Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/KH-UBND | Hà Giang, ngày 18 tháng 01 năm 2018 |
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp; Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 -2014; Quyết định số 762/QĐ-BCĐ ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Ban chỉ đạo Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
a) Tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng chống rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cá doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế của doanh nghiệp, tạo kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận, đóng góp ý kiến và sử dụng thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; thực hiện giải đáp pháp luật, cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật mà doanh nghiệp quan tâm và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.
b) Các ngành, các cấp có liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm trong việc thực hiện; bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao; bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1. Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp
Cập nhật thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về kinh doanh; các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; giới thiệu, khuyến cáo doanh nghiệp thực thi pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh; giới thiệu các Điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; cung cấp thông tin về Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; cập nhật các thủ tục hành chính lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp; các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật
a) Phổ biến các loại tài liệu giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tài liệu bồi dưỡng pháp luật về kinh doanh cho các đối tượng quản lý doanh nghiệp; cán bộ làm công tác pháp chế tại doanh nghiệp bằng các hình thức như: hỏi - đáp pháp luật, tình huống pháp luật, đề cương giới thiệu văn bản pháp luật, tờ gấp pháp luật...
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Phối hợp, hỗ trợ tổ chức xây dựng và phát sóng các chuyên mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đơn vị chủ trì: Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Hà Giang.
Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh mới cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ pháp chế các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các tổ chức đại diện doanh nghiệp.
4. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
Giải đáp và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo phạm vi quản lý ngành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Triển khai hoạt động thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, kịp thời giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp về những quy định của pháp luật kinh doanh.
Đơn vị chủ trì: các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Cơ quan phối hợp: các doanh nghiệp, Đoàn luật sư, Hội luật gia và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
5. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Tiếp nhận, tổng hợp vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến quy định của pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Đơn vị chủ trì: các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện
Cơ quan phối hợp: các doanh nghiệp, Đoàn luật sư, Hội luật gia và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Kinh phí đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách và thực hiện theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp và Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1. Trách nhiệm của sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Kế hoạch này.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Căn cứ Kế hoạch này và yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch định kỳ hằng năm đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và địa phương mình.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đề ra.
c) Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình gửi báo cáo về sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trách nhiệm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
a) Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, phối hợp với sở Tư pháp và cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện gửi sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo chung.
b) Chủ động bố trí nhân sự làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chủ động tìm hiểu pháp luật; tích cực phối hợp với sở, ban, ngành trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tham gia các lớp tập huấn các chương trình hỗ trợ pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp.
4. Chế độ thông tin, báo cáo
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua sở Tư pháp) trước ngày 30 tháng 11 năm 2018 để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp.
Trên đây là Kế hoạch Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 20/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
- 4Quyết định 478/QĐ-UBND về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Kế hoạch 46/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6Quyết định 5204/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2018
- 7Kế hoạch 26/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 8Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về nội dung chi, mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- 2Thông tư liên tịch 157/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2014 tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 20/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
- 7Quyết định 478/QĐ-UBND về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Kế hoạch 46/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 9Quyết định 5204/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2018
- 10Kế hoạch 26/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 11Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về nội dung chi, mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 29/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 29/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra