí để được tiếp cận với dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước, tư vấn kịp thời, có hiệu quả các vụ việc TGPL tại cơ sở, ưu tiên các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới, các địa bàn có khó khăn về kinh tế, vùng sâu, vùng xa, chú trọng tư vấn các lĩnh vực pháp luật mới, pháp luật đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, chính sách người có công với cách mạng, chính sách xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, khiếu nại, tố cáo... góp phần nâng cao dân trí pháp lý, hạn chế khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, đảm bảo an ninh, trật tự, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn. Quan tâm đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật của đội ngũ cộng tác viên để đáp ứng kịp thời nhu cầu TGPL của người dân ngay tại cơ sở.
b) Tham gia tố tụng: Đẩy mạnh các hoạt động TGPL trong tố tụng cả về số lượng và chất lượng, tăng cường tranh tụng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tham gia TGPL ngay từ giai đoạn đầu. Đảm bảo 100% các vụ việc yêu cầu đều có Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - Cộng tác viên tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng được TGPL.
c) Đại diện ngoài tố tụng: Đảm bảo 100% yêu cầu hợp pháp của người được TGPL về đại diện ngoài tố tụng, giúp đỡ họ hòa giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính,... được Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư - Cộng tác viên tham gia thực hiện.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tiến hành tố tụng, các sở, ban, ngành và UBND các cấp.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
2. Truyền thông và đường dây nóng về TGPL
2.1. Tổ chức truyền thông giới thiệu về nội dung cơ bản của Luật TGPL năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó chú trọng truyền thông về quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, người thực hiện TGPL, tổ chức TGPL...
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh); UBND các huyện, thành phố, thị xã (cấp huyện).
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
2.2. Tổ chức các đợt truyền thông về TGPL tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
2.3. Xây dựng chuyên đề phát thanh TGPL với người dân để phát trên hệ thống loa truyền thanh các xã, phường, thị trấn, các thôn xóm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
2.4. Xây dựng tờ gấp, tài liệu pháp luật, lắp đặt bảng thông tin, hộp tin:
- Biên soạn và in ấn tờ gấp, tài liệu pháp luật giới thiệu Luật TGPL năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan, pháp luật về đất đai, dân sự, hình sự, chính sách ưu đãi xã hội...
- Thiết kế, lắp đặt Bảng thông tin tại các địa điểm thuận lợi như trụ sở UBND các xã, thôn, xóm, các điểm sinh hoạt công cộng, điểm dừng đỗ xe công cộng, trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng... để người dân dễ dàng tiếp cận
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: UBND cấp huyện; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an hai cấp trên địa bàn tỉnh; Tỉnh đoàn, Sở Thông tin và Truyền thông và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I, II/2018.
2.5. Duy trì đường dây nóng, định kỳ hàng tháng bố trí cán bộ trực tiếp nhận các thông tin của người dân và giải đáp các vướng mắc về pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
3. Tăng cường thực hiện, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hoạt động TGPL
3.1. Hoạt động phối hợp liên ngành về TGPL
a) Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tỉnh năm 2018. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng quy định trong Luật TGPL năm 2017 và các Bộ luật, Luật tố tụng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh thực hiện.
- Đơn vị phối hợp: Các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành (theo Quyết định số 1096/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh).
- Thời gian thực hiện: Theo tiến độ Kế hoạch phối hợp.
b) Tổ chức kiểm tra công tác phối hợp trong hoạt động TGPL tại các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện.
- Trách nhiệm thực hiện: Các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tỉnh (Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, BCHQS tỉnh).
- Thời gian thực hiện: Quý II, III, IV/2018
3.2. Hoạt động phối hợp với sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
a) Rà soát tổ chức, cá nhân tham gia TGPL theo quy định Luật TGPL năm 2006, tổ chức trong tên gọi có sử dụng cụm từ “Trợ giúp pháp lý” trên địa bàn.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2018.
b) Rà soát đội ngũ Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật. Tổ chức ký kết hợp đồng tham gia TGPL đối với các tổ chức hành nghề Luật sư, các Luật sư có kinh nghiệm, trình độ, năng lực, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp và uy tín, có đủ điều kiện tham gia TGPL theo quy định của Luật TGPL năm 2017.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2018.
c) Cập nhật, công bố danh sách tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và niêm yết tại các cơ quan tiến hành tố tụng để người được TGPL biết, lựa chọn.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh thực hiện.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2018.
d) Rà soát, thống kê người thuộc diện được TGPL theo quy định của Luật TGPL năm 2017 trên địa bàn.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn; Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh; Cục Thống kê và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I, II/2018.
e) Tổ chức rà soát các văn bản liên quan đến hoạt động TGPL được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh ban hành từ năm 1998 đến nay.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý I, II/2018.
4. Nâng cao chất lượng Trợ giúp pháp lý
Tiếp tục thực hiện việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
5. Xây dựng Kế hoạch TGPL cho công nhân và Nhân dân lao động tại khu kinh tế Vũng Áng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2018.
6. Công tác tổ chức, hành chính, tổng hợp
6.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy
Củng cố và kiện toàn Trung tâm TGPL nhà nước theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu được TGPL của người dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả Đề án vị trí việc làm của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và Luật TGPL năm 2017.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
6.2. Đào tạo, bồi dưỡng
a) Cử công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo chức danh Luật sư, bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp viên pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý chính; các lớp quản lý nhà nước, lý luận chính trị.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm tại một số địa phương thực hiện tốt công tác TGPL nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động TGPL.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II, IV/2018.
6.3. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin thống kê, báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
1. Sở Tư pháp
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các hoạt động và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo với Bộ Tư pháp, UBND tỉnh hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Tham mưu đảm bảo nguồn kinh phí thuộc ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Các Sở, ban, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Tư pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh) và các ngành liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh
Phối hợp tốt với Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh) tăng cường truyền thông về TGPL và giới thiệu đối tượng được TGPL theo quy định Luật TGPL năm 2017 đến Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh; thực hiện và chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới thực hiện nghiêm túc.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 37/2003/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2004 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Quyết định 101/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Kế hoạch 3205/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Quyết định 678/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 37/2003/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2004 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 – 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Kế hoạch 467/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Quyết định 1096/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 8Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 9Quyết định 101/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 10Kế hoạch 3205/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Kế hoạch 28/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 28/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Quốc Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định